intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Triết học: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

62
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm vận dụng phong cách làm việc Hồ Chí Minh để đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Triết học: Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ––––––––––––––––––––––––– PHẠM THỊ HUYỀN XÂY DỰNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC THEO PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ  CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04
  2. HÀ NỘI ­ 2018 Luận án được hoàn thành tại HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Minh Trưởng               2. TS. Đặng Văn Thái Phản biện 1: .............................................      ............................................. Phản biện 2: .............................................       ............................................. Phản biện 3: .............................................       ............................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án  cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi: ….giờ ….. ngày …… tháng ….. năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại:  Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  4. DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ  ĐàCÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm   Thị   Huyền   (2016),  "Sự   thống   nhất   giữa   nói   với   làm   trong   phong cách làm việc của cán bộ   ở  nước ta theo tư  tưởng Hồ  Chí   Minh", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, (12/2),   tr.69­71.  2. Phạm Thị Huyền (2017), "Tư tưởng và phong cách làm việc dân chủ,   quần chúng của Hồ Chí Minh", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại  học Thái Nguyên, (03/1), tr.145­149. 3. Phạm Thị  Huyền, Vũ Thị  Thủy (2017), “Rèn luyện phong cách làm   việc quần chúng của người cán bộ  theo phong cách Hồ  Chí Minh”,   Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên , số 172 (12/2),   tr.127­130. 4. Phạm Thị  Huyền, Vũ Thị  Thủy (2018),   “Vận dụng phong cách nêu   gương theo tư  tưởng Hồ  Chí Minh trong xây dựng phong cách làm   việc đối với cán bộ chủ chốt ở nước ta hiện nay”,  Tạp chí Khoa học  và công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 183 số 07, tr79­84.
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài  Chủ  tịch Hồ  Chí Minh ­ anh hùng giải phóng dân tộc, danh   nhân văn hóa kiệt xuất, Người không chỉ là nhà chiến lược thiên tài  mà còn là nhà tổ  chức vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Chính sự  thống nhất biện chứng giữa con người, cuộc  đời và sự  nghiệp;  giữa tư  tưởng, phương pháp và tấm gương về  phong cách, đạo  đức, lối sống ở Hồ Chí Minh đã luôn tạo nên sức hấp dẫn, lan tỏa   sâu sắc, rộng lớn đối với mọi thế hệ. Phong cách Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở kế thừa  những giá trị, cốt cách của con người, dân tộc Việt Nam; đồng thời  tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và được phát triển, nâng lên qua   lăng kính phong cách Mácxit ­Lêninnit. Vì vậy, phong cách Hồ  Chí  Minh không những có giá trị đối với quá khứ, hiện tại mà còn có giá  trị định hướng đối với tương lai.  Ngày nay, xu thế  toàn cầu hóa, quá trình hội nhập quốc tế,   sự  phát triển của nền kinh tế  tri thức vừa tạo ra các điều kiện  thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa lại vừa tạo ra những   thách thức lớn cho việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách  cho mỗi cá nhân nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng.  Các tỉnh miền núi phía Bắc được ưu đãi về nguồn tài nguyên  thiên nhiên tạo ra thế mạnh cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp ­  công nghiệp ­ du lịch của vùng. Với 30 dân tộc anh em sinh sống,   trong những năm gần đây, nhờ  thành tựu của công cuộc đổi mới  đất nước, đời sống của bà con các dân tộc trong vùng được cải  thiện,   nâng  cao.   Tuy  nhiên,   so  với   các  tỉnh,   thành  phố   trong  cả  nước, khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn tỷ lệ đói nghèo cao, thu  nhập bình quân tính theo đầu người thấp. Tiềm năng, thế  mạnh  của vùng chưa được khai thác triệt để. Một trong những nguyên  nhân dẫn đến tình trạng trên là do một bộ  phận cán bộ  lãnh đạo,   quản lý của vùng còn có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm  trong công việc,  yếu  kém   về   phẩm  chất   đạo đức,  hạn  chế   về  chuyên môn. Trong quá trình lãnh đạo,  ở  địa phương, một số  cán   bộ   không  phát   huy  được  vai   trò,   vị   trí   lãnh  đạo  của   mình,   ảnh  hưởng đến uy tín của Đảng và làm mất lòng tin của nhân dân đối  
