intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Cạnh tranh trung lập - Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận, góp phần bổ sung nội dung học thuật về cạnh tranh trung lập, chính sách cạnh tranh trung lập, vai trò của cạnh tranh trung lập đối với hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế cũng như những thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập, luận án đưa ra các khuyến nghị đối với doanh nghiệp nhà nước, nhằm đổi mới chiến lược cạnh tranh và tăng cường cạnh tranh hiệu quả dựa trên nguyên tắc của cạnh tranh trung lập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Cạnh tranh trung lập - Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu DNNN tuy chỉ chiếm chưa đến 1%1 nhưng lại là lực lượng nắm giữ những lĩnh vực kinh tế then chốt của đất nước, có nhiệm vụ bảo đảm cân đối vĩ mô cho nền kinh tế, công ích, an ninh và quốc phòng. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp đến mọi nơi trong nền kinh tế thế giới; đòi hỏi một sân chơi bình đẳng để tất cả các thực thể kinh tế, trong đó có các DNNN (Capobianco và Christiansen, 2011). Có thể thấy, CTTL là một xu hướng mới trong hoạch định và phát triển chính sách cạnh tranh ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển (OECD, 2012; Dordi, 2016). Tại Việt Nam, CTTL cũng bắt đầu được quan tâm nhận thức đầy đủ trong hệ thống chính sách quốc gia. Bên cạnh đó, xây dựng và đổi mới cạnh tranh DNNN là biện pháp tiên quyết nhằm đảm bảo sự đóng góp tích cực của DNNN vào hiệu quả kinh tế chung và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trên thực tế, DNNN mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi nhưng hiệu suất hoạt động chưa cao dẫn đến tình trạng càng độc quyền càng kém năng lực cạnh tranh (Henning và Kou, 2018; Gershman, Roud và Thurner, 2018). Ngoài ra, DNNN – thị trường – năng lực cạnh tranh đang là một vấn đề nhận được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thêm vào đó, nước ta là một nước đang phát triển và đang chuyển đổi sang mô hình kinh tế vận động theo các quy luật khách quan của thị trường nên việc nghiên cứu, áp dụng và thực hiện CTTL trên thực tế đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực. Vì những lý do nêu trên và mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu chủ đề CTTL trong nền kinh tế để tìm ra những khả năng ứng dụng tại Việt Nam, tác giả đã quyết định chọn chủ đề “Cạnh tranh trung lập: Những thách thức và khuyến nghị đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước” làm đề tài luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ cơ sở lý luận, góp phần bổ sung nội dung học thuật về CTTL, chính sách CTTL, vai trò của CTTL đối với hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và vai trò của DNNN trong nền kinh tế cũng như những thách thức đặt ra đối với DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, Luận án đưa ra các khuyến nghị đối với DNNN, nhằm đổi mới chiến lược cạnh tranh và tăng cường cạnh tranh hiệu quả dựa trên nguyên tắc của CTTL. 1 Niên giám thống kê 2018
  2. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra những vấn đề lý luận chung, chuyên sâu về cạnh tranh, chính sách cạnh tranh, CTTL. - Nêu ra và phân tích thực tiễn xây dựng và áp dụng chính sách CTTL tại một số quốc gia điển hình. - Phân tích kinh nghiệm thực tiễn của một số nước trên thế giới về chính sách CTTL, thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường; đặc biệt là của DNNN và những bài học rút ra liên quan đến Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng môi trường cạnh tranh tại Việt Nam, manh nha của CTTL và những vấn đề đặt ra đối với cạnh tranh của DNNN trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO và tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là CTTL, chính sách CTTL và cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu cạnh tranh của DNNN, CTTL, những vấn đề đặt ra trong việc áp dụng, cũng như thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam hiện nay. Về không gian, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về CTTL của DNNN tại Việt Nam và ở ngoài nước khi nghiên cứu kinh nghiệm đổi mới cạnh tranh của các DNNN tại các nước thuộc tổ chức OECD, một số nước phát triển khác. Về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam từ năm 2004 kể từ khi có Luật Cạnh tranh cho đến năm 2035 trên cơ sở đề xuất các giải pháp, khuyến nghị đối với DNNN. 4. Phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu Để hoàn thành Luận án, phương pháp nghiên cứu được sử dụng dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính được triển khai thông qua nghiên cứu điển hình và phỏng vấn chuyên gia. Phương pháp nghiên cứu định lượng được triển khai thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi, sau đó tiến hành phân tích hồi quy.
