intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính-Ngân hàng: Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích được tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tài chính-Ngân hàng: Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HOÀNG DIỄM TRINH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Đà Nẵng, năm 2022
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÕ HOÀNG DIỄM TRINH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 62.34.02.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Lâm Chí Dũng 2. PGS.TS. Đặng Tùng Lâm Đà Nẵng, năm 2022
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Hệ thống NHTM Việt Nam vốn là một hệ thống chuyển đổi, thích ứng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung thống nhất sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình chuyển đổi này, có thể khái quát thành 2 giai đoạn lớn: giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống NH một cấp thành NH hai cấp; giai đoạn tiếp theo, hình thành một hệ thống NHTM đa sở hữu với cấu trúc sở hữu ngày càng được đa dạng hóa. Quá trình chuyển đổi về cấu trúc sở hữu được thực hiện theo một một chủ trương nhất quán và theo một tiến trình chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu lớn đóng góp vào sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, vẫn tồn tại những vấn đề cần được nhìn nhận thấu suốt, có căn cứ khoa học và thực tiễn vững chắc, đòi hỏi phải thu thập lượng dữ liệu tương đối đầy đủ, toàn diện. Đồng thời tiến hành những phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy để từ đó hình thành những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam theo định hướng gia tăng hiệu quả, đi kèm với tính ổn định, lành mạnh của hệ thống này. Về phương diện học thuật, qua tổng quan các nghiên cứu có thể thấy phần lớn các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung nghiên cứu hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro, rất ít nghiên cứu xem xét đồng thời tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro. Thêm nữa, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy chưa có sự đồng thuận về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM. Xét riêng, các nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng là các NHTM Việt Nam có các đặc điểm chủ yếu sau: - Đa phần những nghiên cứu này hoặc là chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả thuần túy thực trạng; hoặc các nghiên cứu định lượng nhưng cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của luận án; hoặc chỉ nghiên cứu trên mẫu dữ liệu nhỏ, thời gian nghiên cứu chưa đủ dài; hoặc chỉ tập trung vào một hình thức sở hữu chẳng hạn như sở hữu nhà nước hoặc sở hữu nước ngoài tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM chứ chưa thực sự tập trung vào ảnh hưởng của các hình thức sở hữu khác nhau đến rủi ro của NHTM;
  4. 2 - Sử dụng mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết, trong đó có cả ngân hàng, chứ không nghiên cứu riêng về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM, cho nên kết quả thực nghiệm có thể đúng cho mẫu là các công ty niêm yết nhưng chưa chắc đã đúng với các NHTM - một lĩnh vực hoạt động có những đặc thù riêng, khá khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác; - Phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam chỉ tập trung vào một loại rủi ro cụ thể, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng chứ chưa đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro tổng thể của NHTM; - Các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm định tính bền vững của kết quả và các vấn đề nội sinh của mô hình. Tóm lại, xét cả về hai phương diện thực tiễn cũng như học thuật, một nghiên cứu được tiến hành đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam theo một cách tiếp cận hiện đại, toàn diện, với bộ dữ liệu đầy đủ và cập nhật, khắc phục những hạn chế trong khoảng trống nghiên cứu, đóng góp thêm sự đa dạng cho những bằng chứng thực nghiệm, từ đó mang lại những giá trị học thuật và thực tiễn là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam ” 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích được tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu: - Về lý thuyết, cấu trúc sở hữu có thể được xem xét theo các quan điểm, góc độ phân tích nào? Có những lý thuyết nào liên quan đến cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời; rủi ro của NHTM? - Thực trạng cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua đã diễn biến như thế nào? - Cấu trúc sở hữu có tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam hay không, cụ thể ra sao?
