intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

52
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án này nhằm làm rõ đặc trưng cơ bản về lý tuyết và thực hành đức tin tôn giáo của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra một số ý nghĩa và khuyến nghị đối với các tổ chức có liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học: Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN XUÂN HẬU ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TÔN GIÁO RA ĐỜI Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH TÔN GIÁO HỌC Mã số: 9229009 HÀ NỘI - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. LÊ TÂM ĐẮC 2. PGS,TS HOÀNG THỊ LAN Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Và thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, bên cạnh các tôn giáo ngoại nhập như Phật giáo, Islam giáo, Công giáo, đạo Tin lành…, chúng ta thấy ở Nam Bộ có sự hiện hữu khá nhiều loại hình tôn giáo ra đời ở khu vực này, tiêu biểu là: Bửu sơn Kỳ hương (BSKH), Tứ ân Hiếu nghĩa (TAHN), Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn (PGHNTL), Phật giáo Hòa Hảo (PGHH), đạo Cao Đài (CĐ), Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (TĐCSPHVN). Các tôn giáo nêu trên ra đời trong bối cảnh vùng đất Nam Bộ đã hình thành và đang phát triển. Nhiều yếu tố văn hóa, xã hội Nam Bộ đương thời được các tôn giáo nội sinh tiếp thu. Đó là môi trường khắc nghiệt của vùng đất mới làm nảy sinh tâm lý nương tựa vào thần linh. Đó là vùng đồi núi Thất Sơn huyền bí - nơi lý tưởng của chốn tâm linh. Đó là vùng giáp biên Tây Ninh - môi trường thuận lợi cho các hoạt động chính trị tôn giáo, v.v... Tất cả tạo nên khoảng trống tâm linh trong một bộ phận không nhỏ người dân Nam Bộ, rất cần xuất hiện những loại hình tôn giáo mới để khỏa lấp khoảng trống ấy. Sự ra đời của các tôn giáo ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không nằm ngoài bối cảnh chung của văn hóa, xã hội Nam Bộ. Chúng kế thừa, dung hợp, sắp xếp, điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới, lôi cuốn người dân thực hành các hoạt động tôn giáo và cả các hoạt động ngoài tôn giáo. Mục đích đó đạt được không chỉ vào thời điểm các tôn giáo nội sinh ra đời mà còn cả những thời điểm về sau khi nhiều sự biến đổi ở Nam Bộ diễn ra làm cho vùng đất này thay đổi diện mạo. Điều đó cho thấy, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ có tính bền vững nhất định, bởi những giá trị của các tôn giáo này. Trên tinh thần tiếp nối thành quả nghiên cứu đi trước, với mong muốn góp phần lý giải rõ hơn một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau về các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ, tôi chọn đề tài “Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Tôn giáo học. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục đích của đề tài Luận án làm rõ đặc trưng cơ bản về lý tuyết và thực hành đức tin tôn giáo của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, từ đó rút ra một số ý nghĩa và khuyến nghị đối với các tổ chức có liên quan. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu và một số vấn đề lý luận liên quan đến các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Thứ hai, trình bày có hệ thống khái quát điều kiện ra đời và quá trình phát triển của các tôn giáo ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Thứ ba, làm rõ đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
  4. 2 - Thứ tư, phân tích giá trị các đặc trưng và khuyến nghị từ đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gồm: nhóm tôn giáo thuộc Phong trào các Ông Đạo (Bửu sơn Kỳ hương, Tứ ân Hiếu nghĩa, Phật giáo Hiếu nghĩa Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam) và tôn giáo thuộc phong trào Cơ Bút (đạo Cao Đài) 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: là Nam Bộ, khu vực ra đời, tồn tại, hoạt động chính của các tôn giáo nội sinh được lựa chọn nghiên cứu. Ngoài ra, luận án còn nghiên cứu đến một số khu vực có sự tác động, ảnh hưởng của các tôn giáo này. - Về thời gian: từ giữa thế kỷ XIX (năm 1849, thời điểm ra đời đạo Bửu sơn Kỳ hương) cho đến hiện nay (2019, thời điểm hoàn thành luận án) 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên nền tảng cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo, với lý thuyết: “Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo” . “Nhà nước ấy, xã hội ấy” được hiểu là bối cảnh của một xã hội đặc thù; với Nam Bộ, đó là những đặc điểm địa lý tự nhiên, truyền thống lịch sử, cơ sở kinh tế, đặc trưng xã hội, văn hoá, chính trị, phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống,v.v... của cư dân vùng đất mới, nơi cho ra đời một phong trào tôn giáo mới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, như: phân tích - tổng hợp tư liệu (tư liệu gốc, tài liệu thứ cấp); phỏng vấn sâu, lấy ý kiến chuyên gia (học giả, chức sắc, chức việc, tín đồ); các phương pháp cụ thể như so sánh, khái quát, đối chiếu,v.v... 5. Đóng góp khoa học của luận án Từ phương diện Tôn giáo học, luận án góp phần làm rõ những đặc trưng cơ bản và một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XIX. Kết quả luận án còn đóng góp luận cứ khoa học cho việc nhận thức và ứng xử đúng đắn hơn và khách quan hơn đối với các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua phân tích đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, luận án đóng góp những luận cứ khoa học trong nghiên cứu quy luật hình thành và phát triển của tôn giáo; mối quan hệ tương tác qua lại giữa tôn giáo đến các lĩnh vực đời sống xã hội.