  6. 2 với chế  độ. Do đó, một trong những trọng tâm của công tác xây  dựng Đảng là phải xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán  bộ  chủ chốt, để  góp phần  ổn định, phát triển kinh tế, chính trị, xã   hội của địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Xuất phát từ  những lý do nêu trên, tác giả  đã lựa chọn đề  tài  "Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở   khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ  Chí Minh"   làm  luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận   dụng   phong   cách   làm   việc   Hồ   Chí   Minh   để   đề   xuất  phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ  chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc trong giai đoạn hiện   nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để  thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập  trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: ­ Một là, khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề  tài luận án. ­ Hai là, phân tích, luận giải các khái niệm: "phong cách", “phong  cách Hồ  Chí Minh”,  "phong cách làm việc Hồ  Chí Minh", "xây dựng  phong cách làm việc", "cán bộ chủ chốt cấp tỉnh"; đồng thời, phân tích  đánh giá về nội dung phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. ­ Ba là, khảo sát, đánh giá về thực trạng phong cách làm việc   của cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực miền núi phía Bắc Việt   Nam hiện nay và xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết. ­  Bốn  là,  đề  xuất  phương  hướng  và  giải  pháp  nhằm  xây  dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở  khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ  Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu  Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh  khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ  Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu
  7. 3 ­ Về  nội dung: Nghiên cứu về  phong cách làm việc của Hồ  Chí Minh thể hiện qua các bài nói, bài viết và cuộc đời hoạt động   cách mạng của  Người; nghiên cứu thực trạng phong cách làm việc  của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và   đề xuất phương hướng, giải pháp xây dựng phong cách làm việc cho  cán bộ  chủ chốt cấp tỉnh  ở  khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam   hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh. ­ Về  không gian và thời gian: Nghiên cứu thực trạng phong   cách làm việc của cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh trong phạm vi không   gian là địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc (tập trung nghiên cứu các   tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng và Sơn La)  và phạm vi thời gian là từ  năm 2006  đến 2017, trong đó chú trọng, tập trung vào thời điểm   hiện tại khi nghiên cứu sinh tiến hành điều tra xã hội học.  4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận ­ Chủ  nghĩa Mác ­ Lênin, tư tưởng Hồ  Chí Minh, đường lối   của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đảng và công tác cán   bộ. ­ Các thành tựu nghiên cứu khoa học về phong cách Hồ  Chí  Minh và xây dựng phong cách làm việc của cán bộ theo phong cách   Hồ Chí Minh . 4.2. Phương pháp nghiên cứu ­ Trên cơ  sở  phương pháp luận của chủ  nghĩa Mác ­ Lênin,   tác giả  luận án sử  dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu,   trong đó đặc biệt chú trọng sử  dụng phương pháp lôgíc kết hợp   với phương pháp lịch sử. Phương pháp lôgíc được sử  dụng trong  luận án nhằm  khai  thác,  đánh giá những thành tựu,  hạn chế  và  những vấn đề  được đặt ra trong phong cách làm việc của cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh. Phương pháp lịch sử  nhằm trình bày, phân tích  các vấn đề  có liên quan đến quá trình lãnh đạo, chỉ  đạo và thực  hiện của các tỉnh miền núi phía Bắc trong thực tiễn.  ­ Ngoài ra, tác giả  luận án còn sử dụng một số phương pháp  khác, như  phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê,   so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ thống  ­ cấu trúc, phân tích văn bản, phân tích diễn ngôn ,v.v., Trong đó, để  góp phần cung cấp luận cứ thực tiễn cho việc thực hiện luận án, tác  