  5. 3 - Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại thông qua cơ chế nào? - Những khuyến nghị cần thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước và các ngân hàng thương mại Việt Nam từ thực trạng tác động trên là gì? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng phân tích là tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối tượng khảo sát là các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tác động của hai loại cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. Đó là cấu trúc sở hữu theo (i) đặc trưng của cổ đông: sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu NĐT trong nước và (ii) theo mức độ tập trung sở hữu trên mẫu các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007- 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp bổ sung như phân tích thống kê mô tả để giúp làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu. Các kết luận và hàm ý rút ra từ nghiên cứu sẽ dựa trên các kết quả từ các mô hình phân tích trong luận án. 6. Đóng góp của luận án Về mặt khoa học Thứ nhất, tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM đã nhận được sự quan tâm đáng kể của các học giả trên thế giới cũng như Việt Nam. Tuy nhiên, có ít nghiên cứu tiến hành đồng thời việc nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. Việc xem xét đồng thời ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu lên cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM trong cùng một đề tài nghiên cứu sẽ cho phép đặt các tương quan trong một tổng thể, từ đó sẽ đóng góp vào việc thảo luận kết quả nghiên cứu và đặc biệt xem xét các hàm ý từ kết quả nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, thay vì xem xét chúng một cách biệt lập. Điều này sẽ giúp hạn chế những kết luận phiến diện, thiếu cân
  6. 4 nhắc sự đánh đổi giữa rủi ro và sinh lời. Vì vậy, một trong những đóng góp của luận án này là cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về sự tác động đồng thời của cấu trúc sở hữu lên cả khả năng sinh lời và rủi ro. Thứ hai, phương pháp nghiên cứu trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở Việt Nam chưa có điều kiện để quan tâm một cách thích đáng. Và để khắc phục những vấn đề này, luận án sẽ tiến hành phân tích lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp nhất với các kiểm định hợp lý để phân tích tác động của các cấu trúc sở hữu khác nhau đến khả năng sinh lời và rủi ro tổng thể của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Đề tài cũng dành nhiều nỗ lực trong việc tiến hành các kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu và các vấn đề nội sinh của mô hình; Thứ ba, một vấn đề sẽ lần đầu được nghiên cứu trong luận án là nghiên cứu tác động cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ tương tác với nhân tố cơ chế quản trị công ty đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam; Thứ tư, trên cơ sở kế thừa các mô hình, các phương pháp nghiên cứu, luận án sẽ tiến hành khảo sát cơ sở dữ liệu thực tế liên quan 26 ngân hàng thương mại ở Việt Nam thời kỳ 2007-2019. Điều này có nghĩa là nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng khảo sát là các NHTM Việt Nam, loại trừ các công ty kinh doanh các lĩnh vực ngoài NHTM. Nghiên cứu cũng đã mở rộng đối tượng khảo sát cả về số lượng NHTM Việt Nam lẫn về thời gian khảo sát. Về mặt thực tiễn Luận án có thể được coi là một trong những nghiên cứu đầu tiên sử dụng bối cảnh và dữ liệu của Việt Nam để nghiên cứu đồng thời tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro. Bên cạnh đó, mặc dù trước đây đã có một vài nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của các NHTM tại Việt Nam, việc sử dụng dữ liệu bảng với số lượng quan sát lớn hơn là một điểm mới của luận án về vấn đề này. Kết quả nghiên cứu chính của luận án về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cung cấp những khuyến nghị hữu ích đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc đề xuất các chính sách định hướng gia tăng tính hiệu quả, ổn định, lành mạnh của hệ thống ngân hàng nói riêng, hệ thống tài chính nói chung, đảm bảo các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Đối
  7. 5 với các NHTM, các khuyến nghị nhằm hình thành cơ sở khoa học cho các quyết định hoàn thiện hoạt động quản trị ngân hàng theo định hướng điều chỉnh cấu trúc sở hữu và/hoặc tìm kiếm các giải pháp phát huy ưu thế, khắc phục những hạn chế của từng loại hình cấu trúc sở hữu, từ đó gia tăng khả năng sinh lời và năng lực kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại 7. Bố cục của luận án Luận án này được cấu trúc gồm bốn chương, chi tiết như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề chung về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Nội dung này giới thiệu các cách tiếp cận về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro. Đồng thời giới thiệu các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời cũng như các loại rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. 1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro 1.2.1. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời Các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu lên kết quả kinh doanh dựa trên các lý thuyết nền tảng sau: Lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết lựa chọn công cộng và lý thuyết về quyền sở hữu. 1.2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro Hai chuỗi lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp và rủi ro xác định hướng phân tích về rủi ro của ngân hàng thương mại.
