intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Chia sẻ: Lang Liêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

25
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ góc độ triết học, luận án khảo sát, phân tích làm rõ việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ với tính cách là một vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ đời sống của một cộng đồng lớn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng này trong sự tác động mạnh mẽ của TCH hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Triết học: Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TIẾN DŨNG VẤN ĐỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mã số: 62 22 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SỸ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. HỒ SĨ QÚY HÀ NỘI 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Hồ Sĩ Quý. Những số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án là khách quan. Tác giả luận án Nguyễn Tiến Dũng
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 8 1.1. Tình hình nghiên cứu về toàn cầu hóa 8 1.2. Tình hình nghiên cứu về văn hóa và bản sắc văn hóa trong 13 toàn cầu hóa 1.3. Tình hình nghiên cứu về văn hóa vùng Nam Bộ và văn hóa 19 cộng đồng người Khmer Nam Bộ 1.4. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 25 Chương 2. TOÀN CẦU HOÁ VÀ VẤN ĐỀ GIỮ GÌN BẢN SẮC 28 VĂN HÓA 2.1. Toàn cầu hóa và một số vấn đề cấp bách của toàn cầu hóa 28 hiện nay 2.2. Giữ gìn bản sắc dân tộc trong toàn cầu hóa 50 Chương 3. BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI 71 KHMER NAM BỘ 3.1 Cộng đồng người Khmer Nam Bộ trong cộng đồng các dân 71 tộc Việt Nam 3.2 Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của cộng đồng người 75 Khmer Nam Bộ 3.3. Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ 81 Chương 4. GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CỦA 108 NGƯỜI KHMER NAM BỘ HIỆN NAY: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. Những vấn đề chủ yếu đặt ra từ thực tế giữ gìn và phát huy 108 bản sắc văn hóa người Khmer Nam Bộ 4.2. Quan điểm và một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy 124 bản sắc văn hóa người Khmer Nam Bộ KẾT LUẬN 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN 146 LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO 147 MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHẢN ÁNH BẢN SẮC VĂN HÓA 165 CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER NAM BỘ
  4. TỪ VIẾT TẮT BSVH Bản sắc văn hóa CNH Công nghiệp hóa HĐH Hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội CNTB Chủ nghĩa tư bản DVBC Duy vật biện chứng DVLS Duy vật lịch sử ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long KTTT Kinh tế tri thức LHQ Liên Hợp Quốc TBCN Tư bản chủ nghĩa TCH Toàn cầu hóa XHCN Xã hội chủ nghĩa
  5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHẢN ÁNH BẢN SẮC VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI KHMER NAM BỘ 1. Cổng một ngôi chùa Khmer 2. Tổng quan một ngôi chùa Khmer 3. Chánh điện một ngôi chùa Khmer 4. Miếu thờ Neak tà bên cây sao 300 năm, Phường 7, TP Trà Vinh 5. Lễ hội dâng bông của người Khmer 6. Lễ hội Sen dolta của người Khmer 7. Lễ cưới của người Khmer 8. Đua Ghe ngo của người Khmer
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa (BSVH) dân tộc trong sự phát triển là một nhu cầu khách quan của tiến bộ xã hội và cũng là nguyện vọng thiêng liêng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa (TCH) và hội nhập quốc tế ngày nay. Điều này đã được phản ánh trong cương lĩnh, đường lối và trong các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như trong những hoạt động cụ thể về văn hóa của đất nước ta hàng chục năm qua. Đặc biệt, tinh thần giữ gìn và phát huy BSVH truyền thống dân tộc được thể hiện rõ ngay trong Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 5 khóa VIII (năm 1998) và sau tổng kết hơn 20 năm đổi mới, tinh thần này được khẳng định và nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 9 khóa XI (năm 2014) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Việc giữ gìn và phát huy BSVH, từ phương diện triết học, cần được hiểu và thực thi ở cả hai cấp độ: cấp độ quốc gia dân tộc và cấp độ từng cộng đồng dân tộc (tộc người) cụ thể. Ở cả hai cấp độ, sự tham gia tích cực của các công dân, thành viên của từng cộng đồng luôn có ý nghĩa quyết định, trên cơ sở sự định hướng sáng suốt của các quan điểm, đường lối vĩ mô. Với hai cấp độ khác nhau, nhu cầu về thái độ ứng xử về nguyên tắc là thống nhất với nhau, song cũng có những điểm, những nội dung, những tình huống… có thể khác nhau, nhằm tôn trọng đặc thù riêng của các loại hình văn hóa khác nhau ở từng cộng đồng dân tộc. Đối với cấp độ quốc gia dân tộc, phạm vi của vấn đề có tính bao quát hơn, 1
