intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Sàng lọc và nghiên cứu đặc điểm của một số chất kháng sinh và kháng ung thư từ xạ khuẩn biển Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

101
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm sàng lọc được tập hợp các chủng xạ khuẩn biển Việt Nam có khả năng sinh chất kháng sinh và kháng ung thư; nghiên cứu đặc điểm sinh học của xạ khuẩn biển được lựa chọn, xác định tính chất hóa lý, cấu trúc hóa học và khả năng ứng dụng của các các hợp chất kháng sinh và kháng ung thư tổng hợp bởi xạ khuẩn. Sau đây là bản tóm tắt luận án.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Sàng lọc và nghiên cứu đặc điểm của một số chất kháng sinh và kháng ung thư từ xạ khuẩn biển Việt Nam

  1. 1
  2. Công trình được hoàn thành tại Viện Công nghệ sinh học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam         Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Lê Gia Hy                                                    Viện Công nghệ sinh học                                                          2. TS. Phí Quyết Tiến                                                   Viện Công nghệ sinh học Phản biện 1:    Phản biện 2:  Phản biện 3:  Luận án được bảo vệ  trước Hội đồng chấm luận án phiên chính   thức tại Viện Công nghệ sinh học Vào hồi …h … , ngày … tháng …  năm 2016 Có thể tìm thấy luận án tại:  2
  3. ­ Thư viện Quốc gia Việt Nam ­ Thư viện Công nghệ sinh học ­ Trang web của Bộ GD&ĐT MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Hiện nay, chất kháng sinh và kháng ung thư vẫn được xem là nhóm  thuốc thiết yếu trong y học, có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh   hoặc  ức chế  tế  bào ung thư. Tuy nhiên, việc sử  dụng thuốc kháng sinh   không theo chỉ định dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các vi khuẩn  đa kháng thuốc và sự  thiếu hụt các kháng sinh mới làm cho con người  đang phải đối mặt với “thời kỳ  hậu kháng sinh”.  Việt Nam và nhiều  nước trên thế  giới đang phải đối mặt với các loại bệnh nhiễm khuẩn  mới và bệnh do tác nhân kháng thuốc do sử dụng thuốc kháng sinh một   cách tùy tiện. Bên cạnh đó, môi trường sống của con người đang bị  ô  nhiễm nghiêm trọng nên gia tăng các loại bệnh ung thư. Vì vậy, việc tìm  kiếm các loại kháng sinh mới và các thuốc kháng tế  bào ung thư  được  các nhà khoa học trên thế  giới rất quan tâm, đặc biệt là các loại được  sản xuất từ các chủng xạ khuẩn biển.  Trong mục tiêu chung là phát hiện và phát triển các sản phẩm có  hoạt tính sinh học từ vi sinh vật biển nhằm ứng dụng trong lĩnh vực bảo   vệ sức khỏe con người, chúng tôi tiến hành đề  tài: “Sàng lọc và nghiên  cứu  đặc  điểm  của  một  số   chất  kháng sinh  và  kháng ung  thư  từ   xạ  khuẩn biển Việt Nam” với các mục đích và nội dung chính sau đây: 1. Mục đích  ­ Sàng lọc được tập hợp các chủng xạ khuẩn biển Việt Nam có khả  năng sinh chất kháng sinh và kháng ung thư. ­ Nghiên cứu đặc điểm sinh học của xạ khuẩn biển được lựa chọn,  xác định tính chất hóa lý, cấu trúc hóa học và khả  năng  ứng dụng của   các các hợp chất kháng sinh và kháng ung thư tổng hợp bởi xạ khuẩn. 2. Nội dung nghiên cứu 3