  8. 6 1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Phần này tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro trên phạm vi quốc tế và trong nước. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều quan điểm trái ngược về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM. 1.4. Khoảng trống nghiên cứu Qua phần tổng quan tình hình nghiên cứu trên đây, chúng ta đã có được một cơ sở các nghiên cứu rất phong phú trong và ngoài nước về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời, đến rủi ro của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng. Các nghiên cứu này không chỉ cho biết xu hướng tác động mà còn lý giải nhiều vấn đề thuộc phương pháp nghiên cứu như: sự lựa chọn các mô hình nghiên cứu, các biến nghiên cứu, các kiểm định, những ưu nhược điểm của các cách tiếp cận phân tích định lượng … Các công trình nghiên cứu này sẽ giúp cho những ai quan tâm không chỉ hiểu sâu thêm các vấn đề lý thuyết mà còn hỗ trợ hiệu quả cho sự vận dụng các phương pháp nghiên cứu, các mô hình hồi quy vào xem xét các mối quan hệ này trên một phạm vi không gian nhất định. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể cũng như xem xét vấn đề nghiên cứu theo định hướng vận dụng cho thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, qua phân tích và tổng hợp tiến trình và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trên, có thể nhận thấy những khoảng trống nghiên cứu sau đây: - Phần lớn các nghiên cứu trên thế giới chỉ tập trung nghiên cứu hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc là tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro, rất ít nghiên cứu xem xét đồng thời tác động của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro. Thêm nữa, kết quả của các nghiên cứu này cho thấy chưa có sự đồng thuận về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM; - Đối với các nghiên cứu trong nước: (i) Như đã phân tích ở mục 6 (Ý nghĩa luận án), nhu cầu nghiên cứu về tác động đồng thời của cấu trúc sở hữu đến cả khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM là thực sự cần thiết cả về
  9. 7 phương diện học thuật cũng như thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến vẫn chưa có những nghiên cứu nào được tiến hành theo cách tiếp cận này đối với hệ thống NHTM Việt Nam. (ii) Đa số những nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam hoặc là chỉ dừng lại ở các nghiên cứu mô tả thuần túy thực trạng; hoặc các nghiên cứu triển khai theo hướng nghiên cứu định lượng nhưng cách tiếp cận khác với cách tiếp cận của luận án này. Các nghiên cứu này: - hoặc chỉ nghiên cứu trên mẫu dữ liệu nhỏ, thời gian nghiên cứu chưa đủ - hoặc chỉ tập trung vào một hình thức sở hữu, chẳng hạn, sở hữu nhà nước hoặc sở hữu nước ngoài tác động đến khả năng sinh lời hoặc rủi ro của NHTM chứ chưa thực sự tập trung vào tác động của các hình thức sở hữu khác nhau đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM; (ii) Một đặc điểm đáng lưu ý, các nghiên cứu trước đây sử dụng mẫu dữ liệu là các công ty niêm yết, trong đó có cả ngân hàng, chứ không nghiên cứu riêng về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Điều này dẫn đến những dữ liệu của các Công ty không phải NHTM với số lượng tham gia mẫu lớn hơn nhiều so với NHTM sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả thực nghiệm mà qua đó có thể không phản ảnh được chính xác những đặc điểm của hệ thống NHTM Việt Nam. (iii) Các nghiên cứu trước đây phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam chỉ tập trung vào một loại rủi ro cụ thể, chẳng hạn như rủi ro thanh khoản hoặc rủi ro tín dụng chứ chưa đánh giá tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro tổng thể của NHTM. (iv) Các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cho đến nay vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc kiểm định tính bền vững của kết quả và các vấn đề nội sinh của mô hình. Do đó các kết quả chưa có đủ độ tin cậy cao để làm cơ sở cho các khuyến nghị. (v) Ngoài ra, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam cho đến nay vẫn chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu cơ chế thông qua đó cấu trúc sở hữu tác động đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM.
