intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm biến đổi miễn dịch và kết quả điều trị bằng liệu pháp methylprednisolone xung ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mức độ nặng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:37

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận án trình bày nghiên cứu một số đặc điểm biến đổi miễn dịch, phân tích mối liên quan với tổn thương cơ quan đích và với mức độ hoạt động của bệnh (chỉ số SLEDAI) ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mức độ nặng. Đánh giá kết quả điều trị của liệu pháp methylprednisolone xung kết hợp với điều trị nền sau 12 tuần ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mức độ nặng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm biến đổi miễn dịch và kết quả điều trị bằng liệu pháp methylprednisolone xung ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống mức độ nặng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y HUỲNH VĂN KHOA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI MIỄN DỊCH  VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP  METHYLPREDNISOLONE XUNG Ở BỆNH NHÂN LUPUS BAN  ĐỎ HỆ THỐNG MỨC ĐỘ NẶNG Chuyên ngành: Nội Khoa Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI – 2018
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Lê Anh Thư 2. PGS.TS Lê Thu Hà Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Đặng Dũng Phản biện 2: PGS.TS. Phan Quang Đoàn Phản biện 3: PGS.TS. Đặng Hồng Hoa Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng chấm luận án   cấp Trường tại Học Viện Quân Y vào lúc       ngày     tháng      năm Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Quốc gia Việt Nam ­ Thư viện Học Viện Quân Y
  4. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lupus ban đỏ hệ  thống là một bệnh mạn tính, biểu hiện lâm  sàng rất đa dạng, đặc trưng bởi sự sinh ra các tự kháng thể gây ra các  rối loạn điều hòa của hệ thống miễn dịch. Lupus ban đỏ hệ thống có   thể  gặp mọi lứa tuổi kể cả trẻ em và người lớn tuổi, nhưng tỉ lệ nữ  mắc bệnh chiếm tới 90% các trường hợp. Biểu hiện lâm sàng các đợt tiến triển của bệnh thường  ở da,   khớp, huyết học, tổn thương các cơ quan nội tạng (thận, tim mạch, hô  hấp…). Tổn thương nặng  ở  các cơ  quan nội tạng thường là nguyên  nhân trực tiếp hoặc gián tiếp đưa người bệnh đến tử vong. Việc dùng   methylprednisolone liều cao truyền tĩnh mạch (xung trị  liệu – pulse  therapy) cho các trường hợp lupus ban đỏ hệ thống đợt kịch phát nặng   đe dọa tính mạng và nhiều nghiên cứu cho thấy có hiệu quả.  Tại Việt nam hiện chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ  về hiệu quả và an toàn của liệu pháp điều trị này nhất là trong trường  hợp lupus có đợt tiến triển nặng tổn thương đa cơ quan. Vì vậy chúng  tôi tiến hành nghiên cứu này với các mục tiêu sau: 1. Nghiên cứu một số  đặc điểm biến đổi miễn dịch, phân tích   mối liên quan với tổn thương cơ quan đích và với mức độ  hoạt   động của bệnh (chỉ  số  SLEDAI)  ở  bệnh nhân  lupus ban đỏ  hệ  thống mức độ nặng. 2. Đánh giá kết quả  điều trị  của liệu pháp methylprednisolone   xung kết hợp với điều trị nền sau 12 tuần ở bệnh nhân lupus ban  đỏ hệ thống mức độ nặng. Bố cục luận án Luận án gồm: Đặt vấn đề  (3 trang), chương 1: Tổng quan (40   trang),   chương   2:   Đối   tượng   và   phương   pháp   nghiên   cứu   (19   trang), chương 3: Kết quả nghiên cứu (36 trang), chương 4: Bàn  Luận (30 trang), kết luận (2 trang), kiến nghị (1 trang). Trong luận án có: 48 bảng, 5 biểu đồ, 2 sơ đồ. Luận án có 167 tài liệu tham khảo, trong đó có 16 tiếng Việt, 150  tiếng Anh, 1 tiếng Pháp.
