intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng thất trái trước và sau điều trị tái đồng bộ cơ tim cấy CRT ở bệnh nhân suy tim nặng bằng siêu âm đánh dấu mô

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu chức năng thất trái trước và sau điều trị tái đồng bộ cơ tim cấy CRT ở bệnh nhân suy tim nặng bằng siêu âm đánh dấu mô" được nghiên cứu với mục tiêu: Khảo sát diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh suy tim nặng trước và sau điều trị tái đồng bộ tim (CRT); Đánh giá biến đổi chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô trước và sau điều trị tái đồng bộ tim có đối chiếu với siêu âm tim thường quy ở nhóm người bệnh được nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu chức năng thất trái trước và sau điều trị tái đồng bộ cơ tim cấy CRT ở bệnh nhân suy tim nặng bằng siêu âm đánh dấu mô

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI HOÀNG THỊ PHÚ BẰNG NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG THẤT TRÁI TRƢỚC VÀ SAU ĐIỀU TRỊ TÁI ĐỒNG BỘ CƠ TIM CẤY CRT Ở BỆNH NHÂN SUY TIM NẶNG BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại BỆNH VIỆN BẠCH MAI Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đỗ Doãn Lợi 2. PGS.TS. Trƣơng Thanh Hƣơng Phản biện 1: ................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................. Phản biện 3: ................................................................................. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Tổ chức tại: Trƣờng Đại học Y Hà Nội Vào hồi …. giờ, ngày …. tháng …. năm …. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thƣ viện Quốc gia 2. Thƣ viện Trƣờng Đại học Y Hà Nội
  3. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài Suy tim đang trở thành một vấn đề sức khỏe xã hội nghiêm trọng với tỉ lệ mắc bệnh đang tăng lên và đặc biệt phổ biến ở người cao tuổi. Việc tìm kiếm các phương pháp điều trị hiệu quả và tiên tiến để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim cũng là vấn đề cấp bách. Phương pháp cấy thiết bị CRT đã được chứng minh hiệu quả và được Cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ chấp thuận từ năm 2001. Tuy nhiên, ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, số lượng các nghiên cứu cũng như số bệnh nhân được điều trị CRT còn rất hạn chế. Do đó, nghiên cứu về phương pháp CRT Việt Nam có tính cấp thiết cao để giúp cải thiện điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân suy tim. 2. Những đóng góp mới của luận án  Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy siêu âm doppler mô cơ tim và đánh dấu mô cơ tim là cần thiết cho tất cả những bệnh nhân, đặc biệt suy tim, trước theo dõi sau cấy máy tái đồng bộ cơ tim, là phương pháp đánh giá chức năng tim 1 cách khá chính xác, không tốn kém, không gây đau đớn và nguy hiểm cho bệnh nhân 3. Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát diễn biến lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh suy tim nặng trước và sau điều trị tái đồng bộ tim (CRT). - Đánh giá biến đổi chức năng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô trước và sau điều trị tái đồng bộ tim có đối chiếu với siêu âm tim thường quy ở nhóm người bệnh được nghiên cứu. 4. Bố cục của luận án: Luận án gồm 106 trang (chưa kể phụ lục và tài liệu tham khảo) với 4 chương chính: Đặt vấn đề (2 Trang), Chương 1 - Tổng quan (37 trang), Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (14 trang), Chương 3 - Kết quả nghiên cứu (20 trang) và Chương 4 - Bàn luận (29 trang). Ngoài ra, luận án còn có các phần Kết luận (3 trang), Kiến nghị (1 trang) và Hạn chế của đề tài (1 trang). Luận án có 28 bảng, 9 biểu đồ, 31 hình vẽ, 159 tài liệu tham khảo trong đó có 14 tài liệu tiếng Việt, 145 tài liệu tiếng Anh. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Suy tim 1.1.1. Định nghĩa suy tim Suy tim là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bởi các triệu chứng cơ năng (khó thở, phù mắt cá chân, mệt mỏi) và thực thể (nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phù ngoại vi, sung huyết phổi) gây ra bởi bất thường cấu trúc và/hoặc chức năng tim dẫn đến giảm cung lượng tim và/hoặc tăng áp lực trong buồng tim lúc nghỉ ngơi hoặc khi gắng sức. 1.1.2. Nguyên nhân suy tim Các nguyên nhân của suy tim có thể là nguyên nhân nền hoặc có thể là yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng. Suy tim có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như bệnh lý mạch vành như: hội chứng vành cấp, thiếu máu cục bộ cơ tim, Tăng huyết áp, Hẹp van tim, Hở van tim, bệnh chuyển hóa, v.v. 1.1.3. Triệu chứng và Chẩn đoán suy tim 1.1.3.1. Triệu chứng của suy tim Các triệu chứng phổ biến của suy tim bao gồm: khó thở, mệt mỏi, sưng chân và mắt cá chân. Ngoài ra, bệnh nhân suy tim có thể gặp một số triệu chứng khác như ho dai dẳng có thể nặng hơn vào ban đêm, thở khò khè, đầy hơi, ăn mất ngon, tăng
  4. 2 cân hoặc sụt cân, chóng mặt và ngất xỉu, nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực, v.v. 1.1.3.2. Chẩn đoán suy tim Chẩn đoán suy tim bao gồm tiền sử bản thân và gia đình, triệu chứng lâm sàng, triệu chứng cận lâm sàng (ví dụ: rối loạn nhịp tim, block nhánh trái, sóng Q nhồi máu (ECG), hình ảnh bóng tim to, sung huyết phổi, tràn dịch mang phổi (X-quang tim phổi), rối loạn nhịp tim (Holter điện tâm đồ 24 giờ), v.v.) 1.1.4. Phân độ suy tim theo NYHA NYHA chia suy tim theo 4 phân độ là I, II, III và IV như sau: Bảng 1. 1. Phân độ Suy tim theo NYHA Không hạn chế- Vận động thể lực thông thường không gây mệt, khó thở Độ I hay hồi hộp. Hạn chế nhẹ vận động thể lực. BN khoẻ khi nghỉ ngơi; vận động thể lực Độ II thông thường dẫn đến mệt, hồi hộp, khó thở hay đau ngực. Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù BN khoẻ khi nghỉ ngơi nhưng Độ III chỉ cần vận động nhẹ đã có triệu chứng cơ năng. Không vận động thể lực nào không gây khó chịu. Triệu chứng cơ năng Độ IV của suy tim xảy ra ngay khi nghỉ ngơi, chỉ một vận động thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng. Các mức độ suy tim nhẹ và nặng: Suy tim độ 1 và độ 2 thường được coi là suy tim nhẹ; suy tim độ 3 và độ 4 là suy tim nặng. 1.1.5. Dịch tễ học bệnh suy tim Suy tim là bệnh lý tim mạch có tốc độ gia tăng nhanh nhất, tỉ lệ mắc tăng dần theo tuổi, chiếm khoảng 2 - 3% dân số nói chung và lên đến 10 - 20% ở nhóm trên 70 tuổi. Không những thế tử vong do suy tim cũng rất cao. Mặc dù các nghiên cứu dịch tễ gần đây chỉ ra việc điều trị tích cực giúp cải thiện tỉ lệ sống còn, nhưng tiên lượng chung vẫn rất nặng nề với tỉ lệ tử vong trong 5 năm lên đến 50%. Tỉ lệ tái nhập viện hàng năm lên đến 50% và đưa đến gánh nặng bệnh tật cho hệ thống chăm sóc sức khỏe của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, tỉ lệ suy tim vẫn đang được điều tra. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh khá cao. Tại Viện Tim mạch Việt Nam có tới 19,8% bệnh nhân nhập viện bị suy tim. 1.2. Các phương pháp điều trị suy tim 1.2.1. Điều trị thuốc Các thuốc được sử dụng để điều trị suy tim gồm thuốc ức chế men chuyển và chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc kháng aldosterone, thuốc chẹn thụ thể beta và thuốc ức chế kênh If. 1.2.2. Dụng cụ hỗ trợ tuần hoàn (Mechanical Circulatory Support) Phương pháp Hỗ trợ tuần hoàn thất (Ventricular Assist Device - VAD) hỗ trợ thất phải, thất trái, hoặc cả hai thất: Máu được chuyển từ quả tim đã bị suy tới một cái bơm, bơm này sẽ đẩy máu vào động mạch chủ hoặc vào động mạch phổi. Phương pháp Tim nhân tạo toàn bộ (Total Artificial Heart - TAH) có ưu điểm hơn VAD vì TAH có thể dùng cho bệnh nhân suy cả 2 thất, có nguy cơ gây nhiễm trùng ít hơn và dùng được trong các bệnh nặng không thể thay tim. 1.2.3. Phẫu thuật Phẫu thuật Batista tạo hình thu gọn thất trái, đồng thời với sửa van hai lá cũng là một biện pháp điều trị suy tim giai đoạn cuối được thử nghiệm. 1.2.4. Ghép tim Ghép tim được tiến hành lần đầu năm 1967, bệnh nhân sau ghép tái nhập viện ít hơn điều trị nội đơn thuần; chức năng tim được cải thiện, tăng chất lượng cuộc
  5. 3 sống; tỉ lệ sống sau 10 năm là 50%, nhưng giá thành cao và việc lựa chọn người cho tim phải tiến hành thận trọng. 1.2.5. Cấy CRT tạo nhịp tái đồng bộ Cấy CRT tạo nhịp tái đồng bộ (Cardiac Resynchronization Therapy - CRT) là một phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim bằng cách đồng bộ lại các tín hiệu điện tim. Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân suy tim cấp và suy tim mãn tính. 1.2.6. Cấy CRT tạo nhịp phá rung (Implantable Cardiac Defibrillators) Máy tạo nhịp phá rung đã đuợc ACC/AHA đua vào Guideline năm 2013 với chỉ định loại I với mức độ bằng chứng loại A cho bệnh nhân suy tim có EF duới 35% Các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn chứng minh rằng cấy CRT tạo nhịp phá rung có hiệu quả cao trong dự phòng tử vong do rối loạn nhịp thất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là sốc điện nhiều lần có thể dẫn đến giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và gia tăng suy tim và tăng số lần nhập viện do suy tim. Do đó, cấy CRT tạo nhịp tái đồng bộ có phá rung được khuyến cáo áp dụng cho bệnh nhân suy tim có EF dưới 35%. 1.3. Phƣơng pháp điều trị Cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim (Cardiac Resynchronization Therapy) 1.3.1. Các phương pháp đánh giá mất đồng bộ tim 1.3.1.1. Phương pháp đánh giá mất đồng bộ điện học Hai phương pháp đánh giá mất đồng bộ điện học thường gặp là Điện tâm đồ (ĐTĐ) thường quy và Bản đồ giải phẫu điện sinh lý học cơ tim. 1.3.1.2. Phương pháp đánh giá mất đồng bộ cơ học * Siêu âm Doppler tim 1) Siêu âm tim M- mode là phương pháp thông dụng để đánh giá chức năng thất trái. Siêu âm M- mode cung cấp nhiều thông số đánh giá chức năng thất trái như phân suất co cơ, thể tích thất trái cuối tâm thu, thể tích thất trái cuối tâm trương, đặc biệt là phân suất tống máu (EF) thất trái. 2) Siêu âm hai bình diện (siêu âm 2D): Có 2 phương pháp hay được sử dụng là phương pháp centerline và phương pháp vector vận tốc (velocity vector imaging). 3) Siêu âm Doppler Siêu âm Doppler cung cấp thông tin về huyết động như hướng dòng chảy, chênh áp qua các van tim, chức năng tâm thu và tâm trương thất trái. 4) Siêu âm Doppler mô cơ tim (Tissue Doppler Imaging) 5) Siêu âm tim 3 bình diện với thời gian thực (3D real-time) Siêu âm tim 3 chiều cho phép phân tích thể tích từng vùng chức năng thất trái với khối thất trái được dựng lại trên hình ảnh 3 chiều, từ đó cho phép xác định tình trạng MĐB bằng cách so sánh thời gian đạt thể tích nhỏ nhất của các vùng thất trái. 1.3.1.3. Các phương pháp khác: Chụp cộng hưởng từ độ phân giải 3D, chụp xạ hình cơ tim, chụp phóng xạ hạt nhân tim (PET) hay chụp cắt lớp vi tính chùm photon đơn dòng (SPECT), Chụp cộng hưởng từ cơ tim (MRI), v.v. 1.3.1.4. Phương pháp đánh giá mất đồng bộ tim bằng siêu âm Doppler mô cơ tim Siêu âm Doppler mô cơ tim cũng dựa trên nguyên lý gần giống với nguyên lý của siêu âm Doppler thông thường. Tuy nhiên, do cơ tim vận động với vận tốc rất thấp nên để thu được hình ảnh Doppler của mô cơ tim, người ta sử dụng phương pháp lọc để loại trừ các tín hiệu Doppler có vận tốc cao và phóng đại tín hiệu Doppler có vận tốc thấp. 1.3.1.5. Siêu âm 2D màu (Color Tissue Doppler)