  8. 4 giả  đã sử  dụng phương pháp điều tra xã hội học với 02 bộ  phiếu  hỏi dành cho các đối tượng co liên quan: 300 phi ́ ếu điều tra đối với  cán bộ, công chức và 500 phiếu điều tra đối với nhân dân (có mẫu   phiếu, kết quả  xử  lý kết quả  điều tra trong phần Phụ  lục). Sở  dĩ,  nghiên   cứu   sinh   lựa   chọn   điều   tra   xã   hội   học   ở   3   tỉnh   là   Thái  Nguyên, Cao Bằng, Sơn La vì đối với các tỉnh miền núi phía Bắc   nếu phân theo vị trí địa lý thì tỉnh Thái Nguyên là đặc trưng cho vùng   Trung du, đồng thời cũng là nơi tác giả luận án học tập và làm việc;   tỉnh Cao Bằng là đặc trưng cho vùng núi thuộc tiểu vùng Đông Bắc;  tỉnh Sơn La là đặc trưng cho vùng núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc. Hơn   nữa, 3 tỉnh này đều có những điểm tương đồng về chính trị, kinh tế,  văn hóa, xã hội, đặc biệt về đội ngũ cán bộ chủ  chốt ở đây đều có   tỷ  lệ  là người dân tộc thiểu số  khá đông phù hợp với đặc thù của   khu vực miền núi phía Bắc. 5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án ­ Khái quát và làm rõ một cách có hệ  thống phong cách Hồ  Chí Minh, tập trung vào phong cách làm việc của Hồ Chí Minh. ­ Đánh giá một cách khách quan những  ưu điểm, hạn chế,   nguyên nhân, yêu cầu và vấn đề  đặt ra trong xây dựng phong cách  làm việc cho cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực miền núi phía  Bắc hiện nay. ­   Đề   xuất   nh ững   ph ươ ng   h ướ ng,   gi ải   pháp   thiế t   thực,   khả  thi nh ằm xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán   bộ  chủ  ch ốt c ấp t ỉnh  ở  khu v ực mi ền núi phía Bắc hiệ n nay   theo phong cách Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học ­ Nghiên cứu và làm sáng tỏ giá trị phong cách làm việc của  Hồ  Chí Minh để  vận dụng xây dựng đội ngũ cán bộ  đáp ứng  yêu  cầu, nhiệm vụ mới. ­ Có thể  làm cơ  sở, luận cứ, tư  liệu để  đảng bộ  các địa  phương vận dụng vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ  chốt các  cấp. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn ­ Góp phần đưa phong cách làm việc của Hồ  Chí Minh vào 
  9. 5 thực tiễn cuộc sống nhằm thực hiện hiệu quả chiến lược cán bộ  thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. ­   Góp   phần   vào   đẩy   mạnh   việc   học   tập   và   làm   theo   tư  tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. ­ Góp phần xây dựng phong cách làm việc cho đội ngũ cán  bộ chủ chốt cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới theo phong   cách Hồ Chí Minh. ­   Luận   án   có   thể   được   dùng   làm   tài   liệu   tham   khảo   cho  nghiên cứu và giảng dạy ở các trường đào tạo bậc đại học và sau   đại học cho nhóm ngành khoa học chính trị, khoa học xã hội và  nhân văn. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo  và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.  Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ  TÀI LUẬN ÁN Liên quan đến vấn đề  phong cách và phong cách làm việc  Hồ  Chí Minh ở những khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau, đã   có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, trong đó, tập trung  chủ yếu vào các nội dung nghiên cứu sau: Thứ nhất: Tình hình nghiên cứu về phong cách và phong cách  làm việc Hồ Chí Minh Thứ  hai:  Tình hình nghiên cứu về  vận dụng phong cách làm  việc Hồ Chí Minh  Thứ  ba: Tình hình nghiên cứu về  cán bộ  và phong cách làm   việc của cán bộ chủ chốt ở khu vực miền núi phía Bắc 1.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU  VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU  1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu  Có thể nói, những công trình nghiên cứu nêu trên ở mức độ nhất 
  10. 6 định đã đề cập đến một số vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên  quan đến phong cách Hồ Chí Minh một cách khá phong phú, trong đó có   cả những vấn đề được quan tâm luận giải ở tầm vĩ mô. Kết quả nổi   bật mà các công trình nêu trên đã đạt được có thể khái quát như sau: Thứ  nhất, kết quả  nghiên cứu về  phong cách Hồ  Chí Minh  nói chung và phong cách làm việc Hồ Chí Minh nói riêng. Các công trình nghiên cứu trên khái quát hóa, phân tích làm rõ  nội dung phong cách Hồ Chí Minh dưới góc độ chính trị học, lịch sử  Đảng, xây dựng Đảng. Các nhà khoa học đã tiếp cận  phong cách Hồ  Chí Minh nói chung. Bên cạnh đó, cũng có những công trình nghiên  cứu sâu về  phong cách cụ  thể  của Hồ  Chí Minh trên các phương  diện phong cách tư duy, phong cách giao tiếp, phong cách ngoại giao,   phong cách làm việc; từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của phong   cách Hồ Chí Minh đối với phong cách của cán bộ ở nước ta hiện nay.   Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu thường mới chỉ đi sâu vào giải   quyết và làm rõ nội dung cơ bản về phong cách Hồ Chí Minh, hoặc  phong cách làm việc, phong cách tư duy, phong cách giao tiếp, phong  cách ngoại giao Hồ Chí Minh một cách độc lập, chứ chưa vận dụng  phong cách Hồ Chí Minh vào nghiên cứu ở một địa bàn cụ thể. Thứ  hai,  kết quả  trong nghiên cứu thực trạng và vận dụng   phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở phân tích thực trạng phong cách làm việc của đội  ngũ cán bộ nói chung và cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, những  công trình nghiên cứu nêu trên đã cung cấp cơ sở lý luận cho Đảng  và Nhà nước ta trong việc xây dựng tiêu chuẩn cụ thể đối với cán  bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay. Một số công trình đã nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh  trên các khía cạnh cụ thể, nhiều tác giả đã công phu khảo sát, đánh  giá thực trạng vấn đề  phong cách làm việc, phong cách giao tiếp,  phong cách tư duy của cán bộ trong những năm qua đồng thời đề cập   một cách khá phong phú những phương hướng, giải pháp góp phần  giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc, phong cách giao tiếp, phong  cách tư duy, phong cách ứng xử… của cán bộ theo phong cách Hồ Chí   Minh. Tuy nhiên, việc vận dụng phong cách Hồ  Chí Minh vào xây  dựng phong cách làm việc cho cán bộ chủ chốt còn chưa thực sự  rõ  nét để  có thể phát huy vai trò của đội ngũ này phục vụ đắc lực cho  
  11. 7 công tác cán bộ  trong sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất  nước. Có thể  khẳng định rằng,  chưa có công trình nghiên cứu cụ  thể về phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh   ở  khu vực miền núi phía Bắc. Đồng thời, nhiều khía cạnh thực  tiễn về  phong cách làm việc của cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu  vực miền núi phía Bắc như  thực trạng, những vấn đề  đặt ra từ  thực trạng phong cách làm việc cho đội ngũ cán bộ  chủ  chốt cấp   tỉnh chưa được làm sáng tỏ. Như vậy, dưới nhiều góc độ, phạm vi nghiên cứu khác nhau,   những tài liệu nêu trên đã giải quyết được một số vấn đề  lý luận  và thực tiễn về phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách làm   việc Hồ  Chí Minh nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một công trình  nghiên   cứu   nào   đi   sâu   khảo   cứu,   luận   giải   vấn   đề:  Xây   dựng   phong cách làm việc cho cán bộ  chủ  cấp tỉnh  ở  khu vực miền   núi phía Bắc theo phong cách Hồ Chí Minh như  đề  tài của luận  án. 1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và trên cơ sở tổng kết tình   hình nghiên có liên quan, luận án tập trung vào nghiên cứu, giải   quyết vấn đề:  "Xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ  chủ   cấp tỉnh  ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách Hồ  Chí   Minh"  dưới góc độ  Hồ  Chí Minh học. Vấn đề  này được cụ  thể  hóa như sau: Thứ  nhất,  đi sâu phân tích các khái niệm công cụ  chủ  yếu   như: "phong cách", “phong cách Hồ  Chí Minh”, "phong cách làm  việc Hồ  Chí Minh", "xây dựng phong cách làm việc", "cán bộ chủ  chốt", "cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh"; phân tích nội dung phong cách   làm việc Hồ Chí Minh.  Thứ  hai, tập trung phân tích, lý giải thực trạng phong cách  làm việc của cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực miền núi phía  Bắc (qua việc điều tra xã hội học tại 3 tỉnh là Thái Nguyên, Cao  Bằng và Sơn La); chỉ  ra những  ưu điểm va han chê c ̀ ̣ ́ ơ  bản trong  phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh hiện 
  12. 8 nay; làm rõ nguyên nhân và xác định yêu cầu, những vấn đề đặt ra   đối với việc xây dựng phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ chủ  chốt cấp tỉnh   Thứ ba, đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm   xây dựng phong cách làm việc của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu   vực miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay theo phong cách Hồ Chí  Minh.  Tiểu kết chương 1 Từ  tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, nghiên cứu về  phong cách Hồ  Chí Minh đã đạt được những kết quả  bước đầu.  Đồng thời, các nhà khoa học cũng đưa ra nhiều cách tiếp cận khác  nhau khi nghiên cứu về phong cách Hồ Chí Minh. Song nhìn chung,  các tác giả đều thống nhất quan điểm phong cách Hồ  Chí Minh là   sự  tổng hợp, thống nhất giữa các yếu tố  như  phong cách tư  duy,   phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách giao tiếp và  phong cách sinh hoạt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu mà tác  giả luận án đã tiếp cận, dường như chưa có công trình nghiên cứu  đề cập trực tiếp đến vấn đề xây dựng phong cách làm việc cho cán  bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc theo phong cách  Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tiếp cận, nghiên cứu phong cách làm việc  Hồ  Chí Minh, tác giả luận án nhận thấy một số nội dung đã được   các công trình đề cập đến, đây là những luận cứ quan trọng để tác   giả tham khảo, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu.  Chương 2 PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH ­  NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 2.1.1. Khái niệm phong cách, phong cách làm việc Hồ  Chí  Minh   Khái niệm phong cách:  Khái niệm phong cách có nội hàm 