  5. 2 CHƯƠNG 1­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Các tự kháng thể tự miễn Các kháng thể tự miễn và bằng chứng liên quan đến bệnh học  của chúng ở bệnh nhân lupus được mô tả ở bảng dưới đây: KT đặc hiệu Tần suất % Biểu hiện lâm sàng chính Anti­dsDNA 70 ­80 Thận, da Anti –Nucleosome 60­ 90 Thận, da Anti­ Ro 30­ 40 Da, thận, vấn đề TM thai nhi Anti – La 15 ­20 Vấn đề tim mạch thai nhi Anti – Sm 10­30 Bệnh thận Anti­NMDA receptor 33­ 50 Bệnh não Anti–Phospholipid 20­ 30 Tắc mạch, sẩy thai Anti ­α Actinin 20 Bệnh thận Anti ­ C1q 40­ 50 Bệnh thận 1.2. Đặc điểm loạn miễn dịch ở bệnh nhân SLE Giảm   các  bổ   thể   C3,   C4  là   biểu   hiện   rối   loạn   miễn   dịch   thường gặp của bệnh lupus. Rối loạn globulin miễn dịch ở bệnh nhân  SLE rất đa dạng và tùy thuộc vào mức độ hoạt động của bệnh. 1.3. Đánh giá đợt tiến triển và các biểu hiện SLE nặng 1.3.1. Chỉ số đánh giá mức độ hoạt động của SLE (SLEDAI: Systemic Lupus Erythematosus Disease Activity Index)  Đánh giá SLEDAI bao gồm 24 thành phần.  Thang điểm của SLEDAI là từ 0 đến 105 điểm Thành phần Điểm RL tri giác, RL tâm thần, hội chứng tổn thương não, rối  8 loạn thị  lực, RL thần kinh sọ  não, đau đầu lupus, nhồi  máu não, viêm mạch Viêm khớp, viêm cơ, hồng cầu niệu, proteine niệu, BC   4 niệu Ban da, rụng tóc, loét niêm mạc, tràn dịch màng phổi,   2 tràn   dịch   màng   tim,   giảm   bổ   thể,   nồng   độ   cao   anti­ dsDNA
  6. 3 Sốt, giảm TC, giảm BC 1
  7. 4 Đánh giá mức độ tiến triển theo SLEDAI Thang điểm SLEDAI Mức độ hoạt động SLEDAI = 0 Không hoạt động SLEDAI 1 – 5 Hoạt động nhẹ SLEDAI 6­10 Hoạt động trung bình SLEDAI 11­19 Hoạt động mạnh SLEDAI   20 Hoạt động rất mạnh 1.3.2. Đánh giá tổn thương nội tạng nặng Lupus   tổn   thương   thận   có   HC   thận   hư,   giảm   độ   thanh   thải   creatinin >25% trong 3 tháng theo dõi. Protein niệu > 2g/ngày trong  3 tháng theo dõi, viêm cầu thận tiến triển nhanh. Tán huyết tự   miễn nặng (Hb 
  8. 5 Liệu pháp corticosteroid liều cao truyền TM (MP xung):  Thường  dùng   với   liều   rất   cao   của   methylprednisolone   (250­1000mg)   truyền TM trong 3 ngày liên tiếp. Liệu pháp này thường được chỉ  định cho những đợt kịch phát nặng của SLE. 1.6. Tình hình nghiên cứu về liệu pháp MP xung  De Glas­Vos JW và cộng sự   nghiên cứu MP xung cho SLE viêm  thận lupus nặng. Kovacs, Trevisani nghiên cứu MP xung lupus có tổn thương thần  kinh trung ương. Isenberg và cộng sự nghiên cứu MP xung lupus hoạt động  Đoàn Văn Đệ nghiên cứu MP xung cho lupus nặng Phạm Huy Thông  nghiên cứu MP xung cho SLE có tổn thương   thận nặng. CHƯƠNG 2­ ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 112 bệnh nhân được chẩn đoán lupus  ̉ ̣ ́ ựa vao tiêu chuân ACR cua Hoa Ky năm 1997 và có ban đo hê thông d ̀ ̉ ̉ ̀   biểu hiện đợt tiến triển nặng được điêu tri va theo doi tai bênh viên ̀ ̣ ̀ ̃ ̣ ̣ ̣   Chợ  Rây TP HCM t ̃ ừ  tháng 5/2011 đến tháng 12/2015.  80 bệnh nhân  trong số 112 bệnh nhân được điều trị MP xung. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân Chẩn đoán SLE theo tiêu chuẩn của Hội Thấp Khớp Học Hoa Kỳ  (ACR 1997). Chẩn đoán SLE mức độ nặng (đợt tiến triển nặng) theo Petri M   Có thang điểm SLEDAI ≥ 12 điểm   Và có ít nhất tổn thương một trong các cơ quan nội tạng như sau:    Viêm   thận   lupus   có   hội   chứng   thận   hư:   Phù,   protein   niệu   ≥  3,5g/24 giờ, giảm albumin máu, tăng lipid máu.  Lupus có tổn thương thần kinh trung  ương: Biểu hiện lâm sàng  của tổn thương thần kinh trung  ương và MRI não có tổn thương  não do bệnh lupus tiến triển  điển hình. Loại trừ  các biểu hiện  thần kinh do nguyên nhân khác.  Thiếu máu nặng do tan máu tự  miễn: Hb 
  9. 6 Coombs trực tiếp (+) hoặc Screening test có sự  hiện diện kháng  thể tự miễn.  Tổn thương phổi nặng do bệnh lupus: Xuất huyết phổi hoặc viêm  phổi mô kẽ do lupus mà không phải do nguyên nhân nhiễm khuẩn   hoặc do lao.  Viêm cơ tim cấp do bệnh lupus.