  6. 4 Kĩ thuật này cho phép thu lại hình ảnh của nhiều nhát bóp từ đó số hóa để phân tích offline. Qua đó có thể đánh giá nhiều đoạn cơ tim, đánh giá chức năng tim và MĐB. Tuy nhiên, đòi hỏi thu được hình ảnh chất lượng cao cho phép phân tích offline. 1.3.1.6. Siêu âm Doppler mô màu với M - mode (M - color TDI) Từ hình ảnh 2D màu, ta có thể xem vận động 1 vùng cơ tim bằng M - mode màu TDI, kĩ thuật này có cơ sở từ doppler mô xung, có thể đánh giá MĐB của VLT và thành sau thất trái. 1.3.1.7. Chuyển vị hình ảnh (Displacement Imaging) và kĩ thuật đánh dấu mô (Tissue Tracking): Kĩ thuật chuyển vị hình ảnh được phát triển từ tích phân thời gian của đường cong vận tốc của kĩ thuật TDI. Nó dựa trên phép toán cộng dồn tổng số các sợi cơ tim hoạt động trong các thời điểm khác nhau của chu chuyển tim để dựng đường cong của cả chu chuyển. Trong khi đó, kỹ thuật theo dõi mô cho phép theo dõi chuyển động của các điểm hoặc vùng cụ thể trong cơ tim trong suốt chu kỳ tim. Kỹ thuật này cung cấp thông tin quan trọng về biến dạng cơ tim và có thể hỗ trợ trong đánh giá mất đồng bộ cơ học. 1.3.1.8. Strain Imaging (sức căng) và Strain Rate (tỉ suất căng) Là bản đồ của các vùng cơ tim tính cho cả chu chuyển tim dựa trên nguyên lí strain, có thể tiên lượng CRT. Siêu âm đánh giá sức căng cơ tim là phương pháp tính toán sự chênh lệch về vận tốc giữa các vùng cơ tim và biểu diễn theo thời gian. 1.3.2. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim trong đánh giá tiên lƣợng trƣớc và sau cấy máy CRT ở bệnh nhân suy tim nặng Phần lớn các nghiên cứu về siêu âm tim ở bệnh nhân điều trị tái đồng bộ tập trung vào đánh giá mất đồng bộ tâm thu. Nhưng cũng đã có rất nhiều nghiên cứu gần đây sử dụng siêu âm đánh dấu mô cơ tim kết hợp với Doppler mô cơ tim để đánh giá hiệu quả của cấy máy tái đồng bộ cơ tim cả chức năng tâm thu và tâm trương thất trái. 1.4. Nghiên cứu về điều trị CRT trên Thế giới và tại Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới Thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, mù đôi, trong 24 tuần MUSTIC (2000) trên 67 bệnh nhân suy tim nặng, NYHA III, được cấy CRT tạo nhịp tái đồng bộ cho thấy các chỉ số: cải thiện lâm sàng, test đi bộ 6 phút, mức độ tiêu thụ oxi, nhập viện vì lí do tim mạch và tử vong đều có cải thiện đáng kể. Những thử nghiệm lâm sàng lớn dùng siêu âm Doppler để theo dõi đáp ứng và đánh giá tình trạng mất đồng bộ tim gồm CARE - HF (2005), REVERSE (2008), PROSPECT (2009) đều cho thấy hiệu quả của phương pháp điều trị sử dụng CRT. Mauro Biffi và cộng sự (2014) nghiên cứu 84 bệnh nhân được điều trị CRT có điện cực thất trái ổn định và không ổn định sau 12 tháng theo dõi nhận thấy nhóm có đáp ứng tốt với CRT không khác nhau có ý nghĩa thống kê nhưng nhóm đáp ứng rất tốt là 12/26 (46%) tốt hơn hẳn so với 12/56 (21%) ở nhóm có điện cực không ổn định. Nhóm nghiên cứu của Hamid và cộng sự (2009) nghiên cứu trên 82 bệnh nhân nhận thấy độ rộng của QRS > 145 ms, mức độ giảm QRS ngay sau CRT > 20ms, VTI qua van ĐMC ngay sau CRT > 14cm là các yếu tố dự báo đáp ứng tốt sau CRT. 1.4.2. Tại Việt Nam Phạm Như Hùng và cộng sự (2008) nghiên cứu về tái đồng bộ tim để điều trị suy tim trên 12 bệnh nhân tại Viện Tim mạch cho thấy bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt về đường kính thất trái, phân số tống máu thất trái và cung lượng tim (bằng phương pháp siêu âm) ở những bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn có rối loạn dẫn truyền trong thất.
  7. 5 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên (2009) nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ tim bằng siêu âm Doppler mô cơ tim ở nhóm bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái giảm nhiều 109. Nghiên cứu của Quyền Đăng Tuyên (2011) cũng nghiên cứu về rối loạn đồng bộ tim bằng siêu âm Doppler và Doppler mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính. Nghiên cứu của Phạm Như Hùng (2012) cho thấy tạo nhịp tái đồng bộ cho đáp ứng tốt ở bệnh nhân suy tim nặng. Nghiên cứu của Đỗ Kim Bảng (2015) cho thấy cấy CRT tái đồng bộ cơ tim đã cải thiện cả chức năng tâm thu và tâm trương thất trái ngay sau khi cấy CRT từ 1 đến 6 tháng. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm (2017) ở 151 bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy tâm thu theo trục dọc, chu vi và trục ngang ở nhóm can thiệp giảm hơn so với nhóm chứng. Nghiên cứu của Trịnh Việt Hà (2021) về tăng cơ tim bằng phương pháp siêu âm tim đánh dấu mô trước và sau can thiệp động mạch vành trong hội chứng vành cấp không ST chênh lên sức căng cơ tim có sự cải thiện rõ ràng ở bệnh nhân can thiệp ĐMLTT thành công. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu * Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân Bệnh nhân được cấy CRT tạo nhịp tái đồng bộ tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam. Những bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp tái đồng bộ tim dựa vào các tiêu chuẩn sau (dựa trên khuyến cáo của ACC/AHA 2008) và hướng dẫn về chỉ định cấy CRT tạo nhịp của hội Tim mạch Việt Nam (2010) cụ thể như sau:  Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim nặng trên lâm sàng (NYHA III - VI)  Phân số tống máu thất trái thấp (EF < 35%)  Nhịp xoang  Đã được điều trị nội khoa tối ưu: dùng các thuốc ức chế men chuyển, kháng aldosterol, chẹn thụ thể p ít nhất 6 tháng  Có rối loạn mất đồng bộ tim (QRS > 120ms, có mất đồng bộ cơ học trên siêu âm Doppler mô cơ tim, siêu âm đánh dấu mô cơ tim)  Đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân  Rung nhĩ  Nhồi máu cơ tim mới (dưới 3 tháng) để đảm bảo cơ tim đã phục hồi hoàn toàn sau tái tưới máu và có thể tiến hành kĩ thuật cấy CRT tạo nhịp tái đồng bộ thuận lợi  Suy tim tiến triển  Bệnh nhân suy tim do các nguyên nhân có thể điều trị triệt để được bằng phẫu thuật như thay van tim, cầu nối chủ vành  Tai biến mạch não dưới 6 tháng  Trên 85 tuổi để loại trừ các trường hợp tử vong do các bệnh lí tuổi già  Tiên lượng sống dưới 2 năm vì những bệnh lí ngoài tim mạch như ung thư, suy thận  Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Tim mạch quốc gia Việt Nam, Bệnh viện Bạch Mai từ cuối năm 2015 đến tháng 12 năm 2021. 2.3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp với theo dõi dọc có so sánh đánh giá trước-sau.
