intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau" nghiên cứu lý luận và thực trạng về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT tăng khả năng kiểm soát và ứng phó với stress phù hợp với kiểu nhân cách của mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI LÊ THỊ PHƢƠNG NGA ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU Chuyên ngành: Tâm lí học chuyên ngành Mã số: 9.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN ĐỨC SƠN 2. TS. GIÁP BÌNH NGA Phản biện 1: PGS.TS Trƣơng Thị Khánh Hà Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Lã Thị Thu Thủy Viện Tâm lí học Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Thị Tình Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Vào hồi:..........giờ...........ngày...........tháng............năm 20...... Có thể tìm luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia, Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ứng phó của cá nhân là một trong những hướng nghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Theo quan điểm của Lazarus và Folkman (1984) - một trong những nghiên cứu lý luận quan trọng về ứng phó cho rằng: “ứng phó là những nỗ lực không ngừng nhằm thay đổi về nhận thức và hành vi của cá nhân để giải quyết các yêu cầu cụ thể, tồn tại bên trong cá nhân và trong môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ” [101]. Theo đó, cá nhân sẽ giải quyết được vấn đề của mình nếu biết cách ứng phó phù hợp khi gặp phải những tình huống khó khăn trong cuộc sống. Stress cũng là một vấn đề tâm lí mang tính chất nguy cơ mà không ít học sinh phải ứng phó ở các trường học. Khi đối mặt với những vấn đề gây stress trong cuộc sống, nếu học sinh có cách ứng phó chủ động và tích cực, sẽ giúp các em giải quyết được vấn đề và có thêm kinh nghiệm cho bản thân. Tuy nhiên, nếu học sinh sử dụng những cách ứng phó chưa phù hợp, sẽ làm cho vấn đề ngày càng trầm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và hiệu quả học tập của các em. Học sinh trung học phổ thông (THPT) là lứa tuổi học tập phải đối phó với nhiều áp lực, các em cần phải kết thúc chương trình học phổ thông, chuẩn bị vào đại học để lựa chọn nghề nghiệp tương lai cho mình. Bên cạnh những áp lực về học tập, học sinh THPT phải chịu áp lực lớn trong quan hệ với bạn bè, thầy cô và cha mẹ. Ở lứa tuổi này các em hay gặp phải các mâu thuẫn trong tình bạn khác giới, tình yêu tuổi học trò điều này làm các em mệt mỏi, thiếu tập trung trong học tập. Sự kì vọng quá lớn của cha mẹ đối với các em cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tâm lý của học sinh… Tất cả những điều đó nhiều khi tạo nên một sức p lớn đến các em, tạo nên stress trong cuộc sống và điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến không ch hoạt động học mà cả trong quá trình hoàn thiện nhân cách của các em. Thực tế hiện nay cho thấy, đ có những trường hợp các em bị stress nặng, rối loạn sinh lý thậm chí tự tử. Đa phần các trường hợp này đều thiếu kiến thức cũng như chưa có khả năng ứng phó tốt với stress trong cuộc sống. Nhiều nghiên cứu đ ch ra rằng những cách ứng phó thiếu thích ứng với stress của học sinh có mối liên hệ với nhiều vấn đề như kết quả học tập giảm sút (Struthers, Perry, & Menec, 2000), trầm cảm (Aktekin và c.s, 2001); lo âu (Renk & Eskola, 2007), rối loạn ăn uống (Wichianson và c.s, 2009). Ngược lại, với những chiến lược ứng phó chủ động và tích cực, học sinh có thể có mức độ mức độ stress thấp hơn (Coiro, Bettis, & Compas, 2017), ít lo âu hơn (Renk & Eskola, 2007), có khả năng thích ứng với môi trường cao hơn (Leong, Bonz, & Zachar, 1997), và sức khỏe thể chất tốt hơn (Park & Adler, 2003). Những kết quả này cho thấy, tình trạng stress của học sinh có thể sớm được cải thiện nếu các em biết sử dụng các chiến lược ứng phó hiệu quả một cách kịp thời, thì có thể góp phần làm giảm thiểu và ngăn chặn được những hành vi tiêu cực xảy ra với các em. Ở Việt Nam, có khá nhiều nghiên cứu về stress cũng như các chương trình hành động kiểm soát stress nhưng phần lớn đều hướng vào đối tượng công nhân viên chức, sinh viên; còn chưa thật nhiều nghiên cứu chú trọng đến stress trên đối tượng học sinh THPT. Mặc khác, các nghiên cứu trên đối tượng học sinh THPT thường ch tập trung vào tìm hiểu mức
  4. 2 độ, biểu hiện và nguyên nhân gây ra stress mà ít quan tâm nghiên cứu cách ứng phó của họ; cũng như chưa xác định được mối liên hệ giữa các cách ứng phó với những biến số về tâm lý, sinh lý, hay xã hội. Vì thế, các biện pháp đề xuất còn thiếu thiết thực và không sát đối tượng (Robotham, 2008). Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực ti n trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau” như một hướng tiếp cận có ý ngh a về lý luận và thực ti n. 2. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT tăng khả năng kiểm soát và ứng phó với stress phù hợp với kiểu nhân cách của mình. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể gồm 571 học sinh THPT. 4. Giả thuyết khoa học - Khi đối mặt với những vấn đề gây stress trong cuộc sống, học sinh THPT đ sử dụng nhiều cách ứng phó khác nhau, bao gồm cả cách ứng phó hiệu quả và k m hiệu quả. - Học sinh THPT có các kiểu nhân cách khác nhau thì cách thức ứng phó với stress cũng có sự khác biệt. Trong đó, những học sinh có kiểu nhân cách nhạy cảm có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó k m hiệu quả hơn so với những học sinh có kiểu nhân cách khác. - Một số yếu tố chủ quan của học sinh (đặc điểm lứa tuổi, giới tính, tinh thần lạc quan, bi quan, mức độ stress…) và yếu tố khách quan (chỗ dựa x hội: gia đình, bạn bè, môi trường học tập trong nhà trường) có ảnh hưởng và có thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó của học sinh THPT khi gặp phải stress. Trong đó, chỗ dựa x hội có ảnh hưởng mạnh nhất đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau như: tổng quan vấn đề nghiên cứu, xây dựng các khái niệm công cụ, các mặt biểu hiện và các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; cùng những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với stress của học sinh THPT ở các kiểu nhân cách khác nhau. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau ứng phó với stress tốt hơn.