  5. 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Tôn giáo học và nhiều bộ môn khoa học xã hội và nhân văn; đóng góp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện chính sách và pháp luật về tôn giáo, cũng như nâng cao hiệu quả công tác tôn giáo của nước ta trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 09 tiết và tiểu kết các chương. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN TƯ LIỆU, TÀI LIỆU 1.1.1. Tổng quan tư liệu gốc 1.1.1.1. Kinh sách của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ Gồm những bản kinh, sách của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ: BSKH, TAHN, PGHNTL, PGHH, TĐCSPHVN, CĐ. Đây là những tư liệu quan trọng để luận án tiếp cận phân tích đặc trưng của các tôn giáo thông qua tư tưởng giáo lý, giáo luật, tổ chức, v.v... Lưu ý tư liệu gốc của các tôn giáo đó là một số bản kinh, sấm, vãn, Thánh ngôn, v.v... có nhiều phiên bản khác nhau. Chúng tôi lựa chọn một số bản để làm cơ sở nghiên cứu, các bản cùng nội dung khác mang tính tham khảo, đối chiếu. Ví dụ như: Sấm truyền Đức Phật Thầy Tây An, của Nguyễn Văn Hầu sưu tầm và biên soạn (1973) được Tòng Sơn Cổ tự xuất bản, Phật giáo Hòa Hảo: Sấm giảng thi văn toàn bộ in năm 1966 và bản Sấm giảng thi văn giáo lý toàn bộ của Đức Huỳnh Giáo chủ tái bản năm 2004; quyển Thánh ngôn hiệp tuyển trọn bộ in năm 1972, Tòa thánh Tây Ninh giữ bản quyền, và Thánh ngôn hiệp tuyển quyển 1 và 2 hợp nhứt và chú thích do Nguyễn Văn Hồng biên soạn và chú thích, ấn hành năm 2000. 1.1.1.2. Văn bản của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ Văn bản của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ tiêu biều gồm: Đạo thư của Đức Quyền Giáo tông về việc phát hành quyển Pháp Chánh truyền, ; các bản Thánh huấn, Thông tri, Điều lệ. Hiến chương của các tôn giáo, v.v... 1.1.2. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu liên quan đến nội dung luận án 1.1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu sự ra đời của các tôn giáo ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhóm công trình lịch sử, văn hóa, xã hội liên quan đến các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiêu biểu của các tác giả: Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục; Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí; Paul Doumer, hồi kí Xứ Đông Dương; Paul Giran, Psychologie du peule
  6. 4 annamite (Tâm lý dân tộc An Nam); Georges Coulet, Les Sociétés Secrètes en terre d’Annam (Hội kín xứ An Nam); Phan Quang, Đồng bằng sông Cửu Long; Huỳnh Lứa chủ biên, Lịch sử khái phá vùng đất Nam bộ; Li Tana, “An Alternative Vietnam? The Nguyen Kingdom in the 17th and 18th Century” (Một Việt Nam khác? Vương quốc họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18), Journal of Southeast Asian Studies, 3/1988; Tạ Chí Đại Trường, Thần, Người và Đất Việt; Sơn Nam, Lịch sử An Giang; Nguyễn Văn Trung, Hồ sơ về Lục Châu học, Tìm hiểu con người ở vùng đất mới; Vương Hồng Sển, Sài Gòn năm xưa; Trần Văn Giàu, Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám,v.v... Các công trình trên có lượng tư liệu phong phú liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án như: đặc điểm vùng đất Nam Bộ, bối cảnh xã hội Nam Bộ, đặc tính người Nam Bộ... Đây là những tiền đề quan trọng, hình thành nên đặc trưng của các tôn giáo khu vực này. 1.1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX * Nhóm công trình nghiên cứu Phong trào các Ông Đạo Năm 1956, Nguyễn Văn Hầu biên soạn quyển Đức Cố Quản hay là Cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa, quyển Nhận thức Phật giáo Hòa Hảo (1968), quyển Thất Sơn màu nhiệm (1972). Tạ Chí Đại Trường, Thần Người và Đất Việt. Đinh Văn Hạnh, Đạo Tứ ân Hiếu nghĩa của người Việt ở Nam bộ (1867-1975). Nguyễn Hoàng Sa, Đạo Hòa Hảo và ảnh hưởng của nó ở đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam (2003), kỷ yếu Hội thảo khoa học về giáo phái Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Phạm Bích Hợp, Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu sơn Kỳ hương - Cao Đài - Hòa Hảo). Phan An, Người Nam bộ dưới góc nhìn tôn giáo. Ngô Văn Lệ, Các tôn giáo bản địa và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá của người Việt ở Nam Bộ. Các công trình này, dưới các góc độ ở nhiều lĩnh vực tôn giáo học, nhân học, văn hóa học, triết học, sử học, nhiều vấn đề liên quan đến các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ đã được làm rõ như: nguồn gốc, giáo lý, giáo luật, hành đạo, tổ chức, vai trò trong từng giai đoạn lịch sử, vấn đề đặt ra. * Các công trình nghiên cứu nhóm Phong trào Cơ bút (tiêu biểu là đạo Cao Đài) Gabriel Gobron, Lịch sử đạo Cao Đài và Lịch sử và triết lý đạo Cao Đài; Lê Văn Trung, Phương châm hành đạo; Trương Văn Tràng, Đại đạo giáo lý; Đồng Tân viết hai quyển: Lịch sử Cao Đài - Đại đạo Tam kỳ phổ độ - phần Vô vi (năm 1967) và Lịch sử Cao Đài - Đại đạo Tam kỳ phổ độ - phần phổ độ (năm 1972), Tìm hiểu đạo Cao Đài (1997), tập hợp 310 câu trả lời của các học giả nước ngoài như Teb Dutton, Jeremy Davidson, Serguei A. Blagov tìm hiểu đạo Cao Đài. Quyển Đại đạo giáo lý và Triết lý của Trần Văn Rạng.
  7. 5 Werner Jayne Susan, Peasant politics and religious sectarianism peasant priest in the Caodai in Vietnam (Chính trị nông dân và giáo phái: nông dân và chức năng trong đạo Cao Đài ở Việt Nam) xuất bản năm 1981 do Lê Anh Dũng trích dịch; Sergei Blagov với công trình The Caodai: A new religious movement (Đạo Cao Đài: Một phong trào tôn giáo mới). Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài do Đặng Nghiêm Vạn chủ biên. Trần Văn Giàu (1997), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám, Tập 2: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử (tái bản lần thứ ba). Nguyễn Thanh Xuân, Luận án tiến sĩ Sử học với nhan đề Quá trình ra đời và phát triển của đạo Cao Đài từ năm 1926 đến năm 1975 và quyển “Đạo Cao Đài hai khía cạnh: lịch sử và tôn giáo”. Nguyễn Văn Trung với tác phẩm Hồ sơ về Lục Châu học - Tìm hiểu con người ở vùng đất mới, dựa vào tài liệu văn, sử bằng quốc ngữ ở miền Nam từ 1865 - 1930, v.v... Các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài trên các phương diện tôn giáo học, triết học, văn hóa học, sử học, nhân học… nêu trên giúp luận án có hướng tiếp cận liên ngành góp phần làm rõ đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU VÀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Một số vấn đề đã được nghiên cứu - Về nội dung liên quan điều kiện ra đời các tôn giáo ở Nam Bộ, đây có thể xem là đóng góp nhiều nhất của các công trình có trước. Với các điều kiện về địa lý tự nhiên, lịch