  10. 8 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Các giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. H1a: Sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam H1b: Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam H2a: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam H2b: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam H3a: Sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam H3b: Sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam H4a: Sở hữu tập trung có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam Việt Nam H4b: Sở hữu tập trung có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam Việt Nam H5a: Sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam H5b: Sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam H6a: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động cùng chiều đến rủi ro của NHTM Việt nam H6b: Sở hữu nhà đầu tư trong nước tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt nam H7a: Sở hữu nước ngoài có tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam H7b: Sở hữu nước ngoài có tác động cùng chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam H8a: Sở hữu tập trung có tác động ngược chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam H8b: Sở hữu tập trung có tác động cùng chiều đến rủi ro của NHTM Việt Nam
  11. 9 2.2. Mô hình nghiên cứu 2.2.1. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Mô hình phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam. Profitit= β0+ β1OWNit+ β2CONTROLit + i+δt +εit Mô hình phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của NHTM. Profitit=β0+ β1OWNit +β2CGit + β3OWNit*CGit + β4CONTROLit + i + δt +εit 2.2.2. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Mô hình phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Riskit= β0+ β1OWNit+ β2CONTROLit + i +δt +εit Mô hình phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của ngân hàng thương mại Riskit = β0+ β1OWNit + β2CGit + β3OWNit*CGit + β4CONTROLit + i + δt +εit Trong đó: Profitit: Biến phụ thuộc là khả năng sinh lời của NHTM được đo lường thông qua chỉ số tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) Riskit: Biến phụ thuộc đo lường rủi ro của NHTM, được đo lường thông qua chỉ số Z điều chỉnh, độ lệch chuẩn của ROA, độ lệch chuẩn của ROE OWNit: Biến độc lập cấu trúc sở hữu đo lường thông qua tỷ lệ sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước (SO), sở hữu nước ngoài (FO), sở hữu nhà đầu tư trong nước (DO) và sở hữu tập trung (CO). CGit: Biến quản trị công ty bao gồm số thành viên độc lập trong HĐQT (INDB), quy mô HĐQT (BOARD) và số thành viên nữ trong HĐQT (FEM). CONTROLit: Các biến kiểm soát đặc thù ngân hàng i: hiệu ứng cố định của ngân hàng δt: hiệu ứng cố định năm εit: sai số ước tính của mô hình 2.3. Đo lƣờng các biến nghiên cứu
