intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu bào chế viên nifedipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

23
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung luận án đã xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nifedipin 30 mg giải phóng kéo dài 24 giờ theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo đẩy ở quy mô 2000 viên/mẻ; đã xây dựng và thẩm định được phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ 2 lần (UPLC –MS/MS) để định lượng nifedipin trong huyết tương chó. Để hiểu rõ hơn về đề tài, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận án!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu bào chế viên nifedipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu

  1. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 ACN Acetonitril 2 ASTT Áp suất thẩm thấu 3 AUC Area Under the Curve (Diện tích dưới đường cong – thời gian) 4 CA Cellulose acetat 5 DC Dược chất 6 DĐH Dược động học 7 DĐVN Dược điển Việt Nam 8 DSC Differential scanning calorimetry (Phân tích năng lượng nhiệt vi sai) 9 EOP Elementary Osmotic Pump (Hệ bơm thẩm thấu quy ước) 10 FDA Food and Drug Administration (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ) 11 GLI Glibenclamid 12 GPKD Giải phóng kéo dài 13 HPLC High performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao) 14 KLMB Khối lượng màng bao 15 KLPT Khối lượng phân tử 16 LLOQ Lower limit of quantification (Giới hạn định lượng dưới) 17 NIF Nifedipin
  2. TT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 18 MS Mass Spectrometry (Khối phổ) 19 MRT Mean residence time (Thời gian lưu trú trung bình của 1 phân tử thuốc) 20 PEG Polyethylen glycol 21 PEO Polyethylen Oxid 22 PPOP Push – Pull Osmotic Pump (Bơm thẩm thấu kéo đẩy) 23 PTN Phòng thí nghiệm 24 PVP Polyvinyl Pyrrolidon 25 RSD Relative Standard Deviation (Độ lệch chuẩn tương đối) 26 SKD Sinh khả dụng 27 SLS Sodium Lauryl Sulfat 28 TD Tá dược 29 TDKMM Tác dụng không mong muốn 30 TĐSH Tương đương sinh học 31 Tlag Lag time (Thời gian tiềm tàng) 32 UPLC Ultra performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng siêu hiệu năng) 33 USP The United States Pharmacopoeia (Dược điển Mỹ)
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc giải phóng kéo dài dưới dạng bơm thẩm thấu (hay còn gọi là thuốc giải phóng có kiểm soát, hệ điều trị trong đường tiêu hóa) đã thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu và điều trị trong suốt 30 năm qua do có khả năng giải phóng thuốc với tốc độ không phụ thuộc vào pH và thủy động lực học của môi trường hòa tan, dự đoán tốc độ giải phóng thuốc in vivo dựa trên các dữ liệu in vitro, tránh được hiện tượng đỉnh – đáy, giảm số lần dùng thuốc qua đócải thiện được sự tuân thủ điều trị của người bệnh và mang lại rất nhiều lợi ích so với các dạng thuốc giải phóng kéo dài dạng cốt, đặc biệt đối với các dược chất khó tan. Nifedipin là thuốc chẹn kênh calci thuộc nhóm dihydropyridin, được biết đến là 1 thuốc điều trị các bệnh tim mạch, lần đầu tiên được đưa vào lâm sàng để điều trị suy tĩnh mạch vành từ năm 1969, nhưng chủ yếu dùng để điều trị bệnh tăng huyết áp, chứng đau thắt ngực có hiệu quả và được dung nạp tốt. Nifedipin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nifedipin không tan trong nước, thời gian bán thải ngắn khoảng 2 - 4 giờ, hiện nay dạng thuốc giải phóng ngay và giải phóng kéo dài dạng cốt ít được chỉ định trong lâm sàng do có nhiều tác dụng không mong muốn, nồng độ thuốc trong huyết tương không ổn định dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát những cơn tăng huyết áp và đau thắt ngực trên lâm sàng. Viên giải phóng kéo dài dạng bơm thẩm thấu áp dụng cho nifedipin chưa được nghiên cứu toàn diện và đưa vào sản xuất ở trong nước dẫn tới không sử dụng được hiệu quả dược chất này. Xuất phát từ thực tế trên, tiến hành đề tài luận án: “Nghiên cứu bào chế viên nifedipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu”. * Mục tiêu của luận án  Xây dựng được công thức, quy trình bào chế viên nén nifedipin 30mg giải phóng kéo dài 24 giờ theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo – đẩy ở quy mô 2000 viên/mẻ.