sử vùng đất Nam Bộ, cùng với cấu kết cộng đồng tộc người cho đến những sự biến động về chính trị,v.v... Có thể thấy, Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một sự phức hợp của rất nhiều yếu tố, các yếu tố này đã tạo ra nơi đây một “khoảng trống tâm linh” như nhiều nhà nghiên cứu đã đề cập đến. Một thành công nữa của các nhà nghiên cứu tôn giáo liên quan đến các điều kiện ra đời các tôn giáo nội sinh Nam Bộ đó là nghiên cứu về “con người Nam Bộ”, mối tương tác, ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc anh em và vai trò của các dân tộc trong cộng đồng để tạo nên một sự cố kết chặt chẽ với nhau, nhưng lại vô cùng cởi mở, thông thoáng trong việc tiếp thu cái mới, v.v... Đó là tiền đề rất quan trọng để những hiện tượng tôn giáo mới ra đời, trên sự kế thừa, dung hợp văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo. Và nội dung có thể được xem là trọng tâm nhất của các tác giả đi trước đã thành công, đó là yếu tố chính trị tại Nam Bộ. Một giai đoạn đặc biệt đối với đời sống chính trị Nam Bộ cuối thế thế kỷ XIX đầu XX, đó là: vai trò triều Nguyễn, sự xâm lược và chính sách thuộc địa ở Nam Kỳ của Pháp, cùng với đó là một lớp văn hóa mới phương Tây,v.v... - Về nội dung liên quan đến cứu đặc trưng các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ, các tác giả đã có những thành công như sau: Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ là sự hỗn dung tôn giáo, tín ngưỡng. Hầu hết các nghiên cứu đồng nhất quan điểm này, ở những góc độ nghiên cứu khác
  8. 6 nhau, mỗi tác giả đều cho thấy nét đặc sắc của sự hỗn dung đó và được thể hiện qua đặc trưng của yếu tố truyền thống là nền tảng. Dù còn nhiều quan điểm khác nhau, nhưng khi bàn đến các tôn giáo ở Nam Bộ và đặc trưng của nó, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận đó là những tổ chức tiếp nối của tinh thần “Cần Vương” với một kiểu thức mới của tổ chức mang màu sắc tôn giáo, giáo phái tôn giáo, đảng phái tôn giáo chính trị hay phong trào tôn giáo cứu thế,v.v... Trải qua thời gian, sự biến đổi của xã hội cũng làm cho các tôn giáo phải tự thay đổi mình để thích ứng, điều này cũng làm cho đặc trưng tôn giáo có những biểu hiện mới với thời đại. - Những thành công nghiên cứu ý nghĩa của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ. Có thể nói, những nghiên cứu tôn giáo nội sinh trong thời gian gần đây chủ yếu đề cập đến vai trò, ý nghĩa của các tôn giáo trên nhiều lĩnh vực. 1.2.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Tổng quan các công trình có trước, luận án rút ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đó là: - Về phương pháp luận. Luận án làm rõ tính quy luật ra đời của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ. Các tác giả đi trước nghiên cứu tôn giáo ra đời ở Nam Bộ với nhiều góc độ như: tôn giáo học, xã hội học tôn giáo, nhân học/ dân tộc học tôn giáo, triết học tôn giáo, chính trị học tôn giáo, sử học tôn giáo,v.v... Phần lớn các công trình này tập trung vào đạo CĐ và PGHH, không nhiều các công trình về TĐCSPHVN, TAHN, PGHNTL, BSKH. - Về vấn đề loại hình tôn giáo. Đó là một thực thể tôn giáo độc lập hay là sự phái sinh của tôn giáo nào đó có trước, được gắn bởi một tên gọi khác (?), hoặc các tôn giáo này ra đời có phải do một thế lực chính trị nào đó sinh ra (?),v.v... vẫn còn nhiều luận giải. - Về nhận diện và phân loại đặc trưng tôn giáo. Cách nhận diện của các nhà nghiên cứu trước đây cho thấy có sự tương đồng và khác biệt trong cách thức phân loại, điều này dễ hiểu, vì phương pháp, cách tiếp cận, quan điểm khác nhau của mỗi tác giả. Trên cơ sở những thành tựu của nghiên cứu có trước, luận án sẽ khái quát hóa, hệ thống hóa các quan điểm và đưa ra cách phân loại đặc trưng tôn giáo theo phương pháp và cách tiếp cận phù hợp, khả thi của tôn giáo học. - Về góc độ tôn giáo học so sánh. Những yếu tố nào tạo nên đặc trưng của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ (?), chúng phản ánh điều gì trong đặc trưng đó (?). Và một vấn đề mang tính thời sự cho tôn giáo học đương đại là hàng loạt hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện (chủ yếu ở Bắc Bộ, từ những năm 80 của thế kỷ trước đến nay). 1.3. CÁCH TIẾP CẬN, LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.3.1. Cách tiếp cận của đề tài Luận án có các cách tiếp cận nghiên cứu sau: Tôn giáo học, Sử học tôn giáo, Nhân học tôn giáo, Chính trị học tôn giáo, Văn hóa học tôn giáo.
  9. 7 1.3.2. Lý thuyết nghiên cứu Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo: là lý thuyết phản ánh sự tác động của đời sống xã hội thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống tôn giáo, buộc tôn giáo phải thay đổi và thích nghi để tồn tại. Lý thuyết này phản ánh mối quan hệ tác động qua lại giữa tôn giáo - xã hội và nguyên lý tiếp cận chính là mối quan hệ phổ biến; nguyên tắc tiếp cận là quan điểm toàn diện của triết học Mác - Lênin. Lý thuyết Địa - tôn giáo: để bàn về tình hình, đặc điểm, đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là “khoảng trống tâm linh” tại vùng đất mới và một số vấn đề được đặt ra qua việc nghiên cứu đặc trưng tôn giáo hiện nay. Lý thuyết vùng văn hóa: đề tài vận dụng phân tích đặc trưng các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ, vùng đất lịch sử ở trung tâm giao lưu của các nền văn hóa Nam - Bắc, Đông - Tây, theo quy luật hội tụ, giao thoa, kết tinh, lan tỏa. Lý thuyết loại hình tôn giáo: luận án phân tích điều kiện, dấu hiệu đặc trưng tôn giáo của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ để phân loại các tôn giáo này thuộc loại hình nào. 1.3.3. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án Đặc trưng tôn giáo/ đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Tôn giáo nội sinh; Tôn giáo hỗn hợp; Tính cứu thế; Thuyết Mạt thế; Tính huyền linh; Kế thừa, dung hợp; Tính dân tộc/ dân tộc tính; Tính nhập thế; Thông linh học; Cơ bút/ phong trào Cơ bút; Thiên Nhãn; Trần Điều; Trần Dà; Chữ Nhất (Nhứt); Tứ Ân; Ông Đạo/ phong trào các Ông Đạo. Chương 2 ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÔN GIÁO Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA CÁC TÔN GIÁO Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 2.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, chính trị * Về địa lý tự nhiên: Nam Bộ là vùng địa lý tự nhiên có nhiều nét riêng biệt. Với một vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên, Nam Bộ trở thành vùng đất hứa của những người đi mở đất. Tuy nhiên, Nam Bộ buổi đầu vô vàn khó khăn, thử thách đối với những người mới đến. Thuận lợi và khó khăn góp phần hình thành nên những tôn giáo mới, vừa mang giá trị đặc trưng truyền thống, vừa có tính thiết yếu mới, hòa hợp với môi trường nơi vừa mới khai lập. * Về lịch sử, chính trị: những tác động lớn về lịch sử, chính trị là điều kiện, tiền đề cho các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ. Chính bối cảnh xã hội này là hình thành nên những đặc tính của đặc trưng các tôn giáo, chúng biểu hiện và tác động liên tục đến đời sống tôn giáo. Có thể khái quát ngắn gọn đó là: vai trò