  10. 7 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống đang tiến triển nhưng không đủ  tiêu chuẩn chỉ định dùng liệu pháp methylprednisolone xung. Bệnh nhân có chống chỉ  định điều trị  MP xung:   Loét dạ  dày ­tá  tràng đang tiến triển, đái tháo đường, THA không được kiểm soát  tốt,   bệnh  nhân   đang  có   rối   loạn   điện   giải   nặng,   tăng   nhãn   áp   nặng, bệnh nhân đang mang thai. Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch khác. Bệnh nhân đang bị nhiễm trùng nặng hoặc lao đang tiến triển. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu mô tả, cắt ngang, theo dõi dọc có so sánh trước và  sau điều trị để đánh giá kết quả điều trị. Lấy mẫu thuận tiện theo thời  gian. 2.2.2. Thăm khám lâm sàng          Mỗi bệnh nhân có một bệnh án nghiên cứu thống nhất theo   mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1) Bệnh nhân vào viện được thăm khám và đánh giá đầy đủ các biểu  hiện lâm sàng và xét nghiệm đầy đủ theo mẫu thống nhất để xác   định chẩn đoán xác định SLE và đánh giá tiêu chuẩn SLE có đợt  tiến triển nặng. Lựa chọn bệnh nhân có đủ  tiêu chuẩn điều trị  thực hiện điều trị  phác đồ điều trị MP xung. 2.2.3. Xét nghiệm cận lâm sàng và đánh giá kết quả 2.2.3.1. Xét nghiệm huyết học Các xét nghiệm về CTM ngoại vi, VS, Coombs test trực tiếp  và gián tiếp, Screening test được thực hiện tại khoa Huyết học bệnh  viện Chợ  Rẫy. Kết quả  xét nghiệm và chỉ  số  đánh giá xét nghiệm  huyết học được công nhận theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012. 2.2.3.2. Xét nghiệm sinh hóa thường qui 2.2.3.3. Xét nghiệm nước tiểu 2.2.3.4. Xét nghiệm kháng thể tự miễn Xét nghiệm ANA được thực hiện tại Trung Tâm Tryền Máu   Huyết học và kháng thể tự miễn khác: Anti­dsDNA, anti­Sm, anti­SSA  (Ro), anti­SSB (La) được thực hiện tại khoa Sinh hóa bệnh viện Chợ 
  11. 8 Rẫy. Kết quả  xét nghiệm cũng đã được công nhận theo tiêu chuẩn  ISO 15189:2012. 2.2.3.5. Xét nghiệm C3, C4 và các Immunoglobulin (Ig)  2.2.3.6. Xét nghiệm các cytokine: TFNA, IL6, IL10
  12. 9 2.2.4. Phác đồ điều trị Liệu   pháp   MP   xung:  Bệnh   nhân   được   truyền   TM   1g  methylprednisolone (MP)/ngày trong 3 ngày liên tiếp theo khuyến của  Hội thấp khớp học Hoa Kỳ. Methylprednisolone 1g pha trong 100 ml  natriclorua đẳng trương truyền TM trong 1 giờ, bệnh nhân được theo  dõi bằng monitor trong suốt thời gian truyền T M.  Bệnh nhân được  theo dõi chặc chẽ về lâm sàng: mạch, nhiệt, huyết áp, cân nặng, nước   tiểu/24 giờ, theo dõi các biểu hiện tim, phổi, tiêu hóa và toàn trạng   trước trong và sau mỗi lần điều trị MP xung. Xử  trí các biến cố  có thể  xảy ra trong và sau khi thực  hiện liệu  pháp MP xung. Điều trị nền: Sau liệu pháp MP xung bệnh nhân được tiếp tục duy   trì Methylprednislone  1mg/kg/ngày đường uống kết hợp điều trị  nền  bằng Hydoxychloroquin 200mg/ngày và các thuốc khác như: Hạ huyết  áp, Calcium­D, bổ  sung Kali, các thuốc điều trị  triệu chứng và thuốc   dự phòng biến chứng khác nếu cần.  