  4. 2  Xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng và bước đầu đánh giá được độ ổn định của viên nén nifedipin 30 mg giải phóng kéo dài.  Bước đầu đánh giá được sinh khả dụng của viên nén nifedipin 30 mg giải phóng kéo dài trên chó thực nghiệm. * Những đóng góp mới của luận án  Đã xây dựng được công thức và quy trình bào chế viên nifedipin 30 mg giải phóng kéo dài 24 giờ theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo đẩy ở quy mô 2000 viên/mẻ.  Đã xây dựng được tiêu chuẩn cho viên nifedipin giải phóng kéo dài bào chế được và kết quả bước đầu theo dõi độ ổn định cho thấy chế phẩm ổn định trong 12 tháng ở điều kiện thực và 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc.  Đã xây dựng và thẩm định được phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ 2 lần (UPLC – MS/MS) để định lượng nifedipin trong huyết tương chó và bước đầu đánh giá sinh khả dụng trên chó thực nghiệm của viên nifedipin 30 mg giải phóng kéo dài bào chế được so với viên đối chiếu Adalat LA chứa 30 mg nifedipin của Bayer Pharma AG – CHLB Đức. * Cấu trúc luận án Luận án gồm 146 trang, 67 bảng, 15 hình, 135 tài liệu tham khảo (11 tài liệu tiếng việt, 124 tài liệu tiếng anh). Bố cục như sau: Đặt vấn đề 2 trang, tổng quan 30 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 27 trang, kết quả nghiên cứu 57 trang, bàn luận 27 trang, kết luận 2 trang, kiến nghị 1 trang, danh mục các công trình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài luận án 1 trang, tài liệu tham khảo 16 trang. Ngoài ra, luận án còn có 16 phụ lục kèm theo 14 bảng và 67 hình.
  5. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về nifedipin Trình bày nội dung cơ bản về: công thức, tính chất lý hóa, phương pháp định lượng, dược động học (DĐH), tác dụng dược lý, chỉ định, liều dùng, tác dụng không mong muốn (TDKMM), một số chế phẩm chứa nifedipin (NIF) trên thị trường Việt Nam. Một số nghiên cứu về hệ thuốc giải phóng kéo dài (GPKD) chứa NIF: chủ yếu theo các hướng nghiên cứu: tác động vào đặc tính lý, hóa của NIF; bào chế NIF GPKD dạng cốt, bào chế NIF GPKD theo cơ chế thẩm thấu, bào chế NIF GPKS. 1.2. Thuốc giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo – đẩy Trình bày các nội dung về: cấu tạo, cơ chế giải phóng dược chất (DC), ưu nhược điểm, thành phần cấu tạo của dạng thuốc GPKD theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo – đẩy (PPOP). 1.3. Nghiên cứu đánh giá sinh khả dụng và tƣơng đƣơng sinh học các chế phẩm chứa nifedipin Trình bày nội dung về: các nghiên cứu đánh giá giải phóng in vitro và các nghiên cứu sinh khả dụng (SKD) in vivo (bao gồm: tổng hợp các phương pháp định lượng NIF trong dịch sinh học và tổng hợp các nghiên cứu đánh giá SKD in vivo các chế phẩm chứa NIF).
  6. 4 CHƢƠNG 2.ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất, trang thiết bị Các nguyên liệu sử dụng trong bào chế đạt tiêu chuẩn dược dụng theo dược điển Anh, Mỹ, Việt Nam; các hóa chất sử dụng trong kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn tinh khiết phân tích theo quy định. Các thiết bị phân tích hiện đại do các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật sản xuất, đảm bảo độ tin cậy. 2.1.2. Thuốc đối chiếu và thuốc thử NIF nguyên liệu (Trung Quốc): đạt tiêu chuẩn USP 38. Thuốc đối chiếu Adalat LA 30mg (hãng Bayer Pharma AG), số lô BXHAL06, hạn sử dụng 02/03/2020. Thuốc thử: viên nén NIF 30mg GPKD theo cơ chế bơm thẩm thấu bào chế được. 2.1.3. Động vật thí nghiệm Chó ta trưởng thành, giống đực, khoẻ mạnh, cân nặng 122 kg, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tiền công thức - Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng NIF trong mẫu đánh giá tương tác DC - tá dược (TD) bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Thẩm định theo hướng dẫn của ICH và thông tư 32/2018 của Bộ Y tế. - Đánh giá tương tác DC – TD: dựa vào sự biến đổi màu sắc của DC, phân tích nhiệt vi sai và đo phổ hồng ngoại. - Đánh giá độ ổn định với ánh sáng của NIF trong các môi trường: dựa vào sự phân hủy của NIF trong môi trường đệm phosphat pH 7,5 và môi trường pH 1,2 chứa 0,5% natri laurylsulfat (SLS) dưới 2