  5. 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu - Đề tài lựa chọn cách phân loại kiểu nhân cách của học sinh THPT theo mô hình 5 yếu tố lớn của nhân cách (bìg-five model) hay còn gọi là Big-Five; với thang đo năm nhân tố rút gọn Big Five Inventory – Short Form (BFI –S) của tác giả Frieder R. Lang và đồng nghiệp (2011). - Đề tài dựa trên quan điểm của Tobin và các cộng sự (1989) để tìm hiểu thực trạng các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau với thang đo Bảng kiểm Chiến lược ứng phó (Coping Strategies Inventory - CSI) của Garcia và các cộng sự (2006). - Tìm hiểu một số yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau qua ba thang đo sau: (1) Thang đo lạc quan, bi quan (Life Orientation Test – Revised – LOT - R) của Scheier và Carver (1985); (2) Thang đo stress (Percieved Stress Scale – PSS) của Cohen & Williamson (1988); (3) Thang đo hỗ trợ x hội (The multidimensional Scale of perceived social support – MSPSS) của Zimet, Dahlem, Zimet và Farley (1988). 6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên khách thể là học sinh THPT, bao gồm 571 học sinh nam và học sinh nữ, học sinh từ lớp 10 đến lớp 12. 6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 02 trường THPT thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và 02 trường THPT thuộc huyện Hoằng Hóa, t nh Thanh Hóa. 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp luận nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình, chúng tôi dựa trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tâm lí học như: Nguyên tắc thống nhất giữa hoạt động - nhân cách; nguyên tắc đảm bảo sự phát triểnvà nguyên tắc tiếp cận hệ thống. 7.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp quan sát - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về lí luận Luận án đ hệ thống hóa những vấn đề lí luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; xác định các khái niệm công cụ (ứng phó, stress, ứng phó với stress, kiểu nhân cách, ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách
  6. 4 khác nhau); xác định được 08 cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau bao gồm: cấu trúc lại nhận thức, đổ lỗi bản thân, mơ tưởng, tìm kiếm hỗ trợ x hội, giải quyết vấn đề, lảng tránh vấn đề và cô lập bản thân; ch ra một số yếu tố chủ quan (tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ stress…) và yếu tố khách quan (chỗ dựa x hội: gia đình, bạn bè, môi trường học tập trong nhà trường) có ảnh hưởng đến các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. 8.2. Về thực tiễn Luận án đ ch rõ thực trạng các cách ứng phó với stress của học sinh THPT trên toàn mẫu nghiên cứu và ở các kiểu nhân cách khác nhau. Trong đó, đề tài phát hiện ra học sinh THPT có các kiểu nhân cách khác nhau thì việc sử dụng các cách ứng phó với stress cũng có sự khác biệt như: kiểu nhân cách nhạy cảm có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó như “đổ lỗi cho bản thân”, “mơ tưởng” và “cô lập bản thân”; kiểu nhân cách hướng ngoại thì thường sử dụng cách ứng phó “tìm kiếm hỗ trợ x hội”; kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm thì thường chọn cách ứng phó “giải quyết vấn đề” hơn kiểu nhân cách d mến và tận tâm... Luận án làm rõ một số yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau, bao gồm các yếu tố khách quan đó là chỗ dựa x hội (gia đình, bạn bè, môi trường học tập trong nhà trường…) và một số yếu tố chủ quan đó là: tinh thần lạc quan - bi quan, mức độ stress… Trong đó, yếu tố chỗ dựa x hội có ảnh hưởng mạnh nhất và có thể tác động làm thay đổi các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Luận án đ đề xuất một số biện pháp giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau phòng ngừa và ứng phó tích cực với stress. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về ứng phó với stress Ứng phó với khó khăn tâm lý nói chung và ứng phó với stress nói riênglà vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trên thế giới và ở Việt Nam.Những nghiên cứu này đ ch ra được các mô hình ứng phó, chiến lược ứng phó và kỹ năng ứng phó điển hình của các nhóm học sinh. Từ đó, k o theo những nghiên cứu đo lường, đánh giá hành vi ứng phó của học sinh thông qua việc xây dựng, hoàn thiện và Việt hóa những thang đo ứng phó. Những nghiên cứu đ có cũng ch ra những yếu tố tâm lí cá nhân (yếu tố chủ quan) và tâm lí x hội (yếu tố khách quan) có ảnh hưởng đến các cách ứng phó của học sinh. Một số
  7. 5 nghiên cứu khác xem x t vấn đề này trong sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc từ đó ch ra những đặc trưng riêng trong cách ứng phó của học sinh trước những tình huống gây stress trong cuộc sống. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến sự khác biệt trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu về kiểu nhân cách Việc nghiên cứu về kiểu nhân cách hiện nay cũng là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu tương đối phổ biến ở trên thế giớivà Việt Nam.Các công trình nghiên cứu đ tìm hiểu và khám phá nhiều phương diện của vấn đề như: nghiên cứu về kiểu nhân cách của thanh niên, sinh viên, ảnh hưởng của kiểu nhân cách đến xu hướng chọn nghề, động cơ thành đạt của thanh niên hay tới bầu không khí tâm lý tập thể của sinh viên… Trong đó, nghiên cứu về ảnh hưởng của kiểu nhân cách đến các biến số khác về tâm lý hay xã hội được đặc biệt quan tâm và có nhiều nghiên cứu tiêu biểu. Tuy nhiên, chưa xuất hiện nghiên cứu nào tìm hiểu về ảnh hưởng của các kiểu nhân cách đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT. 1.1.3. Tổng quan nghiên cứu về mối liên hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress Có thể nhận thấy mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress đ được các tác giả trên thế giới rất quan tâm nhưng tại Việt Nam, những nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ này vẫn chưa có. Ngoài ra, lứa tuổi thanh niên chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các học giả. Hầu như các nghiên cứu về mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress ch tập trung tới khách thể là sinh viên và người trưởng thành. Tóm lại, qua tổng quan tài liệu chúng tôi nhận thấy, những nghiên cứu về ứng phó với stress và kiểu nhân cách khá nhiều trong khi các nghiên cứu về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau thì chưa có. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau có ý ngh a lý luận và thực ti n sâu sắc. Kế thừa những nghiên cứu đi trước, căn cứ vào mục tiêu và giới hạn phạm vi của luận án, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các hướng sau đây: (1) Tìm hiểu về các cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; (2) nghiên cứu một số yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến cách ứng phó với với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau; (3) xây dựng một số biện pháp giúp học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau phòng ngừa và ứng phó tích cực với stress. Trong luận án này, cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau được nghiên cứu dựa trên mô hình ứng phó của Tobin và các cộng sự (1989). 1.2. Lý luận về ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau 1.2.1. Ứng phó 1.2.1.1. Khái niệm ứng phó Ứng phó là những phản ứng có ý thức của cá nhân, được biểu hiện qua suy ngh , cảm xúc và hành động khi cá nhân gặp phải những tình huống khó khăn hoặc những tình huống vượt quá khả năng của họ, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết.