  8. 6 2.3.1. Sơ đồ thiết kế quy trình nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành theo trình tự được trình bày ở sơ đồ dưới đây: Bệnh nhân suy tim nặng (NYHA III – IV), có EF ≤ 35%, đã điều trị nội khoa tối ưu, nhịp xoang, đồng ý tham gia nghiên cứu Làm siêu âm Doppler tim Mỗi bệnh nhân được siêu âm tim 4 lần: trước, ngay sau, sau 1 tháng và sau 3 tháng cấy CRT BN có chỉ định  Cấy máy tạo nhịp tái đồng bộ tim Hình 2. 1. Sơ đồ thiết kế quy trình nghiên cứu 2.3.2. Các bước tiến hành nghiên cứu: Các bước bao gồm khá lâm sàng, các xét nghiệm cơ bản, siêu âm Doppler tim (gồm Phương pháp siêu âm TM, Phương páp siêu âm 2D, Phương pháp siêu âm Doppler xung, Phương pháp siêu âm Doppler liên tục và Doppler màu) và Siêu âm Doppler mô cơ tim. 2.4. Cỡ mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu Mẫu được chọn vào nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Tổng số 33 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia vào nghiên cứu. Đây là những bệnh nhân tuân thủ điều kiện và thực hiện đủ các bước trong quy trình nghiên cứu. 2.5. Phƣơng pháp thu thập thông tin Các thông tin thu thập được được nghiên cứu viên ghi lại theo mẫu bệnh án đã được thiết kế sẵn (Phụ lục 2). Số liệu siêu âm được thu thập theo mẫu kết quả siêu âm (Phụ lục 4). Các chỉ số nghiên cứu được thu thập từ khi nhận bệnh nhân bắt đầu tham gia vào nghiên cứu đến tháng thứ 3 sau cấy CRT. 2.6. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi thu thập được nhập liệu bằng phần mềm Epidata và phân tích, xử lý bằng phần mềm STATA 14.0 và phần mềm SPSS 17.0 (SPSS Inc South Wacker Drive, Chicago, IL). Các kết quả được biểu diễn dưới dạng bảng hoặc biểu đồ. Các biến liên tục được trình bày dưới dạng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ± ĐLC) và các biến phân loại được trình bày dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%). Các kiểm định được sử dụng gồm có t-test, ANOVA, Pearson 2 test và Fisher's exact test. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
  9. 7 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình: 57,8 42,4 % 57,6 % Dưới 60 tuổi Từ 60 tuổi trở lên Biểu đồ 3. 1. Sự phân bố theo tuổi của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu này có sự tham gia của 33 bệnh nhân, với tuổi trung bình là 57,8 tuổi. Nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ cao hơn (57,6%). 3.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu 16,1 % Nữ Nam 83,9 % Biểu đồ 3. 2. Sự phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu Tỉ lệ bệnh nhân nam cao hơn bệnh nhân nữ (83,9% so với 16,1%) 3.1.3. Số ngày nằm viện của bệnh nhân Từ 15 ngày trở lên Dưới 15 ngày 45,2 % 54,8 % Biểu đồ 3. 3. Sự phân bố theo số ngày nằm viện của đối tượng nghiên cứu Hơn một nửa số bệnh nhân nằm viện dưới 15 ngày (chiếm 54,8%). 3.1.4. Đặc điểm nhân trắc và chỉ số huyết áp của đối tượng nghiên cứu Bảng 3. 1. Đặc điểm nhân trắc và chỉ số huyết áp của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm nhân chắc và chỉ số huyết áp TB ± ĐLC Khoảng giá trị Chiều cao (cm) 164,2 + 7,9 150 – 170 Nhân trắc Cân nặng (kg) 60,0 + 6,0 50 – 67 Tần số tim (nhịp/phút) 75,4 + 5,1 68 – 80 Huyết áp tâm thu (mmHg) 112,9 + 7,6 100 – 135 Huyết áp Huyết áp tâm trương (mmHg) 70,3 + 8,1 60 – 80 Chiều cao trung bình của bệnh nhân: 164,2 ± 7,9 cm; cân nặng trung bình: 60,0 ± 6,0 kg; tần số tim trung bình là 75,4 ± 5,1 nhịp/phút; HA tâm thu trung bình: 112,9 ± 7,6 mmHg và HA tâm trương trung bình: 70,3 ± 8,1 mmHg.
  10. 8 3.1.5. Sự phân bố theo tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu Tăng huyết áp RL mỡ máu Không có tiền sử bệnh 21,2 % 6,1 % 72,7 % Biểu đồ 3.4. Sự phân bố theo tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu Trong tổng số 33 bệnh nhân, có 9 bệnh nhân có tiền sử bệnh và tất cả đều là bệnh nhân nam, cụ thể là 7 bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp (21,2%) và 2 bệnh nhân có tiền sử rối loạn mỡ máu (6,1%). 3.2. Các thông số cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Kết quả xét nghiệm sinh hoá máu của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm sinh hoá máu của đối tượng nghiên cứu Chỉ số sinh hóa Giá trị tham chiếu TB ± ĐLC Khoảng giá trị Ure (mmol/l) 2,5 - 7,5 8,8 ± 1,8 6 – 12 Glucose (mmol/l) 3,9 - 6,4 5,8 ± 0,5 4–6 HbA1c (%) 4 - 5,6 5,2 ± 0,5 4–6 Nam: 62-120 Creatinin (mmol/l) 107,44 ± 10,8 88 – 120 Nữ: 53-100 Nam: 180 - 420 Acid Uric (mmol/l) 316,7 ± 48,6 230 – 420 Nữ: 150 - 360 NT-ProBNP (pmol/l) 0,9 2,4 ± 0,5 2–4 CRPhs (mg/dL) < 0.5 2,0 ± 1,1 1–6 Các chỉ số sinh hóa của bệnh nhân cao hơn mức bình thường là: Ure máu (8,8 mmol/l); Creatinin (107,44 mmol/l); NT-ProBNP (866,3 - cao gấp 60 lần bình thường); Một số chỉ số xét nghiệm mỡ máu của bệnh nhân đều cao hơn mức bình thường: Cholesterol: 6,1 mmol/l; Triglycerid: 2,5 mmol/l; Chỉ số CRPhs là 2,0 mg/dL, cao hơn mức bình thường, nghĩa là dưới 0.5 mg/dl huyết thanh với những người không có viêm nhiễm. 3.2.2. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu của đối tượng nghiên cứu Chỉ số máu Trung bình ± ĐLC Giá trị tham chiếu Hồng cầu (T/l) 4,5 ± 0,3 Nam: 4,2 – 5,4; Nữ: 4,0 – 4,9 Bạch cầu (G/L) 9,0 ± 0,5 4.0 - 10.0 Tiểu cầu (G/L) 277,6 ± 48,7 150 – 350 Hemoglobin (G/L) 118,2 ± 3,8 Nam: 130 – 170; Nữ: 120 - 150 Các chỉ số xét nghiệm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu của các bệnh nhân bình thường. Hàm lượng huyết sắc tố hemoglobin (G/L) trung bình là 118,2 G/L, nằm trong khoảng giá trị bình thường của nữ (120 - 150 G/L), nhưng thấp hơn khoảng giá trị bình thường ở nam giới (130-170 G/L).