  7. 5 nguồn sáng đèn neon phòng thí nghiệm và đèn natri. 2.2.2. Các phƣơng pháp bào chế - Bào chế viên nhân hai lớp chứa NIF của dạng bơm thẩm thấu kéo - đẩy: sử dụng phương pháp tạo hạt ướt. - Bào chế màng bán thấm cho viên nhân: sử dụng phương pháp bao màng mỏng. - Tạo miệng giải phóng trên bề mặt lớp DC: bằng phương pháp khoan laser. - Xây dựng quy trình bào chế viên NIF thẩm thấu kéo – đẩy: được xây dựng ở quy mô 2000 viên/mẻ. 2.2.3. Thẩm định quy trình bào chế viên nén nifedipin 30 mg dạng bơm thẩm thấu kéo – đẩy ở quy mô 2000 viên/mẻ. - Đánh giá nguy cơ gây mất ổn định trong quy trình bào chế: Xem xét từng giai đoạn của quy trình bào chế để đánh giá các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng và có thể làm cho quy trình bào chế không ổn định. Từ đó, đề xuất các biện pháp xử lý để hạn chế các nguy cơ này. - Lựa chọn các thông số thẩm định 2.2.4. Các phƣơng pháp kiểm nghiệm - Kiểm nghiệm các chỉ tiêu chung của viên nén theo Dược điển Việt Nam V (DĐVN V). - Kiểm nghiệm các chỉ tiêu của viên thẩm thấu. - Phương pháp đánh giá chất lượng bột, hạt: độ đồng đều hàm lượng NIF trong bột, hạt. - Định lượng NIF trong chế phẩm: sử dụng phương pháp HPLC với detector UV. - Phương pháp thử hòa tan viên thẩm thấu: tiến hành trên máy thử hòa tan COPLEY – DIS 8000, loại cánh khuấy. - So sánh đồ thị hòa tan DC: sử dụng chỉ số f2.
  8. 6 2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá độ ổn định Theo dõi độ ổn định của chế phẩm: tiến hành trên mẫu viên bào chế được, đóng trong lọ thủy tinh màu nâu, nắp kín. Bảo quản ở điều kiện của phương pháp thử lão hóa cấp tốc trong thời gian 6 tháng và phương pháp thử dài hạn ở điều kiện thực trong thời gian 12 tháng. Dự đoán tuổi thọ của thuốc sử dụng phần mềm Minitab 19. 2.2.6. Phƣơng pháp đánh giá sinh khả dụng Xử lý mẫu: theo phương pháp chiết lỏng – lỏng, sử dụng dung môi cloroform. Phương pháp định lượng: phương pháp UPLC MS/MS, kỹ thuật chuẩn nội (IS) glibenclamid (GLI) với điều kiện sắc ký: cột phân tích hypersil Gold C18 (50 x 2,1 mm; 1,9 µm); nhiệt độ cột 40oC; detector Xevo TQD; thể tích tiêm 5 µL; pha động ACN / dung dịch acid formic 0,1% = 90/10; tốc độ dòng 0,2 mL/phút, điều kiện khối phổ: kiểu khối phổ MS/MS; nguồn ion hóa ESI (+); các thông số của detector khối phổ để định tính, định lượng NIF: thế nguồn 4KV; thế hội tụ 24V; nhiệt độ hóa hơi 350oC; lưu lượng khí mang 850 L/H, lưu lượng khí bổ trợ 20 L/H; năng lượng bắn phá 8V; m/z ion mẹ 347,07; m/z ion con 315,02. Phương pháp được thẩm định: tính phù hợp hệ thống, tính chọn lọc - đặc hiệu, giới hạn định lượng dưới (LLOQ), độ đúng, độ chính xác, đường chuẩn và khoảng tuyến tính, tỷ lệ thu hồi hoạt chất, độ nhiễm chéo, ảnh hưởng của nền mẫu, độ ổn định của mẫu nghiên cứu. Nghiên cứu SKD trên 06 chó, sử dụng thiết kế chéo đôi, ngẫu nhiên, đơn liều, hai thuốc, hai giai đoạn, ở trạng thái đói. Thời điểm lấy mẫu: 0, 2; 4; 6; 8; 9; 10; 12; 14; 16; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96 giờ sau khi uống thuốc. Mỗi thời điểm lấy khoảng 3,5 mL máu, xử lý
  9. 7 mẫu và định lượng theo phương pháp đã xây dựng. Dựa trên kết quả thu được, xác định các thông số DĐH và so sánh bằng phần mềm Microsoft Excel. 2.2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu - So sánh nhiều mẫu: sử dụng công cụ Microsoft Excel. - Dự đoán tuổi thọ của chế phẩm bằng phần mềm minitab 19.
