intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý tài chính ở Ban tôn giáo Chính phủ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

51
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ để tìm giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ trong điều kiện hiện nay; nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về quản lý tài chính trong các CQNN có tính đặc thù như Ban Tôn giáo Chính phủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Quản lý tài chính ở Ban tôn giáo Chính phủ

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU NHƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ Chuyên ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 62 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
  2. HÀ NỘI ­ 2015
  3. Công trình được hoàn thành tại  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hữu Thắng Phản biện 1: …………………………………………….. Phản biện 2: …………………………………………….. Phản biện 3:…………………………………………….. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi     giờ ngày     tháng     năm 2015
  4. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ban Tôn giáo Chính phủ  là một cơ  quan thuộc Bộ  Nội vụ, thực   hiện một số  nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước (QLNN) về  lĩnh  vực tôn giáo trong phạm vi cả  nước; QLNN đối với các dịch vụ  công  thuộc   lĩnh   vực   tôn   giáo   theo   quy   định   của   pháp   luật   tại   Nghị   định   91/2003/NĐ­CP, ngày 13/8/2003.  Để   đáp  ứng hoạt  động của  đơn vị,  hàng năm Ban Tôn giáo Chính phủ  được dự  toán nguồn tài chính trên  dưới 100 tỷ  đồng, đòi hỏi quản lý tài chính  ở  Ban Tôn giáo Chính phủ  phải luôn được chú trọng. Thực hiện Luật NSNN 2002, các hoạt động  tài chính  ở  Ban Tôn giáo Chính phủ  đã từng bước được đổi mới căn  bản. Các nguồn lực tài chính của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả,  góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ  QLNN về  tôn giáo cho các tổ  chức,  chức sắc, tín đồ của các tôn giáo đang hoạt động trên phạm vi cả nước.  Tuy   nhiên,   các   hoạt   động   tôn   giáo   rất   phức   tạp,   đa   dạng,   trong   khi  nguồn lực tài chính có hạn nên công tác tài chính ở  Ban Tôn giáo Chính  phủ chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ đề ra.     Từ  thực tế  đó, việc nghiên cứu làm rõ đặc thù của hoạt động  quản lý tài chính nhà nước tại Ban Tôn giáo Chính phủ, phân tích thực   trạng và đề  xuất những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao  chất lượng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ là một nhiệm vụ  quan trọng, bức thiết. Đó là lý do của việc lựa chọn vấn đề "Quản lý   tài chính ở Ban tôn giáo Chính phủ" làm đề tài nghiên cứu tiến sỹ kinh  tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề  tài là trên cơ  sở  làm rõ những vấn đề  lý   luận, đánh giá thực trạng quản lý tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ để 
  6. 2 tìm giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính  ở  Ban Tôn giáo Chính phủ  trong điều kiện hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: Hệ thống hoá  và bổ  sung cơ  sở  lý luận về  quản lý tài chính trong các CQNN có tính  đặc thù như  Ban Tôn giáo Chính phủ. Phân tích thực trạng quản lý tài  chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ và đánh giá những ưu điểm và nhược  điểm, chỉ  ra nguyên nhân và các vấn đề  cần tập trung giải quyết. Đề  xuất các quan điểm, giải pháp chủ  yếu hoàn thiện quản lý tài chính tại  Ban Tôn giáo Chính phủ cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu  đề  tài  là quản lý tài chính  ở  một cơ  quan  đặc thù là Ban Tôn giáo Chính phủ, vừa thực hiện nhiệm vụ  quản lý  hành chính nhà nước, vừa có hoạt động sự  nghiệp trong lĩnh vực tôn   giáo   Phạm vi nghiên cứu: Quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ  trong giai đoạn 2008­2014. Các hoạt động tài chính cần quản lý  ở  đây  bao gồm tài chính của toàn Ban và tài chính của bộ phận trực thuộc với   các nội dung quản lý tài chính từ  NSNN và từ  hoạt động sự  nghiệp.  Nguồn tài chính được nghiên cứu trong luận án là nguồn tiền từ NSNN  và các khoản thu ­ chi sự nghiệp của công tác Tôn giáo.  4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ  sở  lý luận:  Luận án sử  dụng phương pháp luận nghiên  cứu kết hợp phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử  để  phân tích,  đánh giá vấn đề.  4.2. Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp diễn giải, phân tích, tổng  hợp, hệ  thống hóa, thống kê,... để  nghiên cứu. Những phương pháp cụ  thể  này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ  của  từng chương, tiết. 