  8. 6 1.2.1.2. Phân loại ứng phó Hiện nay có rất nhiều cách phân loại ứng phó tùy thuộc vào những tiêu chí khác nhau. Nghiên cứu này cũng dựa trên 3 chức năng tâm lí cơ bản là suy ngh , cảm xúc và hành động; đồng thời tham khảo các mô hình ứng phó của các tác giả đi trước, trong đó tham khảo chính từ mô hình ứng phó của tác giả Tobin và các cộng sự (1989), để tìm hiểu biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. 1.2.2. Stress 1.2.2.1. Khái niệm stress Stress là sự căng thẳng về tâm lý và sinh lý khi con người đối mặt với những tình huống mà họ nhận thấy vượt quá khả năng của mình trong hoạt động cũng như trong cuộc sống. 1.2.2.2. Một số biểu hiện của stress Khi stress xuất hiện ở mỗi chủ thể, sẽ xuất hiện hai loại biểu hiện là: biểu hiện sinh lí và biểu hiện tâm lí. 1.2.2.3. Nguồn gốc gây ra stress Có nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân gây ra stress nhưng nhìn chung chủ yếu là do hai nhóm nguyên nhân chính: nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm nguyên nhân khách quan gây nên. Nhóm nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân thuộc về phía chủ thể: đặc điểm tâm lí, kiểu thần kinh, khí chất, sức khỏe… Nhóm nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài: khí hậu, thời tiết, điều kiện kinh tế, chính trị, x hội… Vì vậy, để ứng phó với stress có hiệu quả cần quan tâm đến cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan gây ra nó. 1.2.2.4. Ảnh hưởng của stress đến đời sống của con người Ảnh hưởng của stress có biểu hiện vô cùng đa dạng và phức tạp tới chất lượng hoạt động sống của con người. Một mặt stress làm tăng cường hoạt động các chức năng tâm sinh lý giúp con người thích ứng tốt nhất với hoàn cảnh để tồn tại, phát triển, mặt khác stress tạo nên sự mệt mỏi l o hoá - suy kiệt, gây nên nhiều căn bệnh dai dẳng và nguy hiểm chẳng hạn như bệnh tim mạch, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá… ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động và chất lượng sống của con người. 1.2.3. Ứng phó với stress 1.2.3.1. Khái niệm ứng phó với stress Ứng phó với stress là những phản ứng có ý thức của cá nhân, được biểu hiện thông qua suy ngh , cảm xúc và hành động khi cá nhân gặp phải những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của họ, buộc cá nhân phải nỗ lực để giải quyết. 1.2.3.2. Các quá trình ứng phó với tác nhân gây stress Ứng phó với các tác nhân gây stress là một quá trình phức tạp bao gồm: đương đầu với stress, giải quyết vấn đề và tự điều hòa cảm xúc.
  9. 7 1.2.4. Học sinh trung học phổ thông 1.2.4.1. Khái niệm học sinh trung học phổ thông Học sinh THPT là những em có độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi, đang theo học trình độ học vấn trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. 1.2.4.2. Một số đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của học sinh trung học phổ thông liên quan đến cách ứng phó với stress Lứa tuổi học sinh THPT là một giai đoạn có nhiều thay đổi lớn trong quá trình phát triển tâm sinh lí, đặc biệt là những thay đổi về tâm lí cá nhân và tâm lí x hội. 1.2.5. Kiểu nhân cách 1.2.5.1. Khái niệm kiểu nhân cách Kiểu nhân cách là một tổ hợp những đặc điểm bền vững, ổn định và độc đáo của mỗi cá nhân, được thể hiện thường xuyên, rõ ràng và nhất quán trong quá trình tương tác của cá nhân trong môi trường sống. 1.2.5.2. Phân loại kiểu nhân cách Có nhiều cách phân loại kiểu nhân cách khác nhau tuỳ thuộc vào quan điểm lí thuyết và vào tiêu chí phân loại. Nhưng trong nghiên cứu của mình, chúng tôi lựa chọn cách phân loại theo mô hình 5 yếu tố lớn của nhân cách (bìg-five model) hay còn gọi là Big-Five. Theo đó, năm yếu tố trong mô hình được nhiều người tán thành nhất là nhạy cảm, hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm, d mến và tận tâm (theo McCrae và cộng sự, 2000). Tác giả Phạm Minh Hạc (2007) khi mô tả về thang đo NEO-PI của McCrae và Costa (1985) – một thang đo tiêu biểu dựa trên mô hình năm yếu tố lớn của nhân cách cũng đ có những mô tả về đặc trưng riêng biệt của năm kiểu nhân cách trên như sau: (1) Nhạy cảm: thường có biểu hiện hay nổi nóng, tức giận, bốc đồng nhưng cũng d bị lo âu, thất vọng, d bị công kích và tổn thương. Kiểu nhân cách này còn được gọi là kiểu cảm xúc không ổn định. (2) Hướng ngoại: người có kiểu nhân cách này thường có tính cạnh tranh cao và rất tích cực tham gia những hoạt động x hội. Họ là những cá nhân hòa đồng, hoạt ngôn, thích giao lưu và quyết đoán. Những người hướng ngoại rất giàu năng lượng và thường tìm kiếm sự chú ý và thu hút từ người khác. (3) Sẵn sàng trải nghiệm: người có kiểu nhân cách này được xem là những cá nhân rất sáng tạo, có trí tưởng tượng và thẩm mỹ tốt. Họ ưa thích sự đa dạng, tò mò và thích khám phá để làm phong phú hơn kinh nghiệm bản thân. Họ cũng rất quan tâm đến những cảm xúc nội tâm và nhạy b n với chúng. Đây cũng được xem là nhóm người có lòng vị tha, bao dung. (4) Dễ mến: thường thấy ở những cá nhân ấm áp, đáng tin cậy, vị tha, hào phóng và có tinh thần hợp tác. Họ là những người có sự đồng cảm cao, biết chia sẻ và thấu hiểu cảm xúc của người khác, biết quan tâm đến lợi ích của mọi người. Đây cũng là những cá nhân rất thẳng thắn, lạc quan và luôn tin tưởng rằng bản chất con người là trung thực và đoàn kết. (5) Tận tâm: được thể hiện ở khả năng làm chủ bản thân và chủ động trong việc lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các mục tiêu. Cá nhân có kiểu nhân cách tận tâm là người có trách nhiệm trong công việc và cẩn trọng khi đưa ra quyết định. Họ là những người có tính kỷ luật cao và nhận thức rất rõ trách nhiệm với bản thân và x hội.