  10. 8 CHƢƠNG 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả xây dựng phƣơng pháp định lƣợng nifedipin bằng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao Có thể sử dụng phương pháp HPLC (cột RP C18, pha động methanol : nước tỷ lệ 65:35 (thể tích/thể tích)(v/v), detector PDA bước sóng 237 nm) để định lượng NIF trong chế phẩm. Phương pháp được thẩm định theo tiêu chí của ICH và thông tư 32/2018 của Bộ Y tế. 3.2. Kết quả nghiên cứu tiền công thức 3.2.1. Kết quả đánh giá tƣơng tác dƣợc chất – tá dƣợc 3.2.1.1. Kết quả đánh giá thay đổi hình thức và sự suy giảm hàm lượng dược chất Kết quả cho thấy: ở điều kiện 40oC và 40oC/ độ ẩm 75%, tất cả các mẫu đều không có sự thay đổi màu sắc và hàm lượng. Với kết quả này có thể kết luận sơ bộ NIF ổn định về hàm lượng với các TD dự kiến sử dụng ở các điều kiện 40oC và 40oC/độ ẩm 75  5%. 3.2.1.2. Kết quả đánh giá bằng phương pháp phân tích nhiệt vi sai Kết quả cho thấy trên biểu đồ nhiệt DSC NIF có đỉnh thu nhiệt ở gần 200oC (194,5oC) gần với đỉnh thu nhiệt của các hỗn hợp với NIF. Kết quả này cho thấy không xảy ra tương tác giữa NIF và các TD dự kiến sử dụng trong quá trình bào chế. 3.2.1.3. Kết quả đánh giá bằng phương pháp đo phổ hồng ngoại Kết quả cho thấy NIF nguyên liệu có đỉnh hấp thụ tại bước sóng 3324 cm-1 (là của nhóm N-H kéo dài) và cũng xuất hiện trong hỗn hợp NIF với các TD. Không xảy ra tương tác giữa NIF và các TD sử dụng trong nghiên cứu. 3.2.2. Kết quả đánh giá độ ổn định với ánh sáng của nifedipin trong các môi trƣờng
  11. 9 Kết quả cho thấy: trong môi trường đệm phosphat pH 7,5 và môi trường pH 1,2 chứa 0,5% SLS, NIF bị phân hủy mạnh dưới ánh sáng đèn neon phòng thí nghiệm và rất ổn định, hầu như bị phân hủy không đáng kể trong điều kiện ánh sáng đèn natri, bước sóng khoảng 589 nm. Do đó, trong mọi quá trình nghiên cứu với dung dịch NIF, bao gồm quá trình định lượng, xây dựng đường chuẩn, thử độ hòa tan, kể cả quá trình xát hạt, dập viên… cần phải được thực hiện dưới ánh sáng đèn natri, tránh ánh sáng mặt trời cũng như ánh sáng đèn neon phòng thí nghiệm. 3.2.3. Kết quả thử độ hòa tan của viên đối chiếu Viên Adalat LA 30 mg được sử dụng làm thuốc đối chiếu trong nghiên cứu xây dựng công thức viên. Thử hòa tan viên đối chiếu. Kết quả được trình bày ở hình 3.19. % nifedipin giải phóng 100 80 60 40 20 0 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 Thời gian (giờ) Hình 3.19. Đồ thị giải phóng của viên đối chiếu Adalat LA. Kết quả cho thấy, hàm lượng NIF giải phóng từ viên Adalat LA 30 mg thấp khoảng 8,16 % trong 2 giờ đầu, sau đó giải phóng DC theo động học bậc 0 từ 2 – 20 giờ do viên Adalat LA có cấu tạo viên nén dạng bơm thẩm thấu gồm viên nhân 2 lớp và màng bán thấm celulose acetat (CA) có khoan miệng giải phóng. Do đó, trong các nghiên cứu bào chế, viên nghiên cứu sẽ được thử hòa tan trong 24 giờ.