  10. 8 triều đình phong kiến, chính sách của thực dân Pháp ở Nam Bộ, v.v... góp phần ra đời các tôn giáo nội sinh. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Nam Bộ Về kinh tế: Ngay từ thời gian đầu khai phá, do đặc thù địa lý, lịch sử, con người và sự giao lưu văn hoá của các cộng đồng tộc người, kinh tế ở Nam Bộ có nhiều điểm khác với các vùng miền trong cả nước. Ở Nam Bộ chế độ công điền, công thổ, quan hệ thuê mướn là phổ biến chứ không phải là phát canh thu tô như cố hương miền Trung, miền Bắc. Về xã hội: Quá trình tiếp biến văn hóa dẫn đến sự hỗn dung văn hóa tín ngưỡng trong các tôn giáo. Xã hội Nam Bộ mang tính “động” và “mở” rất cao. Lưu dân Nam Bộ chủ yếu từ khu vực miền Trung, trải qua một chặng đường dài đến với Nam Bộ đã mang theo vốn văn hóa từ quê cha đất tổ đến với vùng đất mới để được đổi đời. Người Hoa, Khmer cũng góp phần khai khẩn và phát triển vùng Nam Bộ. Trên tinh thần ấy, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ mang những giá trị văn hoá dân tộc, sự kế thừa và dung hợp những giá trị tư tưởng của các tín ngưỡng, tôn giáo có trước với điều kiện văn hóa vùng đất mới, xây dựng một hệ thống tôn giáo nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho một bộ phận người dân Nam Bộ. Vì thế, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ là một trong những đặc trưng phản ánh con người Nam Bộ. 2.1.3. Điều kiện văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng * Về văn hóa: Văn hóa Nam Bộ có sự pha trộn với văn hóa các dân tộc, tạo nên một tổng thể văn hoá phong phú, trong đó tín ngưỡng, tôn giáo cũng vậy. Từ đó, hình nên văn hóa đặc tính con người nơi đây: hòa hợp, bình dị; bao dung, hào phóng; trọng nghĩa; linh hoạt, năng động. Các tính cách đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến các tôn giáo, đặc trưng các tôn giáo cũng đã phản ánh nên tính cách của cư dân Nam Bộ. *Về tôn giáo, tín ngưỡng: Với những đặc điểm, sự ảnh hưởng của các tôn giáo đến xã hội Nam Bộ nói chung và các tôn giáo nói riêng như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo, tín ngưỡng dân gian. Là nhứng thành tố rất quan trọng, tiền đề quyết định cho đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. *Về các tổ chức có mang màu sắc tôn giáo khác: Các tổ chức mang màu sắc tôn giáo ở Nam Bộ lúc bấy giờ có ảnh hưởng của người Hoa (Minh Hưng) truyền sang: Thiên Địa Hội; và người Việt các Hội kín Nam Kỳ có mang màu sắc tôn giáo. 2.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TÔN GIÁO RA ĐỜI Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 2.2.1. Quá trình phát triển của các tôn giáo thuộc phong trào các Ông Đạo Luận án khái quát, phân tích nguyên nhân và quá trình ra đời, đặc biệt là những giáo chủ của các tôn giáo và một số mối quan hệ thuộc các tôn giáo ở
  11. 9 Tây Nam Bộ: từ Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, với những đặc điểm của bối cảnh xã hội Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2.2.2. Quá trình phát triển của các tôn giáo ảnh hưởng từ phong trào Cơ bút Các tôn giáo mới chịu ảnh hưởng Phong trào Cơ bút ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX gồm nhóm Ngũ Minh và đặc biệt là đạo Cao Đài. Trong luận án này, đạo CĐ là tôn giáo tiêu biểu cho Phong trào Cơ bút. Nhưng trước khi nghiên cứu về CĐ, cần sơ lược vài nét về Minh Sư đạo, Minh Lý đạo thuộc nhóm Ngũ Minh (các nhánh: Minh Đường đạo, Minh Thiện đạo, Minh Tân đạo không phân tích trong luận án này vì ảnh hưởng không mạnh, thực hành đạo như Minh Sư đạo và phần lớn đã hòa vào đạo CĐ). Và quá trình hình thành của đạo Cao Đài ở Nam Bộ, cùng một số hoạt động của nó. Tiểu kết chương 2 Sự ra đời của các tôn giáo mới thời kỳ này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, mà còn là phương thức khai hoang lập làng, mở trại ruộng, tập hợp nhân dân chống lại cường hào ác bá và thực dân xâm lược. Tuy có lúc thăng trầm, nhưng những đóng góp của chúng là rất to lớn ở vùng đất phía Nam của Tổ quốc. Chương 3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN TRONG LÝ THUYẾT VÀ THỰC HÀNH ĐỨC TIN CỦA CÁC TÔN GIÁO RA ĐỜI Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 3.1. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG LÝ THUYẾT TÔN GIÁO 3.1.1. Kế thừa, dung hợp những giá trị của Phật giáo - Kế thừa, dung hợp tư tưởng pháp môn Tịnh độ của Phật giáo Tôn giáo thuộc nhóm các Ông Đạo có sự kế thừa, dung hợp tư tưởng pháp môn Tịnh độ từ Phật giáo rõ nét nhất. Ông Đoàn Minh Huyên khuyên tín đồ trong lúc tu hành phải thành tâm trì niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà “Nam Mô A Di Đà Phật” (Di Đà lục tự). Đức Phật A Di Đà cũng là danh hiệu tụng niệm của TAHN, PGHNTL, PGHH, đặc biệt là TĐCSPHVN. Cụ thể, các tôn giáo ở Nam Bộ dạy tín đồ việc niệm Phật và kết quả thực hành niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà. - Kế thừa, dung hợp thuyết Mạt thế luận của Phật giáo Lý thuyết về Mạt thế của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ được bắt nguồn từ quan niệm về một Kỳ Tận Thế (Hạ ngươn/ Hạ nguyên) hay một Ngày Phán Xét bởi Hội Long Hoa/ Hội Long Vân. Các yếu tố Phước - Tội, Thiện - Ác, Thiêng đường - Địa ngục,v.v...chi phối xuyên suốt tư tưởng, giáo lý, nên Hội Long Hoa, được xem là thuyết giáo chủ đạo để cầu mong đến sự cứu thế của thời kỳ Mạt thế qua những lời Tiên tri, Sấm giảng.