  4. ­ Sàng lọc các chủng xạ khuẩn từ các vùng biển có khả năng kháng  vi sinh vật kiểm định và kháng tế bào ung thư. ­ Xác định đặc điểm sinh học, đặc điểm phân loại của các chủng xạ  khuẩn lựa chọn. ­ Nghiên cứu điều kiện lên men và thu nhận chất kháng sinh từ các  chủng đã được tuyển chọn trong. ­ Nghiên cứu tách chiết, tinh sạch, tính chất hóa lý và khả  năng   kháng khuẩn và kháng tế bào ung thư của chất kháng sinh. ­ Bước đầu nghiên cứu cấu trúc của chất kháng sinh thu nhận được. 3. Những đóng góp mới của luận án - Luận án thu nhận được tập hợp 70 chủng xạ khuẩn biển có hoạt tính kháng khuẩn và kháng tế bào ung thư phục vụ cho sàng lọc các chất kháng sinh và góp phần bảo tồn nguồn gen vi sinh vật biển của Việt Nam. - Luận án là công trình nghiên cứu có hệ thống về chủng xạ khuẩn biển Streptomyces variabilis HP411 phân lập ở Việt Nam (phân loại, lên men, tách chiết, tinh sạch chất kháng sinh; dự đoán cấu trúc kháng sinh; đánh giá khả năng kháng khuẩn và kháng tế bào ung thư của chất kháng sinh thu được). 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 156 trang: Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan tài  liệu (24 trang); Chương 2: Vật liệu và phương pháp (17 trang); Chương  3:  Kết quả   (41  trang);  Chương  4:  Bàn luận kết  quả  nghiên  cứu (15  trang); Kết luận và kiến nghị (2 trang); Danh mục các công trình công bố  (2 trang); Tài liệu tham khảo (16 trang gồm 9 tài liệu tiếng Việt, 138 tài   liệu tiếng Anh và 02 tài liệu trên các trang mạng); Summary (11 trang);  Phụ lục (25 trang). CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về vi sinh vật biển  4
  5. 1.2. Xạ khuẩn biển và các chất có hoạt tính dược học từ xạ khuẩn  biển 1.2.1. Xạ khuẩn biển 1.2.2. Các chất có hoạt tính sinh học từ xạ khuẩn biển 1.3. Đặc tính của các chất có hoạt tính sinh học từ xạ khuẩn biển  1.3.1. Nghiên cứu thu nhận các chất kháng sinh từ xạ khuẩn biển 1.3.2. Nghiên cứu tách chiết và xác định đặc trưng của chất kháng sinh  và kháng ung thư 1.3.3. Nghiên cứu phân tích cấu trúc chất kháng sinh 1.3.4. Nghiên cứu và ứng dụng các chất kháng sinh và kháng ung thư từ  vi sinh vật biển CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu  Vật liệu nghiên cứu: Các mẫu nước và bùn được thu thập từ  các  vùng ven biển Việt Nam; Các chủng vi sinh vật kiểm định nhận từ  Bộ  sưu tập giống của Phòng Công nghệ lên men, Viện Công nghệ sinh học;   Các   dòng   tế   bào   ung   thư   được   cung   cấp   từ   Phòng   Sinh   học   thực  nghiệm, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, phòng Công nghệ  tế  bào động vật, Viện Công nghệ  sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và  Công nghệ Việt Nam và Khoa Molecular Oncology thuộc Viện Ung thư  Chennai, Ấn Độ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Xác định thành phần và số  lượng vi sinh vật trong mẫu (Egorov,  1976). 2. Xác định hoạt tính kháng sinh: sử dụng p hương pháp khuếch tán  trên thạch của Barry (Barry  và  Thornsberry, 1985);  phương pháp xác  định nồng độ   ức chế  tối thiểu (MIC) sự  tăng trưởng thấp nhất của   kháng sinh với vi sinh vật  (Jennifer, 2006) và nồng độ ức chế  vi khuẩn  tối thiểu (MBC) của chất kháng sinh (Jennifer, 2006).  3. Xác định hoạt tính gây độc tế  bào  phương pháp MTT (Van và  Vlietlinck, 1991) và phương pháp SRB (Likhiwitayawuid et al., 1993) với  5