  11. 9 3.2.3. Kết quả điện tâm đồ của đối tượng nghiên cứu khi nhập viện Bảng 3.3. Kết quả điện tâm đồ của đối tượng nghiên cứu khi nhập viện Chỉ số điện tâm đồ TB ± ĐLC Khoảng giá trị Tần số thất (CK/phút) 73,6 ± 5,0 68 – 80 Thời gian QRS (ms) 133,9 ± 4,8 125 – 145 PQ 119,2 ± 23,4 35 – 135 Khi nhập viện, tần số thất trung bình của các bệnh nhân là 73,6 ± 5,0 (dao động từ 68 CK/phút đến 80 CK/phút); thời gian QRS trung bình là 133,9 ± 4,8 (dao động từ 125 ms đến 145 ms); khoảng thời gian truyền đạt nhĩ thất PQ trung bình là 119,2 ± 23,4 ms (dao động từ 35 ms đến 135 ms). 3.2.4. Kết quả đánh giá rối loạn dẫn truyền xung động trên điện tâm đồ Bảng 3.4. Kết quả đánh giá rối loạn dẫn truyền xung động trên điện tâm đồ khi nhập viện của đối tượng nghiên cứu Điện tâm đồ khi nhập viện Số lƣợng Tỉ lệ (%) Trái 33 100,0 Bloc nhánh Phải 0 0,0 Trái 32 97,0 Trục Trung gian 1 3,0 Phải 0 0,0 Tất cả 33 bệnh nhân có bloc nhánh trái trước khi cấy CRT, trong đó 32 bệnh nhân có trục trái (97,0%) và chỉ có 1 bệnh nhân có trục trung gian (3,0%). 3.3. Kết quả siêu âm tim của đối tƣợng nghiên cứu trƣớc khi cấy máy 3.3.1. Kết quả siêu âm tim TM, 2D của đối tượng nghiên cứu trước khi cấy máy Bảng 3.6. Kết quả siêu âm tim TM, 2D của đối tượng nghiên cứu trước khi cấy máy Chỉ số siêu âm tim TB ± ĐLC Khoảng giá trị Dd 70,2 ± 9,4 55 – 101 Ds 57,7 ± 10,0 36 – 86 Vd 255,8 ± 94,7 110 – 571 Vs 177,2 ± 71,3 50 – 405 D (%) 16,3 ± 4,3 7 – 28 EF (Teich) 32,8 ± 7,8 15 – 53 EF (Biplane) 32,4 ± 7,2 20 – 50 Nhĩ trái 45,2 ± 6,6 37 – 70 Động mạch chủ 33,0 ± 3,0 28 – 39 Trước khi cấy CRT, đường kính thất trái trung bình là 70,2mm; Ds trung bình là 57,7mm; Trung bình thể tích thất trái cuối tâm trương (Vd) và thể tích thất trái cuối tâm trương (Vs) là 255,8mm3 và 177,2 mm3; Phân số tống máu EF (Teich) trung bình là 32,8 ± 7,8, EF (Biplane) trung bình là 32,4 ± 7,2; Nhĩ trái trung bình là 45,2 ± 6,6; Chỉ số co ngắn sợi cơ (%D) là 16,3 ± 4,3. 3.3.2. Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim trước khi cấy máy Bảng 3.7. Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim trước khi cấy máy Chỉ số TB ± ĐLC Khoảng giá trị E/é (VLT) 22,5 ± 6,0 10 – 35 E/e’ (TBTT) 18,4 ± 4,6 10 – 29 e’ (VLT) 3,5 ± 0,9 2–6 e’ (TBTT) 3,8 ± 1,3 2 – 7,3 a’ (VLT) 4,9 ± 1,2 3–9 a’ (TBTT) 5,1 ± 1,7 3 – 12 s’ (VLT) 4,3 ± 1,0 3–6 s’ (TBTT) 4,5 ± 1,1 3–6
  12. 10 Chỉ số E/e’ (VLT) và E/e’ (TBTT) trước khi cấy CRT cao hơn mức bình thường (E/e’ (VLT và TBTT) bình thường: < 8). 3.3.3. Kết quả siêu âm Doppler xung trước khi cấy máy của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.8. Kết quả siêu âm Doppler xung trước khi cấy máy của đối tượng nghiên cứu Chỉ số TB ± ĐLC Khoảng giá trị E/A 1,9 ± 1,2 0,5 – 4,3 IVRT 143,1 ± 66,4 100 – 500 Chỉ số E/A trung bình trước khi cấy CRT cao hơn mức bình thường (1,9 so với dưới 0,8) và chỉ số IVRT trung bình cao gấp 2 lần so với mức bình thường (143,1 ms so với ≤ 70 ms). 3.4. Sự thay đổi các thông số điện tâm đồ trƣớc và sau cấy máy tạo nhịp CRT 3.4.1. Sự thay đổi tần số thất (CK/phút) trước và sau khi cấy máy CRT 73,6 -1,2 74 73,5 72,8 72,5 (p = 0,99) 72,4 73 72,5 72 71,5 Trước cấy máy Ngay sau cấy Sau cấy máy 1 Sáu cấy máy 3 máy tháng tháng Biểu đồ 3.5. Sự thay đổi tần số thất (CK/phút) trước và sau khi cấy máy CRT Tần số thất trung bình của bệnh nhân giảm dần sau khi đặt máy tạo nhịp CRT khi đánh giá tại các thời điểm ngay sau khi đặt máy; sau 1 tháng và sau 3 tháng (72,8 ck/phút; 72,5 ck/phút và 72,4 ck/phút). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. 3.4.2. Sự thay đổi của thời gian phức bộ QRS trước và sau khi cấy máy CRT 133,9 -22,1 140 (p < 0,001) 124,4 130 115,6 111,8 120 110 100 Trước cấy Ngay sau cấy Sau cấy máy Sáu cấy máy máy máy 1 tháng 3 tháng Biểu đồ 3.6. Sự thay đổi của thời gian phức bộ QRS trước và sau khi cấy máy CRT Thời gian QRS trung bình của bệnh nhân giảm có ý nghĩa sau khi cấy máy CRT (chênh lệch từ 3,8ms đến 9,5ms), với p < 0,05. 3.4.3. Sự thay đổi của thời gian PQ trước và sau khi cấy máy CRT -26,1 200 (p < 0,001) 119,2 110,4 98 93,1 100 0 Trước cấy máy Ngay sau cấy Sau cấy máy 1 Sáu cấy máy 3 máy tháng tháng Biểu đồ 3.7. Sự thay đổi của thời gian PQ trước và sau khi cấy máy CRT
