intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền" là đánh giá ảnh hưởng của dòng tiền đến kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp, qua đó đề xuất nhận diện kiệt quệ tài chính có sự tham gia cấu thành của dòng tiền, đồng thời khuyến nghị quản trị dòng tiền gắn với mục tiêu kiểm soát kiệt quệ tài chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính Ngân hàng: Nhận diện kiệt quệ tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH BÙI KIM DUNG NHẬN DIỆN KIỆT QUỆ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM DỰA VÀO DÒNG TIỀN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn: 1. TS. MAI THỊ TRÚC NGÂN 2. TS. LÊ HOÀNG VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2023
  2. 1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tài trợ bằng nợ hình thành đòn bẩy tài chính (ĐBTC). Kiệt quệ tài chính (KQTC) là vấn đề luôn được các công ty xem xét khi quyết định vay nợ, bắt nguồn từ những cam kết và trách nhiệm tài chính của công ty đối với các chủ nợ (Brealey & cộng sự, 2008; Ehrhardt & Brigham, 2011). Paramartha & Wiagustini (2021), Dwiantari & Artini (2021), Wesa & Otinga (2018) và Ceylan (2021) đều đã đúc kết tác động cùng chiều của ĐBTC đến KQTC. KQTC có thể được lượng hóa bởi những mô hình với sự cấu thành của các chỉ số tài chính khác nhau. Theo Dolejšová (2015), các mô hình Z-Score (1984), IN05 và Springate khẳng định các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, trong khi đó mô hình Zmijewski cho rằng các doanh nghiệp này phải đối mặt với nguy cơ mất khả năng thanh toán. Loppies & cộng sự (2020) tìm thấy kết quả không nhất quán, mô hình Z-Score (1968) và Grover phân loại doanh nghiệp vào nhóm không có nguy cơ phá sản, tuy nhiên mô hình Springate đưa ra phân loại ngược lại. Pakdaman (2018) khẳng định mô hình Grover có khả năng dự đoán khó khăn tài chính tốt hơn ba mô hình còn lại (Z-Score 1968, Springate và Zmijewski). Tanjung (2020) đúc kết rằng mô hình Z-Score (1968) có thể đưa ra dự đoán chính xác về KQTC hơn so với các mô hình Springate, Zmijewski và Ohlson. Mulyati & Ilyasa (2020) lại chỉ ra rằng mô hình Springate là tốt nhất để nhận diện KQTC khi so sánh giữa mô hình này với các mô hình Z-Score (1995), Zmijewski và IGR.
  3. 2 Ong’era và cộng sự (2017) xác định rằng 79,90% phương sai của KQTC được giải thích bởi ĐBTC, phù hợp với nguyên lý quản trị tài chính doanh nghiệp. Điều này khẳng định mâu thuẫn cơ bản của KQTC là sự tồn tại của ĐBTC. Dòng tiền cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá được các khía cạnh tài chính doanh nghiệp, trong đó có khả năng chi trả nợ gốc và lãi vay cho các chủ nợ, khả năng tự chủ tài chính và nhiều vấn đề tài chính khác. Như vậy, thông tin dòng tiền sẽ phát ra tín hiệu rất đáng tin cậy về sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa dòng tiền và kiệt quệ tài chính của doanh nghiệp. Đánh giá từng thành phần của dòng tiền ảnh hưởng đến tình trạng KQTC, Jooste (2007) và Fawzi & cộng sự (2015) đều cho rằng doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng KQTC nếu như doanh nghiệp phải đối diện với các vấn đề nghiêm trọng về dòng tiền, và từ đó tác giả này đã gợi ý rằng dòng tiền là thông tin phản ánh tốt nhất dùng để nhận diện KQTC. Kordestani & cộng sự (2011), Shamsudin & Kamaluddin (2015) đều kết luận rằng hai tình trạng dòng tiền giải thích cho KQTC ở mức độ nghiêm trọng là (i) Dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh (HĐKD) dương, trong khi dòng tiền ròng từ hoạt động đầu tư (HĐĐT) và dòng tiền ròng từ hoạt động tài trợ (HĐTT) đều âm, và (ii) Dòng tiền ròng HĐKD, dòng tiền ròng HĐĐT và dòng tiền ròng HĐTT đều âm. Kordestani & cộng sự (2011) còn khẳng định thêm rằng KQTC có thể nhận biết nếu dòng tiền ròng HĐKD âm, dòng tiền ròng HĐĐT và dòng tiền ròng HĐTT đều dương, hay dòng tiền ròng HĐKD và dòng tiền ròng HĐTT đều âm trong khi dòng tiền ròng HĐĐT dương; hay Shamsudin & Kamaluddin (2015) lại chỉ ra thêm dòng tiền ròng HĐKD và dòng tiền ròng