  6. nguyên lý đo sự  tăng sinh và sống sót của tế  bào thử  nghiệm   in vitro.  Các dòng tế  bào được nuôi cấy theo phương pháp của  Skehan  và cs  (1991).   4. Xác định đặc điểm sinh học của xạ khuẩn theo Waskman (1962);  Tresner và Backus (1963) và định tên xạ  khuẩn theo Sổ tay phân loại vi  sinh vật  của Bergey (Stanley  et al.,  1989) và Chương trình xạ  khuẩn  quốc tế (ISP) (Shirling và Gottlieb, 1966).  5. Phân loại  vi sinh vật  bằng phân tích trình tự  gen mã hóa 16S  rRNA theo Sambrook và cộng sự  (1989); So sánh độ  tương đồng bằng  phần mềm CLUSTL_X (Thompson et al., 1997); xác định khoảng cách di  truyền   theo   Kimura   (1980),   phương   pháp   Neighbor­joining   (Saitou   và  Nei, 1987), phân tích Bootstrap của cây phát sinh chủng loại được tính  với 1000 mẫu thử (Felsenstein, 1985). 6. Nghiên cứu điều kiện lên men kháng sinh thích hợp cho các chủng  xạ   khuẩn   theo   Cornick   và   McGuire   (1962);   Yu   (2008);   Gao   (2009);   Krishnaraj và Mathivanan (2009). Tối  ưu hóa môi trường theo  phương  pháp   RSM   với   thiết   kế   phức   hợp   tại   tâm   (CCD­Central   Composit  design) (www.DX7.com). 7. Tách chiết chất kháng sinh bằng dung môi ethyl acetate (Liu et al,  1986). 8. Xác định tính chất hóa lý các chất có hoạt tính kháng khuẩn từ  dịch lên men xạ  khuẩn theo các phương pháp sắt ký, phân tích cấu trúc  bằng các phổ  IR, LC­MS, ESI­MS, HPLC và NMR theo  Nguyễn Đình  Triệu (2001). CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Sàng lọc xạ khuẩn biển có hoạt tính kháng sinh  3.1.1. Sàng lọc xạ khuẩn biển có hoạt tính kháng sinh  Từ  97 chủng xạ  khuẩn phân lập được có 70 chủng có hoạt kháng  khuẩn chiếm 72,16%, trong đó  ức chế  vi khuẩn  B. subtilis  ATCC 6633  cao nhất chiếm 47%, sau đó vi khuẩn E. coli ATCC 11105 chiếm 44,3%  và nấm men  C. albicans  10231 chiếm 17,5% số  chủng. Trong  đó, lựa  6
  7. chọn 16 chủng có hoạt tính mạnh và kháng từ 2 chủng  vi sinh vật kiểm  định trở lên dùng cho nghiên cứu tiếp theo với định hướng sàng lọc được  các hoạt chất sinh học mới ứng dụng trong y dược. 3.1.2. Sàng lọc các chủng xạ khuẩn biển có hoạt tính kháng sinh cao  Trong các chủng có khả  năng đối kháng với các chủng vi sinh vật  kiểm định, 16 chủng có hoạt tính mạnh và kháng từ  2 chủng vi sinh vật  kiểm định trở  lên được lựa chọn nghiên cứu tiếp theo với định hướng  sàng lọc được các hoạt chất sinh học ứng dụng trong y dược 3.2. Đặc điểm sinh học và phân loại các chủng xạ khuẩn biển  3.2.1. Đặc điểm sinh học của các chủng xạ khuẩn Dựa trên quan sát màu sắc khuẩn ty cơ chất, khuẩn ty khí sinh, sắc  tố  tan trên 7 môi trường ISP và hình thái cuống sinh bào tử, bề mặt bào  tử để phân loại đã nghiên cứu đặc điểm hình thái và tính chất nuôi cấy  của 16 chủng xạ khuẩn được lựa chọn. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hóa của 16 chủng xạ khuẩn như  khả  năng  sử  dụng nguồn carbon, khả  năng sử  dụng nguồn nitơ,  ảnh  hưởng của nhiệt độ  và pH,  ảnh hưởng của nồng độ  muối NaCl của 16  chủng xạ khuẩn. 3.2.2. Phân loại các chủng xạ khuẩn biển a. Phân loại theo đặc điểm sinh học Đặc điểm sinh học của 16 chủng xạ khuẩn lựa chọn được so sánh   các   chỉ   tiêu   phân   loại   theo   các   Khóa   định   tên   loài   xạ   khuẩn   của  Nomomura (1976), Khoá phân loại Gause (1983) và Bergey’s (1989) cho   thấy, các chủng nghiên cứu phần lớn thuộc chi Streptomyces (15 chủng)  và 1 chủng thuộc chi Nocardiopsis.  Kết quả định tên loài các chủng xạ khuẩn biển như sau: (1) Chủng   HLĐ3.16 có đặc điểm giống loài  S. autotrophicus,  dạng chủng aa­1­1;  ISP 5011 nhóm A­2; (2) Chủng NA1132 giống loài S. rutgersensis dạng  chủng là IMRU 3350, ký hiệu ISP 5077, nhóm A­ 9; (3) Chủng NA1134  giống loài  S. finlaryi, ký hiệu ISP 5218, nhóm B­12; (4) Chủng NA113  giống loài S. scabies dạng chủng là IMRU 3018, ký hiệu ISP 5058, nhóm  7