  7. 3 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ­ Góp phần làm rõ nội dung quản lý tài chính  ở  đơn vị  đặc thù là  Ban Tôn giáo Chính phủ, vừa thực hiện chức năng QLNN về  tôn giáo,  vừa tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách  về  tôn giáo, đồng thời cung cấp các dịch vụ  công về  tôn giáo. Nêu bật  những đặc điểm và các nhân tố  tác động đến hoạt động quản lý tài  chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệt là các nhân tố về con người,   cơ chế, chính sách đối với hoạt động quản lý tài chính. Và sự cần thiết  hoàn thiện hoạt động quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ theo  các yêu cầu của Luật NSNN 2002 và Luật NSNN 2015. ­ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Ban Tôn giáo   Chính phủ ở cả hai mặt quản lý tài chính từ NSNN và quản lý tài chính   các hoạt động sự nghiệp có thu. Chỉ ra những mặt mạnh, điểm hạn chế  trong công tác quản lý tài chính một cách khách quan, khoa học làm tiền  đề xây dựng giải pháp một cách hợp lý, hiệu quả đối với công tác quản   lý tài chính của Ban.  ­ Đề  xuất những quan điểm về  quản lý tài chính đối với công tác  tôn giáo trong ngắn hạn và dài hạn để  nâng cao chất lượng quản lý tài   chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ nhằm đáp ứng những yêu cầu mới về  quản lý tài chính trong CQNN. 6. Kết cấu của luận án Ngoài các phần  Lời mở  đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham  khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương, 10 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
  8. 4 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ  QUẢN LÝ TÀI CHÍNH  1.1.1. Những công trình nghiên cứu về quản lý tài chính công Với quy mô mỗi ngày một lớn hơn trong các quan hệ  kinh tế  ­ tài  chính, tài chính công luôn chiếm vị trí đáng kể   ở nước ta cũng như  hầu  hết các nước trên thế giới. Thông qua các chính sách, cơ chế cụ thể, vai  trò của tài chính công luôn chiếm vị trí quan trọng và được thể hiện chủ  yếu qua 3 điểm chính là: duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà   nước và các cấp chính quyền địa phương các cấp, bảo đảm an ninh,  quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội; là công cụ  để  nhà nước tác động  vĩ mô (và vi mô) vào đời sống kinh tế  ­ xã hội, bảo đảm công bằng và  phù hợp với các quy luật khách quan; là công cụ để nhà nước thực hiện  việc điều tiết, kiềm chế và bổ trợ cho thị trường, khắc phục các khuyết  tật của thị trường, duy trì sự bình đẳng trong xã hội, bảo vệ môi trường,   tạo cơ sở cho tăng trưởng và phát triển bền vững.   1.1.2. Những công trình nghiên cứu về  quản lý ngân sách nhà  nước  Việc nâng cao hiệu quả quản trị điều hành ngân sách trung ương   và địa phương luôn là vấn đề  được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các  công trình nghiên cứu về NSNN được nêu đều khẳng định vai trò quan  trọng của công tác điều hành ngân sách với việc thực hiện các mục   tiêu kinh tế  ­ xã hội của trung  ương và địa phương, song những bất   cập của quản lý, điều hành NSNN vẫn tồn tại, đặc biệt là những bất  cập về cơ chế, chính sách. 1.1.3. Những công trình nghiên cứu về  quản lý tài chính trong 
  9. 5 các đơn vị sự nghiệp Những nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ  cơ  sở  lý luận,  quan điểm quản lý tài chính công ở cấp vĩ mô, quản lý tài chính cấp vi   mô   trong   các   cơ   quan   nhà   nước   sử   dụng   NSNN   và   các   đơn   vị   sự  nghiệp. Một số  nhà nghiên cứu đã chỉ  ra yêu cầu đẩy mạnh cải cách  quản lý tài chính trong các cơ  quan hành chính, sự  nghiệp nhằm thúc   đẩy cải cách hành chính nhà nước.  1.2.   KHÁI   QUÁT   CÁC   CÔNG   TRÌNH   NGHIÊN   CỨU   CÓ  LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM 1.2.1. Những công trình nghiên cứu về  tôn giáo, tín ngưỡng Việt  Nam Ở  nước ta, tôn giáo là vấn đề  lớn liên quan đến chính sách luôn  được Đảng, Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện. Việc tìm hiểu sâu để có  cái nhìn tổng quát về  các tôn giáo không chỉ   ở  trong nước và trên thế  giới, về  khía cạnh QLNN là cơ  sở  cho việc hoạch định các chính sách   tôn giáo đúng đắn; về phía các tổ chức tôn giáo là để củng cố, phát triển  tôn giáo mình trong tính nhân văn, tình đoàn kết, sự thân hữu. 1.2.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến công tác tôn  giáo Các công trình, bài báo, tạp chí nghiên cứu như  trên đã đi sâu vào  tìm hiểu về tình hình tôn giáo Việt Nam; chính sách tôn giáo của Đảng  và Nhà Nước qua các thời kỳ  lịch sử  với giá trị  tổng kết thực tiễn lớn   góp phần giúp nghiên cứu sinh phân tích đặc thù của công tác tôn giáo  tác động đến tài chính và quản lý tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ. 1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN  QUAN ĐẾN ĐỀ  TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ  ĐẶT RA CẦN TIẾP  