  4. 3 HĐĐT dương trong khi dòng tiền ròng HĐTT âm, hoặc trường hợp dòng tiền ròng HĐKD dương, dòng tiền ròng HĐĐT âm và dòng tiền ròng HĐTT dương cũng có ý nghĩa giải thích cho KQTC. Sayari & Mugan (2013) xác định được rằng dòng tiền HĐKD có quan hệ ngược chiều với chỉ số KQTC, trong khi đó dòng tiền HĐTT có quan hệ cùng chiều với chỉ số KQTC. Những tổng quan nêu trên đã chỉ ra rằng mâu thuẫn cơ bản dẫn đến KQTC là việc sử dụng nợ hình thành ĐBTC. Nhiều mô hình nhận diện KQTC đã được đề xuất với những thành phần khác nhau tùy trường hợp cụ thể; tuy nhiên, các mô hình lại ít chú ý đến vai trò cấu thành quan trọng của dòng tiền. Đối sánh tiếp cận và thiết lập mô hình cho thấy sự không nhất quán có thể xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản như (i) xây dựng các biến trong mô hình nghiên cứu, chưa chú trọng sự tương tác giữa dòng tiền với ĐBTC, (ii) áp dụng những cách đo lường khác nhau cho KQTC gắn với từng trường hợp về không gian và thời gian cũng như bối cảnh nghiên cứu, hoặc (iii) sử dụng phương pháp, công cụ phân tích khác nhau dựa trên quy mô mẫu và dữ liệu nghiên cứu không giống nhau. Tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ kiểm định sử dụng một mô hình đo lường KQTC mà chưa có sự kiểm tra, đối sánh mức độ phù hợp từ đa dạng các mô hình, chẳng hạn như Lê Cao Hoàng Anh & Nguyễn Thị Thu Hằng (2012) với kiểm định chỉ số Z-Score, hay Phạm Thị Hồng Vân (2018) nghiên cứu việc sử dụng mô hình Logit. Về việc xem xét dòng tiền là yếu tố ảnh hưởng đến KQTC, ít được đề cập bởi các tác giả, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhằm phân tích, giải thích cho KQTC của các công ty dựa trên các yếu tố tài chính và các yếu tố khác. Chẳng hạn, Trần Thị Hải Lý & cộng
  5. 4 sự (2014) tiếp cận dòng tiền chung, Phạm Thị Hồng Vân (2018) tiếp cận dòng tiền HĐKD, và đều kết luận rằng dòng tiền không đảm bảo được ý nghĩa thống kê. Trịnh Thị Phan Lan (2013) và Hoàng Tùng (2011) đánh giá rủi ro từ ĐBTC của các công ty, chủ yếu tập trung vào các tỷ số tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh mà chưa quan tâm đến dòng tiền. Với bối cảnh vừa đề cập trên, đề tài luận án “Nhận diện KQTC của các doanh nghiệp Việt Nam dựa vào dòng tiền” đảm bảo ý nghĩa khoa học cả về lý thuyết lẫn thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu tổng quát là đánh giá ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC của các doanh nghiệp, qua đó đề xuất nhận diện KQTC có sự tham gia cấu thành của dòng tiền, đồng thời khuyến nghị quản trị dòng tiền gắn với mục tiêu kiểm soát KQTC. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: - Lựa chọn mô hình phù hợp để đo lường KQTC của các doanh nghiệp. - Đánh giá ảnh hưởng của dòng tiền chung và từng dòng tiền đến KQTC. - Đánh giá ảnh hưởng của sự tương tác giữa các dòng tiền đến KQTC. - Đánh giá vai trò điều tiết của dòng tiền HĐKD đối với tác động của ĐBTC đến KQTC. - Đề xuất nhận diện KQTC có sự tham gia cấu thành của dòng tiền, đồng thời gợi ý quản trị dòng tiền. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Đề tài trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:
  6. 5 Một là, có sự khác biệt kết quả đo lường KQTC bởi các mô hình khác nhau hay không? Mô hình nào là phù hợp nhất để đo lường KQTC? Hai là, dòng tiền ròng có ảnh hưởng đến KQTC hay không? Nếu có, ảnh hưởng này như thế nào? Ba là, dòng tiền HĐKD, dòng tiền HĐĐT và dòng tiền HĐTT có ảnh hưởng đến KQTC hay không? Nếu có, ảnh hưởng này như thế nào? Bốn là, mối quan hệ tương tác giữa các dòng tiền có ảnh hưởng đến KQTC hay không? Nếu có, ảnh hưởng này như thế nào? Năm là, dòng tiền HĐKD có đóng vai trò điều tiết đối với tác động của ĐBTC đến KQTC hay không? Nếu có, vai trò điều tiết này như thế nào? Sáu là, mô hình nhận diện KQTC có sự tham gia cấu thành của dòng tiền như thế nào? Quản trị dòng tiền như thế nào để có thể giảm thiểu KQTC? 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những mô hình đo lường KQTC, và ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC của các doanh nghiệp. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: 6 năm, tính từ năm 2015 đến năm 2020. Về không gian: 505 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam. 1.5. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
  7. 6 Khảo lược cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm Thiết kế mô hình nghiên cứu Xác định mẫu nghiên cứu và xử lý dữ liệu nghiên cứu Lựa chọn phương pháp và xác định kết quả nghiên cứu Thảo luận, kết luận và gợi ý, khuyến nghị Hình 1.1. Quy trình nghiên cứu 1.6. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.6.1. Dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán thông qua Hệ thống dữ liệu FiinPro của Công ty cổ phần tập đoàn FiinGroup, và tính toán từ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của từng doanh nghiệp. 1.6.2. Phương pháp nghiên cứu Nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu cũng như thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.7. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
  8. 7 Đóng góp chính của đề tài luận án là cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy về việc lựa chọn mô hình phù hợp để đo lường KQTC cho các doanh nghiệp từ sự đa dạng các mô hình sẵn có, đồng thời cung cấp bằng chứng về những khía cạnh ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC và đề xuất sự tham gia cấu thành của dòng tiền khi thực hiện nhận diện KQTC. Kết quả nghiên cứu mang lại ý nghĩa khoa học về sự khẳng định cơ sở lý thuyết liên quan KQTC và các dòng tiền, sự điều tiết của dòng tiền đối với tác động của ĐBTCợ đến KQTC, đồng thời kết quả nghiên cứu là minh chứng đóng góp quan trọng trong việc phát triển mô hình nhận diện KQTC có quan tâm đến vai trò của dòng tiền với kỳ vọng mang lại giá trị khoa học và thực tiễn cao hơn so với các mô hình trước đây. Ngoài ra, đề tài luận án cung cấp minh chứng làm sáng tỏ ý nghĩa quan trọng của chính sách quản trị dòng tiền kết hợp chính sách tài trợ nhằm mục tiêu giảm thiểu tình trạng KQTC. Kết quả nghiên cứu được kỳ vọng không chỉ cung cấp tài liệu tham khảo hữu ích cho việc giảng dạy và nghiên cứu, mà còn cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị tài chính trong việc đưa ra quyết định hợp lý về chính sách quản trị dòng tiền hiệu quả và giảm thiểu KQTC từ sự lựa chọn sử dụng ĐBTC. 1.8. CẤU TRÚC KHÁI QUÁT CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được thực hiện theo kết cấu 5 chương nội dung.
