intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa học

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

83
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: khẳng định tầm quan trọng của văn hóa đối với sự hình thành thương hiệu; đồng thời, làm rõ vai trò của thương hiệu dưới chiều cạnh văn hóa đối với sự phát triển doanh nghiệp và đời sống tinh thần của xã hội; làm rõ được những vấn đề lý luận xoay quanh thương hiệu và cấu trúc của thương hiệu theo cách tiếp cận của văn hóa học,... Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> <br /> <br /> Trần Thị Thúy Vân<br /> <br /> THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP<br /> VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA HỌC<br /> Chuyên ngành: Văn hóa học<br /> Mã số: 62.31.06.40<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN TRI NGUYÊN<br /> Phản biện 1: PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh<br /> Viện Văn học<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Văn Đức Thanh<br /> Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn Quân sự<br /> <br /> Phản biện 3: TS. Đinh Hồng Hải<br /> Viện Nghiên cứu Văn hóa<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện<br /> Tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội<br /> Vào hồi:……….giờ………..ngày……tháng…….năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Ngày nay, văn hoá được xác định là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động lực cho sự<br /> phát triển của đất nước. Đặc biệt, trong xu thế giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế thì các doanh<br /> nghiệp cần tạo được bản lĩnh cạnh tranh cần thiết trong quá trình “vươn ra biển lớn”. Bên cạnh<br /> những nguồn lực như vốn, nhân lực, trang thiết bị... thì rất cần đến nguồn lực văn hóa. Văn hóa<br /> được coi là lợi thế cạnh tranh, là bản sắc để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác<br /> và cũng chính là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của doanh nghiệp. Và cái cốt lõi văn hóa<br /> trong doanh nghiệp chính là vấn đề thương hiệu. Hiện nay,vấn đề thương hiệu ngày nay rất<br /> được quan tâm, không chỉ ở thực tiễn mà còn ở phương diện lý luận. Đồng thời, thương hiệu<br /> không chỉ là vấn đề của kinh tế mà còn là của nhiều ngành khoa học quan tâm. Vì vậy, chúng<br /> tôi chọn nghiên cứu Thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa học<br /> làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ. Bởi lẽ, xuất phát từ những lí do:<br /> Thứ nhất, về phương diện lý luận. Hiện nay, đã có rất nhiều công trình khoa học kinh tế,<br /> marketing, mỹ thuật, pháp luật, tâm lý, xã hội… trong và ngoài nước trao đổi, nghiên cứu về<br /> thương hiệu. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào tiếp cận thương hiệu theo quan điểm<br /> văn hóa học.<br /> Thứ hai, xuất phát từ điều kiện thực tiễn trong lĩnh vực xây dựng thương hiệu ở Việt<br /> Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Hiện nay, yếu tố văn hóa được xem là lợi thế để<br /> xây dựng thương hiệu và góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp, đó<br /> chính là bài học thành công của những doanh nghiệp phát triển ở Việt Nam như Viettel,<br /> Vinamilk, Minh Long, Co.op mart, Trung Nguyên…<br /> Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa chưa thành công và<br /> chưa phát huy yếu tố văn hóa trong xây dựng thương hiệu. Có những doanh nghiệp chỉ phô<br /> trương hình thức mà không quan tâm đến xây dựng và duy trì cốt lõi giá trị nên làm ăn gian<br /> dối, vi phạm đạo đức kinh doanh, lừa dối khách hàng, đối tác. Bên cạnh đó, có không ít doanh<br /> nghiệp không quan tâm đến xây dựng hình thức cho thương hiệu mình mà chọn cách “đánh<br /> cắp” biểu tượng thương hiệu khác. Điều này không những làm thiệt hại cho các doanh nghiệp<br /> khác mà còn ảnh hưởng đến niềm tin, tình cảm của người tiêu dùng, xã hội. Để góp phần lí giải<br /> và hạn chế được những thực trạng, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng văn hóa thương hiệu<br /> có hiệu quả hơn, chúng tôi đã chọn cách tiếp cận thương hiệu dưới góc độ văn hóa.