  3. 3 Quy trình nghiên cứu được tác giả triển khai cụ thể qua 06 bước như sau: Hình 1: Quy trình các bước thực hiện nghiên cứu Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu. Đặc biệt, dữ liệu khảo sát điều tra sau khi thu thập được tác giả tiến hành tổng hợp và xử lý bằng Excel và SPSS. 5. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu phụ bao gồm: - Cơ sở lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh trung lập và cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL là gì? Bản chất của CTTL là gì, vì sao phải áp dụng chính sách CTTL và khi áp dụng chính sách CTTL thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cạnh tranh của DNNN? - Những thách thức đặt ra đối với DNNN khi thực hiện chiến lược cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL? Cụ thể, thực trạng cạnh tranh và những thách thức đối với các DNNN Việt Nam trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL? - Những giải pháp nào có thể được thực hiện nhằm đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam? 6. Những đóng góp mới của luận án Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án có một số đóng góp mới về mặt học thuật và thực tiễn. Thứ nhất, luận án làm rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về cạnh tranh và CTTL. Thứ hai, luận án hệ thống hóa và làm rõ các nội dung liên quan đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL. Thứ ba, luận án tổng hợp được nhiều bài học kinh nghiệm thiết thực của các DNNN trên thế giới trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL. Thứ tư, luận án đã tập trung phân tích và đánh giá thực trạng đổi mới cạnh tranh của các DNNN Việt Nam, từ đó đánh giá
  4. 4 được những thành công đạt được, hạn chế còn tồn tại. Thứ năm, luận án đã đưa ra 05 nhóm giải pháp giúp DNNN thực hiện thành công công cuộc đổi mới cạnh tranh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Luận án được kết cấu thành các chương như sau: - Chương 1: Tổng quan nghiên cứu - Chương 2: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh, cạnh tranh trung lập và cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập - Chương 3: Thực trạng đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập tại Việt Nam - Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập tại Việt Nam.
  5. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Luận án tìm hiểu tình hình nghiên cứu ở nước ngoài theo bốn nhóm nội dung, đó là: (i) doanh nghiệp nhà nước, (ii) cạnh tranh trung lập, (iii) áp dụng cạnh tranh trung lập và thách thức đặt ra đối với doanh nghiệp nhà nước, và (iv) đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước. Nhìn chung, các nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài khá phong phú, đa dạng. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Competitive Neutrality of SOEs in International Investment Law” của Stefano Carlo de (2018), “Innovation and State Owned Enterprises”của Bortolotti B., Fotak V., Wolfe B. (2018), “Innovation in State-Owned Enterprises: Reconsidering the Conventional Wisdom” của Belloc Filippo (2014) … 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu về CTTL còn rất hạn chế, chủ yếu chỉ tập trung xoay quanh các vấn đề về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, vấn đề liên quan đến cạnh tranh và tái cấu trúc DNNN. Hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu đáng kể nào dành riêng cho CTTL. Tuy nhiên, có một vài nghiên cứu ở cấp mức độ và khía cạnh nhất định về/hoặc liên quan đến CTTL có thể thấy như: Đánh giá của OECD về Luật và Chính sách Cạnh tranh: Việt Nam của OECD (2018), “Cạnh tranh trung lập: những thách thức đặt ra trong việc áp dụng tại Việt Nam” của Tăng Văn Nghĩa, Bùi Tuấn Thành (2017); “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu suất hoạt độngcủa DNNN” của Đặng Quyết Tiến (2018) … 1.3. Đánh giá khoảng trống nghiên cứu Có thể thấy các nghiên cứu về CTTL còn hạn chế cả về số lượng và chiều sâu. Hiện còn nhiều nội dung cả về cơ sở lý luận và thực tiễn cần được giải quyết, đòi hỏi nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, nhất là tại các DNNN, trong môi trường kinh tế nhiều thành phần. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của CTTL nói chung và CTTL trong DNNN nói riêng, cũng như vai trò của CTTL trong phát triển kinh tế bền vững, môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp, tác giả định hướng nghiên cứu tiếp cận từ phía các DNNN trong các lĩnh vực then chốt của xã hội như dịch vụ công, bưu chính viễn thông, chăm sóc sức khỏe,… 1.4. Hướng nghiên cứu của luận án Luận án được triển khai theo hướng tập trung vào phân tích các nội dung cạnh tranh của DNNN cần đổi mới trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam những năm gần đây. Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận những khía cạnh chính của CTTL theo các nguyên tắc cơ bản của OECD (2012). Hướng nghiên cứu trọng tâm của tác giả tập trung vào các nội dung cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp
  6. 6 dụng chính sách CTTL. Có tám nội dung được tác giả nghiên cứu, bao gồm (i) Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu, (ii) Chiến lược sản phẩm, (iii) Chiến lược giá, (iv) Chiến lược dịch vụ kèm theo, (v) Chiến lược phân phối, (vi) Chiến lược xúc tiến thương mại, (vii) Chiến lược truyền thông, và (viii) Một số vấn đề mang tính bổ trợ.
  7. 7 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, CẠNH TRANH TRUNG LẬP VÀ CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRUNG LẬP 2.1. Khái quát về cạnh tranh và đổi mới cạnh tranh 2.1.1. Khái quát về cạnh tranh 2.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Từ quan điểm của Ely (1901); Melnyk và Yaskal (2013); Tăng Văn Nghĩa (2013) … tác giả nghiên cứu cạnh tranh dưới giác độ kinh doanh hành vi của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cho mình thông qua việc giành được sự chấp nhận của khách hàng khi tiếp cận nguồn cung hay phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình. 2.1.1.2. Các hình thức cạnh tranh Có ba hình thức cạnh tranh cụ thể như sau: (i) Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition), (ii) Độc quyền (Monopoly), và (iii) Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition). 2.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh đối với phát triển kinh tế Cạnh tranh có sáu vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thứ nhất, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Thứ hai, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, cải tiến công nghệ để kinh doanh có hiệu quả. Thứ ba, cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Thứ tư, cạnh tranh đảm bảo cho việc sử dụng nguồn lực kinh tế một cách hiệu quả nhất. Thứ năm, cạnh tranh có vai trò trong việc điều tiết quan hệ cung cầu. Thứ sáu, cạnh tranh có vai trò kích thích sự sáng tạo, đổi mới của con người. 2.1.2. Quan điểm lý thuyết liên quan đến đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1.2.1. uan điểm thu ết về t chức ng nh Quan điểm cạnh tranh theo lý thuyết về tổ chức ngành (Industrial Organi ation) được phát triển trong những năm cuối thế k䝰 I đầu thế k䝰 . Quan điểm lý thuyết tổ chức ngành là được thể hiện tổng quát qua mối quan hệ cơ cấu ngành (Structure of Industry), sự vận hành hay chiến lược (Conduct/Strattegy) của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh (Performance) của ngành. Quan điểm lý thuyết kinh tế học tổ chức tập trung phân tích so sánh doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh, cũng các khía cạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp (Porter, 1985). Theo lý thuyết về tổ chức ngành, hiệu quả kinh doanh hay phát triển và đổi mới cạnh tranh chủ yếu phụ thuộc vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang hoạt động. Vì vậy, tùy thuộc vào tình hình cơ cấu ngành mà doanh nghiệp hoạch định chiến lược phù hợp nhằm đạt được hiệu quả trong xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh cao nhất.