  13. 9 rất rộng, tùy từng góc độ  tiếp cận có thể  sử  dụng khái niệm này   với những nghĩa khác nhau. Phong cách là vẻ  riêng của một người   hay một lớp người nào đó, được thể hiện trong mọi hoạt động như  tư duy, làm việc, học tập, sinh hoạt, ứng xử.  Khái niệm phong cách Hồ  Chí Minh:  là vẻ  riêng của Hồ  Chí Minh, được thể  hiện trong mọi hoạt  động như  tư  duy, làm   việc, học tập, sinh hoạt, ứng xử.   Khái niệm phong cách làm việc Hồ  Chí Minh:  là vẻ  riêng  của Người thể  hiện trong tổng thể  các phương pháp, biện pháp,  cách thức làm việc mang tính  ổn định, tạo nên nét riêng biệt của   Người khi tiến hành các hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ cách  mạng. 2.1.2. Khái niệm xây dựng phong cách làm việc Từ khái niệm phong cách làm việc nêu trên, theo tác giả, xây  dựng phong cách làm việc là quá trình tác động một cách có hệ  thống, có mục đích, có kế  hoạch để  tạo lập cho mỗi chủ  thể  lao   động thói quen, nhu cầu làm việc khoa học, hiệu quả, phù hợp với   chuẩn mực xã hội và tạo nên nét riêng biệt trong quá trình lao động  của từng chủ thể. Chủ thể xây dựng phong cách làm việc được xác định cụ thể  như  sau:  Một là, các cơ  quan, tổ  chức;  Hai là, cá nhân người cán  bộ.  Đồng thời, trong khái niệm xây dựng phong cách làm việc   cũng cần có điều kiện thực hiện như  vật chất, tinh thần, cơ  chế  kiểm tra, giám sát, đánh giá. 2.1.3. Khái niệm cán bộ chủ chốt cấp tỉnh Có thể hiểu: Cán bộ chủ chốt cấp tỉnh là những người đứng  đầu, cấp phó của người đứng đầu trong các cơ  quan Đảng, chính  quyền, hội đồng nhân dân,  ủy ban mặt trận tổ  quốc và các đoàn   thể  chính trị  ­ xã hội của tỉnh. Họ  là những người nắm giữ  các vị  trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của tỉnh.  Đây là lực lượng đề  xuất, lãnh đạo và tổ  chức thực hiện  đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà  nước trên địa bàn tỉnh đồng thời họ  cũng là chủ  thể  chịu trách  nhiệm trước tập thể  và chịu sự  giám sát của nhân dân về  những  quyết định của mình.
  14. 10 2.2.   NỘI   DUNG   C Ơ   B ẢN   TRONG   PHONG   CÁCH   LÀM VI ỆC HỒ CHÍ MINH  2.2.1. Phong cách làm việc dân chủ  Hồ  Chí Minh yêu cầu cán bộ  phải biết làm việc vì lợi ích  của dân, do dân tổ chức, dân kiểm tra, giám sát và lắng nghe những  góp ý của nhân dân để  sửa chữa. Hơn nữa, Hồ  Chí Minh luôn coi  dân chủ là giá trị đích thực của cuộc sống, là thứ của quý báu nhất   và thực hành dân chủ  là cái chìa khóa vạn năng có thể  giải quyết   mọi vấn đề. Vì vậy, dân chủ  phải được thể  hiện trong mọi mặt,  mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong phong cách làm  việc của cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, phong cách làm việc dân chủ đòi hỏi mỗi  cán bộ  lãnh đạo phải gắn bó với tập thể, tôn trọng và đặt mình   trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, phát huy sức mạnh   của tập thể. Đồng thời,  cán bộ  phải là người khiêm tốn, không  kiêu ngạo, tự cao, tự đại và phải chịu trách nhiệm với những việc   mình đã làm, quyết định mình đã đưa ra.  2.2.2. Phong cách làm việc quần chúng  Thấu hiểu vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử  và  coi quần chúng không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của cách   mạng, Hồ Chí Minh yêu cầu người cán bộ phải có phong cách làm  việc quần chúng. Điều này được thể  hiện trên các bình diện sau:   Thứ  nhất,  người cán bộ  phải gần gũi quần chúng, lắng nghe và  thấu hiểu mong muốn của quần chúng. Thứ hai, người cán bộ phải  biết đề  ra đường lối, chính sách đúng đắn và   biết cách tổ  chức   thực hiện đường lối, chính sách đó phù hợp với thực tiễn. Thứ ba,   trong công tác và trong sinh hoạt, người cán bộ  phải giản dị, hòa   đồng với quần chúng, tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự  tín nhiệm của nhân dân.  Thứ  tư,  người cán bộ  phải chống “theo  đuôi” quần chúng. 2.2.3. Phong cách làm việc khoa học  Những yêu cầu về phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí  Minh tập trung  ở những nội dung chủ yếu sau:   Thứ  nhất, làm việc  phải có mục đích, thống nhất giữa kế  hoạch biện pháp và quyết  tâm.Thứ hai, làm việc phải điều tra cẩn thận, nghiên cứu rõ ràng.  Thứ  ba, làm việc phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm, kiểm tra, 