  12. 10 3.1.2. Kế thừa, dung hợp giá trị của Nho giáo và Đạo giáo CĐ đã kế thừa, dung hợp nhiều yếu tố của Đạo giáo, Nho giáo vào trong giáo lý của mình. Đạo CĐ giải thích về nguồn gốc của con người trên tư duy Thái cực - Đức Chí Tôn - là “Trời” (Nho giáo), người chủ quản làm cho sự tiến hóa từ thảo mộc, sang cầm thú (đã được ban phần hồn), rồi sự tiến hóa cứ thế tiếp tục đến nhiều đời, nhiều kiếp để trở thành người. Với các tôn giáo thuộc nhóm các Ông Đạo, sự kế thừa, dung hợp Nho giáo và Đạo giáo không bao gồm những thuyết giáo phong phú và phức tạp như đạo CĐ, mà chỉ là cách hành xử tiếp thu từ Nho giáo như: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, kết hợp với huyền thuật và vô vi của Đạo giáo. 3.1.3. Kế thừa, dung hợp các giá trị của hệ thống tín ngưỡng dân gian - Kế thừa, dung hợp các giá trị của tín ngưỡng dân gian truyền thống người Việt Những phân tích bên trên cho thấy, các tôn giáo ở Nam Bộ ra đời trên cơ sở của sự kế thừa, dung hợp tôn giáo truyền thống, nhưng tín ngưỡng dân gian, truyền thống của ngưởi Việt mới là nền tảng tư tưởng của các tôn giáo này. Vì sao lại khẳng định đó là tín ngưỡng của người Việt (?) Theo chúng tôi, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc thiểu số (Hoa, Khmer, Chăm,v.v...) ở Nam Bộ trong giai đoạn này, đã hình thành và phát triển lâu dài, trở thành bản sắc văn hóa truyền thống của họ thì rất khó để các tôn giáo khác, nhất là tôn giáo mới có thể ảnh hưởng đến được, dù rằng có những tương đồng trong lý thuyết tôn giáo và thực hành tôn giáo. Mặt khác, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ về cơ bản là tín ngưỡng bản địa của người Việt, nhất là tín ngưỡng dân gian truyền thống đã bền chặt từ ngàn đời với tục: thờ Trời, thờ Mẫu, thần linh Việt. - Dung hợp tín ngưỡng dân gian của người Hoa (Minh Hương) đã được bản địa hóa Tín ngưỡng dân gian truyền thống người Việt là nền tảng của tư tưởng các tôn giáo ra đời ở Nam bộ, ngoài ra, phần lớn các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ còn có sự dung hợp tín ngưỡng thờ Quan Công, một loại hình tín ngưỡng dân gian người Hoa thời kỳ nhà Minh ở Trung Quốc truyền vào Việt Nam và được bản địa hóa. Cụ thể đó là tín ngưỡng thờ Quang Công. Sự kế thừa, dung hợp trong lý thuyết của các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là đặc trưng cơ bản nhất và chúng được biểu hiện qua biểu tượng và đối tượng thờ: - Về biểu tượng tôn giáo. Biểu tượng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là một sự kế thừa, dung hợp lý thuyết tôn giáo khá đặc sắc, do những người sáng lập tôn giáo tạo ra hoặc sự chỉ dạy của “bề trên”; cụ thể gồm: tấm Trần điều của BSKH, TAHN, PGHNTL; tấm Trần dà của PGHH; chữ Nhất của TĐCSPHVN; Thiên nhãn của đạo CĐ. - Đối tượng thờ thờ là một sự dung hợp lý thuyết tôn giáo. Đối tượng thờ của các tôn giáo có thể chia làm hai dạng: (1) Những tôn giáo có tượng thờ
  13. 11 (tượng cốt): đạo CĐ, TĐCSPHVN; (2) Những tôn giáo không có tượng thờ (không có tượng cốt): BSKH, TAHN, PGHH, PGHNTL. Cần lưu ý, chủ trương của các tôn giáo không thờ tượng cốt, không có nghĩa họ không có các ban thờ các đối tượng được tín ngưỡng. Mà ngược lại, ở các tôn giáo này, niềm tin vào các đối tượng thờ rất phong phú, đôi khi còn phức tạp hơn so với những tôn giáo truyền thống, những tín ngưỡng truyền thống. 3.1.4. Kế thừa, dung hợp những giá trị của văn hóa phương Tây Bên cạnh các tôn giáo truyền thống phương Đông, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ còn dung hợp sáng tạo văn hóa phương Tây, nổi bật là đạo CĐ. Tôn giáo này thừa nhận sự cứu thế của Moise là kỳ phổ độ thứ nhất, Jesus là kỳ phổ độ thứ hai, cho đó là cơ cứu độ của Thượng đế ở phương Tây trước khi đến kỳ phổ độ thứ ba. Với các tôn giáo thuộc nhóm các Ông Đạo, trong thời gian thực dân Pháp cai trị, thái độ của các tôn giáo này cơ bản là chống Pháp, bài xích văn hóa Pháp, do vậy ảnh hưởng văn hóa phương Tây chưa thấy rõ. Có lẽ vì đó mà các tôn giáo này gần như không dung nhập văn hóa phương Tây, mà cố giữ văn hóa truyền thống qua kiến trúc thờ tự, cách ăn mặc, để râu, búi tóc,v.v... Các Ông Đạo luôn tỏ thái độ phản kháng. 3.2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TRONG THỰC HÀNH ĐỨC TIN TÔN GIÁO 3.2.1. Tính huyền linh trong thực hành đức tin tôn giáo Với các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ, huyền linh tôn giáo cũng mang đầy đủ những tính chất như trên, nhưng lại được biểu hiện bởi một hệ các Ông Đạo và những người sáng lập tôn giáo. Sự xuất hiện các Ông Đạo, những người thực hành huyền linh tôn giáo/ tôn giáo thần bí/ huyền bí, được xem là đặc trưng giai đoạn đầu hình thành các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong giai đoạn này, sự huyền linh rất được các tôn giáo và hội kín quan tâm bằng thực hành phép thuật của các thầy phù thủy (hội kín) và các Ông Đạo với hình thức tiên tri (dự đoán những điều tất yếu xảy ra bằng việc tiếp xúc siêu nhiên). Cách thức tu hành kỳ lạ, hành xử khác người, trị bệnh bằng phép thuật của các Ông Đạo gây sự chú ý đặc biệt, niềm tin sâu sắc cho một bộ phận cư dân. Người CĐ cho rằng, cơ bút có giá trị thiêng liêng với họ. Bởi vì, họ tin có thế giới thần tiên trong vũ trụ; Thượng đế giáng điển lập đạo và chính Thượng đế làm giáo chủ, mà không trao quyền này cho bất kỳ ai. Cơ bút để lại những di sản kinh sách lớn lao cho đạo CĐ. Ngoài những Ông Đạo xưng là giáo chủ tôn giáo, phần lớn Ông Đạo còn lại không chủ trương lập đạo, không thu hút tín đồ hay cho ra đời hệ thống giáo lý của riêng mình, mà chủ yếu hoạt động theo tư cách cá nhân, thể hiện những năng lực kỳ dị, siêu phàm, làm cho người dân vừa khiếp sợ vừa kính trọng. 3.2.2. Tính dân tộc trong thực hành đức tin tôn giáo Các tôn giáo này ra đời ở Nam Bộ trong hoàn cảnh đất nước bị nô lệ, nhân dân sục sôi ý chí chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Những gì
  14. 12 con người chẳng giành được bằng bàn tay của chính mình ở thế giới hiện thực lại được bù đắp bởi lòng bao dung của Trời, Phật ở thế giới mai sau. Những người sáng lập các tôn giáo ở Nam Bộ đã sớm nắm bắt nguyện vọng của nhân dân, nên họ nhanh chóng hướng tôn giáo do mình sáng lập vào chủ đề quốc gia dân tộc, đề cao tinh thần yêu nước thương dân, đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Như vậy, trong thời điểm ra đời và quá trình hoạt động, các tôn giáo ở Nam Bộ đều mang đặc trưng yêu nước một cách rất chủ động. Trong đó, hoạt động chính trị ở những sự biến động của thời cuộc càng làm cho đặc trưng đó trở nên đặc biệt hơn đối với các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ. Bên cạnh lòng yêu nước, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ còn chú trọng lấy đạo lý làm người là nội dung căn bản của giáo lý và lấy việc thực hành đạo lý làm người làm phương thức tu hành. Trọng tâm tư tưởng giáo lý là “Tu nhân” theo Tứ Ân và Học Phật. Đây là triết thuyết bao trùm trong giáo lý của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ. Dù là những người dân mang tri thức Tam giáo (các Ông Đạo), hay công chức Tây học (chức sắc đạo CĐ), thì khi truyền đạo cho những người nông dân ít học, họ thường dùng giáo lý “dạy đời” gắn liền tính truyền thống địa phương. Việc vận dụng hệ tư tưởng đạo đức truyền thống và tư tưởng tôn giáo đã làm nên kiểu “tôn giáo bình dân”, “tôn giáo tổng hợp”: “Đặc trưng nổi bật của các tôn giáo nội sinh với tất cả các tôn giáo khác, là ở chỗ nó nâng đạo lý làm người truyền thống của người Việt