intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA ở bệnh nhân suy hô hấp cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA ở bệnh nhân suy hô hấp cấp” Mục tiêu nghiên cứu: So sánh hiệu quả hỗ trợ cai thở máy giữa phương thức NAVA và PSV ở bệnh nhân suy hô hấp cấp; Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả cai thở máy thất bại theo phương thức NAVA.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA ở bệnh nhân suy hô hấp cấp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 ----------------- NGUYỄN ĐỨC PHÚC NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CAI THỞ MÁY THEO PHƯƠNG THỨC NAVA Ở BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP Chuyên ngành: Gây mê hồi sức Mã số: 62720122 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HàNội – Năm 2020
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Gia Bình 2. TS. Lê Thị Diễm tuyết Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cai thở máy là toàn bộ quá trình giải phóng bệnh nhân khỏi máy thở và ống nội khí quản, quá trình này cần được thực hiện ngay sau khi tình trạng hô hấp của bệnh nhân đã ổn định. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay vẫn còn có nhiều câu hỏi gây tranh cãi liên quan đến phương pháp tốt nhất để thực hiện quá trình này.. Thở máy hỗ trợ điều chỉnh theo tín hiệu thần kinh-NAVA , được tác giả Christer Synderby giới thiệu lần đầu tiên năm 1999 . NAVA cung cấp áp lực hỗ trợ dương tương xứng với hoạt động điện của cơ hoành và kích hoạt cũng như kết thúc sự hỗ trợ một cách đồng bộ với nỗ lực hô hấp của bệnh nhân theo từng nhịp thở. khắc phục những hạn chế của phương thức hỗ trợ áp lực do đó cải thiện mối tương tác giữa bệnh nhân và máy thở được hài hòa hơn. Ở Việt Nam, việc áp dụng cai thở máy theo phương thức NAVA chưa được triển khai rộng rãi, chúng tôi chưa thấy có công bố nào so sánh hiệu quả của NAVA và PSV trong cai thở máy, cũng như các yếu tố liên quan đến cai thở máy thất bại theo phương thức NAVA. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA ở bệnh nhân suy hô hấp cấp” Mục tiêu nghiên cứu: 1. So sánh hiệu quả hỗ trợ cai thở máy giữa phương thức NAVA và PSV ở bệnh nhân suy hô hấp cấp. 2. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả cai thở máy thất bại theo phương thức NAVA. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cai thở máy 1.1.1. Định nghĩa và các yếu tố chỉ dẫn bệnh nhân sẵn sàng cai thở máy 1.1.1.1. Định nghĩa Cai thở máy là quá trình rút bỏ dần thở máy đối với bệnh nhân. Cai thở máy gồm hai bước: (1) giải phóng bệnh nhân khỏi máy thở; (2) rút ống nội khí quản/rút canuyn mở khí quản. 1.1.1.2. Các yếu tố chỉ dẫn bệnh nhân sẵn sàng để cai thở máy
  4. 2 1.1.2. Các tiêu chuẩn để cai thở máy. 1.1.3. Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả cai thở máy 1.1.3.1. Các yếu tố và các chỉ số dự đoán cai thở máy thành công 1.1.3.2. Các nguyên nhân dẫn đến cai thở máy thất bại 1.1.4.Tương tác giữa bệnh nhân và máy thở. 1.1.4.1.Kích hoạt nhịp thở Triger Trigger áp lực: Trigger dòng: Trigger thời gian:. Trigger điện thế hoạt động cơ hoành: 1.1.4.2. Đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở 1.2.4.3.Các biến chứng kết hợp với mất đồng bộ bệnh nhân - máy thở 1.1.5. Các quy trình cai thở máy 1.1.6. Các phương thức cai thở máy 1.1.6.1. Các thử nghiệm thở tự nhiên (Spontaneous Breathing Trials) 1.1.6.2. Cai thở máy theo phương thức hỗ trợ áp lực 1.1.6.3. Cai thở máy theo phương thức thở máy bắt buộc ngắt quãng đồng thì 1.1.6.4. Các phương thức cai thở máy mới Cai thở máy theo phương thức bù dòng tự động Cai thở máy theo phương thức thở máy hỗ trợ một phần Cai thở máy theo phương thức thở máy hỗ trợ thích ứng Cai thở máy theo phương thức Smartcare/PS Cai thở máy theo phương thức NAVA 1.2. Phương thức thở máy NAVA 1.2.1. Cơ sở sinh lý học 1.2.2. Nguyên lý hoạt động của thở máy theo phương thức NAVA 1.2.2.1. Kích hoạt thở vào (Triggering) Nhịp thở của máy được kích hoạt bởi sự tăng tín hiệu Edi, Edi, trên cơ sở tín hiệu nào đến trước sẽ kích hoạt trước (first-come, first- served). 1.2.2.2. Áp lực hỗ trợ Áp lực đường thở trong NAVA được tính theo phương trình sau: Paw = NAVA level × (Edipeak –Edi min)