  12. 10 3.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng công thức viên nifedipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo – đẩy Dựa trên tài liệu tham khảo, các kết quả khảo sát sơ bộ và đặc tính ít tan, sơ nước của NIF đưa ra công thức viên để tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng như sau: lớp DC: nifedipin 30 mg, TD trương nở (polyethylen oxid (PEO) N10, PEO N80, PEO N750) thay đổi (mg), lactose monohydrat 15%, natri clorid thay đổi (mg), magnesi stearat 1%, PVP K30 thay đổi (mg); lớp đẩy: TD trương nở (PEO 301, PEO coagulant, PEO 303) thay đổi (mg), natri clorid thay đổi (mg), magnesi stearat 1%, oxid sắt đỏ 0,5%, PVP K30 thay đổi (mg); Công thức dịch bao: CA 10,8g, PEG 4000 thay đổi (g), aceton 300 ml, nước tinh khiết 10 ml. 3.3.1. Nghiên cứu xây dựng công thức viên nhân 3.3.1.1. Lựa chọn loại polymer (PEO) trong lớp dược chất và lớp đẩy Cố định tỷ lệ hàm lượng các thành phần như sau: natri clorid trong lớp đẩy và lớp DC là 20%, lactose trong lớp DC là 15%, magnesi stearat trong lớp DC và lớp đẩy cùng là 1%, oxid sắt đỏ trong lớp đẩy là 0,5%. Thay đổi loại PEO khác nhau trong lớp DC và lớp đẩy: N10, 303 (CT01); N10, 301 (CT02); N10, coagulant (CT03); N80, 301 (CT04); N80, coagulant (CT05); N80, 303 (CT06); N750, 301 (CT07); N750, coagulant (CT08); N750, 303 (CT09). Màng bao cố định với tỷ lệ 12% (KL/KL) so với viên nhân. Đường kính miệng giải phóng là 0,8 mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy: mẫu viên CT01 có khoảng giải phóng theo động học bậc không khá dài, hơn nữa giá trị f2 đạt được là cao nhất: 51,17. Qua đó lựa chọn PEO N10 cho lớp DC và PEO 303 cho lớp đẩy tương ứng với mẫu viên CT01 cho các nghiên cứu tiếp theo.
  13. 11 3.3.1.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược thẩm thấu trong lớp dược chất đến giải phóng thuốc Cố định lớp đẩy với các thành phần: PEO 303 82,85 mg, natri clorid 22 mg, magnesi stearat 1,1 mg, oxid sắt đỏ 0,55 mg, PVP K30 3,5 mg. Thay đổi tỷ lệ hàm lượng natri clorid trong công thức lớp DC 0% (CT10), 10% (CT11), 20% (CT12), 30% (CT13), 40% (CT14). Màng bao cố định với tỷ lệ 12% (KL/KL) so với viên nhân. Đường kính miệng giải phóng là 0,8 mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy: mẫu viên CT11 có tốc độ giải phóng cao, phần trăm giải phóng tại thời điểm 24 giờ là 80,09 % và khoảng giải phóng theo động học bậc không khá dài, có hệ số f2 so với viên Adalat LA là cao nhất (f2=52). Qua đó lựa chọn hàm lượng natri clorid cho lớp DC là 10% tương ứng với mẫu viên CT11 cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.3.1.3. Ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược thẩm thấu trong lớp đẩy đến giải phóng thuốc Cố định lớp DC với các thành phần: NIF 30 mg, PEO N10 106,1 mg, lactose 28,5 mg, natri clorid 19 mg, magnesi stearat 1,9 mg, PVP K30 4,5 mg.Thay đổi tỷ lệ hàm lượng natri clorid trong lớp đẩy 10% (CT15), 20% (CT16), 30% (CT17), 40% (CT18), 50% (CT19), 60% (CT20). Màng bao cố định với tỷ lệ 12% (KL/KL) so với viên nhân. Đường kính miệng giải phóng là 0,8mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy: mẫu viên CT17 có tốc độ giải phóng cao nhất, duy trì được tốc độ giải phóng hằng định đến tận 24 giờ, có giá trị f2 so với viên đối chiếu Adalat LA lớn hơn các mẫu viên còn lại nên được lựa chọn cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.3.2. Nghiên cứu xây dựng công thức màng bao thẩm thấu 3.3.2.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ chất hóa dẻo đến tốc độ giải phóng thuốc
