intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thực trạng sử dụng đất để xác định các ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định; Đề xuất định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> TRẦN THỊ GIANG HƢƠNG<br /> <br /> THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG<br /> SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH NAM ĐỊNH<br /> TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH:<br /> <br /> QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI<br /> <br /> MÃ SỐ:<br /> <br /> 62 85 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2015<br /> <br /> Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ VÒNG<br /> 2. TS. BÙI MINH TĂNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS. TS. VŨ THỊ BÌNH<br /> Hội Khoa học đất Việt Nam<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS. TS. ĐỖ THỊ LAN<br /> Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> PGS. TS. TRẦN VĂN TUẤN<br /> Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> vào hồi giờ phút, ngày<br /> <br /> tháng năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại thƣ viện:<br /> - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Sự cần thiết của đề tài<br /> Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là sự bùng nổ dân số đã làm cho mối<br /> quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Ngày nay, sử dụng đất bền vững<br /> là quan điểm mang tính toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.<br /> Biến đổi khí hậu đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, khu vực và ở Việt Nam do các<br /> hoạt động của con người làm phát thải quá mức khí nhà kính vào bầu khí quyển. Biến đổi<br /> khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn<br /> thế giới. Là một trong những nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, với<br /> mực nước biển dâng 1 m, Việt Nam sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu<br /> Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, trên 9% dân số<br /> vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung<br /> và khoảng 7% dân số thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng trực tiếp; trên 4% hệ thống<br /> đường sắt, trên 9% hệ thống quốc lộ và khoảng 12% hệ thống tỉnh lộ của Việt Nam sẽ bị<br /> ảnh hưởng. Vì thế, Việt Nam coi ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề có ý nghĩa sống<br /> còn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).<br /> Do vậy, Misurin đã nói: “Chúng ta không thể ngồi chờ đợi sự ban ơn của thiên<br /> nhiên mà phải nghiên cứu hiểu biết để tận dụng, né tránh và thích nghi, đó là nhiệm vụ<br /> của chúng ta” (dẫn theo Nguyễn Văn Viết, 2009).<br /> Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã<br /> xác định: Mục tiêu cơ bản đến năm 2020 là giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi<br /> trường. Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện<br /> điều kiện sống của người dân. Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên<br /> nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học. Tăng cường khả năng chủ động ứng<br /> phó với BĐKH, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. Mục tiêu đến năm 2030<br /> là ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy<br /> giảm đa dạng sinh học; cải thiện chất lượng môi trường sống; chủ động ứng phó với biến<br /> đổi khí hậu; hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, các-bon<br /> thấp vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững đất nước (Thủ tướng Chính phủ, 2012b).<br /> có nhiều thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản, thuận tiện cho việc giao lưu,<br /> thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế; tuy nhiên Nam Định cũng là nơi chịu ảnh<br /> hưởng lớn của biến đổi khí hậu, làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất.<br /> Là một trong ba tỉnh, thành trên cả nước đã lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất<br /> các cấp đồng bộ và sớm nhất, song phương án quy hoạch sử dụng đất của tỉnh vẫn chưa<br /> xác định diện tích ảnh hưởng do tác động biến đổi khí hậu.<br /> Do vậy, trong thời gian tới định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định cần nghiên cứu<br /> những ảnh hưởng do tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất để xác định phương<br /> án sử dụng đất hiệu quả, bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thực trạng sử dụng đất để xác định các<br /> ảnh hưởng chính của biến đổi khí hậu đến định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định;<br /> Đề xuất định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định thích ứng trong điều kiện BĐKH.<br /> 1<br /> <br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Thực trạng sử dụng các loại đất tỉnh Nam Định;<br /> - Biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Nam Định;<br /> - Các yếu tố tác động chính do biến đổi khí hậu đến thực trạng và quy hoạch sử<br /> dụng đất tỉnh Nam Định.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Toàn bộ diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính tỉnh Nam Định; trong đó,<br /> tập trung nghiên cứu thực trạng và định hướng sử dụng đất bị ảnh hưởng do ngập và mặn<br /> hóa trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu các mô hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu<br /> tại 3 huyện ven biển: Hải Hậu, Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 4.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung luận cứ khoa học cho việc sử dụng đất<br /> bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ven biển đồng bằng sông Hồng.