  9. 8 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KQTC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.1.1. Tổng quan về KQTC của các doanh nghiệp KQTC xảy ra khi doanh nghiệp không đủ khả năng để thực hiện những lời hứa, cam kết với các chủ nợ hoặc có thể thực hiện nhưng lại rất khó khăn (Brealey & cộng sự, 2008). Như vậy, các doanh nghiệp quyết định lựa chọn tài trợ bằng nợ sẽ phải đối mặt với rủi ro KQTC, và nếu xảy ra KQTC, cho dù là trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng phải chịu thiệt hại, chấp nhận phát sinh những tốn kém, qua đó trở thành nhân tố tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. 2.1.2. Các mô hình đo lường KQTC của các doanh nghiệp Bảng 2.1 trình bày tổng hợp cách xác định và căn cứ kết luận của từng mô hình này cho tình trạng KQTC của các doanh nghiệp. Bảng 2.1. Tóm tắt nội dung các mô hình đo lường KQTC. Mô hình Cách xác định Kết luận Z-Score Z-Score = 1,2X1 + 1,4X2 + < 1,8: KQTC (1968) 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 từ 1.81 đến 2.99: Không chắc chắn > 2.99: Sức khỏe tài chính tốt. S-Score S-Score = 1,03X1 + 3,07X2 > 0,862: Sức khỏe tài chính tốt. (1978) + 0,66X3 + 0,4X4 = 0,862: Ngưỡng báo động < 0,862: KQTC O-Score O-Score = -1,32 – 0,407X1 > 0,38: KQTC (1980) + 6,03X2 – 1,43X3 + = 0,38: Ngưỡng báo động
  10. 9 0,0757X4 – 2,37X5 – < 0,38: Sức khỏe tài chính tốt 1,83X6 + 0,285X7 – 1,72X8 – 0,521X9 X-Score X-Score = -4,336 – 4,513X1 > 0: KQTC (1983) + 5,679X2 – 0,004X3 = 0: Ngưỡng báo động < 0: Sức khỏe tài chính lành mạnh. Z- Z-Taffler = 3.2 + 12.18X1 + > 0,3: Lành mạnh tài chính. Taffler 2.5X2 – 10.68X3 + 0.029X4 từ 0,2 đến 0,3: Không chắc chắn (1983) < 0.2: KQTC Z-Score Z-Score (1984) = 0,717X1 + < 1,23: KQTC (1984) 0,847X2 + 3,107X3 + từ 1.23 đến 2.90: Không chắc chắn 0,420X4 + 0,998X5 > 2.90: Sức khỏe tài chính tốt. H-Score H-Score = 5,528X1 + < 0: KQTC (1984) 0,212X2 + 0.073X3 + > 0: Lành mạnh tài chính 1,270X4 – 0,120X5 + 2,335X6 + 0,575X7 + 1,083X8 + 0,894X9 – 6,075 Z-Score Z-Score (1995) = 6,56X1 + < 1,1: KQTC (1995) 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4 từ 1,1 đến 2,6: Kết quả không chắc chắn > 2,6: Sức khỏe tài chính tốt. G-Score G-Score = 1,6505X1 + < hoặc = -0,02: KQTC (2001) 3,404X2 – 0,016X3 + 0,057 > hoặc = 0,01: Lành mạnh tài chính Grover G-Score = 1,6505X1 + G-Score < hoặc = -0,02: KQTC (2001) 3,404X2 – 0,016X3 + 0,057 G-Score > hoặc = 0,01: Lành mạnh tài chính Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DÒNG TIỀN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TIỀN ĐẾN KQTC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.2.1. Bản chất và ý nghĩa của dòng tiền
  11. 10 Dòng tiền thể hiện sự dịch chuyển giá trị tăng lên hoặc giảm xuống của tiền trong một thời kỳ (Nagle & O’Connor, 2010; SBA, 2016). Dòng tiền được chia thành 3 nhóm với ý nghĩa phản ánh các khía cạnh tài chính khác nhau, bao gồm: dòng tiền HĐKD thể hiện khả năng tạo tiền, dòng tiền HĐĐT thể hiện xu hướng đầu tư, và dòng tiền HĐTT thể hiện nhu cầu tài trợ bằng nguồn tiền từ bên ngoài. 2.2.2. Ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC của các doanh nghiệp Tiền là máu để nuôi sống doanh nghiệp (Lee, 1986; Atrill & McLaney, 2004); lý thuyết ưa thích thanh khoản (Liquidity Preference Theory) của Keynes (1936) cho rằng tiền là cơ sở để các doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ vay đến hạn, chi trả lãi vay, hay các trách nhiệm tài chính khác. Tổng dòng tiền ròng ảnh hưởng đến KQTC Dòng tiền ròng là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh chêch lệch giữa tiền thu với tiền chi trong cùng kỳ (CFA Institute, 2020; Penman, 2001; Klammer, 2017; Ngô Kim Phượng & cộng sự, 2018). Theo mô hình lý