  8. B­4; (5) Chủng NA115 giống loài S. tendae dạng chủng ETH 11313, ký  hiệu ISP 5101, nhóm A­10; (6)  Chủng NA116 giống loài  S.  galbus,  ký  hiệu ISP 5089, nhóm B­5; (7) Chủng HP112 gần giống với chủng chuẩn  S. litmocidini ISP 5164, dạng chủng 1823155, thuộc nhóm A­8; (8) Chủng  HP411 gần giống với chủng chuẩn S. variabilis ISP 5179 thuộc nhóm A­ 5; (9) Chủng HPN11 gần giống với chủng chuẩn S. griseoincanatus ký  hiệu ISP 5274, nhóm B12; (10) Chủng HPX12 giống loài S. griseorubens  dạng chủng P­638, ISP 5160; (11)   Chủng VD111 gần giống với chủng  chuẩn  S.   albogriseolus  ISP   5003,   nhóm   A­2;   (12)  Chủng   VD112  gần  giống với cả  2 chi  Streptomyces  và  Nocardiopsis, do đó cần xác định  trình tự  gen của chủng để  có thể  định tên đến chi, loài cụ  thể; ( 13)  Chủng VD114 giống với loài  S. achromogenes, dạng chủng Z­4­1, ký  hiệu   ISP   5014   nhóm   A­1;   (14)  Chủng   VD115   giống   với   loài  S.   eurythermus, ký hiệu ISP 5028 nhóm A­1; (15) Chủng C141 giống loài S.  matensis,   ký   hiệu   ISP  5188,  nhóm   A­  13  và   (16)  Chủng   TB5.3   mang   nhiều đặc điểm giống với chủng chuẩn  S. viridodiastaticus  ISP 5249,  thuộc nhóm A­5. b. Phân loại theo phân tích trình tự gen 16S rDNA Kết quả  phân loại phân tích trình tự  gen 16S rDNA cho thấy, trong   số các chủng nghiên cứu có 7 chủng có độ tương đồng 98% đến loài thuộc chi  Streptomyces  và 1 chủng  thuộc chi Nocardiopsis. Như vậy, kết hợp cả đặc điểm sinh học và phân tích trình tự gen đã  cho kết quả  định tên đến loài được 9 chủng xạ  khuẩn như  sau: (1)   chủng NA113 được định tên là  Streptomyces scabiei  NA113, (2) chủng  NA115   định   tên  là  S.  tendae  NA115,  (3)   chủng  NA116   định   tên  là  S.  coelicoflavus NA116, (4) chủng HP411 định tên là S. variabilis HP411; (5)  chủng HPN11 định tên là  S. griseoincarnatus HPN11, (6) chủng HPX12  định   tên   là  S.   griseorubens  HPX12,   (7)   chủng   VD11   định   tên   là  S.  albogriseolus  VD111,  (8)   chủng  TB5.3  định  tên   là  S.  viridodiastaticus   TB5.3   và   (9)   chủng   VD112   đinh   tên   là  Nocardiopsis  sp.  VD112.  Các  chủng này được sử dụng nghiên cứu tiếp. 8
  9. 3.3. Nghiên cứu thu nhận chất kháng sinh từ xạ khuẩn biển   3.3.1. Lựa chọn môi trường lên men thích hợp Các môi trường lên men sinh tổng hợp kháng sinh được lựa chọn  cho các chủng như sau:  ­ MT7 (g/l): Glucose 5, tinh bột tan 10 và peptone 4, thích hợp cho  chủng NA113.  ­ A4H  (g/l): Glucose 10 và bột đậu tương 15, thích hợp cho các  chủng NA115 và C141.  ­ M1ASW(g/l): Tinh bột tan 10, cao men 4, và pepton 4, thích hợp  cho các chủng HP411, HPN11, HPX12, VD111 và TB5.3.  Các chủng được nhân giống trong môi trường M1ASW và ISP2, tỷ  lệ tiếp giống 5% ở 48 giờ nuôi, lên men trong bình với 20% môi trường  lên men so với thể tích bình trên máy lắc 220 v/phút trong 120 giờ. 3.3.2. Thu nhận chất kháng sinh của các chủng xạ khuẩn Dịch lên men các chủng xạ  khuẩn được chiết trong dung môi ethyl  acetate có khả  năng chiết được chất kháng khuẩn cao nhất   với tỷ  lệ  dung môi ethyl acetate và dịch lên men là 2:1. 3.3.3. Hoạt tính sinh học của các chất kháng sinh sau khi tách chiết a. Hoạt tính kháng vi sinh vật  Kết quả  xác định hoạt tính kháng sinh của các chất kháng sinh thô  (Bảng 3.13) cho thấy, ngoài chủng C141, các chủng khác đều có phổ  kháng   khuẩn   rộng,   ức   chế   cả   vi   khuẩn   kháng   kháng   sinh   và   nấm  Candida albicans. Bảng 3.13. Hoạt tính kháng sinh của chất thô các chủng xạ  khuẩn với vi sinh vật kiểm định VSV  Vòng kháng khuẩn (mm) kiểm  NA NA HP HPN HPX VD C1 TB định 113 115 411 11 12 111 41 5.3 B. subtilis ATCC 6633 25 24 40 20 20 17,5 18 24,6 Enterococcus faecalis ATCC  21,9 0 43,4 22,7 17,4 31,2 0 32,6 9