  14. 12 Cố định tỷ lệ màng bao là 12% (KL/KL) so với viên nhân. Thay đổi tỷ lệ chất hóa dẻo PEG 4000 so với khối lượng CA là 5% (CT17), 10% (CT21), 20% (CT22) và 30% (CT23). Tỷ lệ khối lượng và các thành phần viên nhân như CT17. Đường kính miệng giải phóng là 0,8 mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy: mẫu viên CT21 có tỷ lệ PEG/CA là 10% có thời gian tiềm tàng (Tlag) giảm đi đáng kể (tlag là 3 giờ) so với CT17, đồ thị gần trùng khớp với viên đối chiếu, hệ số f2 lên tới 69,91. Qua đó, lựa chọn tỷ lệ chất hóa dẻo PEG so với khối lượng CA là 10% tương ứng với mẫu viên CT21 cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.3.2.2. Ảnh hưởng của độ dày màng bao bán thấm đến tốc độ giải phóng thuốc Để đánh giá ảnh hưởng của độ dày màng bao bán thấm đến tốc độ giải phóng NIF, tiến hành khảo sát độ dày màng bán thấm với khối lượng màng bao (KLMB) so với viên nhân là 6%, 8%, 10%, 12%, tương ứng với các mẫu viên CT24, CT25, CT26, CT21. Đường kính miệng giải phóng là 0,8 mm. Kết quả thử hòa tan cho thấy: khi tăng KLMB lên 12%, tương ứng với mẫu viên CT21 cho thấy tốc độ giải phóng NIF giảm xuống một chút so với các mẫu viên CT24, CT25, CT26 nhưng thời gian đạt điểm bão hòa kéo dài hơn 3 công thức trên (khoảng 20 giờ). Tlag của mẫu viên CT21 cũng được kéo dài lên khoảng 2 – 3 giờ. Tốc độ giải phóng này là khá phù hợp với viên đối chiếu với giá trị f2 = 69,91. Do đó, lựa chọn KLMB 12% so với viên nhân cho các nghiên cứu tiếp theo. 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hƣởng của đƣờng kính miệng giải phóng đến tốc độ giải phóng thuốc Để đánh giá ảnh hưởng của kích thước miệng giải phóng đến khả năng giải phóng DC từ viên thẩm thấu, tiến hành bào chế các mẫu viên CT27, CT28, CT29 có cùng độ dày màng bao là 10% và CT30, CT21, CT31 có độ dày màng bao là 12%. Các mẫu viên này
  15. 13 có đường kính miệng giải phóng thay đổi trên mỗi loại màng bao lần lượt là 0,6 mm, 0,8 mm, 1 mm; có thành phần viên nhân và thành phần màng bao như mẫu viên CT21. Kết quả thử hòa tan cho thấy: tốc độ giải phóng của các mẫu viên có xu thế tăng dần, tỷ lệ thuận với sự tăng lên của kích thước lỗ giải phóng trong cùng độ dày màng bao. Xét về Tlag, thì các mẫu viên có cùng độ dày màng bao ít có sự thay đổi và có xu hướng dài hơn ở các mẫu viên có độ dày màng bao lớn hơn. Trong các mẫu viên thì mẫu viên CT21 với độ dày màng bao 12% và kích thước lỗ GP 0,8 mm cho khoảng giải phóng theo động học bậc 0 dài (20 giờ) và có tốc độ, tỷ lệ % NIF giải phóng tại 24 giờ là khá tương đồng với viên đối chiếu, với hệ số f2 là 69,91, lớn hơn so với các mẫu viên còn lại. Do đó, nhận thấy mẫu viên CT21 với kích thước lỗ GP 0,8 mm là phù hợp nhất và được lựa chọn. 3.4. Kết quả xây dựng và thẩm định quy trình bào chế viên nén nifedipin dạng bơm thẩm thấu kéo – đẩy quy mô 2000 viên/mẻ Quy trình bào chế viên nén NIF dạng PPOP gồm 3 giai đoạn: bào chế viên nhân, bao màng bán thấm và khoan miệng giải phóng DC.Trong quá trình bào chế, tiến hành đánh giá các yếu tố nguy cơ và lựa chọn 1 số thông số trọng yếu trong quy trình để thẩm định cũng như đề ra các biện pháp xử lý. Kết quả cho thấy, theo quy trình bào chế viên nén NIF dạng PPOP với các thiết bị cụ thể, đã lựa chọn được các thông số thiết bị tương ứng với các giai đoạn cụ thể để bào chế được 3 mẻ chế phẩm đạt yêu cầu chất lượng và có sự đồng đều chất lượng giữa các mẻ đã bào chế.