thuyết quản trị tiền của Baumol (1952), doanh nghiệp có dòng tiền ròng thặng dư sẽ góp phần tăng số dư tiền nắm giữ, qua đó giảm thiểu khả năng xảy ra KQTC (Brealey và cộng sự, 2008; Arnold, 2013). Ngoài ra, lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes (1936) cũng ủng hộ quan điểm rằng doanh nghiệp có dòng tiền ròng thặng dư sẽ góp phần cải thiện thanh khoản, giảm thiểu khả năng xảy ra KQTC và ngược lại. Từng dòng tiền ảnh hưởng đến KQTC Một doanh nghiệp với dòng tiền HĐKD thặng dư và ổn định ở mức cao sẽ giúp thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với chủ nợ,
  12. 11 giảm thiểu rủi ro mất khả năng thanh toán và làm giảm khả năng xảy ra tình trạng KQTC; và ngược lại. Đồng thời, những phân tích lý thuyết về dòng tiền HĐKD cũng đã chỉ ra vai trò điều tiết của dòng tiền này đối với tác động của ĐBTC đến KQTC. Một doanh nghiệp với dòng tiền HĐĐT thặng dư và liên tục xảy ra trong nhiều kỳ là dấu hiệu của việc thu hẹp đầu tư, thanh lý tài sản cố định làm suy giảm năng lực sản xuất kinh doanh và gia tăng khả năng xảy ra KQTC; hay dòng tiền HĐĐT thâm hụt do mở rộng đầu tư trái ngành với sự hạn chế về khả năng kiểm soát rủi ro, có thể là biểu hiện của tình trạng dư thừa vốn và khả năng hấp thụ vốn của HĐKD chính kém, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm gia tăng khả năng KQTC. Một doanh nghiệp có dòng tiền ròng từ HĐTT liên quan nợ vay lớn hơn 0 và liên tục cho thấy sự phụ thuộc nhiều hơn vào các chủ thể cho vay, đây là mâu thuẫn cơ bản dẫn đến gia tăng KQTC. Trường hợp dòng tiền ròng từ HĐTT nhỏ hơn 0 dù là liên quan nợ vay hay vốn chủ sở hữu gợi ý rằng doanh nghiệp phụ thuộc ít hơn vào các chủ thể cho vay cũng như các chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ giảm được khả năng xảy ra KQTC. Mối quan tương tác giữa các dòng tiền ảnh hưởng đến KQTC Mỗi doanh nghiệp có 3 dòng tiền, tuy nhiên các dòng tiền này không tồn tại độc lập mà có mối quan hệ mật thiết với nhau (Ngô Kim Phượng & cộng sự, 2018; CFA Institute, 2020; Penman, 2001; Lessambo, 2022; Fridson & Alvarez, 2022). Các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng HĐKD tạo ra tiền để có thể đảm bảo thanh khoản và khả năng tự chủ tài chính để có thể phát triển bền vững.
  13. 12 Dòng tiền HĐKD thặng dư trở thành nguồn tiền đáp ứng cho các khoản chi tiền thuộc dòng tiền HĐĐT và HĐTT (tài chính). Ngược lại nếu dòng tiền HĐKD thâm hụt, doanh nghiệp có thể huy động dòng tiền vào như vay nợ ngân hàng hay phát hành trái phiếu, hay các hình thức vay nợ khác, và cũng có thể doanh nghiệp huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu hoặc không chia lợi nhuận cho chủ sở hữu, để tài trợ cho tiền thiếu từ HĐKD. Trong một số trường hợp việc thu hẹp đầu tư bằng cách bán bớt các tài sản dài hạn cũng tạo ra một dòng tiền vào từ HĐĐT để đáp ứng nhu cầu chi trả các khoản nợ vay đến hạn hoặc bù đắp phần tiền thiếu từ HĐKD. Doanh nghiệp sẽ có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi dòng tiền HĐKD thâm hụt liên tục qua nhiều năm (Ngô Kim Phượng & cộng sự, 2018; CFA Institute, 2020; Penman, 2001; Lessambo, 2022; Fridson & Alvarez, 2022). Nếu dòng tiền HĐKD của doanh nghiệp năm sau lại tiếp tục thâm hụt thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện được trách nhiệm tài chính với các chủ nợ, hoặc có thể thực hiện nhưng khó khăn, bằng những cách thức không hiệu quả, cụ thể là vấn đề này có thể giải quyết bằng một trong ba cách: (i) Bán bớt tài sản cố định và tài sản tài chính, hoặc (ii) Huy động thêm vốn chủ sở hữu, và (iii) Dàn xếp để thay nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung dài hạn. Nếu một trong ba giải pháp vừa nêu không thể thực hiện được doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngoài ra, những khó khăn trong việc thực hiện các trách nhiệm tài chính với chủ nợ lại trở thành nguyên nhân kéo theo là doanh nghiệp khó có thể tìm được nguồn tài trợ từ khoản nợ vay mới nếu không trả được khoản nợ vay ngắn hạn vay trước đó, dẫn đến những trở ngại đối với hoạt động sản xuất kinh