  15. 11 giám sát. 2.2.4. Phong cách làm việc nêu gương  Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng phương pháp nêu gương   đạo đức. Người chỉ rõ, lấy gương người tốt, việc tốt hăng ngày đ ̀ ể  giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để  xây dựng  Đảng, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.  Theo Hồ Chí Minh, để  nêu gương, trước hết ban thân ph ̉ ải   làm gương trong mọi công việc từ  nhỏ  đến lớn, thể  hiện thường   xuyên, về  mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư,  nói đi đôi với làm. Trong đó, mỗi đảng viên, cán bộ cũng như  mỗi   người cần xử  lý tốt trên ba mối quan hệ  chủ  yếu: đối với mình,   đối với người, đối với việc. Mặt khác, nêu gương còn là sự  thể  hiện tinh thần chịu sự giám sát của nhân dân.  2.2.5. Phong cách làm việc nói đi đôi với làm Nói đi đôi với làm thể  hiện sự  thống nhất giữa lý luận và   thực tiễn, tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm.  Theo Hồ  Chí Minh, xét về  bản chất, nói đi đôi với làm không chỉ  là nguyên  tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện   sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất   giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư  tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Tư tưởng của Người về "nói đi đôi với làm" được thể  hiện  trên những phương diện cơ bản sau:  Thứ  nhất, phải nói đúng chủ  trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.  Thứ hai, không được "nói một đằng, làm một nẻo". Thứ ba, không  được nói mà không làm Nói tóm lại,  phong cách làm việc Hồ  Chí Minh có một sức  truyền cảm lớn không chỉ  trong nước mà cả  với bạn bè quốc tế.  Phong cách làm việc Hồ  Chí Minh là sự  kết hợp chặt chẽ, nhuần   nhuyễn giữa tư  tưởng, đạo đức với những trải nghiệm thực tiễn   trong suốt hành trình cứu nước, đọng lại  ở  lối sống, hành vi  ứng  xử của Người. Những đặc điểm đó thống nhất trên cả bình diện lý  luận cũng như hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh.  Về  mặt lý luận, phong cách làm việc Hồ  Chí Minh được  xuất phát từ giá trị nội tại, vốn có của phong cách Hồ Chí Minh tạo  nên "văn hóa chính trị".
  16. 12 Về  mặt thực tiễn, phong cách làm việc Hồ  Chí Minh định  hướng cho việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách làm việc  của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Hơn nữa, do đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam hiện nay là xây  dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ  nghĩa của dân, do dân, vì   dân; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, trong đó đội ngũ cán bộ,  đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp là hiện thân cho giá trị tốt đẹp  của dân tộc, của chủ nghĩa xã hội. Nhận thức được điều đó, Đảng   Cộng sản Việt Nam xác định, xây dựng và phát triển đội ngũ cán  bộ đáp ứng được yêu cầu của tình hình thực tiễn là nhiệm vụ, giải  pháp có tính chất đột phá, then chốt trong xây dựng xã hội mới.  Trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy mạnh học tập và làm  theo tư  tưởng, đạo đức, phong cách Hồ  Chí Minh đòi hỏi  mỗi tổ  chức Đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt cần phải   nâng cao ý thức tự  giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, phong cách   làm việc. Kết quả của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,   phong cách Hồ  Chí Minh phải được biểu hiện cụ  thể  trong suy   nghĩ và việc làm hàng ngày; trong quan hệ với nhân dân, đồng chí,  đồng nghiệp, góp phần đẩy lùi sự  suy thoái về  tư  tưởng chính trị,  đạo đức, lối sống và các tệ  nạn tham nhũng, tiêu cực, thực hiện  thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII của Đảng. Tiểu kết chương 2 Phong cách làm việc Hồ  Chí Minh là sự  kết hợp hài hòa của  những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam cùng với tinh hoa  văn hóa nhân loại, trên nền tảng phương pháp biện chứng duy vật của   chủ nghĩa Mác ­ Lênin và những phẩm chất vĩ đại của một vị lãnh tụ  suốt đời tận tụy vì nước vì dân đã tạo nên sức sống lâu bền đối với   mọi thế hệ. Nội dung phong cách làm việc Hồ  Chí Minh mang t ính  dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương, nói đi đôi với làm.  Với phong cách dân chủ: Hồ  Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ,  đảng viên phải đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập  thể, phát huy sức mạnh của tập thể, nhận trách nhiệm cá nhân và   hoàn thành tốt nhiệm vụ  được tập thể  giao phó và tuyệt đối tuân  thủ  nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể  lãnh đạo, cá nhân phụ  trách. 