  10. 8 1.2.6. Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau 1.2.6.1. Khái niệm ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau Ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau là những phản ứng có ý thức, gắn với đặc điểm nhân cách riêng của mỗi học sinh, được biểu hiện thông qua suy ngh , cảm xúc và hành động khi học sinh gặp phải những tình huống gây mệt mỏi, căng thẳng hoặc những tình huống vượt quá khả năng của các em, buộc học sinh phải nỗ lực để giải quyết. 1.2.6.2. Các biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau Dựa trên ba biểu hiện chủ yếu của ứng phó với stress là suy ngh , cảm xúc và hành động, đồng thời căn cứ vào cách phân loại ứng phó của Tobin và các cộng sự (1989), luận án đ xác định được 8 cách ứng phó khá phổ biến của học sinh THPT khi các em gặp phải những tình huống stress trong cuộc sống, được biểu hiện thông qua suy nghĩ (về tình huống gây stress, nguyên nhân dẫn đến stress, về cách thức phòng ngừa và hạn chế stress…); cảm xúc (lo lắng, sợ h i, tức giận…) và hành động (lảng tránh hay đối đầu, tìm kiếm sự hỗ trợ…). Cụ thể đó là những cách ứng phó sau (xem sơ đồ 1.4): (1) Cấu trúc lại nhận thức là những suy ngh tích cực, đánh giá khách quan của họcsinh về những ảnh hưởng của tình huống gây stress như: xem vấn đề xảy ra theo chiều hướng tích cực hơn, như một thử thách trong cuộc sống, nếu vượt qua được sẽ giúp bản thân trưởng thành hơn; sự việc lần này sẽ giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong việc giải quyết những tình huống tương tự trong tương lai. Cách ứng phó này về lâu dài có thể giúp học sinh giải quyết vấn đề của mình theo chiều hướng tích cực, hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tình huống gây stress đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của học sinh. (2) Đổ lỗi bản thân là những suy ngh chủ quan đánh giá chưa chính xác, chưa đầy đủ của học sinh về bản thân và tình huống gây stress như: đổ lỗi hoàn toàn cho bản thân, đánh giá thấp bản thân, ch nhìn vào những ảnh hưởng tiêu cực của vấn đề. Cách ứng phó này về lâu dài cũng không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn làm cho vấn đề của học sinh thêm phức tạp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em. (3) Mơ tưởng là những suy ngh chủ quan của học sinh về tình huống gây stress như: học sinh giải quyết vấn đề bằng cách tưởng tượng thay cho việc thực hiện trong thực tế hoặc mong đợi những điều kỳ diệu xảy ra để tình trạng có thể chuyển biến tốt hơn và cá nhân có thể sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy. Cách ứng phó này về lâu dài không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn làm cho vấn đề của học sinh trở nên phức tạp hơn và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em. (4) Bộc lộ cảm xúc là việc học sinh thể hiện cảm xúc của mình (lo lắng, sợ h i, chán nản, buồn b , bất an, tức giận) khi gặp phải những tình huống gây stress trong cuộc sống. Trên thực
  11. 9 tế, cách ứng phó này đôi khi sẽ làm cho cá nhân giảm bớt stress, nhưng về lâu dài cách ứng phó này không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của học sinh. (5) Tìm kiếm hỗ trợ xã hội là những hành động của học sinh nhằmđối diện với tình huống gây stress trong cuộc sống và tìm kiếm sự trợ giúp từ các bên liên quan để giải quyết vấn đề học sinh đang gặp phải. Cách ứng phó này giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực, qua đó giúp học sinh tránh được những ảnh hưởng tiêu cực của stress đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của mình. (6) Giải quyết vấn đề là những hành động của học sinh nhằm giảiquyết vấn đề thông qua việc lên kế hoạch để thực hiện giải pháp đ lựa chọn, hành động để thực hiện kế hoạch đ đề ra, nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn để thực hiện đến cùng mục tiêu đ đề ra và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Cách ứng phó này thể hiện rõ quyết tâm của học sinh trong việc giải quyết vấn đề, qua đó giúp học sinh có sức khỏe tâm thần tốt, cải thiện được mối quan hệ với bạn bè và không làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động học tập. (7) Lảng tránh vấn đề là những hành động nhằm lẩn tránh, trì ho n, chưa chấp nhậnhiện thực khi học sinh gặp phải tình huống stress, nhằm mang lại cảm giác an toàn nhất thời như: tìm đến nơi im lặng để t nh tâm, nghe nhạc hoặc khóc; tránh gặp mặt, tránh tiếp xúc với mọi người… Cách ứng phó này về lâu dài không giúp học sinh giải quyết được tình trạng stress của mình mà còn làm cho vấn đề thêm phức tạp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em. (8) Cô lập bản thân là đề cập đến những hành động của cá nhân học sinh nhằm thu hẹp thế giới của bản thân, tránh giao tiếp và che giấu cảm xúc đối với các tình huống gây stress trước bạn bè và người thân. Những hành động đó được xem là dấu hiệu ban đầu của hội chứng trầm cảm – hội chứng thường dẫn dắt con người đến việc có ý tưởng và thực hiện ý tưởng tự tử. Cách ứng phó này về lâu dài không giúp học sinh giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực mà còn làm cho vấn đề của học sinh thêm phức tạp và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần, quan hệ bạn bè và hoạt động học tập của các em. ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH THPT CÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU SUY NGHĨ CẢM XÚC HÀNH ĐỘNG Cấu trúc lại nhận thức Bộc lộ cảm xúc Tìm kiếm hỗ trợ x hội Đổ lỗi bản thân Giải quyết vấn đề Mơ tưởng Lảng tránh vấn đề Cô lập bản thân Sơ đồ 1.4: Các biểu hiện và cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau
  12. 10 Ngoài ra, ở những học sinh có kiểu nhân cách khác nhau thì việc lựa chọn các cách ứng phó với stress cũng có sự khác biệt. Nghiên cứu của tác giả Rikee Munsell (2019) cho thấy những người có tính sẵn sàng trải nghiệm, tận tâm, d mến, hướng ngoại sẽ có xu hướng sử dụng chiến lược ứng phó tập trung vào vấn đề, trong khi những người với tính nhạy cảm cao thì thiên về sử dụng các chiến lược ứng phó n tránh [120]. Một nghiên cứu khác của tác giả Igor Hardum, Nada Hrapic (2001) về “kiểu nhân cách, những sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và phong cách ứng phó ở giai đoạn đầu tuổi vị thành niên” cũng cho thấy những người hướng ngoại có tác động trực tiếp tích cực lên phong cách ứng phó tập trung vào vấn đề trong khi những người nhạy cảm có tác động trực tiếp tới phong cách ứng phó n tránh [97]… Đây chính là những n t khác nhau chủ yếu của các kiểu nhân cách trong việc lựa chọn các cách ứng phó với stress của học sinh hiện nay. 1.2.7.Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau Dựa trên các nghiên cứu có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng phó, luận án xác định ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau là một quá trình phức tạp. Nó đồng thời chịu ảnh hưởng của khá nhiều yếu tố. Nhìn chung, có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ứng phó thành hai nhóm cơ bản: nhóm các yếu tố khách quan và nhóm các yếu tố chủ quan. Nhóm yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố như: đặc điểm lứa tuổi, giới tính; tinh thần lạc quan – bi quan; mức độ stress… Nhóm yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố như chỗ dựa x hội và môi trường giáo dục, văn hóa, lịch sử… Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi ch đề cập đến sự tác động của 03 yếu tố cơ bản sau: Tinh thần lạc quan – bi quan, mức độ stress và chỗ dựa x hội. Tiểu kết chƣơng 1 CHƢƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Các giai đoạn nghiên cứu Để thực hiện luận án này chúng tôi tiến hành theo hai giai đoạn: 2.1.1.1. Giai đoạn nghiên cứu lí luận (từ tháng 11/2018 đến tháng 03/2020) 2.1.1.2. Giai đoạn nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 04/2020 đến tháng 12/2021) 2.1.2. Địa bàn và khách thể nghiên cứu 2.1.2.1. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trường THPT thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội và 02 trường THPT thuộc huyện Hoằng Hóa, t nh Thanh Hóa. Địa bàn nghiên cứu được lựa chọn theo sự giới thiệu của một số cán bộ, giáo viên của 4 trường THPT, với mục đích thuận tiện cho việc triển khai nghiên cứu. 2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu Mẫu khách thể nghiên cứu là mẫu ngẫu nhiên, thuận tiện. Khách thể điều tra chính thức là 571 học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 và tự nguyện tham gia khảo sát. Thông tin nhân khẩu của 571 khách thể tham gia điều tra được thể hiện cụ thể như sau:
  13. 11 Bảng 2.1. Một số đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu Địa bàn Đặc điểm khách thể TP. Hà Nội Thanh Hóa Tổng số Số lƣợng % Số lƣợng % Tổng 292 51,1 279 48,9 571 1. Lớp 10 97 33,2 92 33,0 189 Lớp 2. Lớp 11 99 33,9 94 33,7 193 3. Lớp 12 96 32,9 93 33,3 189 Giới tính 1. Nam 157 53,8 109 39,1 266 2. Nữ 135 46,2 170 60,9 305 2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu Để tiến hành các giai đoạn nghiên cứu, luận án đ sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu được dùng để xây dựng cơ sở lí luận về ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Phương pháp chuyên gia được dùng để xin ý kiến về những l nh vực liên quan đến cách ứng phó với với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính của đề tài, được sử dụng với mục đích tìm hiểu các vấn đề sau: Kiểu nhân cách của học sinh THPT; các cách ứng phó với stress của học sinh THPT trên toàn mẫu nghiên cứu và ở các kiểu nhân cách khác nhau; một số yếu tố ảnh hưởng đến cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau như tinh thần lạc quan – bi quan, mức độ stress và chỗ dựa x hội; một số thông tin cá nhân của học sinh THPT (giới tính, lớp, học lực…). Bảng hỏi được thiết kế thông qua các bước: Thu thập thông tin, xây dựng nội dung bảng hỏi, khảo sát thử, khảo sát chính thức. Kết quả độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi cho thấy việc sử dụng bảng hỏi này để đánh giá có thể mang lại kết quả chính xác. Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đ thu được từ khảo sát thực trạng trên diện rộng. Phương pháp quan sát nhằm thu thập thêm thông tin về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau biểu hiện trong hoạt động thực ti n của học sinh. Phương pháp nghiên cứu trường hợp nhằm tìm hiểu cách ứng phó với stress của học sinh THPT thông qua hai trường hợp điển hình. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học được sử dụng nhằm xử lý, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu trên. Tiểu kết chƣơng 2
  14. 12 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ ỨNG PHÓ VỚI STRESS CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNGCÓ KIỂU NHÂN CÁCH KHÁC NHAU 3.1. Thực trạng về kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông 3.1.1. Kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông nói chung Kết quả xử lý các phiếu điều tra được thể hiện như sau: Bảng 3.1. Thực trạng kiểu nhân cách của học sinh THPT STT Kiểu nhân cách ĐTB ĐLC 1 Nhạy cảm 3,10 0,85 2 Hướng ngoại 3,08 0,89 3 Sẵn sàng trải nghiệm 3,05 0,83 4 D mến 3,60 0,80 5 Tận tâm 3,04 0,78 Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.1 cho thấy, trong 05 kiểu nhân cách thì kiểu nhân cách d mến được thể hiện nhiều nhất ở học sinh (ĐTB = 3,60), tiếp đến là kiểu nhân cách nhạy cảm, hướng ngoại, sẵn sàng trải nghiệm và kiểu nhân cách tận tâm được biểu hiện ít nhất (ĐTB = 3,04). Mỗi kiểu nhân cách có đặc điểm đặc trưng riêng. 3.1.2. Sự khác biệt về kiểu nhân cách của học sinh trung học phổ thông 3.1.2.1. Sự khác biệt về kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính So sánh các kiểu nhân cách theo giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh nữ có kiểu nhân cách nhạy cảm cao hơn học sinh nam, trong khi đó học sinh nam có kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm và tận tâm cao hơn học sinh nữ một cách có ý ngh a về mặt thống kê (p < 0,05). Bảng 3.2. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theo giới tính Nam Nữ STT Kiểu nhân cách t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Nhạy cảm 3.02 0.90 3.17 0.81 -1.99 0.04* 2 Hướng ngoại 3.10 0.90 3.07 0.88 0.40 0.69 3 Sẵn sàng trải nghiệm 3.13 0.85 2.98 0.81 2.07 0.04* 4 D mến 3.56 0.83 3.63 0.77 -0.99 0.32 5 Tận tâm 3.13 0.84 2.97 0.71 2.55 0.01* Ghi chú: *: p
  15. 13 Bảng 3.3. Sự khác biệt kiểu nhân cách của học sinh THPT theokhối lớp Khối lớp 10 Khối lớp 11 Khối lớp 12 TT Kiểu nhân cách f p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Nhạy cảm 2.98 0.85 3.09 0.83 3.23 0.88 4.20 0.02* 2 Hướng ngoại 2.99 0.84 3.12 0.89 3.14 0.92 1.48 0.23 3 Sẵn sàng trải nghiệm 3.08 0.82 2.93 0.87 3.15 0.80 3.54 0.03* 4 D mến 3.51 0.82 3.54 0.74 3.75 0.82 5.29 0.01* 5 Tận tâm 2.91 0.79 3.03 0.70 3.19 0.82 6.08 0.00* Ghi chú: *: p 0,05). Trong đó, các em học sinh khối lớp 12 có kiểu nhân cách “nhạy cảm”, “sẵn sàng trải nghiệm”, “d mến” và “tận tâm” cao hơn so với học sinh khối lớp 10, lớp 11. 3.2. Thực trạng về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông 3.2.1. Đánh giá chung về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông Sau đây là kết quả thu được: Bảng 3.4. Cách ứng phó với stress của học sinh THPT STT Cách ứng phó ĐTB ĐLC 1 Cấu trúc lại nhận thức 3,32 0,68 2 Đổ lỗi bản thân 3,22 0,77 3 Mơ tưởng 3,62 0,77 4 Bộc lộ cảm xúc 3,03 0,63 5 Tìm kiếm hỗ trợ x hội 3,42 0,79 6 Giải quyết vấn đề 3,35 0,66 7 Lảng tránh vấn đề 2,97 0,69 8 Cô lập bản thân 3,21 0,78 Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh THPT sử dụng khá đa dạng và phong phú các loại ứng phó một cách cảm tính và may rủi. Bên cạnh việc sử dụng các cách ứng phó hiệu quả như: tìm kiếm hỗ trợ x hội, giải quyết vấn đề, cấu trúc lại nhận thức… học sinh cũng dùng cách ứng phó không hiệu quả như: mơ tưởng, đổ lỗi, cô lập bản thân, lảng tránh vấn đề, trong đó, đặc biệt là mơ tưởng. Cách này được sử dụng thường xuyên nhất trong 8 cách ứng phó được nêu ra. Sự không ổn định và nhất quán trong việc sử dụng các cách ứng phó với stress phần nào cho thấy, kỹ năng ứng phó với stress của học sinh chưa thực sự cao. Việc rèn luyện kỹ năng ứng phó với stress, vì thế, nên là một nội dung chủ đạo trong các chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong x hội hiện đại.
