intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tình hình chất hữu cơ, mùn và các biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm đánh giá thực trạng chất hữu cơ và mùn trong nhóm đất xám ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Đánh giá ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất tới số lượng và chất lượng chất hữu cơ và mùn trong nhóm đất nghiên cứu; Đề xuất các biện pháp cải thiện tình trạng chất hữu cơ nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu nhóm đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tình hình chất hữu cơ, mùn và các biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám tỉnh Bắc Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> LUYỆN HỮU CỬ<br /> <br /> TÌNH HÌNH CHẤT HỮU CƠ, MÙN<br /> VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT HỮU CƠ<br /> TRONG ĐẤT XÁM TỈNH BẮC GIANG<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT<br /> MÃ SỐ: 62 62 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI, NĂM 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS.TS. Vũ Hữu Yêm<br /> 2. PGS.TS. Cao Việt Hà<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Thiện<br /> Phản biện 3: TS. Trần Đức Toàn<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Chất hữu cơ là dấu hiệu cơ bản để phân biệt đất và mẫu chất. Chất hữu cơ là nguồn<br /> cung cấp các dinh dưỡng cho cây trồng đồng thời cũng là thành phần chi phối khả năng<br /> hấp phụ dinh dưỡng của đất. Trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ tạo ra axit humic kích<br /> thích bộ rễ phát triển đẩy mạnh việc hút chất dinh dưỡng của cây. Số lượng, tính chất của<br /> chất hữu cơ có ảnh hưởng và quyết định đối với các tính chất: lý, hoá, sinh học và độ phì<br /> nhiêu của đất.<br /> Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, chất hữu cơ trong đất<br /> bị phân giải nhanh và dễ bị rửa trôi vào mùa mưa do đó phần lớn diện tích đất tự nhiên<br /> của Việt Nam có hàm lượng chất hữu cơ không cao, chất lượng mùn kém (chủ yếu là<br /> mùn thuộc nhóm funvat và Funvat-humat). Nguồn cung cấp chính hữu cơ cho đất canh<br /> tác là tàn dư thực vật và phân hữu cơ. Hiện nay, việc đầu tư phân bón cho sản xuất,<br /> đặc biệt là trên đất đồi còn hạn chế, nhất là phân hữu cơ. Bón phân vô cơ thuận lợi hơn<br /> nhiều so với bón phân hữu cơ do quá trình chế biến, bảo quản phân hữu cơ tốn nhiều<br /> công sức hơn. Trong khi đó, nông dân ở nhiều vùng thường đốt tàn dư thực vật sau khi<br /> thu hoạch dẫn đến tình trạng suy giảm lượng chất hữu cơ tươi xâm nhập vào đất. Tất<br /> cả các tác động này khiến cho lượng hữu cơ trong đất bị suy giảm dẫn đến giảm độ phì<br /> đất và năng suất cây trồng.<br /> Sự mất chất hữu cơ trong đất kéo theo hàng loạt các hậu quả nghiêm trọng như<br /> làm suy giảm độ phì nhiêu của đất: suy giảm các tính chất vật lý đất, giảm lượng và<br /> chất của dung tích hấp thu cũng như dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Đó là nguyên nhân<br /> hàng đầu làm đất mất sức sản xuất. Cùng với việc mất rừng, việc canh tác đất đồi núi<br /> không có biện pháp bảo vệ đất làm cho chất hữu cơ trong đất và hàm lượng các chỉ<br /> tiêu dinh dưỡng trong đất ngày càng giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là ở đất vùng đồi<br /> núi thuộc các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tích lũy được các chất hữu cơ<br /> trong đất còn là cơ sở quan trọng cho việc lưu giữ được khí CO2, một trong những<br /> nguyên nhân gây nên hiện tượng nóng lên của khí hậu toàn cầu.<br /> Ở Việt Nam 3/4 diện tích tự nhiên là đất đồi núi, trong đó nhóm đất xám<br /> (Acrisols) chiếm khoảng 20 triệu ha (Bộ NN&PTNT, 2009a). Đặc điểm chung của<br /> nhóm đất xám là đất chua, hàm lượng hữu cơ không cao, nghèo chất dinh dưỡng, dễ bị<br /> khô hạn,... Việc khai thác nhóm đất xám nói riêng có tác động lớn đến sự phát triển<br /> kinh tế - xã hội của đất nước.<br /> Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi Bắc bộ, có nhóm đất xám<br /> chiếm trên 70% diện tích đất nông nghiệp (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc<br /> Giang, 2012). Do đó nâng cao độ phì nhiêu của đất xám để từ đó nâng cao hiệu quả sử<br /> dụng đất là một việc làm rất cần thiết. Xuất phát từ tình hình trên việc thực hiện đề tài<br /> 1<br /> <br /> “Tình hình chất hữu cơ, mùn và các biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám<br /> tỉnh Bắc Giang” là có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn cao. Trên cơ sở xác định<br /> được tình hình chất hữu cơ và chất lượng mùn trong đất xám trên một số loại hình sử<br /> dụng đất tỉnh Bắc Giang đưa ra các giải pháp cải thiện chất hữu cơ trên đất xám; định<br /> hướng sử dụng đất xám hợp lý, cho hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường; đảm bảo<br /> xây dựng chiến lược phát triển nền nông nghiệp bền vững.