  8. 8 2.1.2.2. uan điểm thu ết về quản trị chiến ược Quan điểm lý thuyết về quản trị chiến lược được nghiên cứu, phát triển bởi nhiều học giả như Porter (1980), Hofer và Schendel (1978), Rumelt (1974). Theo các tác giả, các loại hình chiến lược khác nhau cho phép doanh nghiệp lựa chọn chiến lược chung phù hợp để triển khai trong môi trường kinh doanh nhằm đạt được những mục tiêu cạnh tranh nhất định. Lý thuyết về quản trị chiến lược bao gồm hệ thống các quan điểm và thực tế hoạt động quản trị đa dạng cho phép các doanh nghiệp xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh trong bối cảnh biến đổi liên tục của nền kinh tế thế giới. Theo lý thuyết quản trị về chiến lược, các doanh nghiệp cần thực hiện các thay đổi, đổi mới cạnh tranh để nâng cao vị thế của mình trên thị trường cũng như đáp ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. 2.1.2.3. uan điểm thu ết về các nguồn ực - Lý thuyết về nguồn lực: Theo Lý thuyết về nguồn lực RBV (Resource-Based View), hiệu suất hoạt động xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh của các doanh nghiệp cần đi từ các nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Lý thuyết này tập trung vào mối liên hệ giữa các nguồn lực bên trong đồng thời đề cập đến khả năng liên kết các năng lực bên trong doanh nghiệp với các yếu tố của môi trường bên ngoài trong cạnh tranh doanh nghiệp. - Lý thuyết về kiến thức: Theo quan điểm tiếp cận kiến thức KBV (Knowledge- based view), kiến thức là nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh của các doanh nghiệp. - Lý thuyết về năng lực cốt lõi: Theo Prahalad và Hamel (1990), năng lực cốt lõi (core competency) là trung tâm của chiến lược kinh doanh, khả năng xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh và khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. - Lý thuyết về năng lực động: Lý thuyết về năng lực động (dynamic capabilities based view) ra đời đã khắc phục các khuyết điểm bỏ qua quá trình động của thị trường của mô hình kinh tế học cổ điển. Theo Leonard-Barton (1992), năng lực động phản ánh khả năng xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh dưới dạng mới và sáng tạo hơn trong điều kiện lịch sử và vị thế thị trường hiện tại. 2.1.2.䁠. uan điểm thu ết cạnh tranh th ⺂ tiếp c n ark ting Theo quan điểm lý thuyết cạnh tranh theo tiếp cận Marketing các doanh nghiệp cần dựa vào thị trường, phải hiểu khách hàng và thỏa mãn tốt nhu cầu của khách hàng, đó chính là yếu tố quyết định tạo nên thành công trong xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh. Theo quan điểm này, xây dựng, phát triển và đổi mới cạnh tranh là việc giành, giữ và thu hút khách hàng. Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp phải
  9. 9 xem xét các hệ thống và việc cạnh tranh, cả đặc điểm riêng của nó như một doanh nghiệp. 2.2. Khái quát về cạnh tranh trung lập và doanh nghiệp nhà nước 2.2.1. Khái quát về cạnh tranh trung lập 2.2.1.1. Sự xuất hiện cạnh tranh trung p Cho đến nay, ý tưởng khoa học về CTTL đã trải qua quá trình phát triển đáng kể trong nghiên cứu và thực tiễn pháp luật ở nhiều quốc gia. Sự hiện đại hoá, hài hoà hoá chính sách kinh tế và chính sách cạnh tranh quốc gia đã không thể thiếu vắng luận điểm về CTTL hiện nay. 2.2.1.2. Khái niệm cạnh tranh trung p Trong luận án này, CTTL hàm ý các quy định pháp lý tập trung vào cải cách môi trường mà các DNNN và tư nhân tham gia và nhằm mục đích thúc đẩy cạnh tranh hiệu quả giữa các thành phần kinh tế bằng cách giảm thiểu lợi thế cạnh tranh mà các DNNN có thể được hưởng so với các doanh nghiệp tư nhân. 2.2.1.3. Vai trò của CTTL Vai trò của CTTL thể hiện thông qua những khía cạnh sau: Một là, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng của môi trường cạnh tranh. Hai là, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực. Ba là, tăng cường sự hài hoà về môi trường kinh doanh. Bốn là, CTTL không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Năm là, góp phần hoàn thiện chính sách cạnh tranh. Sáu là, góp phần phát triển kinh tế trong nước. Bảy là, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.2.1.䁠. Những khía cạnh chính của CTTL OECD (2012) nêu rõ những thách thức cũng là những nguyên tắc trong áp chính sách dụng CTTL, cụ thể: Một là hợp lý hoá hình thức tổ chức kinh doanh của DNNN (Streamlining the operational form of government bussiness). Hai là xác định đầy đủ các chi phí thực hiện chức năng được giao (Identifying the costs of any given function). Ba là đạt được t䝰 suất lợi nhuận thương mại nhất định (Commercial rate of return). Bốn là kế toán dịch vụ công (Accounting for public service obligations). Năm là tính trung lập về thuế (Tax Neutrality). Sáu là tính trung lập của các quy định pháp luật (Regulatory Neutrality). Bảy là các khoản trợ cấp trực tiếp và tính trung lập của các khoản nợ (Outright subsidies and Debt neutrality). Tám là về mua sắm công (Public Procurement).