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> - Khẳng định tầm quan trọng của văn hóa đối với sự hình thành thương hiệu. Đồng thời,<br /> làm rõ vai trò của thương hiệu dưới chiều cạnh văn hóa đối với sự phát triển doanh nghiệp và<br /> đời sống tinh thần của xã hội.<br /> - Làm rõ được những vấn đề lý luận xoay quanh thương hiệu và cấu trúc của thương hiệu<br /> theo cách tiếp cận của văn hoá học, đồng thời tiến hành khảo sát văn hóa thương hiệu của một<br /> số doanh nghiệp Việt Nam (trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh).<br /> - Trên cơ sở khảo sát thực trạng xây dựng thương hiệu (trên bình diện văn hóa), luận án<br /> rút ra những kết luận khoa học, những kiến nghị và những gợi ý giúp các doanh nghiệp ở Tp.<br /> Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung xây dựng văn hóa thương hiệu hiệu quả hơn.<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là thương hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam nhìn từ<br /> góc độ văn hóa.<br /> Cụ thể, luận án nghiên cứu thương hiệu như là một thực thể văn hóa. Điều đó có nghĩa là<br /> xem xét thương hiệu với một cấu trúc văn hóa chặt chẽ giữa chuẩn mực, giá trị và biểu tượng.<br /> Đồng thời, luận án nghiên cứu vai trò của thương hiệu ở những chiều cạnh văn hóa. Là thực<br /> thể văn hóa nên việc xây dựng thương hiệu cần tuân theo những qui luật phát triển văn hóa,<br /> chịu sự tác động những điều kiện lịch sử, bối cảnh đương đại. Xây dựng và phát triển thương<br /> hiệu phụ thuộc nhiều vào hoạt động văn hóa của chủ thể thương hiệu cũng như sự tiếp nhận<br /> tích cực từ đối tượng người tiêu dùng, xã hội.<br /> 3.2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu<br /> Nghiên cứu thương hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam<br /> Về mặt thời gian: Nghiên cứu thương hiệu của doanh nghiệp ở Việt Nam được tiến hành<br /> từ thời điểm đổi mới cho đến nay (2014).<br /> Về không gian: Nghiên cứu thương hiệu của một số doanh nghiệp Việt Nam ở địa bàn<br /> Tp. Hồ Chí Minh.<br /> Về nội dung nghiên cứu: Thương hiệu có nhiều cách tiếp cận nhưng luận án nghiên cứu<br /> thương hiệu từ góc độ văn hóa học. Nội dung nghiên cứu cụ thể sẽ được thể hiện qua 3 chương<br /> của luận án.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài<br /> - Luận án góp một góc nhìn mới về thương hiệu từ cách tiếp cận văn hoá học. Qua đó,<br /> luận án làm rõ bình diện văn hóa của thương hiệu. Đồng thời, khẳng định tầm quan trọng của<br /> thành tố văn hoá đối với sự phát triển của thương hiệu. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò của<br /> thương hiệu đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung.<br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br /> - Góp phần tác động đến nhận thức của cộng đồng hiểu thêm vai trò của văn hóa đối với<br /> lĩnh vực kinh tế, cụ thể là đối với doanh nghiệp.<br /> - Góp một cái nhìn toàn diện, hệ thống trong nhận thức của doanh nghiệp về xây dựng và<br /> phát triển thương hiệu. Thương hiệu là một thực thể văn hóa, việc xây dựng thương hiệu phải<br /> là sự tổng thể, cần coi trọng yếu tố văn hóa và tuân theo qui luật phát triển văn hóa, phải tính<br /> đến các điều kiện bối cảnh đương đại.