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu: Chất hữu cơ và mùn trong đất xám ở huyện Lạng Giang,<br /> tỉnh Bắc Giang; Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trên các loại hình sử dụng: Lâm<br /> nghiệp, cây ăn quả (vải), chuyên lúa, lúa màu và chuyên màu ở 3 đơn vị đất xám<br /> chiếm diện tích lớn nhất ở huyện Lạng giang là đất xám điển hình (Haplic Acrisols),<br /> đất xám có tầng loang lổ (Plinthic Acrisols) và đất xám feralit (Ferralic Acrisols);<br /> Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Lạng Giang vì ở huyện Lạng Giang có<br /> đầy đủ các đặc điểm về khí hậu, thời tiết, đất đai đặc trưng cho tỉnh Bắc Giang, bên<br /> cạnh đó diện tích đất xám chiếm đến 67% diện tích đất tự nhiên và phân bố đầy đủ các<br /> đơn vị đất xám trên địa bàn huyện.<br /> 3. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đánh giá thực trạng chất hữu cơ và mùn trong nhóm đất xám ở huyện Lạng<br /> Giang, tỉnh Bắc Giang; Đánh giá ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất tới số lượng<br /> và chất lượng chất hữu cơ và mùn trong nhóm đất nghiên cứu; Đề xuất các biện pháp<br /> cải thiện tình trạng chất hữu cơ nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu nhóm đất xám<br /> huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> <br /> 4.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Đóng góp vào lý luận về ảnh hưởng của chế độ sử dụng đất đến số lượng chất<br /> hữu cơ và chất lượng mùn trong đất xám; Phát triển lý luận về ảnh hưởng của việc sử<br /> dụng đất đến quá trình hình thành và phát triển của đất xám.<br /> <br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Đánh giá được ảnh hưởng của một số loại hình sử dụng đất đến số lượng và<br /> chất lượng chất hữu cơ và mùn trong đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Đề<br /> xuất các biện pháp cải thiện số lượng và chất lượng chất hữu cơ trên đất xám huyện<br /> Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> Cung cấp thêm cơ sở khoa học về hiện trạng, quá trình biến đổi chất hữu cơ và<br /> mùn và một số biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh<br /> Bắc Giang.<br /> <br /> 2<br /> <br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Tổng quan về chất hữu cơ và mùn trong đất<br /> <br /> 1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc chất hữu cơ trong đất<br /> Toàn bộ các hợp chất hữu cơ có trong đất được gọi là chất hữu cơ của đất. Trong<br /> đất tự nhiên nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tàn dư sinh vật bao gồm xác<br /> thực vật, động vật và vi sinh vật. Ðối với đất canh tác ngoài tàn dư sinh vật còn có một<br /> nguồn hữu cơ bổ sung thường xuyên là phân hữu cơ.<br /> <br /> 1.1.2. Thành phần và đặc điểm của thành phần mùn<br /> Bằng phương pháp hoá học người ta đã xác định hợp chất mùn của đất bao gồm<br /> 3 thành phần chính: axit humic, axit fulvic và hợp chất humin.<br /> 1.1.2.1. Axit humic<br /> Axit humic là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ, có chứa các hợp chất cấu tạo<br /> mạch vòng, được hình thành trong môi trường trung tính, hoà tan tốt trong các dung dịch<br /> kiềm loãng NaOH, Na2CO3, Na4P2O7.10H2O,... không hoà tan trong nước và axit vô cơ.<br /> Tuỳ theo nồng độ và loại đất mà các dung dịch thu được có màu anh đào đến màu đen.<br /> 1.1.2.2. Axit fulvic<br /> Axit fulvic có màu vàng, là axit hữu cơ cao phân tử chứa nitơ, có chứa các hợp<br /> chất cấu tạo mạch vòng, hình thành trong môi trường chua, dễ tan trong nước, axit<br /> hoặc kiềm loãng.<br /> 1.1.2.3. Hợp chất humin<br /> Ngoài axit humic, axit fulvic trong mùn còn tồn tại một dạng hợp chất khác là<br /> humin. Humin là tổ hợp của các chất mùn được cấu tạo bởi các liên kết giữa các axit<br /> humic, fulvic và các khoáng sét trong đất. Humin màu đen, không tan trong dung dịch<br /> kiềm và axit, có phân tử lượng lớn, rất bền vững trong đất, cây trồng không sử dụng được.<br /> <br /> 1.1.3. Quá trình chuyển hoá chất hữu cơ và hình thành mùn trong đất<br /> Sự biến hoá xác hữu cơ trong đất là một quá trình sinh hoá học phức tạp, có sự<br /> tham gia trực tiếp của vi sinh vật, giun đất, oxy không khí và nước.<br /> 1.1.3.1. Quá trình khoáng hoá xác hữu cơ<br /> Khoáng hoá là quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ tạo thành các hợp chất<br /> khoáng đơn giản, sản phẩm cuối cùng là những hợp chất tan và khí.<br /> 1.1.3.2. Quá trình mùn hóa xác hữu cơ<br /> Mùn hoá là quá trình tổng hợp những sản phẩm phân giải xác hữu cơ dẫn đến<br /> sự hình thành những hợp chất mùn, là những hợp chất hữu cơ cao phân tử phức tạp<br /> bao gồm nhiều đơn vị cấu tạo khác nhau, chúng được nối với nhau bằng các cầu nối.<br /> Mỗi đơn vị cấu tạo bao gồm nhân vòng, mạch nhánh, chúng chứa nhiều nhóm định<br /> chức khác nhau và mang tính axit.<br /> 1.1.4. Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất<br /> Chất hữu cơ và mùn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hình thành và<br /> tính chất đất, đối với sinh vật và bảo vệ đất.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2