  10. 10 2.2.2. Khái quát về cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh trung lập 2.2.2.1. Khái niệm d⺂anh nghiệp nh nước Trong luận án này, tác giả tiếp cận DNNN d⺂anh nghiệp d⺂ Nh nước nắm giữ 100% vốn điều ệ h⺂ặc c phần, vốn góp chi phối v nh nước kiểm s⺂át tới một mức độ nhất định quá trình ra qu ết định của d⺂anh nghiệp. 2.2.2.2. Đặc điểm của DNNN dưới giác độ của ợi thế cạnh tranh DNNN dưới giác độ của lợi thế cạnh tranh có những đặc điểm cơ bản như được trang bị và nắm giữ những nguồn lực quan trọng của nhà nước; được sử dụng đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thậm chí nhiều lĩnh vực được xác định là độc quyền; tối đa hóa lợi nhuận trong nhiều trường hợp không nhất thiết bị đòi hỏi phải thực hiện … 2.2.2.3. Các ếu tố tác động đến cạnh tranh của d⺂anh nghiệp nh nước Nhóm yếu tố bên ngoài môi trường gồm: môi trường kinh tế; môi trường chính trị, pháp luật; và môi trường ngành. Nhóm yếu tố bên trong DNNN gồm: năng lực tài chính của doanh nghiệp; trình độ khoa học công nghệ; và nguồn nhân lực. 2.2.3. Tác động của việc áp dụng chính sách CTTL tới cạnh tranh của DNNN Việc áp dụng chính sách CTTL có tác động cơ bản và quan trọng tới cạnh tranh của DNNN, từ đó tạo nên các thách thức cho khối doanh nghiệp này trong bối cảnh đổi mới cạnh tranh. Cụ thể, việc áp dụng chính sách CTTL tác động đến khả năng cạnh tranh của DNNN. Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách CTTL tác động đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN. Đáng chú ý, việc áp dụng chính sách CTTL tác động đến bộ máy quản lý của DNNN, từ đó ảnh hưởng đến cạnh tranh của khối doanh nghiệp này. Đồng thời, chính sách CTTL tác động đến nguồn nhân lực cấp cao/ ban lãnh đạo của các DNNN. Ngoài ra, việc áp dụng chính sách CTTL tác động đến chất lượng nguồn nhân lực tại các DNNN (Tăng Văn Nghĩa, 2017). 2.3. Các hoạt động cạnh tranh cụ thể của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL Các hoạt động để thực hiện chiến lược cạnh tranh mà DNNN cần đổi mới gồm: 2.3.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu - Nghiên cứu thị trường: Quy trình nghiên cứu thị trường đổi mới gồm ba bước: (i) đổi mới việc thu thập thông tin, (ii) xử lý thông tin, và (iii) đưa ra những quyết định, chính sách, kế hoạch chiến lược đúng đắn.