  10. 6 TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Một số  kết quả  nghiên cứu đạt được có liên quan đến  đề tài luận án Thứ nhất, làm rõ được các khái niệm về tài chính nhà nước, quản  lý tài chính nhà nước.Thứ hai, làm rõ được các vấn đề còn tồn tại trong  quản lý NSNN .Thứ  ba, làm rõ những hạn chế  trong quản lý tài chính  của các đơn vị  sự  nghiệp.Thứ  tư, làm rõ tính đặc thù của tôn giáo và  công tác tôn giáo ở Việt Nam  1.3.2. Những vấn đề dự kiến nghiên cứu trong luận án Nghiên cứu công tác quản lý tài chính  ở  Ban tôn giáo Chính phủ  bao gồm các nội dung:    Làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý tài chính trong cơ  quan hành chính nhà nước có hoạt động thu sự  nghiệp. Những nhân tố  ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại cơ  quan hành chính nhà  nước có hoạt động thu sự  nghiệp phù hợp với cơ  chế  tự  chủ  về  biên   chế, tài chính, nguồn kinh phí và tổ chức hoạt động trong các đơn vị hành  chính và sự nghiệp. Xác định các nội dung quản lý tài chính phù hợp với  đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý các đơn vị hành chính, sự  nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ  Luật Ngân sách 2002 và các quy định  pháp luật về tài chính khác.   ­ Phân tích hoạt động quản lý tài chính trên hai lĩnh vực: quản lý   nguồn tài chính từ  NSNN và quản lý nguồn tài chính từ  hoạt động sự  nghiệp có thu của Ban Tôn giáo Chính phủ.  ­ Đánh giá hoạt động quản lý tài chính  ở  Ban Tôn giáo Chính phủ  giai đoạn 2008­2013 trên các mặt.  ­Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính ở Ban tôn giáo 
  11. 7 Chính phủ trong điều kiện mới.   Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH  TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ HOẠT ĐÔNG SỰ NGHIỆP 2.1. KHÁI QUÁT VỀ  TÀI CHÍNH TRONG CƠ  QUAN NHÀ  NƯỚC CÓ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tài chính trong cơ  quan nhà  nước có hoạt động sự nghiệp 2.1.1.1.  Khái niệm tài chính nhà nước, tài chính trong cơ  quan   nhà nước có hoạt động sự nghiệp  ­ Tài chính Nhà nước là tổng thể  các hoạt động thu chi bằng tiền  do Nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ  của Nhà nước nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng kinh tế ­ xã  hội của Nhà nước.   ­ Tài chính trong các CQNN là các hoạt động thu và chi bằng tiền  của các CQNN, phản ánh các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị  trong quá  trình hình thành và sử  dụng các quỹ  tiền tệ  của  các CQNN  nhằm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.   2.1.1.2. Đặc điểm tài chính trong cơ  quan nhà nước có hoạt   động sự nghiệp    Hoạt động của tài chính nhà nước rất đa dạng, liên quan đến mọi  lĩnh vực kinh tế ­ xã hội và tác động đến mọi chủ thể  trong xã hội với   những đặc điểm cơ bản sau: * Đặc điểm chủ thể của tài chính trong CQNN
  12. 8 * Đặc điểm về nguồn thu của tài chính trong CQNN * Đặc điểm về chi tài chính trong CQNN 2.1.2. Nội dung tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt động sự  nghiệp 2.1.2.1. Hoạt động thu tài chính trong cơ quan nhà nước có hoạt   động sự nghiệp * Nguồn thu tài chính từ NSNN Tài chính từ  NSNN trong mỗi CQNN là nguồn kinh phí được cấp  từ ngân sách (ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương) cho các   CQNN nhằm đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động để thực hiện các chức  năng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao. * Nguồn thu tài chính từ các hoạt động sự nghiệp  Tài chính từ  các hoạt động sự  nghiệp có thu của CQNN là những  khoản thu phí, lệ  phí thuộc NSNN, những khoản thu từ  hoạt động sản  xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ  được để  lại đơn vị. Trong các  khoản thu trên của đơn vị, khoản thu từ phí và lệ phí chiếm tỷ lệ lớn. * Nguồn thu tài chính khác của CQNN theo quy  định của pháp   luật: là những khoản thu từ các dự án viện trợ, quà biếu tặng và những  khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2.2. Chi tài chính trong các cơ quan nhà nước có hoạt động sự   nghiệp Trong CQNN các khoản chi được chia thành hai loại: Các khoản  chi từ NSNN và các khoản chi từ hoạt động sự nghiệp.  * Các khoản chi từ NSNN:  ­ Các khoản chi thường xuyên.