  13. 11 Chỉ số PQ trung bình của bệnh nhân giảm có ý nghĩa sau 1 tháng và sau 3 tháng can thiệp CRT (chênh lệch từ 4,9 đến 12,4), p < 0,05. 3.5. Sự thay đổi của các thông số siêu âm tim tại các thời điểm trƣớc và sau khi cấy máy CRT 3.5.1. Sự thay đổi các thông số siêu âm tim TM và 2D tại các thời điểm trước và sau khi cấy máy CRT Bảng 3.9. Sự thay đổi các thông số siêu âm tim TM và 2D tại các thời điểm trước và sau khi cấy máy CRT t0 t1 t2 t3 Chỉ số t-t t2- t0 t3- t0 (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) 1 0 Dd 70,2 ± 9,4 69,5 ± 9,2 66,6 ± 8,2 65,2 ± 8,4 -0,7 -3,6 -5,0 Ds 57,7 ± 10,0 56,6 ± 9,2 52,9 ± 8,4 51,8 ± 8,4 -1,1 -4,8 -5,9 Vd 255,8 ± 94,7 257,2 ± 86,2 237,8 ± 74,3 225,8 ± 66,5 1,39 -18,1 -30,1 Vs 177,2 ± 71,3 166,2 ± 68,5 153,4 ± 64,7 147,0 ± 62,1 -11,0 -23,8 -30,2 D (%) 16,3 ± 4,3 17,6 ± 3,8 19,1 ± 3,6 20,8 ± 6,1 1,2 2,8 4,5* EF (Teich) 32,8 ± 7,8 34,2 ± 7,0 37,6 ± 6,3 39,8 ± 6,3 1,5 4,8*** 7,1* EF (Biplane) 32,4 ± 7,2 34,5 ± 6,1 37,7 ± 6,0 40,0 ± 6,2 2,1 5,3 7,6 Nhĩ trái (LAV) 45,2 ± 6,6 44,4 ± 6,3 42,2 ± 5,9 40,8 ± 5,5 -0,9 -3,0 -4,4*** Động mạch 42,9 ± 6,1 41,5 ± 5,6 39,5 ± 4,6 38,1 ± 3,7 -1,5 -3,5*** -4,8* Chú thích: * p
  14. 12 3.5.3. Sự thay đổi siêu âm Doppler xung tại các thời điểm trƣớc và sau khi cấy máy CRT Bảng 3.11. Sự thay đổi siêu âm Doppler xung tại các thời điểm trước và sau khi cấy máy CRT t0 t1 t2 t3 Chỉ số t -t t -t t3- t0 (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) (TB ± ĐLC) 1 0 2 0 E/A 1,9 ± 1,2 1,6 ± 0,8 1,4 ± 0,8 1,3 ± 0,7 -0,3 -0,4 -0,5 IVRT 143,1 ± 66,4 127,9 ± 34,2 119,0 ± 31,5 113,3 ± 27,2 -15,1 -24,1 -29,8*** Chú thích: * p
  15. 13 100 100 Tỉ lệ % 93,9 p0,05). 3.6.2. Tương quan giữa các thông số siêu âm tim TM và siêu âm 2D với tuổi của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.14. Tương quan giữa các thông số siêu âm tim TM và siêu âm 2D với tuổi của đối tượng nghiên cứu Chỉ số siêu âm tim trên Chênh lệch < 60 tuổi (1) > 60 tuổi (2) p TM và siêu âm 2D (1) – (2) Dd 66,3 ± 11,1 64,3 ± 5,8 2,0 0,99 Ds 52,1 ± 11,8 51,6 ± 5,0 0,4 0,87 Vd 229,6 ± 85,8 222,9 ± 50,2 6,7 0,83 Vs 157,5 ± 85,3 139,3 ± 38,2 18,2 0,74 D (%) 19,8 ± 4,1 21,5 ± 7,2 -1,7 0,48 EF (Teich) 39,1 ± 7,3 40,3 ± 5,6 -1,2 0,47 EF (Biplane) 39,1 ± 7,5 40,6 ± 5,2 -1,5 0,33 Nhĩ trái 41,3 ± 7,4 40,5 ± 3,7 0,8 0,71 ĐM chủ 31,9 ± 2,6 32,9 ± 2,7 -1,0 0,23 LAV 38,3 ± 4,1 37,9 ± 3,6 0,3 0,95 Các chỉ số siêu âm tim thông thường Dd, Ds, Vd, Vs, Nhĩ trái, thể tích thất trái ở nhóm bệnh nhân dưới 60 tuổi cao hơn so với nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên (chênh lệch từ 0,3 đến 18,2); Các chỉ số %D, phân suất tống máu EF (Teich), phân suất tống máu EF (Biplane), đường kính nhĩ trái và động mạch chủ ở nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên cao hơn so với nhóm dưới 60 tuổi (chênh lệch từ 1,0 đến 1,7). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
  16. 14 3.6.3. Tương quan giữa các thông số Doppler mô cơ tim với tuổi của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.15. Tương quan giữa các thông số Doppler mô cơ tim với tuổi của đối tượng nghiên cứu Chỉ số Doppler mô cơ Chênh lệch < 60 tuổi (1) > 60 tuổi (2) Giá trị p tim (1) – (2) TB ± SD TB ± SD E/e’ (VLT) 16,1 ± 2,7 14,6 ± 2,4 1,5 0,12 E/e’ (TBTT) 12,9 ± 1,6 11,5 ± 1,9 1,5 0,007 TAPSE 20,1 ± 1,4 20,8 ± 0,5 -0,6 0,42 e’ (VLT) 5,1 ± 0,6 5,3 ± 0,5 -0,3 0,18 e’ (TBTT) 5,0 ± 0,7 5,6 ± 0,7 -0,6 0,03 a’ (VLT) 5,6 ± 0,6 6,1 ± 0,6 -0,5 0,02 a’ (TBTT) 5,9 ± 0,9 6,4 ± 0,8 -0,5 0,09 s’ (VLT) 5,5 ± 0,9 6,1 ± 0,7 -0,6 0,07 s’ (TBTT) 5,5 ± 0,9 6,5 ± 0,8 -1,0 0,003 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 60 tuổi (2) Chênh lệch (1) – (2) p E/A 1,6 ± 0,8 1,1 ± 0,6 0,4 0,08 IVRT 120,4 ± 40,6 108,2 ± 7,5 12,2 0,83 Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tỉ lệ E/A và IVRT với tuổi của đối tượng nghiên cứu (p>0,05). 3.6.5. Tương quan giữa các thông số siêu âm đánh dấu mô cơ tim với tuổi của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.17. Tương quan giữa các thông số siêu âm đánh dấu mô cơ tim với tuổi của đối tượng nghiên cứu Thông số siêu âm tim < 60 tuổi (1) > 60 tuổi (2) Chênh lệch (1) – (2) Giá trị p TB ± SD TB ± SD Sức căng dọc (%) -8,7 ± 1,7 -9,9 ± 1,1 1,2 0,11 Sức căng 2B (%) -8,9 ± 1,9 -9,8 ± 1,1 0,9 0,11 Sức căng 4B (%) -7,8 ± 5,0 -9,9 ± 0,9 2,1 0,06 Sức căng toàn bộ (%) -9,0 ± 1,7 -10,2 ± 0,9 1,2 0,04 Chỉ số trung bình sức căng (dọc; 2B; 4B) và sức căng toàn bộ ở nhóm bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên cao hơn so với nhóm dưới 60 tuổi (chênh lệch từ 0,9 đến 2,1%); có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi của bệnh nhân với sức căng toàn bộ (p
  17. 15 Sức 3,71 < 1,91 ± 0 0 căng 2B ± 1,89 0,0001 1,36 ,01 ,03 Sức 3,02 0 3,41 ± 0 0 căng 4B ± 3,76 ,0004 0,95 ,0001 ,78 Thể tích nhĩ trái trước và sau cấy CRT 1 đến 3 tháng có sự thay đổi rõ rệt với p 140 (p