lên thành nội dung chủ yếu của giáo lý, thành pháp môn, thành phương thức tu hành, hay có thể nói, đạo lý làm người đã được tôn giáo hóa” Cùng với truyền thống thờ cúng tổ tiên, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ đặc biệt quan tâm đến tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc. Nhân dân sùng bái và tôn thờ Nguyễn Trung Trực, Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Trương Định, Trần Văn Thành,… không chỉ vì thành tích chống giặc ngoại xâm của họ, mà còn vì sự “huyền linh” liên quan đến cuộc đời của họ. Đây là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của người dân Nam Bộ nói chung, tín đồ các tôn giáo ở Nam Bộ nói riêng: “Ở Việt Nam từ trước đến nay cả hai khuynh hướng thờ phụng tổ tiên và thờ phụng tự nhiên đã tiến tới sự phối hợp làm một ở sự thờ phụng vị anh hùng dân tộc, vừa là linh hồn tiền nhân bất tử, vừa là những anh hùng phối hợp với các thế lực tự nhiên thần thánh hóa... và dân Việt tìm thấy ở trong sự thần thánh hóa anh hùng dân tộc ấy cái quốc hồn để làm sức mạnh cấu kết đoàn thể, để làm sinh lực sống còn của dân tộc”. 3.2.3. Tính nhập thế trong thực hành đức tin tôn giáo Nhập thế không chỉ là việc tương trợ xã hội mà còn là phương pháp tu hành, những lời giáo huấn, khuyến tu của các Ông Đạo, chức sắc các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ đến tín đồ nhằm giúp họ nỗ lực công đức, công quả, công phu để được đến Niết Bàn, Hội Long Hoa, Bạch Ngọc Kinh. Đạo CĐ cho rằng, nhập thế là hướng đến việc làm xã hội, phải biết dấn thân, làm tròn trách nhiệm đối với nhân dân, là “trường thi công quả” mới có
  15. 13 thể đến được Bạch Ngọc Kinh hiệp hội cùng Thượng Đế. “Công quả” không chỉ là tín đồ, mà còn ngay cả những bậc tiên thánh cũng phải trải qua. Nhập thế là chủ đạo nhất của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ, bởi chúng gắn chặt vào đời sống nông thôn. Đoàn Minh Huyên, Ngô Lợi, Nguyễn Ngọc An, Phật Trùm, Nguyễn Văn Bồng hay Huỳnh Phú Sổ, v.v.. không khác gì ông thầy trường làng. Đó là những Ông Đạo, có phong cách của thầy tiên tri nhưng cũng là ông thầy trường làng qua các bài sấm giảng dạy đời, từ đó nó lan rộng ra xã hội. Như vậy, Tứ ân là rường cột giáo lý của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ được thể hiện trong hành động nhập thế. Nội dung Tứ ân cụ thể như sau: Ân tổ tiên được xếp ở vị trí đầu tiên. Ân tổ tiên là nhớ ơn và báo ơn công sinh thành dưỡng dục người đã tạo ra mình; biết ơn và báo ơn ông bà, cha mẹ mới trọn đạo làm người. Nội dung trọng yếu các bài sấm truyền, sấm giảng, kinh sách các tôn giáo ở Nam Bộ luôn khuyên dạy tín đồ phải ghi nhớ, báo đáp công ơn cha mẹ: “Bất hiếu phụ mẫu nghịch lời/ Cha mẹ sanh dưỡng là nơi ơn dày”, “Phụ mẫu thâm ân vô lượng kiếp/ Quân, thần nghĩa trọng hữu thiên niên”. Với ân đất nước: Các tôn giáo ở Nam Bộ cho rằng, người tu hành trước hết là phải trung với nước, phải bảo vệ quê hương mỗi khi có giặc ngoại xâm; phải hết lòng xây dựng đất nước giàu mạnh trong thời đại hoà bình. Với ân Tam bảo: Mỗi tín đồ phải nhớ ơn Phật, Pháp, Tăng bằng cách noi theo lời Phật dạy; phải có trách nhiệm truyền bá Phật pháp đến mọi người để họ phấn đấu làm việc thiện, sống nhân từ, hướng đến chân, thiện, mỹ. Với ân đồng bào, nhân loại: Trong cuộc sống, mỗi người đều chịu ơn lẫn nhau. Sự chịu ơn đó không dừng lại ở đồng bào mà toàn thể nhân loại. Cho nên, con người phải biết quan tâm, yêu thương, vui vẻ, hoà thuận, chia sẻ buồn vui với muôn người như tình huynh đệ. Tất cả đồng bào và nhân loại không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, màu da, chủng tộc đều là họ hàng quyến thuộc. 3.2.4. Tính chính trị trong thực hành đức tin tôn giáo Các tôn giáo ra đời đều do những nguyên nhân của sự biến động tôn giáo, luân lý và chính trị. Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cũng vậy, nhưng điểm đặc biệt ở chỗ, các tôn giáo mới ra đời chủ yếu do sự bất đồng về quan điểm tôn giáo làm căn bản, thì các tôn giáo nội sinh Nam Bộ lại là yếu tố chính trị ở mức độ cao. Yếu tố này diễn ra xuyên suốt ngay chính trong nội bộ của chúng. Có quan điểm cho rằng, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ là các đảng phái chính trị hay đoàn thể chính trị. Chúng tôi không đồng tình với quan điểm này mà chỉ cho rằng, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ có chịu sự chi phối, tác động qua lại với chính trị. Nói cách khác, các tôn giáo ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có tính chính trị. Vì rằng: Những đặc trưng tôn giáo chứng minh, các tôn giáo ở Nam Bộ thể hiện khá rõ tính thực dụng, bởi lực lượng gọi là tôn giáo địa phương, tôn giáo nhóm nhỏ, muốn bảo vệ mình thì nó khó tránh việc chính trị hóa, quân sự hóa trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ.
  16. 14 Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ không phải là các đoàn thể chính trị, mà chỉ liên quan đến hoạt động chính trị do bối cảnh xã hội Nam Bộ lúc bấy giờ tác động đến một số người lãnh đạo các tôn giáo này, những tổ chức thuộc tôn giáo bất đồng về đường hướng hành đạo; tham vọng chính trị của một số người trong tôn giáo hoặc ảnh hưởng từ các lực lượng chính trị nhằm tranh thủ lực lượng tín đồ tham gia vào âm mưu của các thế lực này. Về thực chất hành đạo, các tôn giáo này không chủ trương hoạt động chính trị, nhưng tín ngưỡng, tôn giáo “có tính lan truyền cảm xúc cao trong quần chúng, nên cũng là điểm yếu dễ bị kích động và lợi dụng theo những định hướng khác nhau của nhóm này hay nhóm khác trong xã hội”. Không những vậy, trên tinh thần nhập thế và ý thức dân tộc khi có ngoại xâm, những bất công xã hội diễn ra thì ý thức cứu thế mang tính đạo lý trỗi dậy cùng dân tộc: “Xong đạo làm người mới nói đến chuyện học Phật”. 