  5. 3 1.2.2.3. Kết thúc chu kỳ thở vào (Cycling-off) Trong NAVA, chu kỳ thở vào kết thúc khi Edi giảm xuống mức 70% giá trị cao nhất. Nếu giá trị Edi đỉnh thấp, chu kỳ thở vào sẽ kết thúc ở tỉ lệ thấp hơn ở mức 40% 1.2.3. Chỉ định và chống chỉ định thở máy theo phương thức NAVA 1.2.3.1. Chỉ định Các bệnh nhân có tình trạng không đồng bộ cao giữa bệnh nhân với máy thở, hoặc có nguy cơ không đồng bộ cao (thở yếu, có dòng khí rò rỉ lưu lượng cao, auto-PEEP cao...), các bệnh nhân cai thở máy khó. 1.2.3.2. Chống chỉ định Có chống chỉ định đặt ống thông dạ dày do chấn thương hay bệnh lý thực quản, họng, hàm mặt; rối loạn hoặc mất xung động từ trung tâm hô hấp do tổn thương não hoặc tủy cổ cao (trên C3); bệnh lý thần kinh nặng ảnh hưởng tới tín hiệu của dây thần kinh hoành; tăng áp lực nội sọ; ức chế hô hấp do dùng thuốc giảm đau/thuốc ngủ; bệnh nhân dùng thuốc giãn cơ 1.2.4. Các ưu điểm và hạn chế của thở máy theo phương thức NAVA 1.3. Các nghiên cứu thở máy NAVA ở trong nước và thế giới 1.3.1. Hiệu quả thở máy theo phương thức NAVA 1.3.1.1. Thở máy NAVA và việc bảo vệ phổi 1.3.1.2. Thở máy NAVA và PSV 1.3.1.3. Thở máy NAVA cải thiện đồng bộ bệnh nhân-máy thở 1.3.2. Cai thở máy theo phương thức NAVA 1.3.2.1. Vai trò của theo dõi điện thế hoạt động cơ hoành trong cai thở máy 1.3.2.2. Hiệu suất thông khí thần kinh trong cai thở máy 1.3.3. Một số nguyên nhân thất bại khi thở máy theo phương thức NAVA 1.3.4. Các nghiên cứu trong nước Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên bệnh nhân suy hô hấp cấp từ 18 tuổi trở lên, 33 bệnh nhân cai thở máy theo phương thức NAVA và nhóm chứng gồm 32 bệnh nhân cai thở máy PSV, với các tiêu chuẩn sau:
  6. 4 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn cai thở máy theo Hội thảo Đồng thuận Quốc tế lần thứ 6 về Hồi sức, 2005: Bệnh nguyên nhân cần thở máy xâm nhập đã được điều trị ổn định.Tình trạng thần kinh ổn định, không cần dùng thuốc an thần. Ho tốt, không có tăng tiết đường hô hấp. Tần số thở ≤ 35 nhịp/phút. Vt ≥ 5 mL/kg. PEEP ≤ 5 cmH2O. FiO2 ≤ 40%. Huyết động ổn định: - Thử nghiệm tự thở bằng CPAP trial trong 30 phút thất bại. - Người đại diện hợp pháp của bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân hôn mê, có tổn thương não, tổn thương tủy cổ cao. - Bệnh nhân có bệnh lý về cơ, thần kinh – cơ: Nhược cơ, hội chứng Guillain-Barré… - Bệnh nhân có chống chỉ định đặt ống thông thực quản - Người đại diện hợp pháp của bệnh nhân không đồng ý đặt ống thông thực quản. 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu nhưng phải kết thúc điều trị vì gia đình bệnh nhân có nguyện vọng không tham gia nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp, có đối chứng Địa điểm: Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/10/2015 đến 30/6/2017. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Gọi n là số lượng cỡ mẫu cần thiết, α là sai sót loại I, β là sai sót loại II (tức 1-β là power), hệ số ảnh hưởng là ES, thì công thức chung để ước tính cỡ mẫu là: Trong đó, , zα/2 và zβ là những hằng số từ phân phối chuẩn cho xác suất sai sót α và β. ES là hệ số ảnh hưởng Trong nhiên cứu này chọn cỡ mẫu là 65 bệnh nhân với 33 bệnh nhân cai thở máy NAVA và 32 bệnh nhân cai thở máy PSV.