  12. 10 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến Dấu STT Biến Ký hiệu Công thức tính kỳ vọng Biến phụ thuộc Tỷ suất lợi nhuận (Lợi nhuận sau thuế/ 1 ROA trên tổng tài sản Tổng tài sản) Tỷ suất lợi nhuận (Lợi nhuận sau thuế/ 2 trên tổng vốn chủ ROE Tổng vốn chủ sở hữu) sở hữu ADZ= Log(Zscore) Chỉ số Z điều ( ) 3 ADZ chỉnh ( ) Độ lệch của 4 ζ(ROE) ∑ ( ⃐ ) chuẩn ROE √ ( ) Độ lệch chuẩn 5 ζ(ROA) ∑ ( ⃐ ) của ROA √ Biến độc lập Tỷ lệ sở hữu của nhà nước (gồm DNNN và NN 1 Sở hữu nhà nước SO +/- sở hữu trực tiếp)/ Tổng VCSH Tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ Sở hữu nước 2 FO chức nước ngoài/ Tổng +/- ngoài VCSH Tỷ lệ sở hữu cá nhân và tổ Sở hữu nhà đầu 3 DO chức trong nước/ Tổng +/- tư trong nước VCSH Tỷ lệ sở hữu của các cổ 4 Sở hữu tập trung CO +/- đông lớn/ Tổng VCSH Biến quản trị công ty 1 Thành viên độc INDB Số thành viên độc lập +
  13. 11 Dấu STT Biến Ký hiệu Công thức tính kỳ vọng lập trong HĐQT trong HĐQT Tổng số thành viên của 2 Quy mô HĐQT BOARD + HĐQT Thành viên nữ Số thành viên nữ trong 3 FEM + trong HĐQT HĐQT Biến kiểm soát Quy mô của ngân 1 SIZE Log(Tổng tài sản) +/- hàng Tổng tiền gửi/ Tổng nợ 2 Tỷ lệ tiền gửi DEP +/- của ngân hàng Dư nợ cho vay/ tổng tài 3 Tỷ lệ cho vay LOA +/- sản Hiệu quả hoạt Tổng chi phí hoạt động/ 4 EFF + động tổng thu nhập hoạt động (Lợi nhuận sau thuế/ 5 Khả năng sinh lời ROE - Tổng vốn chủ sở hữu) Tổng dư nợ cho vay/ 6 Tỷ lệ thanh khoản LIQ + Tổng tiền gửi 2.4. Dữ liệu nghiên cứu Nguồn dữ liệu được sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này là thông tin thứ cấp thu thập từ Báo cáo tài chính được kiểm toán, Điều lệ ngân hàng, Báo cáo thường niên, Bảng cáo bạch của các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian 2007-2019. Trong đó, dữ liệu về cấu trúc sở hữu được tác giả tự thu thập trên các báo cáo của ngân hàng, các dữ liệu tài chính được cung cấp bởi Stoxplus 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế lượng dựa trên dữ liệu bảng không cân bằng. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số phương pháp bổ sung như phân tích thống kê mô tả để giúp làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.
  14. 12 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt Nam Phần này trình bày thực trạng về khả năng sinh lời, rủi ro và cấu trúc sở hữu của NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 3.2. Kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 3.2.1. Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu 3.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam Bảng 3.1 Cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam BIẾN ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE Sở hữu nhà nước 0.004** 0.045*** (2.59) (3.20) Sở hữu NĐT trong nước -0.006***-0.056*** (-3.89) (-3.80) Sở hữu nước ngoài 0.011*** 0.042 (2.73) (1.14) Sở hữu tập trung 0.003** 0.031** (2.05) (2.04) Quy mô -0.002*** 0.044*** -0.003***0.037***-0.003*** 0.046*** -0.002*** 0.044*** (-2.92) (6.36) (-3.83) (5.00) (-3.26) (6.12) (-2.95) (6.16) Tỷ lệ tiền gửi -0.009** -0.131*** -0.008** -0.129***-0.011***-0.153***-0.011***-0.155*** (-2.55) (-4.10) (-2.41) (-4.07) (-3.27) (-4.79) (-2.84) (-4.53)
  15. 13 BIẾN ROA ROE ROA ROE ROA ROE ROA ROE Tỷ lệ cho vay -0.003 0.005 -0.004 0.005 0.002 0.047 -0.001 0.036 (-0.69) (0.12) (-0.92) (0.13) (0.42) (1.22) (-0.14) (0.89) Tỷ lệ thanh khoản 0.000 0.003 0.000 0.002 0.000 0.001 0.000 0.001 (0.75) (0.67) (0.74) (0.60) (0.20) (0.22) (0.36) (0.21) Hằng số 0.048*** -0.427***0.066***-0.286*** 0.053***-0.461*** 0.049*** -0.430*** (4.70) (-4.62) (5.65) (-2.69) (4.91) (-4.61) (4.75) (-4.53) Số quan sát 318 318 317 317 317 317 291 291 Ảnh hưởng cố định năm Có Có Có Có Có Có Có Có 2 R được điều chỉnh 7.72% 19.77% 10.15% 20.80% 7.98% 17.47% 8.36% 17.67% 3.2.3. Kiểm định sự bền vững của kết quả nghiên cứu Phần này tiến hành kiểm định về tính bền vững của kết quả nghiên cứu, chứng minh độ tin cậy về tác động của cấu trúc đến khả năng sinh lời. 3.2.