  13. 9 ­ Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ. ­ Những khoản chi nhằm phục vụ  cho yêu cầu phát triển của nền   kinh tế. ­ Các khoản chi khác. * Các khoản chi từ hoạt động sự nghiệp: Một là, các khoản chi hoạt động thường xuyên phục vụ  cho công  tác thu phí, lệ phí và hoạt động cung cấp dịch vụ của CQNN. Hai là, các khoản chi không thường xuyên. 2.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CƠ  QUAN NHÀ NƯỚC  CÓ HOẠT ĐỘNG SỰ NGHIỆP 2.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý tài chính trong cơ quan nhà  nước có hoạt động sự nghiệp 2.2.1.1. Khái niệm quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước có   hoạt động sự nghiệp Quản lý tài chính trong CQNN là hoạt động của các chủ thể quản  lý tài chính thông qua việc sử dụng có chủ  định các phương pháp quản  lý và các công cụ  quản lý để  tác động và điều khiển hoạt động của tài  chính trong CQNN nhằm đạt được các mục tiêu đã định.  2.2.1.2. Đặc điểm của quản lý tài chính trong cơ quan nhà nước   về tôn giáo ­ Tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ bảo đảm nguồn lực cho  hoạt   động  của  Ban phục vụ  công tác tôn giáo  mang tính  nhạy cảm,  rộng khắp cả nước. ­ Tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ gắn với nhiệm vụ QLNN về  tôn giáo và cung cấp dịch vụ công về tôn giáo 2.2.2. Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính trong cơ quan  
  14. 10 nhà nước có hoạt động sự nghiệp Nội dung tài chính trong CQNN bao gồm có các nguồn tài chính từ  NSNN, tài chính từ  hoạt động sự  nghiệp có thu và các nguồn tài chính   khác nên quản lý tài chính trong CQNN cũng được thể  hiện thông qua  hoạt động quản lý tài chính từ  NSNN và quản lý tài chính từ  các hoạt  động sự nghiệp có thu. 2.2.2.1. Quản lý tài chính từ NSNN  ̣ ự toan ngân sach hàng năm ­ Lâp d ́ ́ ­ Chấp hành dự toán NSNN hàng năm ­ Quyết toán NSNN ̉ ­ Kiêm tra, kiểm soát ngân sach t ́ ại các CQNN 2.2.2.2. Quản lý tài chính từ các hoạt động sự nghiệp ­ Quản lý nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp ­ Quản lý chi từ hoạt động sự nghiệp 2.2.3. Yêu cầu  đối với quản lý tài chính trong cơ  quan nhà  nước có hoạt động sự nghiệp 2.2.3.1. Bảo đảm đúng nguyên tắc quản lý tài chính trong cơ   quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp ­ Nguyên  tắc  thống  nhất,  tập  trung  dân  chủ ­ Nguyên  tắc  kết  hợp  quản  lý  theo  ngành  với  quản  lý  theo  địa  phương và vùng lãnh thổ ­ Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 2.2.3.2.   Đảm   bảo   đúng   tiêu   chuẩn,   định   mức   về   quản   lý   tài   chính trong cac c ́ ơ quan nha n ̀ ươc  ́    Hiện nay các định mức sử  dụng thuộc chi thường xuyên của  CQNN đã có những thay đổi đáng kể, làm phân hoá các định mức sử 
  15. 11 dụng thành 2 loại: các định mức bắt buộc chung và các định mức không   bắt buộc chung. Các định mức bắt buộc chung được áp dụng đối với các  cơ quan QLNN chưa được giao khoán biên chế và kinh phí quản lý hành  chính; các đơn vị  sự  nghiệp không có thu; và các khoản kinh phí không   khoán của tất cả  các đơn vị  đã được giao khoán. Các định mức không  bắt buộc chung được áp dụng đối với các khoản kinh phí đã được giao   khoán cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã được khoán biên  chế và kinh phí quản lý hành chính và kinh phí thuộc hoạt động thường   xuyên mà đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao quyền tự chủ tài chính.  2.2.3.3. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho các hoạt động nghiệp   vụ của cơ quan nha n ̀ ươć ̉ ́ ưng nhu câu hoat đông chuyên môn Quá trình quan ly tai chinh đap  ́ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̣   ̣ ̣ ại mỗi đơn vị hành chính, sự nghiệp rất cần phải có sự phân   nghiêp vu t định theo nội dung kinh tế  của nghiệp vụ  phát sinh một cách rõ ràng,  chuẩn xác. Qua đo, công tác th ́ ống kê, phân tích đánh giá tình hình quản  lý và sử  dụng kinh phí  ở  mỗi đơn vị  mới có thể  lột tả  được mức độ  quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đã đạt được ở mức độ nào.   Một đơn vị  được đánh giá là quản lý và sử  dụng kinh phí chi thường  xuyên có hiệu quả khi tỷ trọng chi nghiệp vụ chuyên môn trong tổng số  chi của đơn vị  đó luôn phải được  ưu tiên sau khi đã trang trải các nhu  cầu chi cho con người theo qui định.         2.2.4. Các nhân tố   ảnh hưởng đến quản lý tài chính của cơ  quan nhà nước có hoạt động sự nghiệp Mô hình tổ  chức quản lý của cơ  quan nhà nước có hoạt động sự  nghiệp. Thể  chế  và cơ  chê tai chinh cua Nha n ́ ̀ ́ ̉ ̀ ươc đôi v ́ ́ ới cac c ́ ơ  quan  ̀ ươć . Năng lực quản lý tài chính trong CQNN. Phân cấp quản lý  nha n
  16. 12 ngân sách đối với quản lý tài chính trong CQNN.   Các nhân tố  về  môi  trường của hoạt động tài chính  Chương 3 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ 3.1. KHÁI QUÁT VỀ  QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN, TỔ  CHỨC  BỘ MÁY VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ 3.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển của Ban tôn giáo Chính   phủ. Trải qua 60 năm hoạt động dưới sự  lãnh đạo, chỉ  đạo của Bộ  Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ và Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ  ngày nay đã không ngừng phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, thực  hiện việc QLNN đối với các hoạt động tôn giáo; góp phần đấu tranh   chống các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế  lực xấu vào mục   đích chính trị. Đặc biệt là động viên tín đồ, chức sắc các tôn giáo tham   gia và có những đóng góp rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và  bảo vệ  Tổ  quốc dưới sự  lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và  Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.  3.1.2. Về tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo Chính phủ 3.1.2.1. Về cơ cấu tổ chức Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ Các đơn vị hành chính Các đơn vị sự  nghiệp
  17. 13 Văn phòng Ban Vụ Cao đài Vụ Phật giáo Vụ Tin lành Vụ Các tôn giáo khác Vụ Pháp chế ­ Thanh tra Viện Nghiên cứu chính sách tôn giáo Trường nghiệp vụ công tác Tôn giáo Nhà xuất bản Tôn giáo Vụ Tổ chức cán bộ Vụ Quan hệ quốc tế Vụ công tác tôn giáo phía Nam Vụ Công giáo Tạp chí Công tác Tôn giáo Trung tâm Thông tin Hình 3.1. Sơ đồ các đơn vị trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ 3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ Theo  Quyết   định  số   06/2015/QĐ­TTg,  chức   năng,   nhiệm   vụ,  quyền hạn và cơ  cấu tổ  chức của Ban Tôn giáo Chính phủ  trực thuộc  Bộ Nội vụ. Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ quan trực thuộc Bộ  Nội vụ, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ QLNN về  lĩnh vực tôn giáo trong phạm vi cả nước và thực hiện các dịch vụ  công  thuộc lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật. 3.1.3. Tính đặc thù của Ban Tôn giáo Chính phủ  tác động đến  quản lý tài chính của Ban 3.1.3.1. Tính đặc thù của Ban Tôn giáo Chính phủ tác động đến   quản lý tài chính tại Ban Do tính đặc thù của công tác tôn giáo nên tác động rất lớn tới hoạt  động tài chính tại Ban Tôn giáo Chính phủ. Cụ thể công tác lập dự toán   chi ngân sách hàng năm rất khó xác định được kinh phí để  giải quyết   điểm nóng trong năm là bao nhiêu, các thông tin về an ninh, tình báo tôn  