  10. 29212 Salmonella typhy ATCC  9 0 0 0 0 0 0 0 14028 Salmonella typhy IFO 14193 15 19 0 0 0 0 0 0 E. aerogenes ATCC 13048 13,6 13,2 23,1 0 0 0 0 0 Alcaligenes faecallis 0 12 0 0 0 0 0 0 S. lutea M5 10 14 0 0 17,6 15 24,3 B. cereus ATCC 11778 20,7 21 40 0 19,5 17,2 13 17,2 S. typhimurium ATCC 14028 21,5 0 40 0 14,8 20,8 0 24,5 E. coli ATCC 25922 16,4 17 45,3 24 19 17,7 9 22,7 A. baumannii ATCC 19606 23,7 0 40,2 19,8 20,8 16,8 0 29,1 K. pneumoniae ATCC 13883 22,4 0 44,7 18,6 20,5 19,3 0 28,6 S. aureus ATCC 29213 11,4 0 40,1 13,6 14,8 20,8 0 24,5 S. aureus (MRSA) 50,1 21,5 50,1 18,7 20,8 24,2 0 28,5  S. epidermidis ATCC 12228 26 22 21 20 18 19 9 21 S. epidermidis (MRSE) 17,5 0 49,5 16,3 18,2 23,8  0 21,6  Aeromonas hydrophila  23,6 0 54,3 21,7 22,1 29,4 0 30,1 THWQJ C. albicans ATCC 10231 21,9 15 44 16 17,4 16,8  0 16,8 b. Khả năng gây độc tế bào  Nghiên cứu khả  năng gây độc tế  bào của các chất kháng sinh thô  (Bảng  3.15)  cho  thấy,  5 chất của  các chủng HP411, HPN11,  HPX12,  VD111 và TB5.3 không gây độc với dòng tế  bào lành tính Hek  ở  giá trị  40µg/ml.  Ở  hàm lượng này chất thô của 2 chủng VD111 và TB5.3 có  khả  năng gây độc với dòng tế  bào ung thư  M14 và HeLa với khả  năng  sống sót của tế bào lần lượt là 45,05 và 22,1%; 39,40 và 38,56%.  Bảng 3.15. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào giá trị IC50 từ chất  kháng sinh của các chủng Giá trị IC50 trên các dòng tế bào ( g/ml) Ký hiệu  NCIH mẫu Hep­G2 MCF7 RD FL Hek293 M14 HeLa 460 Chứng (+) 0,19 0,15 0,22 0,18 1,3 0,4 1,2 2,1 10
  11. NA113 4,55 36,45 1,39 2,1 34,71 14,10 >40 ­ NA 115 4,15 >40 2,68 5,67 ­ ­ ­ ­ HP411 13,73 >40 4,41 12,6 ­ ­ >40 ­ HPN11 ­ 34,25 ­ ­ ­ ­ ­ ­ HPX12 6,01 25,08 5,53 8,83 ­ ­ ­ 3,93 VD111 3,72 27,99 17,94 10,97 ­ 26,04 14,59 ­ C141 2,74 30,16 21,01 20,50 TB5.3 ­ ­ ­ ­ ­ 29,56 29,93 ­ Chất kháng sinh thô của chủng xạ  khuẩn HPX12 có khả  năng diệt  tế bào hơn 90% ở nồng độ 40µg/ml, còn chủng NA113 có khả năng diệt  cả tế bào lành Hek293 với khả năng sống sót 45,05% và tế bào ung thư  M14 là 17,05% ở cùng nồng độ 40µg/ml.   3.3.4. Một số đặc trưng của các chất kháng sinh  a. Hệ số di chuyển Rf trên sắc ký giấy  Rf trên sắc ký giấy của các chất kháng sinh được trình bày trên  bảng 3.19 cho thấy, các chất kháng sinh có hệ  số  di chuyển Rf khác  nhau, các chất này có thể khác nhau. Bảng 3.19. Giá trị Rf của các chất kháng sinh trên sắc ký giấy Tên chủng Giá trị  Rf Sai số Tên chủng Giá trị  Rf Sai số NA113 0,765 0,005 HPX12 0,85 0,02 NA115 0,825 0,005 VD111 0,78 0,01 HP411 0,92 0,01 C141 0,75 0,01 HPN11 0,86 0,01 TB5.3 0,90 0,01 b. Phân tích bằng phổ IR Kết quả  đo phổ  IR các chất kháng sinh với mục tiêu dự  đoán cấu   trúc phân tử và xác định các nhóm chức đặc trưng có mặt trong các chất  thô như sau: Trong chất kháng sinh của HP411 có mặt 2 liên kết –NH và   CN, chất kháng sinh của NA113 có liên kết keton, C=O, NR2, =C­H và  =CH2;  chất   kháng   sinh   của  VD115   có   C=N,   vòng   benzen   có   nhóm  halogen;   HPX12   có   nhóm   amin   vòng   5   và   C­H;  chất   kháng   sinh   của  VD111 có nhóm ketone, liên kết R­N=O và cis­RCH=CHR;  chất kháng  sinh của NA115 có liên kết C­H mạch thẳng, có nhóm aldehyde C­H và  11