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam. Nội dung này tiếp tục mở rộng mô hình trước đây để nghiên cứu giả thuyết cấu trúc sở hữu có thể thông qua cơ chế quản trị công ty tác động đến khả năng sinh lời của NHTM bằng cách thêm một hệ số tương tác giữa biến cấu trúc sở hữu với biến đo lường cơ chế quản trị công ty. Profitit= β0+ β1OWit+ β2CGit + β3OWit*CGit + β4CONTROLit +δt +εit 3.3. Kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 3.3.1. Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu 3.3.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam
  16. 14 Bảng 3.4: Tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nhà đầu tư trong nước đến rủi ro của các NHTM Việt Nam Độ lệch Độ lệch Hệ số Z Hệ số Z Độ lệch Độ lệch Biến chuẩn chuẩn điều điều chuẩn ROA chuẩn ROE ROA ROE chỉnh chỉnh Sở hữu nhà nƣớc 0.009*** 0.057*** -0.572* (3.60) (2.98) (-1.91) Sở hữu NĐT trong nƣớc -0.006*** -0.029* 0.106 (-3.01) (-1.69) (0.39) Quy mô -0.002*** -0.005 0.216*** -0.002*** -0.010** 0.269*** (-2.89) (-1.10) (2.93) (-4.32) (-2.24) (3.92) Tỷ lệ cho vay -0.001 0.022 0.111 -0.002 0.018 0.122 (-0.47) (1.47) (0.47) (-0.85) (1.19) (0.51) Tỷ lệ thanh khoản -0.000 -0.001 0.029 -0.000 -0.002 0.031 (-0.66) (-1.05) (1.36) (-0.83) (-1.20) (1.45) Hiệu quả hoạt động 0.001 0.027* -0.873*** 0.002 0.030* -0.875*** (0.59) (1.68) (-3.46) (0.98) (1.84) (-3.39) Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 0.010** 0.083** -2.546*** 0.012*** 0.091*** -2.624*** (2.46) (2.54) (-4.96) (2.82) (2.79) (-5.08) Hằng số 0.024*** 0.058 -0.579 0.039*** 0.154*** -1.503* (3.02) (0.91) (-0.58) (5.49) (2.68) (-1.67) Ảnh hưởng cố định năm Có Có Có Có Có Có Số quan sát 296 296 296 295 295 295 2 R điều chỉnh 31.88% 15.67% 29.94% 31.54% 14.25% 28.77% Bảng 3.5: Tác động của sở hữu nước ngoài và sở hữu tập trung đến rủi ro của các NHTM Việt Nam Hệ số Z Độ lệch Hệ số Z Độ lệch Độ lệch Độ lệch Biến điều chuẩn điều chuẩn ROA chuẩn ROE chuẩn ROE chỉnh ROA chỉnh
  17. 15 Sở hữu nƣớc ngoài -0.006** -0.056** 0.808** (-2.06) (-2.29) (2.08) Sở hữu tập trung 0.001* -0.001 -0.170* (1.82) (-0.10) (-1.78) Quy mô -0.002*** -0.005 0.204*** -0.003*** -0.009*** 0.251*** (-3.10) (-1.11) (2.73) (-7.78) (-3.00) (5.02) Tỷ lệ cho vay -0.001 0.021 0.076 -0.001 0.011 0.235 (-0.66) (1.41) (0.32) (-0.40) (0.84) (1.11) Tỷ lệ thanh khoản -0.000 -0.001 0.028 -0.000 -0.001 0.026 (-0.72) (-1.07) (1.34) (-0.82) (-1.04) (1.12) Hiệu quả hoạt động 0.002 0.027* -0.833*** 0.001 0.024 -0.879*** (0.82) (1.67) (-3.24) (0.62) (1.57) (-3.46) Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH 0.011*** 0.084** -2.515*** 0.012*** 0.121*** -3.252*** (2.62) (2.56) (-4.87) (3.01) (4.04) (-6.68) Hằng số 0.035*** 0.113* -0.925 0.045*** 0.131*** -1.111* (4.67) (1.90) (-0.99) (8.70) (3.31) (-1.72) Ảnh hưởng cố định năm Có Có Có Có Có Có Số quan sát 295 295 295 271 271 271 2 R điều chỉnh 32.38% 15.61% 29.66% 0.1904 0.0572 0.1703 3.3.3. Kiểm định sự bền vững của kết quả nghiên cứu Phần này tiến hành kiểm định về tính bền vững của kết quả nghiên cứu, chứng minh độ tin cậy về tác động của cấu trúc đến rủi ro của NHTM. 3.3.