  16. 14 3.5. Kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh giá độ ổn định viên nén nifedipin thẩm thấu kéo – đẩy 3.5.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng một số chỉ tiêu chất lƣợng viên nifedipin 2 lớp dạng bơm thẩm thấu kéo – đẩy Tiến hành bào chế 3 mẻ chế phẩm, quy mô mỗi mẻ 2000 viên. Dựa vào kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, đề xuất được tiêu chuẩn cơ sở viên nén thực nghiệm. Bảng 3.37. Đề xuất một số tiêu chuẩn chất lượng cho viên nén nifedipin 30 mg giải phóng kéo dài Chỉ tiêu chất Phƣơng pháp STT Tiêu chuẩn đề xuất lƣợng thử 1 Viên bao, nhẵn bóng, một Hình thức mặt màu vàng, một mặt màu Cảm quan đỏ. 2 Đồng đều khối Khối lượng trung bình ± 5% DĐVN V, phụ lượng lục 11.3 3 Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải cho pic chính có thời gian lưu tương ứng với HPLC, DĐVN Định tính thời gian lưu của pic V nifedipin thu được trên sắc ký đồ của dung dịch chuẩn 4 90,0 – 110,0 % so với hàm Định lượng HPLC lượng ghi trên nhãn 5 Tỷ lệ giải phóng hoạt chất như sau: Độ hòa tan Sau 4 giờ: 5 – 17% Theo mục 2.2.3 Sau 12 giờ: 43 – 80% Sau 24 giờ: ≥ 85% 6 Tạp chất A ≤ 0,5% Tạp chất liên Tạp chất B ≤ 0,5% DĐVN V, quan Tạp đơn khác ≤ 0,2% HPLC Tổng tạp ≤ 1%
  17. 15 Các kết quả kiểm nghiệm đã có phiếu kiểm nghiệm của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội. 3.5.2. Kết quả đánh giá độ ổn định Viên nén NIF GPKD được đánh giá độ ổn định trong thời gian 6 tháng ở điều kiện lão hóa cấp tốc và 12 tháng ở điều kiện thường. Kết quả: sau thời gian bảo quản ở điều kiện thường và điều kiện lão hóa cấp tốc, ở cả 2 mẫu thực nghiệm, các chỉ tiêu về hình thức, hàm lượng, độ hòa tan của 3 mẫu viên không thay đổi đáng kể so với ban đầu. Sử dụng phần mềm Minitab 19 tính toán dựa trên các số liệu thực nghiệm, dự đoán tuổi thọ của chế phẩm là 27 tháng. 3.6. Kết quả đánh giá sinh khả dụng viên nén nifedipin thẩm thấu kéo – đẩy 3.6.1. Kết quả đánh giá tƣơng đƣơng hòa tan in vitro Tiến hành thử độ hòa tan viên nén NIF 2 lớp dạng PPOP trong 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5; pH 6,8. Kết quả được trình bày ở bảng 3.40. Bảng 3.40.Tỷ lệ % nifedipin giải phóng ở 3 môi trường hòa tan (TB ± SD, n = 12) Tỷ lệ nifedipin hòa tan trung bình (%) Thời gian (giờ) pH 1,2 pH 4,5 pH 6,8 4 9,53± 0,20 9,80± 0,29 9,80± 0,34 8 34,92± 0,99 34,06±0,85 35,06±1,19 12 57,09± 2,11 56,21± 1,85 54,48± 1,21 16 77,96± 1,58 76,54± 1,73 73,27± 1,20 24 101,20± 2,07 101,39± 1,13 101,93± 1,05 f2 so Adalat LA 67,2 68,6 69,1 Kết quả cho thấy: trong cả ba môi trường pH 1,2 , đệm pH 4,5 và đệm phosphat pH 6,8, độ hòa tan viên nén NIF 2 lớp dạng PPOP và viên đối chiếu Adalat LA 30mg là tương đương in vitro với hệ số
  18. 16 f2> 50. Như vậy, viên nén NIF 2 lớp dạng PPOP được tiếp tục đánh giá SKD in vivo trên chó thực nghiệm. 3.6.2. Kết quả thẩm định phƣơng pháp UPLC-MS/MS để định lƣợng nifedipin trong huyết tƣơng chó Phương pháp UPLC-MS/MS đã được xây dựng đáp ứng các yêu cầu của một phương pháp phân tích dược chất trong dịch sinh học theo tiêu chuẩn FDA – Mỹ và EMA. Phương pháp có thể áp dụng để định lượng NIF trong huyết tương chó trong các nghiên cứu SKD các chế phẩm chứa NIF. 3.6.3. Kết quả đánh giá sinh khả dụng của viên nén nifedipin 30 mg thẩm thấu kéo – đẩy trên chó thực nghiệm Xác định nồng độ NIF trong huyết tương chó sau khi uống viên nén nghiên cứu và viên đối chiếu Adalat LA 30 mg. Kết quả được trình bày ở hình 3.30. Nồng độ nifedipin (ng/mL) 30,0 Viên nghiên cứu 20,0 Adalat LA 30 mg 10,0 0,0 0 16 32 48 64 80 96 Thời gian (giờ) Hình 3.30. Đường cong nồng độ thuốc trung bình theo thời gian của 6 cá thể chó sau khi uống liều đơn thuốc thử và thuốc đối chiếu Kết quả xác định một số thông số DĐH cơ bản của NIF được trình bày ở bảng 3.59 và bảng 3.60.