  14. 13 doanh cũng như HĐĐT trong tương lai. Dòng tiền HĐKD điều tiết tác động của ĐBTC đến KQTC Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn của Myers (1977) chỉ ra rằng doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ hình thành ĐBTC, khi đó bên cạnh doanh nghiệp có được lợi ích tăng thêm nhờ lá chắn thuế từ lãi vay, doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro tăng thêm, trong đó có sự gia tăng nguy cơ KQTC (Brealey & cộng sự, 2008; Arnold, 2013; Horne & Wachowicz, 2008). Các doanh nghiệp sử dụng ĐBTC sẽ tác động cùng chiều đáng kể đến KQTC, tuy nhiên sự tồn tại của dòng tiền HĐKD có vai trò điều tiết giảm tác động cùng chiều của ĐBTC đến KQTC tại các doanh nghiệp. Lý thuyết ưa thích thanh khoản của Keynes (1936) đã chỉ ra các động cơ nắm giữ tiền là giao dịch, dự phòng và đầu cơ; theo đó, doanh nghiệp tạo ra được dòng tiền HĐKD thặng dư sẽ là cơ sở để gia tăng số dư tiền tích lũy và khi đó nguy cơ KQTC sẽ giảm. 2.3. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ ĐO LƯỜNG KQTC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG TIỀN ĐẾN TÌNH TRẠNG KQTC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 2.3.1. Mô hình đo lường KQTC Fauzi & cộng sự (2021) thực hiện so sánh các mô hình lượng hóa KQTC giữa các mô hình Altman, Springate, Zmijewski và Grover. Andriani & Sihombing (2021) nghiên cứu so sánh mức độ chính xác giữa các mô hình Z-Score, S-Score và X-Score trong việc ước lượng KQTC. Fadrul & Ridawati (2020) sử dụng phương pháp phân tích mô tả để đánh giá việc sử dụng các mô hình Z- Score, X-Score và S-Score để ước lượng tình trạng KQTC và khẳng định mô hình đo lường chính xác để xác định khả năng xảy ra KQTC là X-Score.
  15. 14 Tanjung (2020) khẳng định rằng có tồn tại sự khác biệt đáng kể trong kết quả đo lường KQTC giữa các mô hình Z-Score, Springate, Zmijewski và Ohlson; và trong đó, mô hình Z-Score được đánh giá là phù hợp nhất để đo lường KQTC. Hertina & cộng sự (2020) kết luận rằng mô hình Zmijewski và Grover là chính xác nhất để ước lượng tình trạng KQTC cho các công ty. Mulyati & Ilyasa (2020) khẳng định tồn tại sự khác biệt kết quả ước lượng KQTC giữa bốn mô hình. Mô hình Springate được đánh giá là tốt nhất với tỷ lệ chính xác là 88,89% và sai số loại I là 8%. Viciwati (2020) cho rằng mô hình X-Score đạt tỷ lệ chính xác cao nhất là 90% và tỷ lệ lỗi dạng II là 10%. Tahu (2019) khuyến nghị sử dụng S-Score để ước lượng và tham chiếu để khắc phục tình trạng KQTC của các doanh nghiệp. Shalih & Kusumawati (2019) cho rằng Springate là mô hình phù hợp nhất trong việc lượng hóa tình trạng KQTC. Nhiều nghiên cứu khác của Syamni & cộng sự (2018), Ningsih & Permatasari (2018), Pakdaman (2018), Phạm Thị Hồng Vân (2018), Januri & cộng sự (2017), Aminian & cộng sự (2016), Lê Cao Hoàng Anh & Nguyễn Thị Thu Hằng (2012). 2.3.2. Dòng tiền, ĐBTC và các yếu tố khác ảnh hưởng đến KQTC của doanh nghiệp Bảng 2.2. Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC tại các doanh nghiệp Đối tượng Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Tổng dòng Giarto & Fachrurrozie (2020) tìm thấy tác động ngược chiều tiền ròng, hay đáng kể của tổng thể các dòng tiền đến KQTC, trong khi đó mối quan hệ Bhunia & cộng sự (2011) lại khẳng định tác động cùng chiều kết hợp các đáng kể đến KQTC, Trần Thị Hải Lý & cộng sự (2014) đúc dòng tiền ảnh kết tác động ngược chiều nhưng không đáng kể.