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Việt Nam. Nội dung này tiếp tục mở rộng mô hình trước đây để nghiên cứu giả thuyết cấu trúc sở hữu có thể thông qua cơ chế quản trị công ty tác động đến rủi ro của NHTM bằng cách thêm một hệ số tương tác giữa biến cấu trúc sở hữu với biến đo lường cơ chế quản trị công ty. Riskit= β0+ β1OWit+ β2CGit + β3OWit*CGit + β4CONTROLit +δt +εit
  18. 16 Kết quả nghiên cứu chính Cấu trúc sở Khả năng sinh lời Rủi ro hữu 1. Sở hữu Nhà (+) Sở hữu Nhà nước càng cao, (+) Sở hữu Nhà nước càng nước khả năng sinh lời càng cao cao, rủi ro càng cao 2. Sở hữu (-) Sở hữu NĐT trong nước (-) Sở hữu NĐT trong NĐT trong càng cao, khả năng sinh lời nước càng cao, rủi ro càng nước càng thấp thấp 3. Sở hữu (+) Sở hữu nước ngoài càng (-) Sở hữu nước ngoài nước ngoài cao, khả năng sinh lời càng cao càng cao, rủi ro càng thấp 4. Sở hữu tập (+) Sở hữu tập trung càng cao, (+) Sở hữu tập trung càng trung khả năng sinh lời càng cao cao, rủi ro càng cao Kết quả nghiên cứu thông qua cơ chế quản trị Cấu trúc sở hữu Khả năng sinh lời Rủi ro 1. Sở hữu NN* Qmô (-) tác động của sở hữu (-) tác động của sở hữu HĐQT nhà nước đến KNSL nhà nước đến rủi ro yếu yếu hơn trong các ngân hơn trong các ngân hàng hàng có cơ chế QTCT có cơ chế QTCT mạnh. mạnh. 2. Sở hữu N. Không có ý nghĩa Không có ý nghĩa thống ngoài*Q mô HĐQT thống kê kê 3. Sở hữu NĐT (+) tác động ngược (+) tác động của sở hữu trong nƣớc*Q mô chiều của sở hữu NĐT NĐT trong nước đến rủi HĐQT trong nước yếu đi ở ro yếu hơn trong các những NHTM có cơ ngân hàng có cơ chế chế quản trị công ty QTCT mạnh mạnh. 4. Sở hữu tập Không có ý nghĩa (-) tác động của sở hữu trung*Q mô HĐQT thống kê. tập trung đến rủi ro yếu hơn trong các ngân hàng có cơ chế QTCT mạnh
  19. 17 CHƢƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 4.1.1. Tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu nhà nước càng cao khả năng sinh lời càng cao và rủi ro cũng càng cao, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu H1b, H5a và nhất quán với các phát hiện của một số các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mối quan hệ thuận chiều giữa khả năng sinh lời và sở hữu nhà nước tại Việt Nam xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, do đặc thù lịch sử, các NHTM với vốn nhà nước chi phối đã kế thừa các lợi thế về tài sản hữu hình (cơ sở vật chất..), tài sản vô hình (uy tín, truyền thống, thương hiệu…). Thứ hai, các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao có lợi thế trong các quan hệ có tính truyền thống với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn lớn. Thứ ba, các NHTM này có lợi thế về mạng lưới, có hệ thống mạng lới rộng khắp. Thứ tư, các NHTM này có lợi thế về kinh nghiệm do ra đời từ lâu nên có thể tích lũy được các kinh nghiệm, kỹ năng. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng sinh lời cao thì rủi ro đi kèm cũng cao trong các NHTM này. Lý giải cho kết quả này có thể xem xét theo nhiều khía cạnh. Đầu tiên, có thể nhận thấy sự chậm đổi mới trong hệ thống quản trị tại các NHTM này, đặc biệt là quản trị rủi ro, chậm áp dụng những phương pháp hiện đại trong đo lường và quản trị rủi ro. Thứ hai, các NHTM này bên cạnh lợi thế về quan hệ thì cũng gặp những tác động bất lợi từ những mối quan hệ này chẳng hạn như phải tài trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn nhà nước. Thứ ba là vấn đề người đại lý, người ủy thác. Trong các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao, vấn đề thông tin bất đối xứng và chi phí đại diện trong trường hợp này sẽ cao hơn. Thứ tư, các NHTM này phải thực hiện trách nhiệm chính trị do đó có thể gia tăng rủi ro. 4.1.2. Tác động của sở hữu NĐT trong nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu NĐT trong nước càng cao, khả năng sinh lời của các NHTM càng thấp, rủi ro càng thấp. Kết
  20. 18 quả này ủng hộ giả thuyết nghiên cứu H2b, H6b và đồng nhất với một số kết quả nghiên cứu trước đây. Kết quả này có thể do một số nguyên nhân: sở hữu NĐT trong nước không có được các lợi thế về tài sản hữu hình, về quan hệ, về thương hiệu… do đó các NHTM này khó có thể cạnh tranh được với các NHTM có sở hữu Nhà nước cao; các NHTM này cũng gặp khó khăn khi mở rộng hệ thống mạng lưới; các NHTM này được thành lập sau, không có được các lợi thế về kinh nghiệm cũng như quy mô, đặc biệt là quy mô về vốn; nguồn vốn ban đầu của các NHTM này cũng không dồi dào, tình trạng sở hữu chéo đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Bên cạnh những hạn chế, các NHTM có tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước cao sẽ thận trọng khi đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm giảm thiểu các rủi ro để bảo toàn vốn. Các NHTM này không có nhiều sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, chưa có sự hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư nước ngoài để có thể tận dụng được các kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến trong quản trị do đó các nhà quản trị càng thận trọng. Hệ thống quản trị của các NHTM này cũng dễ dàng đổi mới hơn so với của nhóm các NHTM có sở hữu nhà nước cao. Thêm vào đó, theo lí thuyết chi phí đại diện, khi tỷ lệ sở hữu NĐT trong nước cao sẽ giảm được tình trạng thông tin bất đối xứng, từ đó cũng giảm thiểu được rủi ro. 4.1.3. Tác động của sở hữu nước ngoài đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM Việt Nam Đối với biến sở hữu nước ngoài, kết quả hồi quy cho thấy tỷ lệ sở hữu nước ngoài càng cao, khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam càng cao và rủi ro của các NHTM càng thấp. Kết quả này ủng hộ giả thuyết H3a, H7a và phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cũng như Việt Nam. Kết quả này có thể được lý giải trong tình huống các NHTM Việt Nam bởi một số lí do. Thứ nhất, các NHTM này có ưu thế về quản trị, tuân thủ các chuẩn mực quản trị tốt hơn các loại hình sở hữu khác. Thứ hai, các NHTM có sở hữu nước ngoài có thể khai thác các ưu thế về quan hệ đối với các đối tác nước ngoài. Thứ ba, các NHTM này càng độc lập hơn trong các quyết định quản trị và cũng ít chịu ảnh hưởng trách nhiệm chính trị. Thứ tư, các NHTM có sở hữu nước ngoài có thể tận dụng được các thế mạnh của nhà đầu tư nước ngoài về khoa học công nghệ, quy trình sản xuất chuyên nghiệp, khả năng quản lý và tiếp thị cũng như khả năng tiếp cận các nguồn vốn tài chính và nguồn nhân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2