  17. 13 Phong cách làm việc quần chúng của Hồ Chí Minh thể hiện  bằng việc sâu sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng  đường   lối   quần   chúng,   lắng   nghe   ý   kiến   của   quần   chúng,   của  những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự  nghiệp  giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.  Hồ  Chí Minh yêu cầu:  người cán bộ  phải gần gũi quần chúng,  lắng nghe và thấu hiểu mong muốn của quần chúng; phải biết  cách tổ chức phong trào phù hợp với trình độ, năng lực thực tế của  quần chúng; trong công tác và trong sinh hoạt, người cán bộ  phải   giản dị, hòa đồng với quần chúng, tự mình phải mẫu mực để xứng  đáng với sự  tin cậy của nhân dân;  phải chống “theo  đuôi  quần  chúng”.  Phong cách làm việc khoa học của Hồ  Chí Minh  thể  hiện  cách thức làm việc của người lãnh đạo mà đối tượng của sự  lãnh  đạo đó là đội ngũ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Theo  đó, Người yêu cầu cán bộ  phải làm việc phải làm việc phải có   mục đích, có sự thống nhất giữa kế hoạch biện pháp và quyết tâm;   điều tra cẩn thận, nghiên cứu rõ ràng; phải thường xuyên tổng kết,  rút kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát.  Phong cách nêu gương được Hồ  Chí Minh quán triệt trước  hết nêu gương trên ba mối quan hệ  đối với mình, đối với người,  đối với công việc; muốn nêu gương được thì nói phải đi đối với  làm và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy   sinh. Phong cách  nói đi đôi với làm được Hồ  Chí Minh yêu cầu  nhất quán: phải nói đúng chủ  trương, đường lối của Đảng, chính  sách, pháp luật của Nhà nước; không được "nói một đằng, làm một   nẻo"; không được nói mà không làm.  Do đó, nghiên cứu, học tập và làm theo phong cách làm việc   Hồ  Chí Minh để  xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ  nhằm  đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới là việc làm cần thiết, cấp  bách, có ý nghĩa to lớn đối với chúng ta hiện nay. Chương 3 THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ  CHỦ CHỐT CẤP TỈNH Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ  NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 
  18. 14 3.1.   NHỮNG   NHÂN   TỐ   TÁC   ĐỘNG   ĐẾN   PHONG  CÁCH LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ  CHỦ  CHỐT CẤP TỈNH  Ở  KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của các  tỉnh miền núi phía Bắc Những yếu tố  về  điều kiện tự  nhiên, thực trạng phát triển   kinh tế, văn hóa, xã hội  ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã có những  tác động vừa thuận lợi vừa khó khăn đối với phong cách làm việc  của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nơi đây. Về thuận lợi: Khu vực miền núi phía Bắc là nơi cư trú chủ yếu  của đồng bào các dân tộc thiểu số, với nền văn hóa phong phú, đa  dạng đã tạo nên sự gần gũi, cởi mở, chân thành, thật thà của đội ngũ   cán bộ chủ chốt cấp tỉnh. Chính trong quá trình công tác, yếu tố văn  hóa của các dân tộc được thể hiện rõ nét, đồng thời nó cũng thể hiện  sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc anh em nhằm hướng đến mục   tiêu chung của vùng.  Về khó khăn: Chính điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình  rộng, dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp và những vấn nạn khác   đã gây khó khăn trong công tác quản lý của đội ngũ cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh ở nơi đây. 3.1.2. Tình hình đội ngũ cán bộ  chủ  cấp tỉnh  ở  khu vực   miền núi phía Bắc hiện nay Thứ nhất, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh  ở khu vực miền  núi phía Bắc có sự   ổn định về  số  lượng, cơ  cấu tương đối phù   hợp, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.  Thứ  hai, đội ngũ cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực miền   núi phía Bắc có lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị vững vàng,   chấp hành tốt chủ  trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp  luật của Nhà nước, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ  nghĩa xã hội Thứ ba, trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp   tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc nhìn chung đã đáp ứng được tiêu  chuẩn chức danh theo quy định. 3.2.   THỰC   TRẠNG   PHONG   CÁCH   LÀM   VIỆC   CỦA 