  18. 16 Bảng 3.23. Tương quan giữa tỷ lệ E/e' với một số thông số siêu âm tim 2D Chỉ số siêu âm tim thông thƣờng EF (%) LAV (ml/m2) Vd (ml) Vs (ml) Chỉ số siêu âm Doppler mô cơ tim (E/e’) E/e’ r (p) -0,16 (0,38) 0,53 (0,002) -0,13 (0,48) 0,04 (0,83) Có mối tương quan thuận có ý nghĩa giữa thể tích nhĩ trái với thông số E/e’ được đo trên Doppler mô cơ tim (p < 0,05; r = 0,53). CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi của đối tƣợng nghiên cứu Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi 57,8 tuổi, thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Paul A Heidenreich và cộng sự (69,4 tuổi) và phân tích tổng hợp của Gamble (2016) (66,3 tuổi), nhưng lại cao hơn hoặc tương đương so với tuổi trung bình trong nghiên cứu của các nghiên cứu về cùng chủ đề ở Việt Nam, ví dụ như nghiên cứu của Phạm Như Hùng (2012) (56 tuổi), nghiên cứu của Đỗ Kim Bảng (2017) (55,7 tuổi) và nghiên cứu của Trương Thanh Hương (2015) (58 tuổi). 4.1.2. Giới tính của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam giới chiếm tỉ lệ áp đảo so với nữ giới (84,8% so với 10,2%). Kết quả này cao hơn so với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới với tỉ lệ nam giới tham gia nghiên cứu dao động từ 70,4% ở nghiên cứu hồi cứu của Taqueti và cộng sự (2017) đến 80% ở các nghiên cứu của Loring và cộng sự (2013), Gamble và cộng sự (2016) và Adabag và cộng sự (2011), nhưng khá tương đồng với kết quả tìm thấy ở các nghiên cứu tại Việt Nam, ví dụ như nghiên cứu của Phạm Như Hùng (2012), Trương Thanh Hương (2015) và Đỗ Kim Bảng (2017), với tỉ lệ nam giới dao động từ 81% đến 85%. 4.1.3. Số ngày nằm viện của bệnh nhân Về thời gian nằm viện, 17 bệnh nhân nằm viện dưới 15 ngày (54,8%), còn 14 bệnh nhân nằm viện từ 15 ngày trở lên (45,2%). 4.1.4. Đặc điểm nhân trắc và chỉ số huyết áp của đối tượng nghiên cứu Chiều cao, cân nặng, tần số tim, HA tâm thu và HA tâm trương trung bình của các bệnh nhân tương ứng là 164,2±7,9 cm, 60,0±6,0 kg, 75,4±5,1 nhịp/phút, 112,9±7,6 mmHg; và 70,3±8,1 mmHg. 4.1.5. Sự phân bố theo tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu Về tiền sử bệnh, có 7 bệnh nhân nam bị tăng huyết áp và 2 bệnh nhân nam bị đái tháo đường. Trong khi đó không có bệnh nhân nam nào bị rối loạn mỡ máu, tai biến mạch não, bệnh ĐMV, bệnh van tim và từng phải đặt máy tạo nhịp. Không có bệnh nhân nữ nào có các tiền sử bệnh nêu trên. 4.2. Các thông số cận lâm sàng của đối tƣợng nghiên cứu 4.2.1. Kết quả xét nghiệm sinh hóa máu của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ nền BNP trước đặt máy là 866,3 pg/mL. Kết quả này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu của Delgado (2006) (758 ± 611 pg/mL) và Nguyễn Tri Thức (2020) (681,2 pg/mL). Chỉ số CK-MB trong mức bình thường (25 u/L) và CK cũng nằm trong khoảng bình thường (ở nam là 38-174 u/L và ở nữ: là 26-140 u/L). Một số chỉ số xét nghiệm mỡ máu của các bệnh nhân đều cao hơn mức bình thường (cholesterol: 6,1 mmol/l so với 3,9 - 5,2 mmol/L và chỉ số Triglycerid: 2,5 so với 0,46 - 1,88 mmol/l). Tuy nhiên, chỉ số LDL-C trung bình là 2,4 mmol/l, nằm trong mức bình thường là
  19. 17 3,3, trong mức bình thường (>0,9 mmol/l). Chỉ số CRPhs là 2,0 mg/dL, cao hơn mức bình thường, nghĩa là dưới 0.5 mg/dl huyết thanh với những người không có viêm nhiễm). 4.2.2. Kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu của đối tượng nghiên cứu Nhìn chung, công thức máu của các bệnh nhân bình thường. Cụ thể, số lượng hồng cầu (Tera/l) ở các bệnh nhân nằm trong khoảng giá trị bình thường ở người trưởng thành khỏe mạnh (nam giới: 4,2 – 5,4 T/l; nữ giới: 4,0 – 4,9 T/l). Số lượng tiểu cầu nằm trong khoảng giá trị bình thường (150–350G/L). Hàm lượng huyết sắc tố hemoglobin (G/L) trung bình là 118,2 G/L, nằm trong khoảng giá trị bình thường của nữ (120 - 150 G/L), nhưng thấp hơn khoảng giá trị bình thường ở nam giới (130- 170 G/L). Chỉ số bạch cầu nằm trrong khoảng giá trị bình thường (4.0-10.0 G/L). 4.2.3. Kết quả điện tâm đồ của đối tượng nghiên cứu khi nhập viện Khi nhập viện tần số thất (ventricular rate) trung bình của bệnh nhân là 73,6 ± 5,0 (thấp hơn so với khoảng giá trị bình thường là 100-180 nhịp/phút); phức bộ QRS trung bình là 133,9 ± 4,8 ms (cao hơn so với khoảng QRS bình thường là 70- 100 ms) và PQ trung bình là 119,2 ± 23,4 ms (hơi thấp hơn so với khoảng giá trị bình thường 120-200 ms một chút). 4.2.4. Kết quả đánh giá rối loạn dẫn truyền xung động trên điện tâm đồ Tất cả 33 bệnh nhân có bloc nhánh trái trước khi cấy CRT, trong đó 32 bệnh nhân có trục trái (97,0%) và chỉ có 1 bệnh nhân có trục trung gian (3,0%). 4.3. Kết quả siêu âm tim của đối tƣợng nghiên cứu trƣớc khi cấy máy 4.3.1. Kết quả siêu âm tim TM, 2D của đối tượng nghiên cứu trước khi cấy máy Trước khi cấy CRT, đường kính thất trái trung bình là 70,2mm; Ds trung bình là 57,7mm; Trung bình thể tích thất trái cuối tâm trương (Vd) và thể tích thất trái cuối tâm trương (Vs) là 255,8mm3 và 177,2 mm3; Phân số tống máu EF (Teich) trung bình là 32,8 ± 7,8, EF (Biplane) trung bình là 32,4 ± 7,2; Nhĩ trái trung bình là 45,2 ± 6,6; Chỉ số co ngắn sợi cơ (%D) là 16,3 ± 4,3. 