  7. 5 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu - Máy thở Servo-I của hãng Maquet, có phương thức NAVA - Ống thông thực quản Edi Catheter của hãng Maquet . - Module và cáp nối của hãng Maquet. 2.2.4. Cách thức tiến hành 2.2.4.1. Quy trình đặt ống thông thực quản Edi catheter Các bước đặt ống thông theo “Quy trình kỹ thuật đặt ống thông đo điện thế cơ hoành trong phương thức thở máy xâm nhập hỗ trợ điều khiển bằng tín hiệu thần kinh” . 2.2.4.2. Các bước thở máy theo phương thức NAVA Thực hiện theo “Quy trình kỹ thuật thông khí nhân tạo xâm nhập phương thức thông khí hỗ trợ điều khiển bằng tín hiệu thần kinh”. Cài đặt các thông số NAVA ban đầu: - Tìm mức NAVA ban đầu: + Chọn “Neural access”  “NAVA preview”. + Ở dạng sóng trên cùng màn hình xuất hiện đồng thời 2 đường cong: đường màu vàng biểu thị áp lực đường thở trong kiểu thở hiện tại, đường màu xám biểu thị áp lực đường thở ước lượng tương ứng với giá trị Edi và mức NAVA giả định hiện tại  chọn giá trị mức NAVA để đạt áp lực đường thở không vượt quá giá trị trên kiểu thở hiện tại  “Close” để lưu giá trị mức NAVA. - Edi trigger: 0,5µV. - FiO2: Cài đặt theo FiO2 ở phương thức thở trước đó. - PEEP: 5cmH2O. Cài đặt thông số kiểu thở dự phòng từ NAVA sang NAVA-PS. Cài đặt thông số kiểu thở dự phòng từ NAVA sang kiểm soát áp lực. Tìm mức NAVA tối ưu. - Cách 1: Tăng mức NAVA mỗi lần 0,1 – 0,2cmH2O/µV sẽ thấy Ppeak và Vt tăng, đồng thời Edi peak giảm. Thời điểm mức NAVA tăng mà Vt và Ppeak không tăng, đồng thời Edi peak vẫn giảm thì đó là mức NAVA tối ưu. - Cách 2: Chỉnh mức NAVA về 0 để tìm giá trị Edi peak lớn nhất. Tăng dần mức NAVA sẽ thấy Edi peak giảm dần. Khi Edi peak
  8. 6 giảm đến giá trị bằng 60% giá trị lớn nhất sẽ tương ứng với mức NAVA tối ưu. 2.2.4.3. Các bước cai thở máy NAVA - Thở máy với mức NAVA tối ưu ban đầu. - Tình trạng bệnh nhân ổn định, Edi giảm, Vt tăng hoặc không thay đổi, giảm dần mức NAVA mỗi lần 0,1 – 0,2 cmH2O/μV. - Theo dõi đáp ứng cai thở máy, Vt > 6ml/kg, tần số ≤ 30 nhịp/phút, tiếp tục giảm mức NAVA. Nếu không đạt, chuyển về mức NAVA trước đó. - Giảm mức NAVA đến 0,5 cmH2O/μV, duy trì trong 30 phút. - Bệnh nhân tỉnh táo, ho khạc tốt, đáp ứng cai thở máy tốt rút ống nội khí quản. - Bệnh nhân không đáp ứng thở với mức NAVA 0,5 cmH2O/μV  quay lại mức NAVA trước đó. 2.2.4.4. Các bước cai thở máy PSV + Cài đặt chế độ dự phòng: Phương thức thở máy trước khi cai máy; cài đặt giới hạn báo động về tần số thở, áp lực và thể tích. + Đặt mức áp lực hỗ trợ ban đầu 10 – 20 cmH2O, hạ dần mức hỗ trợ áp lực cứ 2 giờ một lần, từng mức 2 cmH2O cho đến khi đạt được áp lực hỗ trợ 5-8 cmH2O. Áp lực hỗ trợ được điều chỉnh để duy trì nhịp thở bệnh nhân 15 – 30 nhịp/phút, thể tích khí lưu thông > 5 ml/kg và không có dấu hiệu cai máy thất bại . 