  16. 15 hưởng đến Aderin & Amede (2022) quan tâm đến tổng hợp các dòng KQTC, tiền, theo đó thiết lập 8 mô hình kết hợp ba dòng tiền (kinh doanh, đầu tư và tài trợ). Theo đó, nhóm tác giả đã khẳng định sự kết hợp của các dòng tiền có ý nghĩa giải thích cho KQTC, tuy nhiên nghiên cứu này chưa chỉ ra mô hình kết hợp các dòng tiền cung cấp thông tin cũng như tín hiệu về tình trạng KQTC hay lành mạnh tài chính. Trước đó, Kordestani & cộng sự (2011) đã có hướng tiếp cận tương tự, và đúc kết chi tiết rằng các mô hình kết hợp các dòng tiền cung cấp tín hiệu về KQTC bao gồm (i) dòng tiền HĐKD âm, dòng tiền HĐĐT dương và dòng tiền HĐTT dương, (ii) dòng tiền HĐKD âm, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT dương, (iii) dòng tiền HĐKD dương, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT âm, và (iv) dòng tiền HĐKD âm, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT âm. Pouraghajan & cộng sự (2014) tìm thấy sự kết hợp giữa các dòng tiền với các yếu tố tài chính khác ảnh hưởng cùng chiều đến KQTC bao gồm (i) dòng tiền HĐKD âm, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư và cổ tức dương, thuế âm, dòng tiền HĐĐT dương và dòng tiền HĐTT dương, (ii) dòng tiền HĐKD âm, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư và cổ tức âm, thuế âm, dòng tiền HĐĐT dương và dòng tiền HĐTT âm. Ngoài ra, KQTC chịu ảnh hưởng ngược chiều từ sự kết hợp (i) dòng tiền HĐKD dương, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư và cổ tức dương, thuế âm, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT dương, (ii) dòng tiền HĐKD dương, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư và cổ tức dương, thuế âm, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT âm, (iii) dòng tiền HĐKD âm, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư và cổ tức âm, thuế âm, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT dương, và (iv) dòng tiền HĐKD dương, tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư và cổ tức âm, thuế âm, dòng tiền HĐĐT âm và dòng tiền HĐTT âm. Shamsudin & Kamaluddin (2015) khẳng định rằng các công ty rơi vào tình trạng KQTC có mô hình kết hợp dòng tiền
  17. 16 không giống với các công ty lành mạnh tài chính. Theo đó, nhóm tác giả chỉ ra rằng các công ty có nhiều khả năng gặp phải tình trạng KQTC nếu (i) dòng tiền HĐKD dương và tài trợ cho mở rộng đầu tư và trả nợ vay dài hạn, hoặc (ii) dòng tiền HĐKD không thể trang trải các nghĩa vụ ngắn hạn, hoặc (iii) dòng tiền HĐKD bị thâm hụt và công ty phải huy động nguồn tiền tài trợ từ bên ngoài, hoặc (iv) tất cả các dòng tiền HĐKD, đầu tư và tài trợ đều âm. Dòng tiền Low & cộng sự (2001) đối sánh giữa nhóm doanh nghiệp rơi HĐKD ảnh vào tình trạng KQTC với nhóm doanh nghiệp lành mạnh tài hưởng đến chính, theo đó khẳng định dòng tiền HĐKD có ý nghĩa trong KQTC việc nhận diện KQTC. Finishtya (2019), Fawzi & cộng sự (2015), Lakshan & Wijekoon (2013), Sayari & Mugan (2013), Roslan & cộng sự (2022), Kusnanto (2023), Romadhina & cộng sự (2022), Sembiring (2022), Huang & cộng sự (2022), Rahman & cộng sự (2021), Muien & cộng sự (2022) đều khẳng định tác động ngược chiều đáng kể của dòng tiền HĐKD đến KQTC. Theo đó, công ty có thể tạo ra dòng tiền từ sản xuất kinh doanh càng cao sẽ gia tăng khả năng đáp ứng các trách nhiệm tài chính đến hạn, từ đó giảm nguy cơ rơi vào khó khăn tài chính, và ngược lại. Dance & Mad (2019), Phạm Thị Hồng Vân (2018), Pouraghajan & cộng sự (2014) cũng khẳng định ảnh hưởng ngược chiều của dòng tiền HĐKD đến KQTC, nhưng mối quan hệ lại không đáng kể. Dòng tiền Fawzi & cộng sự (2015), Roslan & cộng sự (2022) đều tìm HĐĐT ảnh thấy ảnh hưởng ngược chiều đáng kể của dòng tiền HĐĐT hưởng đến đến KQTC. Pouraghajan & cộng sự (2014), Sayari & Mugan KQTC (2013) cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều nhưng lại không đáng kể. Low & cộng sự (2001) khẳng định chưa tìm thấy đáng tin cậy về ý nghĩa của dòng tiền HĐĐT trong việc nhận diện KQTC. Dòng tiền Sayari & Mugan (2013) khẳng định tồn tại mối quan hệ ảnh