  11. 11 - ác định thị trường mục tiêu: ác định thị trường mục tiêu bao gồm hoạt động phân khúc thị trường (market segmentation) và xác định thị trường mục tiêu (market targeting). 2.3.2. Chiến lược sản phẩm Giá trị của sản phẩm thể hiện qua năm mức độ (Kotler và Keller, 2006): (i) lợi ích cốt lõi (core benefit); (ii) sản phẩm cơ bản (basic product); (iii) sản phẩm mong muốn (expected product); (iv) sản phẩm gia tăng (augmented product); và (v) sản phẩm tiềm năng (potential product). Trong đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, chiến lược sản phẩm của các DNNN sẽ phải tập trung vào (i) chất lượng sản phẩm hay lợi ích cốt lõi, (ii) thiết kế mẫu mã, bao bì, đóng gói sản phẩm, (iii) xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, và (iv) nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. 2.3.3. Chiến lược giá Trong bối cảnh áp dụng CTTL, DNNN có thể áp dụng một trong ba hoặc hỗn hợp giữa ba phương pháp định giá cơ bản sau: Phương pháp định giá dựa trên giá trị (Customer value-based pricing); Phương pháp định giá dựa trên cạnh tranh (Competition-based pricing); và Phương pháp định giá dựa vào chi phí (Cost-based pricing). Để đối mới cạnh tranh trong bối cảnh CTTL, các DNNN sẽ phải: (i) thực hiện chiến lược điều chỉnh về phân khúc thị trường thông qua bốn giai đoạn, (ii) thực hiện chiến lược giảm giá, (iii) tiến hành giảm giá, (iv) thực hiện định giá thâm nhập, và (v) quản lý sản lượng để dự đoán hành vi mua sắm của khách hàng và đối thủ cạnh tranh. 2.3.4. Chiến lược dịch vụ kèm theo Trong điều kiện áp dụng CTTL, các DNNN sẽ phải: (i) đổi mới và phát triển các dịch vụ kèm theo trên cơ sở bổ trợ nâng cao khả năng, tính năng hoặc hoàn thiện sản phẩm – dịch vụ chính; (ii) hiểu sâu hơn về hoạt động và hành vi mua sắm của khách hàng; (iii) đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm và nâng cấp các dịch vụ sẵn có để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng; và (iv) tăng cường đào tạo nhân viên, nhất là nhân viên tuyến đầu – những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thay vì nhân viên sản xuất (Frei, 2008). 2.3.5. Chiến lược phân phối Theo Wright (1999), có ba cách tiếp cận đưa ra quyết định chính thức về các mục tiêu của kênh phân phối, đó là: phân phối hàng loạt (hay phân phối chuyên sâu); phân phối chọn lọc; và phân phối độc quyền. Để đổi mới cạnh tranh trong bối cảnh CTTL, các DNNN sẽ chủ động hơn trong khâu phân phối sản phẩm để thâm nhập sâu
  12. 12 hơn vào thị trường, mở rộng thị phần và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Về cơ bản, các DNNN để cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư nhân, khi xây dựng hệ thống phân phối sẽ phải xác định ba giới hạn địa lý là: giới hạn tổng quát (xác định cho toàn doanh nghiệp), giới hạn khu vực (xác định cho các đơn vị phân phối) và giới hạn địa điểm (xác định các điểm bán hàng). Về hình thức phân phối, trong bối cảnh CTTL, các DNNN sẽ phải liên tục đổi mới kênh phân phối cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng như những thay đổi trên thị trường. 2.3.6. Chiến lược xúc tiến thương mại Trong bối cảnh CTTL, các DNNN thường xem xét chiến lược xúc tiến thương mại theo hai chiều “kéo” và “đẩy”. Trong bối cảnh CTTL với các doanh nghiệp tư nhân, theo Kerin và cộng sự (2003), để xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại hiệu quả, các DNNN cần xác định các yếu tố sau: (i) đối tượng mục tiêu, (ii) mục tiêu của chương trình xúc tiến thương mại, (iii) ngân sách dành cho tiếp thị, (iv) lựa chọn hình thức tiếp thị, (v) địa điểm và phương tiện chạy chương trình xúc tiến thương mại, (vi) thời gian chạy chương trình xúc tiến thương mại, (vii) thực hiện chương trình quảng bá, và (viii) đánh giá chương trình quảng bá. 2.3.7. Chiến lược truyền thông Trong bối cảnh CTTL, các DNNN sẽ phải đổi mới từ tư duy đến cách thức triển khai chiến lược truyền thông. Cụ thể như sau: (i) xác định nhóm công chúng mục tiêu, (ii) xác định mục tiêu truyền thông, (iii) thiết kế thông điệp truyền thông, (iv) lựa chọn phương tiện truyền thông, (v) xác định ngân sách dành cho truyền thông, và (vi) đánh giá kết quả hoạt động truyền thông. 2.3.8. Một số vấn đề mang tính bổ trợ Trong điều kiện CTTL, DNNN sẽ phải lưu ý đến một số vấn đề mang tính bổ trợ để nâng cao tính cạnh tranh của mình trên thương trường, cụ thể: năng lực quản lý và điều hành; trình độ công nghệ sản xuất và vận hành; quản trị và phát triển nguồn nhân lực; phát triển năng lực cốt lõi; và xây dựng năng lực động. 2.3.9. Mô hình, giả thuyết nghiên cứu và đo lường các biến 2.3.9.1. ô hình v giả thu ết nghiên cứu Mô hình nghiên cứu được xây dựng cụ thể như hình dưới. Trên cơ sở mô hình nghiên cứu, có 08 giả thuyết nghiên cứu được phát triển.