  19. 15 CÁN BỘ  CHỦ  CHỐT CẤP TỈNH  Ở  KHU VỰC MIỀN NÚI   PHÍA BẮC 3.2.1.  Ưu điểm trong phong cách làm việc của đội ngũ cán  bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và nguyên nhân  3.2.1.1.  Ưu điểm trong phong cách làm việc của đội ngũ   cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc Thứ  nhất,  đa số  cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực miền  núi phía Bắc đã có phong cách làm việc dân chủ, công khai, minh  bạch, phát huy trí tuệ tập thể Thứ hai, phong cách làm việc của đa số cán bộ chủ chốt cấp  tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc luôn có sự gần gũi, gắn bó, quan   tâm, tôn trọng nhân dân Thứ ba, phong cách làm việc của đa số cán bộ chủ chốt cấp  tỉnh  ở  khu vực miền núi phía Bắc đã thể  hiện tính khoa học, thiết  thực, cụ thể Thứ  tư, đa số cán bộ  chủ chốt cấp tỉnh  ở khu vực miền núi   phía Bắc thể  hiện tính gương mẫu với trách nhiệm cao và khả  năng quyết đoán trong công việc Thứ    năm,  phong cách làm việc của đa số  cán bộ  chủ  chốt  cấp tỉnh  ở  khu vực miền núi phía Bắc có sự  thống nhất giữa nói   với làm 3.2.1.2. Nguyên nhân của những ưu điểm Thứ  nhất, do chủ  trương, chính sách đúng đắn của Đảng và  Nhà nước về  nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ  trong giai đoạn   đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thứ hai, công tác cán bộ được quan tâm, chú trọng và đầu tư  đúng mức trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương Thứ  ba, nhờ  sự  nỗ  lực, cố  gắng vươn lên của mỗi cán bộ  chủ chốt cấp tỉnh trong đổi mới phong cách làm việc Thứ tư, do sự lan tỏa của cuộc vận động học tập và làm theo   tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  3.2.2. Những hạn chế trong phong cách làm việc của cán  bộ  chủ chốt cấp tỉnh  ở khu vực miền núi phía Bắc và nguyên  nhân 
  20. 16 3.2.2.1. Những hạn chế  trong phong cách làm việc của   cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc Một là,  phong cách làm việc của một bộ  phận cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc bị đánh giá là thiếu dân   chủ, áp đặt ý kiến chủ quan đối với tập thể Hai là, một bộ  phận cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực   miền núi phía Bắc bị  đánh giá là còn quan liêu, cửa quyền, hách  dịch   Ba là, một bộ  phận cán bộ  chủ  chốt cấp tỉnh  ở  khu vực   miền núi phía Bắc bị  đánh giá là có tư  tưởng cục bộ  địa phương,  chưa chủ động, sáng tạo trong công việc Bốn là, một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở khu vực miền   núi phía Bắc bị đánh giá là có lúc nói không đi đôi với làm, ý thức chấp  hành kỷ luật chưa cao 3.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, sự biến đổi nhanh chóng của tình hình thế  giới, khu  vực và đất nước Hai là, do sự  tác động của điều kiện tự  nhiên, kinh tế, văn  hóa, lịch sử của vùng miền núi phía Bắc Ba là, chưa vận dụng linh hoạt, cụ thể, sáng tạo phong cách  làm việc Hồ Chí Minh trong thực tiễn công việc Bốn là, bản thân một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp tỉnh chưa   thực sự  tích cực, chủ  động rèn luyện phong cách làm việc trong   điều kiện mới  Năm là, công tác cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu mới 3.3.   NHỮNG   VẤN   ĐỀ   ĐẶT   RA   TRONG   XÂY   DỰNG  PHONG CÁCH LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ  CHỦ  CHỐT CẤP  TỈNH KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC  3.3.1.   Chú trọng nâng cao trình độ  nhận thức của mỗi tổ  chức, cá nhân về  phong cách làm việc của cán bộ  chủ  chốt cấp   tỉnh Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp tục đẩy mạnh xây dựng  phong cách làm việc nhằm đáp  ứng sự  đòi hỏi của quá trình công  nghiệp hóa, hiện đại hóa, hoàn thiện thể  chế  kinh tế  thị  trường  định hướng xã hội chủ  nghĩa là nhiệm vụ  chính trị  trọng tâm của  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2