  12. cis­RCH=CHR;  chất  kháng sinh  của  C141 và  HPN11  có liên  kết  của  nhóm ketone và cấu trúc nhóm nitro. c. Tinh sach chât khang khuân trên côt trao đôi ion ̣ ́ ́ ̉ ̣ ̉ Kết quả đối với chủng NA113 cho thấy khả năng hấp phụ trên cột  Dowex 50 H+  ở  phân đoạn 8­12.  Chất kháng khuẩn của HP411 có khả  năng hấp phụ  cao nhất  ở  phân đoạn 2 và 3 của cột H+, các phân đoạn  sau có hoạt tính nhưng thấp. Trên cột Cl­ mẫu cũng có khả  năng cố  định, hoạt tính  ở  phân đoạn 1­ 5 là cao nhất, trên 23 mm. Kết quả  đối  với chất kháng khuẩn của chủng HPX12 cho thấy trên cột H+ phân   đoạn 1­4 có hoạt tính kháng khuẩn cao >22 mm. c. Phân tích bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) Kết quả nghiên cứu phân tích bằng sắc ký lớp mỏng trên 5 hệ dung  môi khác nhau thì hệ dung môi Isopropanol : Acid acetic : Nước ( 3 : 1 :   1) và 2­ Butanol : Acid acetic : Nước (4 : 1: 2) phân tách rõ ràng nhất.  Kết quả phân tích các chất có phản ứng với các chất hiện mầu trên   TLC cho thấy, trong cấu trúc của các chất tách từ  các chủng xạ  khuẩn   HP411, HPX12, NA113 và TB5.3 có mặt các nhóm chức khác nhau như:  benzophenon, antracen và thiol... (Bảng 3.24) với các giá trị Rf khác nhau  trên   cùng   hệ   dung   môi   theo  http://www.reachdevices.com/TLC_stains.html.  Bảng 3.24. Dự đoán sơ bộ các nhóm chất có mặt trong chất  kháng sinh thô của 4 chủng xạ khuẩn    Dự đoán nhóm liên kết qua phản ứng màu Chất   thô   của  UV:  các  KMnO4  +   (alcohol,   ether,   ester,  Iodine  Nynhydrin + chủng xạ khuẩn Benzopheno alkene,   alkyne,   ketone,   alkyl  (chuyển  R2CH­NH2=   Màu   +  ne,  aromatic,   carboxylic   acid,   amine,  màu nâu) R2C=O Antracene amide): màu nâu­ nhóm chất 1 KMnO4 + (thiols, phosphines): không  màu Nhóm  ­R­ Nhóm ­NH2, có nhóm  NA113 + Cả 2 nhóm chất SH glutamin, có ­COOH Nhóm  ­R­ Nhóm –NH, có vòng  HP411 + Cả 2 nhóm chất SH benzen, ­COOH Nhóm  ­R­ HPX12 + Nhóm chất 1 Có liên kết threonine SH Nhóm  ­R­ Có nhóm lysine (­NH2,  TB5.3 + Nhóm chất thiols hoặc phosphines SH ­COOH, ­NH2) 12
  13. Tổng hợp các nghiên cứu trên cho thấy, trong chất kháng sinh thô  của các chủng xạ  khuẩn có nhiều hơn một chất. Với các ưu điểm của  HP411 trong tách chiết cũng như  hiệu quả  diệt vi sinh vật gây bệnh và  gây độc các dòng tế bào ung thư nên được lựa chọn nghiên cứu tiếp.  3.4. Nghiên cứu lên men thu nhận chất kháng sinh của chủng HP411 3.4.1. Tối ưu hóa môi trường lên men  Dựa vào kết quả  nghiên cứu trên, chọn miền khảo sát  được trình  bày như trong bảng 3.25 để tối ưu môi trường lên men chủng HP411.  Bảng 3.25. Các yếu tố biến đổi của thành phần môi trường lên men Biến  Ký  Đơn vị Mức ảnh  hiệu ­α ­1 0 +1 +α hưởng Nồng độ tinh bột  X1 g/l 8,32 9 10 11 11,68 tan Nồng độ cao nấm  X2 g/l 2,32 3 4 5 5,68 men Nồng độ pepton X3 g/l 3,32 4 5 6 6,68 Sau khi nhập số  liệu thí nghiệm vào phần mềm tối  ưu DX7, thu   được kết quả phân tích số liệu, thiết lập được phương trình tối ưu với  giá trị tính hoạt tính kháng khuẩn là Y như sau:  Y  = 33,32 + 0,11*A + 1,52*B – 0,24*C + 0,31*A*B + 0,39*A*C – 2,20*A2 – 1,51*B2 – 0,78*C2 Hình 3.11. Bề mặt đáp  ứng có hàm lượng chất kháng khuẩn (khả  năng  đối kháng với vi khuẩn kiểm  định) tương quan với các biến. A. Sự  13