  19. 17 Bảng 3.59.Các thông số dược động học của chế phẩm thử (n=6) AUC0-96 AUC0- t1/2 MRT Cmax Tmax Chó Ke (giờ.ng/ (giờ.ng/ (giờ) (giờ) (ng/mL) (giờ) mL) (1) mL) (2) 1 0,062 11,26 22,24 25,30 14,0 733,55 736,80 2 0,072 9,65 15,17 34,20 8,0 639,15 641,94 3 0,063 11,02 19,90 18,30 16,0 366,45 369,63 4 0,045 15,44 24,92 22,60 10,0 755,45 784,42 5 0,110 6,30 18,48 22,60 10,0 544,70 546,52 6 0,049 14,09 30,12 38,70 16,0 1334,45 1366,98 TB 0,07 11,29 21,80 26,95 12,33 728,96 741,05 SD 0,02 3,25 5,25 7,82 3,44 328,87 340,39 RSD 35,02 28,77 24,07 29,03 27,93 45,11 45,93 Bảng 3.60. Các thông số dược động học của chế phẩm đối chiếu (n=6) AUC0-96 AUC0- t1/2 MRT Cmax Tmax Chó Ke (giờ.ng/ (giờ.ng/ (giờ) (giờ) (ng/mL) (giờ) mL) (1) mL) (2) 1 0,092 7,53 19,74 25,10 9,0 599,90 605,33 2 0,073 9,47 18,27 30,50 6,0 671,25 673,98 3 0,062 11,17 19,77 21,20 12,0 357.25 368,53 4 0,060 11,65 26,94 25,20 14,0 661,70 673,47 5 0,158 4,39 17,48 21,50 14,0 437,70 438,33 6 0,046 15,23 30,14 39,70 14,0 1487,05 1504,63 TB 0,08 9,91 22,06 27,20 11,50 702,48 710,71 SD 0,04 3,72 5,20 6,99 3,33 404,48 408.76 RSD 49,51 37,56 23,57 25,68 28,97 57,58 57,51 So sánh giá trị Cmax, AUC0-∞, MRT và xác định khoảng tin cậy 90 % (CI) của tỷ lệ thuốc thử so với thuốc đối chiếu, tính trên số liệu đã chuyển logarit; sử dụng phần mềm Microsoft Excel. Kết quả cho thấy, khoảng tin cậy 90% của thuốc thử so với thuốc đối chiếu nằm trong giới hạn 80 – 125% đối với giá trị Cmax , AUC0-∞, MRT trung
  20. 18 bình. Do đó, các giá trị Cmax, AUC0-∞ và MRT của thuốc thử và thuốc đối chiếu là tương đương nhau hay nói cách khác là sự khác nhau của các giá trị trên giữa hai chế phẩm không có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 90%. Điều này có nghĩa là khi uống viên NIF 30 mg thẩm thấu kéo – đẩy và viên đối chiếu Adalat LA 30 mg ở điều kiện đói, đơn liều, nồng độ NIF cực đại trong máu, tốc độ và mức độ hấp thu NIF vào máu và thời gian lưu trú trung bình là tương đương nhau. So sánh các giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc đối chiếu theo phương pháp thống kê phi tham số sử dụng phần mềm Microsoft Excel.Kết quả cho thấy trị Tmax của thuốc thử và thuốc đối chiếu khác nhau không có ý nghĩa thống kê. CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Nghiên cứu bào chế 4.1.1. Lựa chọn dạng giải phóng kéo dài Hướng nghiên cứu gần đây bào chế NIF GPKD dạng bơm thẩm thấu, đặc biệt là dạng PPOP áp dụng cho DC ít tan như NIF để khắc phục nhược điểm của dạng giải phóng ngay và GPKD dạng cốt là khó kiểm soát nồng độ DC trong huyết tương, dẫn đến hiệu quả điều trị không cao, nhiều TDKMM. Hơn nữa, bào chế dạng PPOP còn để khắc phục nhược điểm của dạng bơm thẩm thấu quy ước (EOP) chỉ thích hợp phân phối các DC có độ tan tương đối lớn. Do vậy, để kiểm soát và giảm sự biến động nồng độ DC trong huyết tương, đề tài “Nghiên cứu bào chế viên nifedipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu” được thực hiện bằng cách lựa chọn dạng viên thẩm thấu kéo – đẩy được thiết kế với viên nhân 2 lớp có thành phần khác nhau: lớp chứa DC bao gồm DC, polymer phân tán DC, TD tạo ASTT và các TD khác; lớp đẩy gồm polymer trương nở, TD tạo ASTT, TD tạo màu để phân biệt hai mặt viên trong quá trình tạo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2