  13. 13 Nghiên cứu & lựa chọn thị trường mục tiêu ( 1) Chiến lược giá ( 2) H1 H2 Chiến lược sản phẩm ( 3) H3 Hiệu suất Chiến lược dịch vụ kèm theo ( 4) H4 hoạt động H5 sản xuất Chiến lược phân phối ( 5) H6 kinh doanh Chiến lược xúc tiến thương mại ( 6) của DNNN H7 Chiến lược truyền thông ( 7) H8 Các yếu tố bổ trợ ( 8) Hình 6: Mô hình nghiên cứu lý thuyết 2.3.9.2. Các biến v thang đ⺂ nghiên cứu Trong nghiên cứu này, có 08 biến độc lập là các yếu tố liên quan đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL, gồm: (i) Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu; (ii) Chiến lược giá; (iii) Chiến lược sản phẩm; (iv) Chiến lược dịch vụ kèm theo; (v) Chiến lược phân phối; (vi) Chiến lược xúc tiến thương mại; (vii) Chiến lược truyền thông; và (viii) Một số vấn đề mang tính bổ trợ. Các biến độc lập này được đo lường bằng đánh giá của các nhà quản lý DNNN Việt Nam về thực trạng các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN theo thang đo Likert 5 điểm. 2.4. Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 2.4.1. Về kinh nghiệm quốc tế Luận án nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia có điều kiện khá tương đồng với đặc điểm kinh tế và trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam (như Trung Quốc, Malaysia); hoặc đã đi tiên phong trong việc áp dụng chính sách cạnh tranh trung lập và đổi mới cạnh tranh của DNNN (như Úc). 2.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các DNNN Việt Nam Một số bài học kinh nghiệm rút ra như sau: Thứ nhất, chiến lược sản phẩm một chiến lược trung tâm trong tổng thể chiến lược cạnh tranh của DNNN. Thứ hai, trước
  14. 14 bối cảnh áp dụng chính sách CTTL, hầu hết các DNNN đã có ý thức xây dựng và lựa chọn chiến lược phân phối sản phẩm, đa dạng hóa các kênh phân phối và tự thiết lập các mạng lưới phân phối cả ở trong và ngoài nước. Thứ ba, các DNNN của các quốc gia này thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo dành cho các cán bộ công nhân viên giúp họ nâng cao kiến thức và tay nghề phục vụ công việc …
  15. 15 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH TRUNG LẬP TẠI VIỆT NAM 3.1. Khái quát hoạt động của DNNN và vấn đề cạnh tranh trung lập tại Việt Nam 3.1.1. Khái quát hoạt động của DNNN Việt Nam - Về thực trạng h⺂ạt động của DNNN Việt Nam: Tính đến nay, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước còn triển khai chậm chạp. Tổng số vốn của các DNNN tăng từ 3.702 nghìn t䝰 đồng năm 2010 lên 9.089 nghìn t䝰 đồng năm 2018. Mặc dù tổng vốn sản xuất của DNNN tăng gấp 2,46 lần trong giai đoạn 2010-2018 nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận chưa tương xứng với mức độ mở rộng giá trị tài sản. Trong giai đoạn 2010 - 2018, tổng số lao động làm việc trong các DNNN giảm xuống đáng kể. - Về ⺂ại hình: L⺂ại hình thứ nhất bao gồm các DNNN Việt Nam được thiết lập theo một trong hai hình thức: (1) Tổng công ty 91 và (2) các doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà nước (còn gọi là Tổng công ty 90). L⺂ại hình thứ hai bao gồm các DNNN được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước (2003). - Lợi thế của DNNN: DNNN có những lợi thế nhất định như được tiếp cận các nguồn vốn, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh bởi nhà nước hoặc ngoại hối với lãi suất thấp hơn; được cấp đất hoặc thuê đất với lãi suất thấp hơn; … - uản nh nước đối với DNNN: Là chủ sở hữu của các DNNN, Nhà nước có quyền quyết định thành lập các DNNN; quyết định sáp nhập, phân tách hoặc giải thể DNNN tuân thủ các nguyên tắc và thời hạn theo quy định của chính phủ; … 3.1.2. Vấn đề cạnh tranh trung lập tại Việt Nam Để tạo lập môi trường cạnh tranh tự do bình đẳng, Nhà nước ban hành chính sách pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hoạt động cạnh tranh của các chủ thể tham gia vào thị trường. Nhìn chung, hệ thống các văn bản pháp luật đều đề cập đến một khía cạnh cạnh tranh nhất định về CTTL. Tuy nhiên, đây là những vấn đề chưa được quy định mang tính hệ thống và đảm bảo rằng DNNN sẽ hoạt động theo đúng quy tắc của thị trường. Sự triệt tiêu những lợi thế cạnh tranh bất hợp lý của DNNN so với doanh nghiệp tư nhân chưa được đặt ra do khối doanh nghiệp này còn phải thực hiện nhiều định hướng chiến lược của nhà nước. 3.1.3. Tiếp cận và triển khai nghiên cứu thực trạng cạnh tranh của DNNN tại Việt Nam 3.1.3.1. Nghiên cứu định ượng