<br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Xác định các ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất trên địa bàn<br /> tỉnh Nam Định giúp cho các nhà khoa học, nhà quản lý và người sử dụng đất lựa chọn các<br /> giải pháp nhằm giảm thiểu những rủi ro khi sử dụng đất để giải quyết các mục tiêu phát<br /> triển bền vững trong tương lai.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> Xác định được một số ảnh hưởng chính do biến đổi khí hậu đến sử dụng đất, đó là<br /> yếu tố ngập và nhiễm mặn cần thiết phải tính toán trong định hướng sử dụng đất.<br /> Đánh giá và lựa chọn được các mô hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông<br /> nghiệp theo mức độ sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu, làm căn cứ đề xuất định<br /> hướng sử dụng đất cho tương lai.<br /> Xây dựng được cơ sở dữ liệu về khu vực đất có nguy cơ ngập và mặn hóa trên địa<br /> bàn tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất sử dụng đất có tính đến tác động của biến đổi khí hậu.<br /> Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Cơ sở lý luận về đất đai và sử dụng đất đai<br /> 1.1.1. Khái niệm về đất đai<br /> Theo Hiến pháp năm 2013 thì “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn<br /> lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” (Quốc hội, 2014).<br /> Đất đai với nghĩa tổng quát đó là lớp phủ bề mặt của vỏ trái đất mà đặc tính của nó<br /> được xem như bao gồm những đặc tính tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được<br /> hay không và ở mức độ nào của vùng đất đó. Đất đai là một thực thể sống hình thành<br /> trong thời gian dài, là một trong những thành phần quan trọng làm nhiệm vụ nuôi sống tất<br /> cả các sinh vật trên trái đất (Tôn Thất Chiểu và cs., 1992).<br /> 1.1.2. Sử dụng đất<br /> Phát triển nhân loại gắn liền với công cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên nhằm<br /> thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa<br /> thạch và các sản phẩm sinh học cho con người. Khai khẩn đất đai mở mang diện tích canh<br /> tác là mục tiêu hàng đầu của con người trong cuộc đấu tranh này.<br /> 2<br /> <br /> Sử dụng đất nông nghiệp là hành vi lấy đất kết hợp với sức lao động, vốn, để sản<br /> xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tuỳ vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài<br /> người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở<br /> rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái.<br /> 1.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới và Việt Nam<br /> 1.2.1. Khái niệm chung về biến đổi khí hậu<br /> Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu được quy định trực tiếp hay gián tiếp,<br /> do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp<br /> thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được. Biến đổi<br /> khí hậu xác định sự khác biệt giữa giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê<br /> khí hậu; trong đó, trung bình được thực hiện trong khoảng thời gian xác định, thường là<br /> vài thập kỷ (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2010; Bộ Tài nguyên và<br /> Môi trường, 2012).<br /> 1.2.2. Biến đổi khí hậu trên thế giới<br /> Theo báo cáo của Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), nhiệt độ<br /> trung bình toàn cầu tăng nhanh và mực nước biển dâng (NBD) cao trong vòng 100 năm<br /> qua, đặc biệt trong khoảng 25 năm gần đây. Nhiệt độ trung bình toàn cầu đã trở thành<br /> thước đo phổ biến về thực trạng khí hậu toàn cầu. Trong khoảng 100 năm qua (1906 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong<br /> 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó (Bộ Tài nguyên và Môi trường,<br /> 2009a, 2012). Trong giai đoạn 2001-2010, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã cao hơn 0,50C<br /> so với giai đoạn 1961-1990, mức cao nhất với bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi bắt đầu quan<br /> trắc khí hậu bằng thiết bị đo đạc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).<br /> Nhiệt độ toàn cầu tăng lên, lượng mưa các khu vực khác nhau đang thay đổi; các<br /> vùng biển ấm lên, băng tại các cực đang tan ra và mực nước biển đang dâng lên (UNDP,<br /> 2008). Trong 100 năm qua lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30 0 và<br /> có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 70. Hiện tượng mưa lớn có dấu<br /> hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới. Số liệu quan trắc mực nước biển trung bình toàn<br /> cầu trong thời kỳ 1961 - 2003 đã dâng với tốc độ 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do<br /> giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và băng tan khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm<br /> (IPCC, 2007; Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009a, 2012).<br /> Bên cạnh nhiệt độ tăng và mực nước biển dâng, hạn hán và lũ lụt xảy ra thường<br /> xuyên hơn; các cơn bão trở nên mạnh hơn; nhiều đợt nắng nóng hơn; số ngày lạnh, đêm<br /> lạnh và sương giá giảm đi, trong khi các đợt nắng nóng ngày càng xảy ra thường xuyên<br /> hơn; cường độ của những cơn bão và lốc nhiệt đới đã trở nên nghiêm trọng hơn.<br /> 1.2.3. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam<br /> Trong khoảng 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã<br /> tăng khoảng 0,5-0,70C. Nhiệt độ mùa đông có xu hướng tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa<br /> hè, ở khu vực phía Bắc tăng nhanh hơn so với khu vực phía Nam. Mực nước biển tại trạm<br /> Hòn Dấu đã dâng khoảng 20 cm trong vòng 50 năm qua, lượng mưa tính đã giảm khoảng<br /> 2%/năm mặc dù lượng mưa có xu hướng tăng ở vùng khí hậu phía Nam và giảm ở vùng khí<br /> hậu phía Bắc. Trung bình hàng năm có khoảng 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động<br /> trên Biển Đông, ảnh hưởng đến Việt Nam vào khoảng 7 cơn mỗi năm. Hạn hán có xu thế<br /> <br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2