4.3.2. Kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim trước khi cấy máy Chỉ số E/e’ (VLT) và E/e’ (TBTT) trước khi cấy CRT cao hơn mức bình thường (E/e’ (VLT và TBTT) bình thường: < 8). 4.3.3. Kết quả siêu âm Doppler xung trước khi cấy máy của đối tượng nghiên cứu Chỉ số E/A trung bình trước khi cấy CRT cao hơn mức bình thường (1,9 so với dưới 0,8) và chỉ số IVRT trung bình cao gấp 2 lần so với mức bình thường (143,1 ms so với ≤ 70 ms). 4.4. Sự thay đổi các thông số điện tâm đồ trƣớc và sau cấy máy tạo nhịp CRT 4.4.1. Sự thay đổi tần số thất (CK/phút) trước và sau khi cấy máy CRT Tần số thất trung bình của bệnh nhân giảm dần sau khi đặt máy tạo nhịp CRT khi đánh giá tại các thời điểm ngay sau khi đặt máy; sau 1 tháng và sau 3 tháng. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 4.4.2. Sự thay đổi của thời gian phức bộ QRS trước và sau khi cấy máy CRT Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phức bộ QRS sau thời gian theo theo dõi 3 tháng giảm từ 133,9 ms xuống còn 111,8 ms. Sự thu hẹp QRS cũng được chứng minh qua các nghiên cứu của Frederic A và cộng sự (2012), Wiliam Abraham và cộng sự (2002) và MIRACLE - ICD (2003). Sander G Molhoek và cộng sự (2004) Daniel Lapido và cộng sự (2022) đều cho thấy sự thu hẹp phức bộ QRS có liên quan chặt chẽ với tiên lượng và mức độ đáp ứng với máy CRT của bệnh nhân suy tim. Điều này có thấy việc cấy máy
  20. 18 CRT ở bệnh nhân EF ≤ 35% kèm block nhánh trái với độ rộng QRS từ 130 - 149 ms có thể giúp cải thiện chức năng thất trái ở bệnh nhân suy tim nặng. 4.4.3. Sự thay đổi của thời gian PQ trước và sau khi cấy máy CRT Chỉ số PQ trung bình của bệnh nhân giảm có ý nghĩa sau 1 tháng và sau 3 tháng can thiệp CRT (chênh lệch từ 4,9 đến 12,4), p < 0,05. Kết quả này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Gasparini và cộng sự (2002). 4.5. Sự thay đổi của các thông số siêu âm tim tại các thời điểm trƣớc và sau khi cấy máy CRT 4.5.1. Sự thay đổi các thông số siêu âm tim TM và 2D tại các thời điểm trước và sau khi cấy máy CRT Nghiên cứu hiện tại của chúng tôi cho thấy rằng chỉ số EF (Teich) và EF (Biplane) đều tăng lên sau 1 và 3 tháng cấy máy CRT. Kết quả này tương đồng với kết quả của Nguyễn Văn Yêm. Trong nghiên cứu này, trung bình thể tích thất trái cuối tâm trương (Vd) là 255,8 mm3. Chỉ số này cao hơn so với chỉ số tương ứng trong nghiên cứu của Đỗ Kim Bảng, nghiên cứu PROSPECT và nghiên cứu MADIT-CRT (tương ứng là 229,73±87,07 mm3, 230 99 mm3 và 245±60 mm3), nhưng thấp hơn so với chỉ số ở các nghiên cứu RESERVE (268±89 mm3), nghiên cứu của Phạm Như Hùng (270,17±83,51 mm3) và nghiên cứu MIRACLE-ICD (322±100 mm3). Về chỉ số Vs, trong nghiên cứu hiện tại giá trị trung bình của chỉ số này là 177,2 mm3, cao hơn so với chỉ số ở nghiên cứ của Đỗ Kim Bảng và ở nghiên cứu MADIT-CRT, nhưng thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu PROSPECT, RESERVE, nghiên cứu của Phạm Như Hùng và nghiên cứu MIRACLE-ICD. 4.5.2. Sự thay đổi kết quả siêu âm Doppler mô cơ tim tại các thời điểm trước và sau khi cấy máy CRT Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các thông số trên siêu âm Doppler mô cơ tim, các chỉ số bao gồm E/e’; e’; a’ và s’ cải thiện rất sớm ngay sau cấy có ý nghĩa thống kê và có xu hướng tiếp tục cải thiện khi theo dõi sau 1 và 3 tháng. Ambakederemo T.E và cộng sự (2009) và nghiên cứu của Đỗ Kim Bảng cho thấy E/e’ giảm sau thời gian cấy máy CRT. Nghiên cứu của E. Galli và cộng sự (2021) cũng cho thấy E/e’giảm và e’ ở bệnh nhân đáp ứng với CRT. Nghiên cứu của Soliman OI và cộng sự (2007) cũng chot hấy e và e’ cải thiện. Về chỉ số TAPSE, kết quả của nghiên cứu này cho thấy không có sự thay đổi đáng kể về TAPSE tại bất kỳ thời điểm nào sau khi cấy CRT. TAPSE vào thời điểm trước khi cấy CRT là 20,3 ± 0,9, nằm trong phạm vi bình thường cho giá trị TAPSE ở người khỏe mạnh. Khác với nghiên cứu của chúng tôi, nghiên cứu của Sadeghian H. và cộng sự (2022) và nghiên cứu của Sharma A. và cộng sự (2017) đều cho thấy chỉ số TAPSE tăng sau cấy máy CRT. Kết quả é (VLT) từ nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng có sự cải thiện đáng kể về chức năng thất sau khi cấy CRT, được chứng minh bằng sự tăng giá trị é (VLT) theo thời gian. Điều này cho thấy sự cải thiện về chức năng thất tiếp tục xảy ra ngay cả sau tháng đầu tiên sau khi cấy CRT. Kết quả này tương đương với kết quả trong nghiên cứu của Soliman OI và cộng sự (2007) và nghiên cứu của Naushi Mujeeb và cộng sự (2021).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2