  16. 16 Trong nghiên cứu này, phương pháp định lượng được thực hiện thông qua khảo sát điều tra bảng hỏi. Bảng hỏi khảo sát được thiết lập để thu thập ý kiến đánh giá của các nhà quản lý của các DNNN tại Việt Nam đang triển khai các hoạt động đổi mới cạnh tranh. Bảng hỏi được phân phát trực tiếp và qua email tới các đối tượng tham gia khảo sát điều tra. Tác giả phân phát 220 bảng hỏi tới các nhà quản lý của các DNNN Việt Nam. Số phiếu thu về là 212, trong đó có 04 phiếu không hợp lệ do trả lời thiếu câu hỏi. Như vậy, tổng số phiếu hợp lệ phục vụ nghiên cứu là 208. - ô tả mẫu khả⺂ sát điều tra Nhìn chung, các DNNN Việt Nam tham gia khảo sát có thời gian hoạt động chủ yếu từ 05 đến dưới 15 năm, chiếm 34.62%. Các doanh nghiệp này đa phần là doanh nghiệp 100% sở hữu nhà nước (59.62%). Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ (37.50%), và Công nghiệp và xây dựng (28.37%). Số lượng lao động trong các DNNN Việt Nam chủ yếu dao động từ 50-299 người, chiếm 31.25%. Doanh thu của năm tài chính gần nhất của các doanh nghiệp này đa số trung bình từ 50 đến dưới 200 t䝰 đồng. - Kiểm định qua EFA v CFA Kết quả phân tích EFA cho thấy, hệ số KMO có giá trị bằng 0,853 và Sig. nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ phân tích nhân tố EFA có ý nghĩa thực tiễn và phù hợp, Cumulative % có giá trị 80,929 > 50% cho thấy có 80,929% dữ liệu phân tích xác định được 08 biến độc lập, gồm: (i) Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu; (ii) Chiến lược giá; (iii) Chiến lược sản phẩm; (iv) Chiến lược dịch vụ kèm theo; (v) Chiến lược phân phối; (vi) Chiến lược xúc tiến thương mại; (vii) Chiến lược truyền thông; và (viii) Một số vấn đề mang tính bổ trợ. Nghiên cứu tiếp tục dùng phương pháp phân tích độ tin cậy thang đo thông qua công cụ Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập đã được xác định. Bảng 3: Kiểm định hệ số Cronbach’s Alpha và Bartlett’s Test KMO and Cronbach’s Bartlett's Alpha Test Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu 0,899 0,776 Chiến lược giá 0,840 0,778 Chiến lược sản phẩm 0,933 0,788 Chiến lược dịch vụ kèm theo 0,803 0,745 Chiến lược phân phối 0,937 0,738
  17. 17 Chiến lược xúc tiến thương mại 0,939 0,775 Chiến lược truyền thông 0,919 0,722 Một số vấn đề mang tính bổ trợ 0,930 0,837 Hiệu suất DNNN 0,883 0,723 Nguồn: dữ iệu điều tra b ng S䛐SS 22 Có thể thấy, giá trị Cronbach’s Alpha của các biến độc lập nằm trong khoảng (0.8: 0.9) cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt, giá trị KMO và Bartlett's Test có giá trị lớn hơn 0.5, chứng tỏ kiểm định CFA trong nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn. Kết quả CFA trọng số các biến quan sát đều đạt chuẩn cho phép (>= 0,5) và có ý nghĩa thống kê các giá trị p đều bằng 0,000. Như vậy, có thể kết luận, các biến quan sát dùng để đo lường 08 nội dung đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam đạt được giá trị hội tụ. - 䛐hân tích tương quan Bảng 4: Phân tích tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 1 0,419** 0,494** 0,025 0,518** 0,078 0,194** 0,475** 2 1 0,564** 0,039 0,631** 0,081 0,182** 0,611** 3 1 0,071 0,580** 0,035 0,082 0,509** 4 1 0,018 0,073 -0,014 -0,111 5 1 0,212** 0,092 0,595** 6 1 0,054 0,057 7 1 0,092 8 1 Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 Nguồn: dữ iệu điều tra b ng S䛐SS 22 Kết quả trên cho thấy hệ số tương quan Pearson có ý nghĩa thống kê giữa các cặp biến dao động trong khoảng -0,111 đến 0,631 (
  18. 18 Bảng 5: Kết quả phần tích hồi quy Unstandardized Standardized Collinearity Coefficients Coefficients t Sig. Statistics Model Std. B Error Beta Tolerance VIF (Constant) 0,000 0,037 0,000 1,000 Nghiên cứu và 0,249*** 0,046 0,249 5,405 0,000 0,633 1,581 lựa chọn thị trường mục tiêu Chiến lược giá 0,110** 0,054 0,110 2,046 0,042 0,470 2,128 Chiến lược sản 0,125** 0,050 0,125 2,518 0,013 0,545 1,833 phẩm Chiến lược dịch 0,102** 0,038 0,102 2,718 0,007 0,951 1,051 vụ kèm theo Chiến lược phân 0,297*** 0,055 0,297 5,357 0,000 0,438 2,283 phối Chiến lược xúc 0,093** 0,038 0,093 2,453 0,015 0,933 1,072 tiến thương mại Chiến lược 0,096** 0,038 0,096 2,527 0,012 0,936 1,069 truyền thông Một số vấn đề 0,230*** 0,052 0,230 4,448 0,000 0,503 1,987 mang tính bổ trợ R = 0,856 R Square = 0,732 * có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Adjusted R Square = 0,721 ** có ý nghĩa thống kê ở mức 1% F = 67,935 Giá trị p = 0,000 *** có ý nghĩa thống kê ở mức 0,1% Từ kết quả phân tích hồi quy, nghiên cứu phân tích tác động của các yếu tố liên quan đến đổi mới cạnh tranh của DNNN trong điều kiện áp dụng chính sách CTTL tại Việt Nam đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN như sau: Nghiên cứu v ựa chọn thị trường mục tiêu có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngưỡng tin cậy 99% (với giá trị B = 0,249, Sig. = 0,000). Kết quả này cho phép khẳng định giả thuyết 1 đúng. Chiến ược giá có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN ở ngưỡng tin cậy 95%, với giá trị B = 0,110 và Sig. = 0,042. Qua đó, giả thuyết 2 được chấp nhận.