3.2.5. Tính địa phương trong thực hành đức tin tôn giáo Khi bàn về các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nhà nghiên cứu khẳng định, các tôn giáo này chỉ ảnh hưởng ở các địa phương Nam Bộ, việc truyền ra Trung Bộ và Bắc Bộ, v.v... là rất hạn chế. CĐ rất quan tâm mở rộng đạo, nhưng do những điều kiện khách quan, chủ quan mà tôn giáo này khó có thể thâm nhập đến những vùng đất khác. Cần lưu ý, khó thâm nhập đến vùng miền khác chứ không có nghĩa là người ở các vùng miền khác ít vào đạo CĐ. Điều này giải thích vì sao trong một thời gian ngắn tại Tòa Thánh Tây Ninh, số người vào đạo đông. Với các tôn giáo thuộc nhóm các Ông Đạo, việc truyền đạo ra miền Trung và miền Bắc càng ít được quan tâm, do những nguyên nhân gần giống như đạo CĐ. Thật ra, nếu có quan tâm thì điều kiện, khả năng của các tôn giáo này lúc bấy giờ khó cho phép. Họ không có mô hình tổ chức tôn giáo, nhân sự có trình độ cao, năng động và giàu tham vọng như đạo CĐ. Không những vậy, các Ông Đạo vốn không chủ trương truyền đạo rộng rãi, mà chủ yếu thu nhận tín đồ bằng phương pháp chữa trị bệnh tật kết hợp giảng dạy đạo lý ở những nơi họ đến, chú trọng tu tập tại gia, đề cao nỗ lực cá nhân. Ngoài ra, các tôn giáo mới ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX được xem là nét đặc trưng của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á vì ba nhân tố: Một là, chủ nghĩa thực dân đúng nghĩa đã ổn định ở Nam Kỳ, Pháp bắt đầu khai thác kinh tế nên ảnh hưởng phương Tây đi vào chiều sâu (trong đó có tôn giáo). Vì thế, những người sáng lập tôn giáo, đặc biệt là đạo CĐ mới “dính với người Pháp như thế”. Họ có địa vị, có nguồn lực kinh tế, có tư duy mở, học thức cao nên tôn giáo rất năng động. Hai là, chủ nghĩa dân tộc là điểm nhấn đặc biệt trong các phong trào yêu nước ở các tôn giáo, là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh của Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Biểu hiện rõ ở đặc trưng tôn giáo là các phong trào chính trị nổi lên đã tạo nên sự thay đổi trong nhận thức, tư tưởng, hành động của người dân. Với đời sống tôn giáo cũng thế. Lực lượng chính trị và lực lượng tôn
  17. 15 giáo đều cần nhau. Vì thế, tính dân tộc, tính chính trị, tính nhập thế của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ được xem là rõ ràng nhất, nổi trội nhất. Ba là, xét một cách cụ thể, tùy từng khu vực ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nam Kỳ là nơi “khoảng trống tâm linh” hình thành. Khoảng trống tâm linh ấy không có mối liên hệ gì đến nhà cầm quyền ở Nam Bộ lúc này. Vì vùng đất mới, cư dân mới, chưa có gì gọi là sâu sắc. Nho giáo thì không đủ để dùng, tôn giáo của người Khmer và của người Chămpa đã bền chặt với họ. Về tư tưởng dân chủ, đầu thế kỷ XX, tư tưởng cộng sản mới chớm nở ở Nam Bộ và đó là “khoảng trống” về ý thức hệ. Nói cách khác, khoảng trống tâm linh là chỉ hệ tư tưởng không ổn định, chưa có chỗ nương tựa trong đời sống tinh thần của cư dân Việt ở Nam Bộ. Tiểu kết chương 3 Đến đầu thế kỷ XX, về cơ bản hiện tượng các tôn giáo mới ra đời ở Nam Bộ đã ổn định. Trong một bối cảnh xã hội có nhiều biến động từ thế kỷ XIX trở về sau, các tôn giáo này đã thể hiện được vai trò là chỗ nương tựa tâm linh cho một bộ phận cư dân vùng đất mới. Được thể hiện rõ qua: đặc trưng về lý thuyết tôn giáo, đặc trưng thực hành đức tin tôn giáo của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ Chương 4 GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TÔN GIÁO RA ĐỜI Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 4.1. GIÁ TRỊ ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC TÔN GIÁO RA ĐỜI Ở NAM BỘ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 4.1.1. Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ góp phần duy trì, chuyển tải và thực hành sống động đời sống tín ngưỡng, tôn giáo Qua đặc trưng của sự kế thừa, dung hợp trong lý thuyết tôn giáo cho thấy, các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ là một phong trào tôn giáo bình dân, phù hợp với cư dân vùng đất mới. Ở đó, đã bớt đi những giáo thuyết cao siêu, thay vào đó là hình thức thì bình dị, dễ đi vào quần chúng. Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cho dù trong hoàn cảnh nào thì đối tượng mà các tôn giáo này hướng đến là những con người trong xã hội, cụ thể là con người của xã hội Nam Bộ. Vai trò của các tôn giáo đã tạo ra một môi trường gắn bó mật thiết, đồng hành với người bình dân lao động. Biểu tượng thiêng liêng, nghi lễ thờ phụng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt. Sắc phục bình dân, màu nâu dà của đất biểu thị cho sự dung hợp, hòa hợp, bình đẳng của nhóm các Ông Đạo, hay lễ phục áo dài khăn đống của Cao Đài,v.v... Đặc biệt là các tôn giáo thuộc nhóm các Ông Đạo, nghi thức thờ cúng giản dị, không bắt buộc phải có điện thờ tượng cốt uy nghiêm; nếu không có điều kiện thực hành nghi thức thờ cúng thì chỉ cần niệm Phật trong tâm cũng được, thật phù hợp với hoàn cảnh người dân lúc này. Giới luật không quá khắt khe, chỉ là những lời khuyên nhủ
  18. 16 hơn là những quy định nghiêm ngặt. Với những yếu tố giản dị, dễ hiểu, nhân văn, các Ông Đạo đã trao cho người nông dân niềm tin, sự tự chủ với bản thân. Điều này tác động lớn đến ý thức của mọi người dân, người lớn thì trau dồi đạo đức, có trách nhiệm khuyên dạy con cháu tu nhân, thực hành Tứ ân. Có thể thấy, điều lớn nhất mà các Ông Đạo đã làm được là vực dậy niềm tin cho nông dân nghèo. Niềm tin ấy không chỉ là tin vào Phật mà còn là niềm tin vào bản thân mình nơi vùng đất mới. Tương tự tín đồ nhóm các Ông Đạo, tín đồ đạo CĐ cũng là những người nông dân tứ phương, về hội tụ tại vùng đất Tây Ninh để sinh cơ lập nghiệp. Với hình thức tín đồ tại gia, họ làm theo những giáo huấn đậm tình người, tương trợ nhau trong lúc có quá nhiều biến cố xảy ra. 4.1.2. Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ góp phần tạo nên tính hòa đồng, tiến bộ của đời sống tôn giáo Dù rằng các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ xuất hiện trong giai đoạn mà các tôn giáo lớn đã hiện diện từ lâu và cùng lúc có vài chục tôn giáo mới xuất hiện nhưng chúng không hề diễn ra kỳ thị tôn giáo, xung đột tôn giáo. Điều này bắt nguồn từ tinh thần hòa hiếu của cư dân Nam Bộ.. Đến nay vẫn vậy, các tôn giáo này dù có thể có phương châm hành đạo khác nhau, nhưng về cơ bản, chúng không bất hòa nhau về mặt lý thuyết tôn giáo; không những thế, còn xem nhau như anh em, tương trợ, giúp đỡ nhau trong các hoạt động, thể hiện rõ nhất ở các ngày kỷ niệm, ngày lễ hội của những nhân vật quan trọng có liên quan đến tôn giáo. Cùng với đó, đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ chứng minh: chúng không cực đoan. Thực tế này do khả năng tiếp biến văn hóa độc đáo của người Việt trong môi trường mới. Họ đề cao giá trị của “Tu Nhân” hơn cả giá trị của “Học Phật”. Giá trị ấy đã đi vào đời sống bằng các hành động “nhập thế” cụ thể mà bấy lâu nay họ đã thực hiện với “Tứ đại trọng ân”. Còn đối với đạo CĐ (ngoại trừ nhóm Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi), thì tất cả các nhóm phái còn lại đều tu hành theo đường hướng “Phổ độ” để cứu giúp người đời, giải thoát ở Bạch Ngọc Kinh. Xét một cách tổng thể về đặc trưng lý thuyết của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ đều có tính thuần Việt khá cao, dù là phong trào các Ông Đạo có đơn giản hóa giáo lý, giáo luật, giáo hội, giáo sĩ, giáo lễ, giáo đường, trong đó tính trội thuộc về Phật giáo Bắc tông/ Phật giáo Đại thừa (pháp tu Tịnh độ); hay thuộc phong trào Cơ bút là sự hỗn dung nhiều loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, cầu kỳ hóa giáo lý, giáo luật, giáo hội, giáo sĩ, giáo lễ, giáo đường, với tính trội thuộc về Đạo giáo, cũng đều hòa đồng tôn giáo. 4.1.3. Đặc trưng của các tôn giáo góp phần giữ gìn, tôn vinh văn hóa truyền thống người Việt Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ mang trong đó những giá trị của tín ngưỡng truyền thống: thờ Mẫu, thờ anh hùng dân tộc, tâm thức thờ Trời,v.v... đặc biệt là thờ cúng Tổ tiên. Thờ cúng Tổ tiên, có thể được xem là nền nếp của