  18. 14 giáo là bí mật quốc gia nên rất khó tiếp cận, do vậy việc lập dự  toán  thường không chính xác. Công tác chấp hành ngân sách của Ban Tôn  giáo cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu, chi cho các đối tượng  tôn giáo.Bên cạnh đó, quy định hỗ  trợ  kinh phí từ  nguồn ngân sách nhà  nước cho tổ  chức tôn giáo, chức sắc, chức việc tôn giáo hoạt động tại   Việt Nam chỉ  mang tính chất chung áp dụng cho tất cả  các chức sắc,  chức việc của các tôn giáo, không áp dụng định mức chi cho những đối  tượng cụ thể nên việc chi tiêu tùy tiện, khó kiểm soát. 3.1.3.2. Thực trạng tổ chức quản lý tài chính của Ban Tôn giáo   Chính phủ TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Kế toán kinh phí  Kế toán vốn,  Theo dõi các đơn  Thủ quỹ, thư, lập  ĐT XDCB và  thanh toán và kế  vị sự  nghiệp hồ sơ, quản lý lưu  vật tư, tài sản toán thu, chi trữ tài liệu kế toán Nguồn: Phòng Tài chính ­ Kế toán, Ban Tôn giáo Chính phủ, 2013 Hình 3.2. Sơ đồ bộ máy quản lý tài chính của  Phòng Tài chính ­ Kế toán Ban Tôn giáo Chính phủ
  19. 15 3.1.3.3. Thực trạng tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ Đơn vị tính: triệu đồng Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thu ­ chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính   phủ giai đoạn 2008 ­ 2014 Hình 3.4. Tình hình thu ­ chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ  giai đoạn 2008­2013 Tổng hợp số liệu thu ­ chi tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ  có thể  thấy, dù phụ  thuộc phần lớn vào nguồn NSNN, song Ban Tôn   giáo đã có những biện pháp để  tăng thu tài chính dựa vào các hoạt  động sự  nghiệp của Ban và giảm tối đa các hoạt động chi tài chính,   góp phần  ổn định cân đối thu ­ chi các năm, tạo cơ  sở  tài chính vững  mạnh cho hoạt động của Ban. 3.2. THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở  BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ 3.2.1. Thực trạng tài chính của Ban Tôn giáo Chính phủ * Hoạt động thu tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ Một là, nguồn thu từ NSNN. Đối với Ban Tôn giáo Chính phủ, thu  từ NSNN gồm có các nguồn cụ thể như: Kinh phí do NSNN cấp. Phí, lệ  phí do các tổ chức, cá nhân nộp khi thụ hưởng các dịch vụ công về lĩnh 
  20. 16 vực tôn giáo.Thu từ  các hoạt động sự  nghiệp của Ban Tôn giáo Chính  phủ; Tiền sử dụng đất.Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức,  cá nhân  ở  trong và ngoài nước.Các khoản viện trợ  không hoàn lại của   Chính phủ  các nước, các tổ  chức tôn giáo phi chính phủ  cho các hoạt  động tôn giáo. Thu kết dư ngân sách. Các khoản thu khác  Hai là, thu từ hoạt động sự nghiệp: Phần được để lại từ số phí, lệ  phí thuộc NSNN cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước.Thu từ  dịch vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ công về tôn giáo. * Nhiệm vụ chi tài chính ở Ban Tôn giáo Chính phủ Thứ nhất, các khoản chi thường xuyên .  Thứ hai, các khoản chi đầu tư phát triển. Thứ ba, các khoản chi khác. 3.2.2. Thực trạng quản lý tài chính từ  nguồn ngân sách nhà  nước và từ hoạt động sự nghiệp của Ban Tôn giáo Chính phủ 3.2.2.1. Quản lý nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước ̣ ự toan ngân sach nhà n * Lâp d ́ ́ ước Dự  toán chi NSNN tại Ban Tôn giáo Chính phủ  giai đoạn 2008­ 2014 thể hiện cụ thể với các số liệu sau: Đơn vị tính: triệu đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2