  18. 17 HĐTT ảnh hưởng cùng chiều đáng kể của dòng tiền HĐTT đến KQTC, hưởng đến Roslan & cộng sự (2022) cũng tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều KQTC nhưng mối quan hệ này không đáng kể. Ngược lại, Pouraghajan & cộng sự (2014) lại đúc kết ảnh hưởng ngược chiều đáng kể của dòng tiền HĐTT đến KQTC. Ngoài ra, Low & cộng sự (2001) khẳng định chưa tìm thấy đáng tin cậy về ý nghĩa của dòng tiền HĐTT trong việc nhận diện KQTC. Dòng tiền tự Dirman (2020) tìm thấy ảnh hưởng ngược chiều của dòng tiền do ảnh hưởng tự do đến KQTC, nhưng mối quan hệ này không đáng kể. đến KQTC Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.3.3. Thảo luận các bằng chứng thực nghiệm và khoảng trống nghiên cứu 2.3.3.1. Mô hình đo lường KQTC của các doanh nghiệp Theo đó, đề tài luận án lần lượt trả lời 2 câu hỏi cụ thể nhằm tìm ra mô hình đo lường KQTC phù hợp cho các doanh nghiệp, tức là trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất của đề tài luận án, bao gồm: (1) Có tồn tại sự khác biệt kết quả đo lường KQTC khi áp dụng các mô hình hay không? (2) Mô hình nào đo lường KQTC là phù hợp nhất? 2.3.3.2. Ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC của các doanh nghiệp Thứ nhất, tổng dòng tiền ròng, cũng là sự kết hợp ba dòng tiền ảnh hưởng đến KQTC. Đề tài luận án kế thừa và phát triển các hướng nghiên cứu như sau: - Đánh giá ảnh hưởng của tổng dòng tiền đến KQTC của các doanh nghiệp. - Đánh giá ảnh hưởng của sự tương tác giữa các dòng tiền thành phần đến KQTC của các doanh nghiệp. Thứ hai, từng dòng tiền thành phần ảnh hưởng đến KQTC.
  19. 18 Đề tài luận án kế thừa và phát triển các hướng nghiên cứu như sau: - Đánh giá ảnh hưởng của từng dòng tiền thành phần đến KQTC - Đánh giá vai trò điều tiết của dòng tiền dòng tiền HĐKD đối với tác động của ĐBTC đến KQTC. Thứ ba, nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC đối với trường hợp các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đề tài luận án nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp tại Việt Nam với sự đa dạng khía cạnh nêu trên sẽ cung cấp bằng chứng chặt chẽ và đáng tin cậy hơn, qua đó giúp hình thành và phát triển mô hình nhận diện KQTC có sự tham gia cấu thành của dòng tiền.
  20. 19 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU Tác giả đưa ra thiết kế nghiên cứu lần lượt gồm 2 phần chính như sau: (i) Lựa chọn mô hình đo lường KQTC phù hợp, và (ii) Đánh giá những ảnh hưởng của dòng tiền đến KQTC. 3.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG KQTC Đề tài sử dụng phương pháp kiểm định phi tham số Kruskal Wallis nếu dữ liệu nghiên cứu không phải dạng phân phối chuẩn, hoặc sử dụng phương pháp kiểm định tham số tương đương ANOVA One-way nếu dữ liệu nghiên cứu tồn tại dạng phân phối chuẩn. Giả thuyết nghiên cứu được xác định cho các kiểm định này là: H0: Các mô hình đo lường KQTC không có sự khác biệt đáng kể H1: Các mô hình đo lường KQTC có sự khác nhau đáng kể Đề tài sử dụng phương pháp thống kê các trường hợp xác định phù hợp và không phù hợp so với kết luận chung của tất cả các mô hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2