  7. định hướng hơn, còn đối với các dân tộc cụ thể thì vấn đề đòi hỏi chi tiết hơn và cụ thể hơn, gắn liền với đời sống thực tế của các cộng đồng. Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Hiện nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống. Trong đó, chiếm tỷ lệ dân số đông nhất là dân tộc Kinh, Thái, Tày, Khmer… Trước bối cảnh TCH, hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa, bản sắc dân tộc của mỗi dân tộc cụ thể thường khó tránh khỏi ít nhiều bị thay đổi, biến động với những mức độ khác nhau. Có nhiều thay đổi tích cực, tiến bộ, làm tăng giá trị của các bản sắc. Song điều đáng quan ngại là có những thay đổi ảnh hưởng làm phai nhạt, thậm chí làm biến dạng dẫn tới làm giảm giá trị hoặc đánh mất bản sắc riêng của các dân tộc. Để chủ động kiểm soát được các hiện tượng đó thì cần thiết phải nghiên cứu một cách thấu đáo, phát hiện vấn đề cần giải quyết, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp. Hơn hai thập kỷ qua, trong không khí chung của việc đẩy mạnh những quan tâm đến nhân tố văn hóa và con người, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả đề cập khá sâu đến nội dung bảo tồn và phát huy BSVH dân tộc. Nhiều công trình đã giải quyết được những vấn đề lớn, căn bản, đáng ghi nhận, tuy nhiên cũng nhiều vấn đề còn để ngỏ, cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn, kể cả trong phạm vi các chương trình, đề tài tầm cỡ và cả trong phạm vi những luận án, luận văn khoa học, đặc biệt về vùng văn hóa Nam Bộ nói chung và văn hóa người Khmer nói riêng. Nam Bộ vốn là vùng đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Khmer với hơn 1,2 triệu dân, đông thứ hai sau dân tộc Kinh. Cộng đồng người Khmer Nam Bộ sống rải rác từ các tỉnh Tây nguyên trở vào đến Cà Mau, tập trung đông nhất ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang… Lịch sử cư trú và tồn tại của cộng đồng người Khmer nơi đây có nhiều nét độc đáo 2
  8. và riêng biệt, gắn bó với lịch sử khai phá và phát triển vùng đất phương Nam, với lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ lịch sử thời trung đại đến nay. Như vừa nói ở trên, BSVH người Khmer Nam Bộ cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động tiêu cực từ sự biến động của đời sống chính trị - xã hội và làn sóng TCH mấy chục năm qua, nếu không muốn nói là chịu ảnh hưởng khá dữ dội, phức tạp. Nhiều nét độc đáo và những hiện tượng tốt đẹp của văn hóa của người Khmer có nguy cơ bị mai một do không được chú ý gìn giữ đúng mức hoặc do không chịu đựng được trước sự tấn công ồ ạt của các hiện tượng văn hóa mới. Chưa kể, bên cạnh đó, người Khmer Nam Bộ còn phải chịu sự kích động ngày càng căng thẳng hơn của một nhóm thế lực thù địch, cố tình gây bất ổn đây đó, tạo nên vài điểm nóng về vấn đề dân tộc. Hiện tượng Chrome-Khmer những năm gần đây là một vấn đề đặc biệt bức xúc đặt ra cho sự nghiệp củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh. Tính đến nay những nghiên cứu về người Khmer Nam Bộ từ các phương diện sử học, văn hóa học, dân tộc học, nhân học... đã có khá nhiều công trình tương đối công phu, có sự tìm tòi, đánh giá khá sâu sắc. Nhưng những công trình đó, trên thực tế, vẫn chưa được coi là nhiều, là đủ sâu sắc về đối tượng nghiên cứu phong phú và đầy sức thu hút này. Người Khmer Nam Bộ với lịch sử nhiều thế kỷ định cư ở vùng đất phương Nam và BSVH giàu có của cộng đồng này trải qua những biến động lớn về xã hội qua các thời đại, vẫn chưa được thể hiện một cách chi tiết, sinh động, thậm chí bản chất trong các nội dung đã viết của các công trình nghiên cứu và các tài liệu đã xuất bản. Các khía cạnh khác nhau trong sự tồn tại và phát triển của cộng đồng người Khmer Nam Bộ cũng như những vấn đề đặt ra về phương diện BSVH trong 3