  19. 17 tín ngưỡng Việt, là nét văn hóa truyền thống trong hầu hết các gia đình, đứng ở vị trí then chốt trong đời sống tâm linh của mỗi gia đình người Việt. Trước khi trở thành những tín đồ của của các tôn giáo, thì trong mỗi người đều đã ý niệm và duy trì việc thờ cúng tổ tiên như truyền thống từ xa xưa. Các tôn giáo ra đời trong lòng xã hội của người Việt Nam Bộ, trước hết đó là một thành tố văn hóa góp phần làm phong phú thêm văn hóa của người Việt tai vùng đất mới; sau đó, mới là với tư cách tôn giáo. Với những đặc trưng tôn giáo, chúng ta nhận thấy đây là một hiện tượng xã hội ra đời trong những điều kiện xã hội cụ thể. Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ đã thể hiện rõ nét đặc tính dân tộc qua tư tưởng giáo lý và hoạt động tôn giáo. Đó là tính cách người dân Nam Bộ “không khuất phục trước cường quyền, sẵn sàng cứu khốn phò nguy, sống cái đạo làm người “kiến nghĩa bất vi vô dũng dã”, dám đứng lên dẹp bất công, bênh vực người yếu đuối, thế cô, sẵn sàng bảo bọc kẻ thất cơ lỡ vận”, qua việc khẩn hoang, lập làng, chống ngoại xâm, chống bất công xã hội để giành độc lập, xây dựng quê hương đất nước bằng những việc làm thiết thực cho đến ngày nay. 4.1.4. Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vừa góp phần khẳng định vừa tạo nên đặc tính người Việt ở Nam Bộ Các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ vừa khẳng định vừa góp phần tạo nên đặc tính của người dân Nam Bộ, đó là tính dân chủ và bình đẳng. Vì các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ không dựa trên quy chế làng xã, mà bản thân chúng phải tự khẳng định ở một hình thái tôn giáo mới, nên rất cần dân chủ và bình đẳng để hạn chế đến mức cao nhất xung đột cũ - mới hoặc cái tại chỗ - cái nơi khác. Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khẳng định người Nam Bộ muốn đổi mới về tinh thần, trước hết là thỏa mãn khao khát bình đẳng, dân chủ. Khi gia nhập đạo, họ nhận được thêm tư tưởng hòa đồng, khát vọng xây dựng xã hội nhân bản, tiến bộ, dù đó là xã hội phi trần thế. Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, Nguyễn Văn Nguyễn cho rằng: Thứ nhất, vì Nam Bộ ruộng đất tập trung nhiều trong tay nhà băng Đông Dương và các địa chủ, nhất là bọn Pháp, nông dân đã phân tán ra mỗi người có một miếng đất nhỏ, manh mún. Khi bị mất đất, người dân trở nên thất nghiệp kinh niên, lỡ quê lỡ chợ, tình cảm tôn giáo cũng dễ bộc lộ. Thứ hai, sự bế tắc trong việc phân hóa giai cấp xã hội ở Nam Bộ là lý do cơ bản nhất hình thành tình trạng nhiều tôn giáo ở Nam Bộ. Thứ ba, lực lượng xã hội tham gia và quan hệ mật thiết nhất với vấn đề tôn giáo là nông dân 4.1.5. Đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ góp phần tạo nên một phong trào thiện nguyện rộng khắp Giáo lý của các tôn giáo khuyên dạy tín đồ “làm lành lánh dữ”, nên họ chuyên thực hành tu hạnh bố thí để tạo phước duyên, đó là cốt lõi của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ được thể hiên qua đặc trưng của tính nhập thế, tính dân tộc của các tôn giáo này.
  20. 18 Trước đây, hoạt động thiện nguyện của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, hạn chế do nguồn lực không nhiều và còn sự dè dặt trong các hoạt động, nhưng từ khi được công nhận tư cách pháp nhân, tùy vào điều kiện của mỗi tôn giáo, có quy mô, hình thức, cách thức ở những mức độ khác nhau, nhưng tinh thần chung là họ rất hết lòng với thì các mô hình thiện nguyện xã hội, có sức lan tỏa khắp trong vùng. Các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục được xem là nổi bật nhất và tích cực nhất. Khi nói đến các tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ, nhiều người nghĩ ngay đến các hoạt động từ thiện xã hội, bởi sự nhiệt tâm, chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả của nó. Chẳng hạn, trong lĩnh vực y tế, họ có các tổ sơ cứu bệnh nhân, phòng khám và điều trị bệnh miễn phí, phòng thuốc phúc thiện,v.v... Đạo CĐ cũng khuyến khích mỗi thánh thất thành lập một cơ sở khám chữa bệnh cho đồng đạo và người dân. Cùng với đó, hàng chục ngàn tín đồ các tôn giáo hằng ngày tình nguyện đi sưu tầm các loại cây, lá thuốc từ các nơi. Trong lĩnh vực giáo dục, nhiều tổ chức tôn giáo thành lập chi hội khuyến học, khuyến tài, đội tình nguyện tham gia xây dựng, sửa chữa trường học, hỗ trợ học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo,v.v... 4.1.6. Một số biểu hiện tiêu cực từ việc lợi dụng đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bên cạnh những giá trị tích cực được biểu hiện từ những đặc trưng của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ; việc lợi dụng các giá trị của đặc trưng tôn giáo để thực hiện những mưu đồ xấu của một số tổ chức, cá nhân trong và ngoài tôn giáo đã xảy ra trong quá khứ và đến nay vẫn còn ở một số nơi, được thể hiện như sau: - Lợi dụng thuyết Mạt thế luận để giải thích những hiện tượng tự nhiên và xã hội gây hoang mang, bất ổn cho đời sống của tín đồ tôn giáo Từ đặc trưng của Mạt thế luận, đó là thuyết Tam Nguyên đến triết lý “Ngày tận thế” và Hội Long Hoa trong giáo lý của các tôn giáo ra đời ở Nam Bộ, ý nghĩa của thuyết này là trong thời Mạt kiếp (hạ ngươn), giáo chủ tôn giáo răn dạy con người nên tránh xa những điều gây nghiệp ác, hãy chuyên tâm tu hành, làm những điều lành để qua được sự “sàn sảy” tội, phước đến với Hội Long Hoa. Tuy nhiên, có một số phần tử xấu đã tuyên truyền những hiện tượng bất thường của tự nhiên, gây sự hoang mang, ảnh hưởng không tốt trong tâm lý của tín đồ. - Lợi dụng tính chính trị với mục đích xấu của một số cá nhân, tổ chức trong và ngoài tôn giáo Bên cạnh biểu hiện tích cực của tính chính trị là đồng hành cùng dân tộc, thì hiện nay các tôn giáo vẫn còn rơi rớt, dai dẳng những tiêu cực mà trước đây đã từng tồn tại. Một số nhóm, nhiều tín đồ quá khích, rất dễ bị lợi dụng và trở thành chỗ dựa cho bọn xấu phá hoại khỏi đại đoàn kết dân tộc, chống lại cách mạng, chống lại nhân dân, chống lại Tổ quốc. Đó là những gì còn sót lại của các tổ chức Vũ trang, Quân đội của các tôn giáo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2