  19. 19 Chiến ược sản phẩm có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngưỡng tin cậy 95% (B = 0,125; Sig. = 0,013). Như vậy, giả thuyết 3 được khẳng định. Chiến ược dịch vụ kèm th ⺂ có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN ở ngưỡng tin cậy 95% với B = 0,102 và Sig. = 0,007. Kết quả này cho phép khẳng định giả thuyết 4. Chiến ược phân phối có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngưỡng tin cậy 99% (B = 0,297 và Sig. = 0,000). Như vậy, giả thuyết 5 được chấp nhận. Chiến ược xúc tiến thương mại có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngưỡng tin cậy 95% (B = 0,093, Sig. = 0,015). Trên cơ sở đó, giả thuyết 6 được khẳng định đúng. Chiến ược tru ền thông có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN ở/với ngưỡng tin cậy 95% (B = 0,096; Sig. = 0,012). Như vậy, giả thuyết 7 được chấp nhận. ột số vấn đề mang tính b trợ có tác động tích cực cùng chiều đến hiệu suất hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN với ngưỡng tin cậy 99% (B = 0,230; Sig. = 0,000). Kết quả này khẳng định giả thuyết 8 đúng. 3.1.3.2. Nghiên cứu điển hình Tác giả tiến hành chọn 02 DNNN tiêu biểu để nghiên cứu. Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines trong lĩnh vực vận tải hàng không hành khách, và (ii) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel trong lĩnh vực viễn thông là hai doanh nghiệp tiêu biểu được lựa chọn để nghiên cứu. 3.2. Về thực trạng đổi mới cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước 3.2.1. Về nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu của DNNN Hoạt động thu thập thông tin thị trường của doanh nghiệp đã có những đổi mới tích cực và hiệu quả về phương pháp và cường độ tiếp cận, đạt số điểm trung bình 3,43/5. Mặc dù hoạt động xử lý, phân tích, đánh giá thông tin thị trường thu thập được của doanh nghiệp đã có những đổi mới tích cực và hiệu quả trong thời gian qua, nhưng số điểm trung bình mà hoạt động này đạt được chỉ dừng lại ở mức 2,95 điểm trên thang điểm 5. Không những thế, công tác nghiên cứu thị trường của DNNN chưa được tổ chức và thực hiện một cách khoa học và bài bản mà chủ yếu vẫn dựa vào quan điểm và kinh nghiệm của cán bộ thực hiện khảo sát. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ định vị thị trường như nghiên cứu thị trường, ngân hàng dữ liệu khách hàng, thông tin về kinh tế thị trường, xã hội, dân cư… còn bộc lộ nhiều hạn chế.
  20. 20 3.2.2. Về chiến lược giá của DNNN Hiện nay, trong các phương pháp định giá, có đến 46,15% DNNN áp dụng phương pháp định giá dựa trên cạnh tranh. Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động này tại các doanh nghiệp này được thực hiện theo phương pháp hết sức giản đơn, thiếu thông tin và thụ động trước những biến động giá cả trên thị trường. Ngoài ra, trong các vấn đề liên quan đến chiến lược giá, phương pháp định giá đã lựa chọn phù hợp với thực trạng hiện tại và được xây dựng, triển khai áp dụng một cách minh bạch rõ ràng là vấn đề nhận được số điểm đánh giá trung bình thấp nhất, 2,85/5 điểm. 3.2.3. Về chiến lược sản phẩm của DNNN Các DNNN đã quan tâm đến các yếu tố chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Bên cạnh những mặt tích cực, chiến lược sản phẩm của DNNN cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện nay, nhiều DNNN đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới về mẫu mã, bao bì, đòng gói sản phẩm - dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì thế, ý kiến này nhận được số điểm đánh giá cao nhất trong bốn tiêu chí về sản phẩm, đạt 3,4 điểm trên thang điểm 5. Các DNNN đã tập trung chú trong xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu để đảm bảo tính cạnh của các sản phẩm. 3.2.4. Về dịch vụ kèm theo của DNNN Hiện nay, chiến lược dịch vụ đi kèm của các DNNN chưa thực sự tốt bởi nhiều đơn vị vẫn còn coi nhẹ điều này. Chính vì thế, kết quả điều tra khảo sát 208 DNNN cho thấy thực trạng chiến lược dịch vụ kèm theo của các doanh nghiệp này còn yếu. Các DNNN đã chú ý đến đổi mới và phát triển cung ứng các dịch vụ kèm theo trên cơ sở bổ trợ nâng cao khả năng, tính năng hoặc hoàn thiện sản phẩm - dịch vụ chính nhưng hiệu quả đạt được chưa cao. Do còn thiếu nhiều điều kiện về tài chính và kinh tế để cải thiện dịch vụ kèm theo nên việc các DNNN tăng cường đào tạo, nâng cao năng lực phục vụ của nhân viên tuyến đầu mặc dù đã có những kết quả khả quan bước đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. 3.2.5. Về chiến lược phân phối của DNNN Hiện nay, các DNNN sử dụng chủ yếu hai hình thức là kênh phân phối gián tiếp qua các trung gian (chiếm 36,54%) và sử dụng hỗn hợp các kênh phân phối (chiếm 35,58%). Kết quả điều tra khảo sát cho thấy, DNNN hiện nay đã chú trọng đầu tư đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phân phối với số điểm trung bình đánh giá đạt 3,5/5 điểm. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng đã tập trung xây dựng, phát triển và đổi mới kênh phân phối trên cơ sở phân tích thị trường và hành vi khách hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này chưa tích cực đổi mới, hiện đại hóa kênh phân phối của mình để phù hợp với bối cảnh và xu thế công nghệ hiện nay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2