  14. tương tác giữa tinh bột tan và pepton; B. Peptone và cao nấm men; C.  giữa cao nấm men và tinh bột tan. Như  vậy, kết quả  thực nghiệm cho thấy giá trị  “Model­F­value” là  10,15 và mô hình hoàn toàn có ý nghĩa thống kê với độ  tin cậy 99,94%  (p=0,0006), mô hình hoàn toàn tương thích với thực nghiệm (p= 0,5708).  Khảo sát tác động cho thấy nồng độ  cao nấm men có tác động rất lớn   tới hoạt tính kháng sinh của chủng xạ khuẩn HP411. Kết quả phân tích  ANOVA cho thấy giá trị  R2 là 0,9013 gần bằng 1, chứng tỏ  giá trị  hoạt  tính kháng sinh thu được từ thực nghiệm gần với giá trị dự đoán của mô  hình. Phương án tối ưu nhất là số 32 trong 39 phương án, hoạt tính kháng  sinh đạt được theo mô hình tối  ưu là 33,70 mm, với thành phần môi  trường (g/l) là: Tinh bột tan 10,01; cao nấm men 4,61 và peptone 4,65.  Kết quả này đã được kiểm chứng với hoạt tính đạt được là 34,6mm. 3.4.2. Động thái quá trình lên men Kết quả  nghiên cứu động thái quá trình sinh trưởng, phát triển và  sinh chất kháng sinh của chủng HP411 trên môi trường M1ASW­32 đã  được tối  ưu (Hình 3.15 và 3.16) cho thấy, sinh khối đạt cao nhất  ở  84  giờ và hoạt tính kháng sinh cao nhất ở 96 giờ lên men. Hình 3.15. Động thái quá trình lên men sinh tổng hợp chất kháng  Hình 3.16. Khả năng ức chế vi sinh vật của chất  sinh của chủng HP411. kháng sinh chủng HP411. 14
  15. 3.5. Phân tích cấu trúc chất kháng sinh của chủng HP411 3.5.1. Phân tích cấu trúc chất kháng sinh  Sơ  đồ  quy trình phân tích chất kháng sinh thô của chủng HP411  được trình bày trên hình 3.22.  Hình 3.22. Quy trình phân lập từ cặn chiết tổng và tinh chế  hợp chất HPE 2.4. Kết quả phân tích các phân đoạn tách chiết như sau: ­ Phân đoạn HPE1.6 thu được một chất acid béo.  ­ Phân đoạn HPE 1.9 được xác định là có hoạt tính kháng sinh nên  phân đoạn này được chọn để  tiếp tục phân tách trên cột sắc ký pha  thường với hệ dung môi rửa giải Hexan­Aceton có tỷ  lệ  thể tích là 5/1.  Trên phân đoạn HPE1.9 được tách rồi tinh chế  lại trên cột sắc ký pha  thường với hệ dung môi rửa giải Hexan­Diclometan­Aceton có tỷ lệ thể  tích là 15/15/1 thu được 5 phân đoạn chất có ký hiệu HPE2.1­ 2.5. Trong  15
  16. đó thu được các chất sạch là HPE2.4 có khối lượng 16mg. Chất HPE2.4  được sử dụng để xác định cấu trúc NMR. ­ Phân đoạn HPE1.10 phân lập được một chất là HPE3.4 có khối  lượng 2 mg. Lượng chất sạch của HPE3.4 ít nên không đủ  để  xác định  cấu trúc.  ­ Hợp chất HPE 2.4 có dạng bột màu vàng. Trên phổ  khối lượng  xuất hiện tín hiệu [M + H]+ tại m/z 225.1 cho phép dự  đoán công thức  phân tử là C13H8N2O2 (Hình 3.16). Hình 3.16. Phổ ESI­MS của HPE 2.4. 16
  17. Hình 3.17. Phổ 1H­NMR của HPE 2.4.   Hình 3.18. Phổ 1H­NMR giãn rộng của HPE 2.4. Hình 3.26. Phổ 13C­NMR của HPE 2.4. 17
  18. Hình 3.27. Phổ DEPT90, DEPT135 và 13C NMR của HPE 2.4. Bảng 3.30. Dữ liệu phổ của hợp chất HPE2.4 được so sánh với chất  Tubermycin B Vị trí * C , ppm C , ppm  H, ppm 1 124.9,C 124.93, C 2 137.4, CH 137.41, CH 9.0; dd; J= 1.0, 8.5Hz 3 130.3, CH 130.27, CH 8.06; m 4 135.1, CH 135.09, CH 8.54; dd; J= 1.0, 8.5Hz 4a 143.4, C 143.36, C 5 139.8, C 139.83, C 6 128.0, CH 127.96, CH 8.29; dd; J= 1.0, 8.5Hz 7 133.2, CH 133.21, CH 8.03; m 8 131.7, CH 131.73, CH 7.99; m 9 130.1, CH 130.27, CH 8.36; dd; J= 1.0, 8.5Hz 9a 144.1, C 144.07, C 10 140.1, C 140.04, C COOH 165.9, C 165.91, C Ghi chú: * C  là độ dịch chuyển hóa học của chất Tubermycin B đã được công bố. Dựa vào các dữ kiện trên, so sánh với số liệu đã công bố  trước đây  (Samina  et al., 2013), có thể  thấy chất HPE 2.4  có cấu trúc gần giống  với cấu trúc của Tubermycin B (hay 1­Phenazinecarboxylic acid).  18