  16. 14 3.2.2. Sự khác biệt về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông 3.2.2.1. Sự khác biệt về cách ứng phó với stress của học sinh THPT dưới góc độ giới tính Kết quả hiển thị ở bảng 3.5 cho thấy, không có sự khác biệt có ý ngh a thống kê giữa nam và nữ ở cách ứng phó “cấu trúc lại nhận thức”, “đổ lỗi bản thân”, “tìm kiếm hỗ trợ xã hội”, “lảng tránh vấn đề” và “cô lập bản thân” (p > 0,05) và có sự khác biệt có ý ngh a thống kê giữa hai giới về mức độ sử dụng cách ứng phó “giải quyết vấn đề”(t = 2,23; p < 0,05), “mơ tưởng” (t = -2,26; p < 0,05) và “bộc lộ cảm xúc” (t = -1,96; p < 0,05). Trong đó, học sinh nữ có điểm trung bình cách ứng phó cao hơn học sinh nam ở cách ứng phó “mơ tưởng” và “bộc lộ cảm xúc”; còn học sinh nam có điểm trung bình cách ứng phó cao hơn học sinh nữ ở cách ứng phó “giải quyết vấn đề”. Điều này có thể được lý giải theo kết quả phỏng vấn sâu của một số học sinh THPT. Bảng 3.5. Cách ứng phó với stress của học sinh THPTdưới góc độ giới tính Nam Nữ STT Cách ứng phó t p ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC 1 Cấu trúc lại nhận thức 3.30 0.67 3.33 0.70 -0.57 0.57 2 Đỗ lỗi bản thân 3.21 0.76 3.23 0.79 -0.39 0.70 3 Mơ tưởng 3.54 0.78 3.68 0.75 -2.26 0.02* 4 Bộc lộ cảm xúc 2.98 0.63 3.08 0.62 -1.96 0.04* 5 Tìm kiếm hỗ trợ x hội 3.43 0.76 3.42 0.83 0.16 0.87 6 Giải quyết vấn đề 3.41 0.67 3.29 0.64 2.23 0.03* 7 Lảng tránh vấn đề 2.97 0.70 2.98 0.67 -0.12 0.91 8 Cô lập bản thân 3.19 0.77 3.22 0.80 -0.43 0.67 Ghi chú: *: p
  17. 15 X t theo góc độ khối lớp, kết quả ở bảng 3.6 cho thấy nhìn chung không có sự khác biệt có ý ngh a thống kê giữa các khối lớp 10, 11 và lớp 12 của học sinh THPT trong việc sử dụng các cách ứng phó “cấu trúc lại nhận thức”, “đổ lỗi bản thân”, “mơ tưởng”, “bộc lộ cảm xúc”, “tìm kiếm hỗ trợ xã hội”, “giải quyết vấn đề” và “lảng tránh vấn đề” (p > 0,05). Tuy nhiên, kết quả kiểm định Posthoc LSD lại cho thấy, có sự khác biệt có ý ngh a thống kê giữa học sinh các khối lớp trong việc sử dụng cách ứng phó “cô lập bản thân” (f = 7,57; p < 0,05); trong đó học sinh khối lớp 12 sử dụng cách ứng phó k m hiệu quả có phần nhiều hơn học sinh các khối còn lại; vì thế mức độ stress mà họ đạt được khá cao. Theo em L.N.M học sinh lớp 12 trường THPT L.Đ.B (TP. Thanh Hóa) chia sẻ: “Bên cạnh việc tích cực tham gia vào các phong trào Đoàn trường thì việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia sắp tới khiến em lúc nào cũng cảm thấy căng thẳng, lo lắng”. 3.3. Thực trạng cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau 3.3.1. Thực trạng chung về cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông có kiểu nhân cách khác nhau Kết quả số liệu bảng 3.7 cho thấy, có sự chênh lệch giữa các kiểu nhân cách khác nhau trong việc lựa chọn các cách ứng phó với stress. Cụ thể như sau: những học sinh thuộc kiểu nhân cách nhạy cảm có khuynh hướng sử dụng các cách ứng phó k m hiệu quả như “đổ lỗi cho bản thân”, “mơ tưởng” và “cô lập bản thân” nhiều hơn các kiểu nhân cách khác. Trong khi đó, những học sinh có kiểu nhân cách hướng ngoại lại lựa chọn những cách ứng phó hiệu quả như “tìm kiếm hỗ trợ x hội”, “giải quyết vấn đề” và “bộc lộ cảm xúc”; học sinh có kiểu nhân cách “sẵn sàng trải nghiệm” thì thường sử dụng các cách ứng phó như “giải quyết vấn đề”, “cấu trúc lại nhận thức” và “đổ lỗi bản thân” nhiều hơn kiểu nhân cách “d mến” và “tận tâm”. Còn những học sinh thuộc kiểu nhân cách “d mến” và “tận tâm” thì lại lựa chọn những cách ứng phó nhằm giảm thiểu sự căng thẳng như “giải quyết vấn đề”, “tìm kiếm hỗ trợ x hội” và “cấu trúc lại nhận thức”. Đó là những n t khác nhau chủ yếu của các kiểu nhân cách trong cách ứng phó với stress của học sinh THPT hiện nay. 3.3.2. Thực trạng về mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thông Với mục đích tìm hiểu thực trạng về cách ứng phó với stress của học sinh THPT có kiểu nhân cách khác nhau nên chúng tôi đ đi sâu phân tích và nghiên cứu mối quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của các em. Kết quả thu được như sau:
  18. 16 Bảng 3.8. Mỗi quan hệ giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học sinh THPT Cách ứng phó 1 2 3 4 5 6 7 8 Kiểu nhân cách Nhạy cảm -0,08 0,24** 0,23** 0,03 -0,01 -0,00 -0,05 0,21** Hướng ngoại 0,20** 0,02 0,05 0,21** 0,33** 0,28** 0,08* -0,18** Sẵn sàng trải nghiệm 0,22** 0,17** 0,12** 0,11** 0,11** 0,37** 0,05 0,14** D mến 0,24** 0,17** 0,14** 0,12** 0,27** 0,31** 0,11* 0,05 Tận tâm 0,18** 0,03 -0,05 0,11* 0,21** 0,35** 0,11** -0,07 Ghi chú: *: Tương quan nhị biến có ý ngh a ở mức0.05 **: Tương quan nhị biến có ý ngh a ở mức 0.01 1. Cấu trúc lại nhận thức; 2. Đổ lỗi bản thân; 3. Mơ tưởng; 4. Bộc lộ cảm xúc; 5. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội; 6. Giải quyết vấn đề; 7. Lảng tránh vấn đề; 8. Cô lập bản thân Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa kiểu nhân cách và cách ứng phó với stress của học sinh có mối liên hệ với nhau. Trong đó, kiểu nhân cách nhạy cảm có tương quan thuận với các cách ứng phó k m hiệu quả như “đổ lỗi bản thân”, “mơ tưởng” và “cô lập bản thân”. Còn kiểu nhân cách hướng ngoại lại có tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như “tìm kiếm hỗ trợ x hội”, “giải quyết vấn đề”, “bộc lộ cảm xúc”,“cấu trúc lại nhận thức” và có tương quan nghịch với cách ứng phó “cô lập bản thân”. Kiểu nhân cách sẵn sàng trải nghiệm và d mến đều có mối tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như “giải quyết vấn đề”, “cấu trúc lại nhận thức”, “bộc lộ cảm xúc”, “tìm kiếm hỗ trợ x hội” và các cách ứng phó k m hiệu quả như “đổ lỗi bản thân”, “mơ tưởng”. Cuối cùng là kiểu nhân cách tận tâm có mối tương quan thuận với cách ứng phó “giải quyết vấn đề”, “tìm kiếm hỗ trợ x hội”, “cấu trúc lại nhận thức”, “bộc lộ cảm xúc” và “lảng tránh vấn đề”. 3.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cách ứng phó với stress của học sinh trung học phổ thôngcó kiểu nhân cách khác nhau 3.4.1. Mối quan hệ giữa cách ứng phó với stress và một số yếu tố liên quan 3.4.1.1. Mối quan hệ giữa cách ứng phó với stress và chỗ dựa xã hội Kết quả điều tra từ bảng 3.9 cho thấy học sinh THPT có chỗ dựa x hội tương đối khá vững chắc (18,55/26,25).Trong đó,chỗ dựa bạn bè của học sinh THPT chiếm điểm số cao hơn chỗ dựa gia đình và người đặc biệt (11,2 so với 3,71 và 3,60). Điều này cho thấy, đây quả thật là lứa tuổi thường xem trọng bạn bè trong các hoạt động sinh hoạt, lao động, học tập của họ. Nhằm đánh giá chất lượng và hiệu quả của chỗ dựa x hội, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa chỗ dựa x hội và các cách ứng phó với stress của học sinh. Kết quả thu được như sau:
  19. 17 Bảng 3.1 . Hệ số tương quan giữa chỗ dựa xã hội và các cách ứng phó với stress của học sinh THPT Các chỗ dựa xã hội 1 2 3 4 5 6 7 8 Bạn bè 0,29** -0,01 0,07 0,21** 0,53** 0,17** 0,16** -0,15** Gia đình 0,23** -0,06 0,09* 0,09* 0,32** 0,23** 0,16** -0,20** Người đặc biệt 0,25** 0,08 0,17** 0,19** 0,48** 0,20** 0,14** -0,11** Chung 0,32** -0,00 0,11** 0,22** 0,57** 0,22** 0,18** -0,18** Ghi chú: *: Tương quan nhị biến có ý ngh a ở mức0.05 **: Tương quan nhị biến có ý ngh a ở mức 0.01 1. Cấu trúc lại nhận thức; 2. Đổ lỗi bản thân; 3. Mơ tưởng; 4. Bộc lộ cảm xúc; 5. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội; 6. Giải quyết vấn đề; 7. Lảng tránh vấn đề; 8. Cô lập bản thân Kết quả khảo sát ở bảng 3.10 cho thấy, chỗ dựa x hội có hệ số tương quan thuận với các cách ứng phó hiệu quả như “tìm kiếm hỗ trợ x hội”, “cấu trúc lại nhận thức”, “giải quyết vấn đề” và “bộc lộ cảm xúc”; tương quan nghịch với cách ứng phó k m hiệu quả như “cô lập bản thân”. Trong đó, chỗ dựa x hội tương quan thuận nhiều nhất với cách ứng phó “tìm kiếm hỗ trợ x hội” (r = 0,57; p
  20. 18 Kết quả khảo sát ở bảng 3.12 có lẽ đ chứng minh được điều này. Hệ số tương quan Pearson ch ra rằng tinh thần lạc quan có tương quan thuận với các cách ứng phó “cấu trúc lại nhận thức”, “giải quyết vấn đề”, “bộc lộ cảm xúc” và “tìm kiếm hỗ trợ x hội”; tương quan nghịch với cách ứng phó “cô lập bản thân”, “đổ lỗi bản thân”. Điều này cho thấy, những học sinh có tinh thần lạc quan thường sử dụng các cách ứng phó được cho là hiệu quả và mang tính hiện thực hơn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa tinh thần lạc quan với cách ứng phó “mơ tưởng”. Kết quả này đ phần nào phản ánh rằng, những học sinh có tinh thần lạc quan vẫn sử dụng cách ứng phó mơ tưởng viển vông để giải quyết vấn đề của mình. Như vậy, sự lạc quan ch đem lại kết quả mong muốn khi cá nhân nhìn nhận và đánh giá chính xác thực trạng của vấn đề. 3.4.1.3. Mối quan hệ giữa cách ứng phó stress và mức độ stress Số liệu ở bảng 3.13 cho thấy mức độ stress của học sinh THPT là tương đối vừa phải, ở mức độ trung bình (với M = 3,12). Cụ thể trong số 571 mẫu khảo sát, có 431 mẫu thuộc khoảng dưới 34 điểm, tức là ở mức độ cấp tính (mức độ thấp), chiếm tỷ lệ 75,5 . Tiếp đó có 126 mẫu khảo sát nằm trong khoảng 34-40 điểm, tức là ở mức độ bắt đầu quá tải vì stress (mức độ trung bình), cần được hỗ trợ để vượt qua, chiếm tỷ lệ 22,1 . Đặc biệt có 14 mẫu khảo sát nằm trong khoảng trên 40 điểm, thuộc nhóm bị stress nặng (mức độ cao), cần được khám và điều trị, chiếm tỷ lệ2,5 . Bảng 3.14. Hệ số tương quan giữa mức độ stress và các cách ứng phó với stress của học sinh THPT Các cách ứng phó 1 2 3 4 5 6 7 8 Mức độ stress -0,22** 0,29** 0,33** 0,13** 0,00 -0,24** 0,01 0,29** Ghi chú: **: Tương quan nhị biến có ý ngh a ở mức 0.01 1. Cấu trúc lại nhận thức; 2. Đổ lỗi bản thân; 3. Mơ tưởng; 4. Bộc lộ cảm xúc; 5. Tìm kiếm hỗ trợ xã hội; 6. Giải quyết vấn đề; 7. Lảng tránh vấn đề; 8. Cô lập bản thân Kết quả hiển thị ở bảng trên cho thấy, có sự tương quan thuận giữa cách ứng phó “mơ tưởng”, “đổ lỗi bản thân” và “cô lập bản thân” với mức độ stress; và có tương quan nghịch giữa cách ứng phó “giải quyết vấn đề” và “cấu trúc lại nhận thức” với mức độ stress (r = - 0,24, r =-0,22; p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2