Đánh giá đáp ứng điều trị và theo  dõi các tác dụng không mong muốn tại các thời điểm thăm khám theo  mẫu bệnh án nghiên cứu. 2.2.5. Đánh giá kết quả Đánh giá đặc điểm rối loạn miễn dịch ở 112 BN SLE nặng Đánh giá đáp ứng điều trị dựa vào sự thay đổi nồng độ kháng thể  anti­dsDNA trước và sau điều trị MP xung 1 tuần, 4 tuần và sau 12  tuần.  Đánh giá đáp  ứng điều trị  dựa vào sự  thay đổi nồng độ  C3, C4,  các Ig MD trước và sau điều trị MP xung 1 tuần, 4 tuần và sau 12  tuần. Đánh giá đáp  ứng điều trị  dựa vào sự  thay đổi nồng độ  cytokine  TNFA, IL6, IL 10 trước và sau điều trị  MP xung 1 tuần và sau 4   tuần.   Đánh  giá   đáp  ứng  điều  trị   chung   dựa  trên   sự   thay   đổi  chỉ   số  SLEDAI trước và sau điều trị   ở  các thời điểm 1 tuần, 4 tuần và  sau 12 tuần và phân chia mức đáp ứng dựa vào mức độ giảm điểm   của SLEDAI theo ACR. Riêng nhóm bệnh nhân tổn thương thận có HCTH chúng tôi đánh  giá   đáp   ứng   dựa   vào   hướng   dẫn   của   KDIGO   2012   (Kedney   Disease Improving Global Outcomes) với 3 m ức độ như  sau:  Đáp 
  13. 10 ứng hoàn toàn: Protein niệu  60 ml/phút hoặc cải thiện eGFR > 50% so với trước điều  trị, không có hồng cầu niệu, trụ niệu.  Đáp ứng một phần: Giảm  protéin niệu > 50% so với trước điều trị, Albumin máu  50% so với trước  điều trị.  Không đáp  ứng:  Protein niệu >3g/24h, giảm Protein niệu 
  14. 11 Khám lâm sàng, xét nghiệm lựa chọn bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu 112 bệnh nhân SLE nặng Đặc điểm rối loạn miễn dịch  – Phân tích liên quan 80 BN điều trị MP xung Đánh giá hiệu quả liệu pháp MP xung  sau 1 tuần Đánh giá hiệu quả liệu pháp MP xung  sau 4 tuần Đánh giá hiệu quả liệu pháp MP xung  sau 12 tuần Báo cáo kết quả nghiên cứu
  15. 12 CHƯƠNG 3 ­ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới Tuổi mắc bệnh cao nhất tập trung  ở tuổi 20 ­ 29 tu ổi chi ếm   tỷ lệ 45,5%, tính chung cho lứa tuổi từ 20 ­ 39 tuổi chiếm tỷ lệ 68,2%,   nữ chiếm đa số với tỷ lệ 90,2%. 3.2. Đặc điểm rối loạn miễn dịch  ở  bệnh nhân SLE nặng, liên   quan một số  chỉ  số miễn dịch với tổn thương cơ quan và  với chỉ số SLEDAI 3.2.1. Đặc điểm rối loạn miễn dịch ở SLE nặng 3.2.1.1. Tỉ lệ dương tính một số kháng thể tự miễn Bảng 3.1. Tỉ lệ dương tính một số kháng thể tự miễn Kháng thể TM (+) Số BN  Tỷ lệ % (n=112) ANA  110 98,2 Anti­dsDNA  89 79,5 Anti ­Sm (n= 103) 44 42,7 Anti­Cardiolipin IgM (n=103) 7 6,8 Anti­Cardiolipin IgG (n=103) 28 27,2 Anti­SSA (Ro) (n=102) 52 51,0 Anti­SSB (La) (n=100) 13 13,0 Tỷ lệ ANA (+) gặp 98,2%, anti­dsDNA(+) 79,5%, anti­Sm gặp 42,7%. 3.2.1.2. Đặc điểm nồng độ các bổ thể, globulin miễn dịch Bảng 3.2. Đặc điểm nồng độ các bổ thể, globulin miễn dịch Chỉ số Số BN (n=112) Tỷ lệ % C3 giảm (n=112) 106 94,6 C4 giảm (n=112) 71 63,4 IgA tăng (n=109) 9 8,3 IgE tăng (n=95) 76 80,0