<br /> - Bên cạnh đó, những tri thức, những kết luận là những gợi ý để các doanh nghiệp tham<br /> khảo, phát huy bình diện văn hóa của thương hiệu và xây dựng văn hóa thương hiệu một cách<br /> có hệ thống, hiệu quả hơn.<br /> 5. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br /> 5.1. Phương pháp tiếp cận<br /> Đối với đối tượng nghiên cứu là thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam dưới góc nhìn<br /> văn hóa học, chúng tôi lựa chọn quan điểm tiếp cận liên ngành. Quan điểm tiếp cận này với sự<br /> <br /> 3<br /> <br /> đóng góp khoa học của nhiều ngành khác nhau sẽ là một công cụ lý thuyết hỗ trợ việc nghiên<br /> cứu thương hiệu một cách toàn vẹn và tổng thể hơn.<br /> 5.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Để khai thác được nhiều chiều cạnh của đối tượng nghiên cứu, luận án đã sử dụng nhiều<br /> phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng với công cụ là điều tra bảng hỏi<br /> để làm rõ khía cạnh xã hội của thương hiệu, sự tác động của thương hiệu đến xã hội. Phương<br /> pháp định tính với công cụ là phỏng vấn sâu, quan sát để để tìm hiểu về chủ thể thương hiệu.<br /> Luận án còn sử dụng thao tác nghiên cứu nguồn tư liệu cả chiều không gian lẫn thời gian để có<br /> được những câu trả lời như văn hóa truyền thống có ảnh hưởng đến chủ thể và đối tượng tiếp<br /> nhận thương hiệu và tác động gì trong việc lựa chọn biểu tượng thương hiệu hay những giá trị,<br /> chuẩn mực …<br /> 6. Kết cấu luận án<br /> Luận án ngoài phần mở đầu (5 trang), kết luận (2 trang), tài liệu tham khảo (8 trang) và<br /> phụ lục (52 trang), luận án gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Lý thuyết tiếp cận thương hiệu dưới góc độ văn hoá (39 trang)<br /> Chương 2: Cấu trúc văn hoá của thương hiệu (35 trang)<br /> Chương 3: Xây dựng và phát triển văn hoá thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam (44 trang)<br /> Chương 1<br /> LÝ THUYẾT TIẾP CẬN THƯƠNG HIỆU<br /> DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌC<br /> 1.1. Một số thuật ngữ tiếp cận bình diện văn hóa của thương hiệu<br /> 1.1.1. Thuật ngữ văn hóa<br /> Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ thời cổ đại và không ngừng được hoàn thiện cả nội<br /> hàm cùng ngoại diện của nó. Văn hóa ngày càng phát triển và tồn tại ở trong tất cả mọi lĩnh<br /> vực của đời sống. Tương ứng như thế, số lượng định nghĩa, quan niệm của văn hóa cũng rất đa<br /> dạng và phong phú.<br /> Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề thương hiệu dưới góc độ<br /> văn hóa học (chúng tôi giả thuyết thương hiệu như một thực thể văn hóa), luận án chọn cách<br /> tiếp cận văn hóa thông qua hệ thống biểu tượng theo quan niệm của Unesco. Theo Toàn thư<br /> quốc tế về phát triển văn hóa của Unesco thì: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng<br /> qui định thế ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau,<br /> liên kết họ thành cộng đồng riêng biệt” [100, tr.164].<br /> Như vậy, do hoàn cảnh lịch sử và góc độ tiếp cận văn hóa khác nhau nên có nhiều cách<br /> hiểu, cách diễn đạt khác nhau về văn hóa. Nhưng dù có nhiều định nghĩa văn hóa khác nhau<br /> nhưng khi nói đến văn hóa là nói đến hoạt động đặc thù của con người, luôn gắn với con người<br /> và phản ánh con người thông qua hoạt động thực tiễn và tinh thần. Những hoạt động văn hóa<br /> nhằm sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần, hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Những<br /> giá trị ấy được biểu đạt bằng hệ thống biểu tượng. Các giá trị văn hóa được sáng tạo và lựa<br /> chọn ấy có sự chi phối và quyết định, định hướng phát triển đời sống xã hội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2