  19. Hình 3.28. Tương tác HMBC của HPE2.4. Hình 3.29. Cấu trúc của HPE2.4. 3.5.2. Kiểm tra hoạt tính sinh học của chất kháng sinh  Chất kháng sinh HPE2.4 được kiểm tra hoạt tính kháng sinh với 3  chủng vi sinh vật gây bệnh (Bảng 3.31) và hoạt tính gây độc với 5 dòng   tế bào (Bảng 3.32).  Bảng 3.31. Khả năng diệt khuẩn của HPE2.4 với các chủng  vi khuẩn gây bệnh Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của HPE2.4 (µg/ml) S. aureus MRSA ATCC  S. epidermidis MRSE ATCC  A. hydrophila  C. albican ATCC 10231 25923 35984 THWQJ 71,25 ± 0,12 20,83 ± 0,01 51,61 ± 0,05 2,96 ± 0,08 Bảng 3.32. Khả năng gây độc với các dòng tế bào của HPE2.4 Giá trị IC50 trên các dòng tế bào ( g/ml) Ký hiệu mẫu  Hek MCF7 A549 Hela Hep­G2 Đối chứng (+) 0,11± 0,05 1,5± 0,12 1,93±0,03 5,28 ±0,13 3,66 ± 0,1 HPE2.4 35,2± 0,21 6,15±0,04 6,91±0,12 6,84± 0,15 9,28±0, 07 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1. Sàng lọc vi sinh vật biển có hoạt tính kháng sinh Kết quả  nghiên cứu này cho thấy, số lượng xạ  khuẩn có hoạt tính  đối kháng với vi sinh vật gây bệnh chiếm khoảng 67,9%. Điều này cho  thấy tiềm năng  ứng dụng của các chất có hoạt tính kháng sinh của xạ  khuẩn biển trong y dược (Berdy, 2005;  Das et al., 2006; Lam, 2006).  Trong số các chủng nghiên cứu đã lựa chọn được 16 chủng xạ khuẩn có  19
  20. hoạt tính đối kháng cao để nghiên cứu sàng lọc các hoạt chất ứng dụng  trong y dược.  4.2. Đặc điểm sinh học và phân loại các chủng xạ khuẩn biển Theo các tài liệu đã nghiên cứu về  xạ  khuẩn, việc xác định đặc   điểm sinh học là cần thiết để phân loại và định tên các chủng xạ khuẩn  (Nguyễn Lân Dũng và cs, 1998; Lê Gia Hy, 1994, 2010; Rajeswari et al.,  2014). Trong nghiên cứu này, 16 chủng xạ khuẩn đã được phân loại đến  loài, trong đó 15 chủng thuộc chi  Streptomyces  và 1 chủng thuộc chi  Nocadiopsis. Điều này cũng phù hợp với các công bố  trên thế  giới, các  chất có hoạt tính dược học thu được phần lớn do chi Streptomyces sản  sinh ra, chi này được coi như  một nguồn cung cấp chính để  phát triển  các loại thuốc mới hiện nay (Shin et al., 2008, 2010).  4.3. Nghiên cứu thu nhận chất kháng sinh từ xạ khuẩn biển Trong nghiên cứu thu nhận chất kháng sinh từ  xạ  khuẩn biển cho   thấy, cần phải nghiên cứu lựa chọn môi trường nuôi cấy thích hợp nhất   cho lên men sinh chất kháng sinh (Jensen et al., 2005; Rath et al., 2005;  Ilic  et al., 2007; Han  et al., 2009). Dung môi cho chiết tách sử  dụng là  ethyl   acetate   (Gailliot,   1998;   Wanner,   2009;   Rofiq   và   Bambang   2010;  Ravikumar  et al., 2012;  Rajeswari  et al., 2014).  Ưu điểm của việc sử  dụng ethyl acetate có thể được loại bỏ khi cô ở nhiệt độ dưới 60oC. Các chất kháng sinh thô được kiểm tra khả năng đối kháng với các  vi sinh vật gây bệnh cho thấy, phần lớn chúng có hoạt phổ kháng khuẩn  rộng,   ức   chế   mạnh   các   vi   sinh   vật   gây   bệnh   như:  Salmonella   typhimurium  ATCC 14028,  Escherichia coli  ATCC 25922,  Sarcina lutea  M5,  K.   pneumoniae  ATCC   13883,  Bacillus  cereus  ATCC   11778,  Enterobacter   aerogenes  ATCC   13048;  Acinetobacter   baumannii  ATCC  19606;  Staphylococcus   aureus  ATCC   29213;  Aeromonas   hydrophila   THWQJ; Candida albicans ATCC 10231, đặc biệt là khả năng ức chế hai  chủng vi khuẩn gây bệnh kháng thuốc MRSA ATCC 25923 và MRSE  ATCC 35984.  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2