  16. 13 IgG tăng (n=109) 28 25,7 IgM tăng (n=109) 10 9,2 Nồng độ C3 giảm chiếm tỷ lệ 94,6%, giảm C4 là 63,4%, tăng  IgE 80% 3.2.1.3. Đặc điểm nồng độ các cytokine  Bảng 3.3. Đặc điểm nồng độ một số cytokine Cytokine (pg/mL) Số BN (n=94) Tỷ lệ % TNFA Tăng 38 40,4 Trung bình (min­max) 25,69 ± 67,45 (1,5 – 506) IL6 Tăng  90 95,7 Trung bình (min­max) 53,16 ± 155,14 (0,43 – 1495) IL10  Tăng  80 85,1 Trung bình (min­max) 24,64 ± 154,36 (0,02 – 1496) TNFA tăng chiếm tỷ lệ 40,4%, IL6 tăng 95,7% và IL10 tăng 85,1%. 3.2.2. Liên quan một số chỉ số miễn dịch và tổn thương cơ quan 3.2.2.1. Kháng thể tự miễn và tổn thương cơ quan 3.2.2.1.1. Kháng thể tự miễn và tổn thương thận Bảng 3.4. So sánh nồng độ các KTTM giữa nhóm có và không có tổn  thương thận Tổn thương thận Giá  Chỉ số KTTM [Trung vị (tứ phân vị)] trị  Có (n=86) Không (n=26) p 240,0 (78,63­ 210,1(60,45­ Anti­dsDNA UI/mL (n=112) 0,436 240,0) 240) Anti­Cardiolipin IgM U/mL (n=103) 2,0 (2,0­2,98) 4,6 (2,0­6,4) 0,014 Anti­Cardiolipin IgG U/mL (n=103) 5,75 (2,0­21,98) 3,8 (2,8­12,7) 0,833 6,35 (2,63­ Anti ­Sm  UI/mL (n=103)  18,8 (5,0­100) 0,021 33,98)
  17. 14 Anti­SSA (Ro) UI/mL  (n=100) 8,5 (2,1­100) 40,6 (2,8­100) 0,160 Anti­SSB (La) UI/mL  (n=100) 3,5 (1,1­5,85) 2,5 (1,3­6,2) 1 Nồng độ   anti­dsDNA  cao hơn  ở  nhóm có  tổn thương  thận   nhưng không có ý nghĩa thống kê. 3.2.2.1.2 Kháng thể tự miễn và rối loạn huyết học Bảng 3.5. So sánh nồng độ các kháng thể tự miễn giữa nhóm có và  không có rối loạn huyết học Rối loạn huyết học Chỉ số KTTM Giá trị  [Trung vị (tứ phân vị)] p Có (n=90) Không (n=22) 240,0 (115,13­ 59,05(24,95­239,90)
  18. 15 Nồng độ TNFA ở nhóm tổn thương thận cao hơn
  19. 16 3.2.2.3.2. Nồng độ cytokine và rối loạn huyết học Bảng 3.7. So sánh nồng độ các cytokine giữa nhóm có và không có rối loạn huyết học Rối loạn huyết học Cytokine [Trung vị (tứ phân vị)] Giá trị p (pg/ml) Có (n=90) Không (n=22) TNFA (n=94) 9,97 (6,81­19,33) 6,42 (4,35­9,22) 0,024 IL6 (n=94) 14,39 (6,25­35,06) 10,25 (3,14­18,26) 0,149 IL10 (n=94) 4,90 (2,87­9,21) 7,08 (3,69­9,12) 0,514 Có sự  khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,024) về  nồng độ  TNFA   giữa hai nhóm có rối loạn huyết học và không có rối loạn huyết học. 3.2.2.3.3. Nồng độ cytokine và tổn thương thần kinh trung ương Bảng 3.8. So sánh nồng độ các cytokine giữa nhóm có và không có tổn thương TKTƯ Tổn thương TKTƯ Cytokine [Trung vị (tứ phân vị)] Giá trị p (pg/ml) Có (n=32) Không (n=80) TNFA (n=94) 9,89 (7,58­17,87) 9,19 (6,14­17,04) 0,521 IL6 (n=94) 18,26 (9,81­34,46) 11,73 (4,83­27,84) 0,192 IL10 (n=94) 8,46 (4,69­11,58) 4,54 (2,37­8,51) 0,020 Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p=0,020) về nồng độ IL10 giữa   hai nhóm có tổn thương thần kinh trung ương và không có tổn thương   thần kinh trung ương. 3.3. Liên quan nồng độ kháng thể tự miễn, bổ thể và hoạt tính  của bệnh (SLEDAI)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2