  9. đời sống thực tiễn của cộng đồng này vẫn còn nhiều điểm cần làm rõ, cần nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh TCH hiện nay, sự tác động của các nhân tố liên quốc gia, xuyên quốc gia đến văn hóa và con người vùng này, cũng như những ứng phó của các chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ bản sắc Khmer, cũng còn ít được phản ánh trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa Khmer Nam bộ. Riêng về phương diện triết học, thì vấn đề hầu như chưa được đề cập. Cho tới nay chưa có một chuyên luận triết học nào bàn về giữ gìn BSVH Khmer trước TCH. Nhận thấy tầm quan trọng, ý nghĩa và tình huống bức thiết của vấn đề, chúng tôi mạnh lựa chọn “Vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Khmer trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích nhiệm vụ của Luận án Mục đích nghiên cứu: Từ góc độ triết học, luận án khảo sát, phân tích làm rõ việc giữ gìn và phát huy BSVH của cộng đồng người Khmer Nam Bộ với tính cách là một vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra từ đời sống của một cộng đồng lớn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp giữ gìn và phát huy BSVH của cộng đồng này trong sự tác động mạnh mẽ của TCH hiện nay. Nhiệm vụ của luận án:  Hệ thống hóa các tri thức chủ yếu và cần thiết về TCH; chỉ ra đặc điểm, bản chất và một số biểu hiện gần đây của TCH trong khuôn khổ quan hệ của nó với văn hóa. 4
  10.  Nghiên cứu, xác định những đặc điểm cơ bản của con người và văn hóa của cộng đồng Khmer Nam Bộ. Xác định BSVH của cộng đồng này. Làm rõ sự biến động của văn hóa cộng đồng người Khmer Nam Bộ dưới tác động của TCH hiện nay. Chỉ ra các vấn đề, các nguyên nhân của sự thay đổi, biến động của BSVH đó.  Trong nhu cầu của sự phát triển đất nước, đề xuất các quan điểm và giải pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy BSVH của cộng đồng Khmer Nam Bộ ở vùng ĐBSCL. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa và BSVH của cộng đồng người Khmer Nam Bộ và việc giữ gìn phát huy BSVH của người Khmer Nam Bộ. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian được nghiên cứu trong luận án là các tỉnh miền Tây Nam Bộ (ĐBSCL). Thời gian chủ yếu cần khảo sát là ở giai đoạn TCH trong khoảng vài thập niên gần đây. Nội dung lý luận được giới hạn đi sâu là các vấn đề triết học văn hóa. Các hiện tượng văn hóa – xã hội và các vấn đề cụ thể thuộc hoạt động văn hóa chỉ là dữ liệu cơ sở để phân tích lý luận. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết  Luận án được thực hiện dựa trên các nguyên lý của triết học Mác – Lênin, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt các quan điểm về TCH, về văn hóa - con người, về đại đoàn kết dân tộc.  Luận án dựa vào các quan điểm và chính sách phát triển, các chính sách bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị, di sản văn hóa dân tộc của nhà nước Việt 5
  11. Nam trung ương và các địa phương thuộc ĐBSCL để đối chiếu và phân tích.  Luận án dựa vào các nghiên cứu đã có của các học giả trong và ngoài nước về văn hóa, con người và văn hóa Khmer Nam Bộ để tìm những quan điểm, quan niệm làm công cụ lý thuyết cho luận án. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu và trình bày các công trình lý luận về triết học như lịch sử - lôgic, diễn dịch - quy nạp, các phương pháp hệ thống hóa, so sánh… để trình bày những phân tích, luận giải triết học về văn hóa và BSVH. Là một đề tài nghiên cứu dưới góc độ DVBC và DVLS về văn hóa, luận án đặc biệt chú ý và cố gắng tìm những nguyên nhân thuộc đời sống kinh tế - xã hội để giải thích đời sống văn hóa, BSVH. Luận án cũng sử dụng kết quả của các công trình nghiên cứu liên ngành (cả về định tính lẫn định lượng), đã công bố. Các phương pháp thống kê, thực địa, điền dã, phỏng vấn sâu, phỏng vấn qua bảng hỏi… do khuôn khổ của một luận án triết học không cho phép trực tiếp thực hiện, nên chúng tôi chỉ sử dụng kết quả của các công trình đã có, với tính cách là các tài liệu thứ cấp. Trong chương 3 và chương 4, những nghiên cứu của các tác giả khác về vùng đồng bào Khmer Nam Bộ, là những tài liệu nền tảng quý giá để chúng tôi thừa kế, đối chiếu với hiện tại, làm cơ sở để luận án đưa ra những nhận xét, kết luận. 6
  12. 6. Đóng góp mới của Luận án: Góp phần khát quát BSVH của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Làm rõ được vị thế, vai trò của văn hóa người Khmer Nam Bộ trong đời sống xã hội vùng Nam Bộ và trong sự ổn định và phát triển đất nước hiện nay.  Xác định được những vấn đề đặt ra trong việc giữ gìn và phát huy BSVH của cộng đồng Khmer Nam Bộ trong bối cảnh TCH hiện nay.  Đề xuất được các quan điểm và các giải pháp giữ gìn và phát huy BSVH của cộng đồng người Khmer Nam Bộ trong bối cảnh TCH. 7. Bố cục của Luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài. Chương 2: Toàn cầu hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa. Chương 3: Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ. Chương 4: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer Nam Bộ hiện nay: vấn đề và giải pháp. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2