2.2.5. Các thời điểm nghiên cứu - Tx: Thời điểm chuyển sang máy thở Servo I, sau khi đặt ống thông NAVA (ở nhóm NAVA), trước khi cai máy thở theo phương thức NAVA và PSV. - To: Thời điểm bắt đầu cai máy thở 0-5 phút. - T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket: Thời điểm cai máy thở lần lượt ở giờ thứ 1, 6, 12, 24, 48, 72, 96 và lúc kết thúc. 2.2.6. Nội dung và các tiêu chí đánh giá trong nghiên cứu 2.2.6.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu - Đặc điểm về tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI. - Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đối tượng nghiên cứu. + Nguyên nhân thở máy. + Cai thở máy qua ống nội khí quản, mở khí quản. + Thời gian thở máy trước khi cai thở máy.
  9. 7 + Tiền sử bệnh. + Tần số thở + Huyết động: Tần số tim, huyết áp trung bình. + Thang điểm SOFA, APACHE II, SAPS 2 ở thời điểm To + Đặc điểm xét nghiệm khí máu, sinh hóa máu. 2.2.6.2. Hiệu quả hỗ trợ cai thở máy theo phương thức NAVA so với PSV - Tỷ lệ thành công, thất bại của 2 nhóm NAVA và PSV - Nguyên nhân thở máy. - Kết quả điều trị của 2 nhóm NAVA và PSV (thời gian thở máy, thời gian cai thở máy, số ngày nằm điều trị tại khoa hồi sức tích cực). - Tuần hoàn (Tần số tim, huyết áp) của 2 nhóm NAVA và PSV ở thời điểm Tx,To, T1,T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket. - Tần số thở của 2 nhóm NAVA và PSV ở thời điểm Tx, To , T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket. - Khí máu ( chỉ số pH, PaO2, PaCO2, P/F) của 2 nhóm NAVA và PSV ở thời điểm Tx, To , T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket. - Thông số cơ học hô hấp (Áp lực đỉnh đường thở, thể tích lưu thông thở ra, công thở WOB) của 2 nhóm NAVA và PSV ở thời điểm Tx, To , T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket. - Xác định các loại không đồng bộ và chỉ số không đồng bộ: Để xác định sự không đồng bộ máy thở - bệnh nhân, áp lực đường thở, dòng khí và EAdi đã được cài đặt ở 100 Hz trong 25 phút từ máy thở thông qua một giao diện RS232 kết nối với máy tính sử dụng phần mềm thương mại ở thời điểm To, T1, T6, T12 và T24. Năm loại không đồng bộ chính được định lượng: (1) Những nỗ lực không hiệu quả, (2) kích hoạt tự động, (3) chu kỳ sớm, (4) chu kỳ muộn và (5) kích hoạt kép. Số lần xảy ra của mỗi loại không đồng bộ được báo cáo là tổng số lần xảy ra mỗi phút. Tổng số không đồng bộ là tổng của năm loại không đồng bộ trong mỗi phút. Chỉ số không đồng bộ ( %) = số lần xảy ra không đồng bộ/tần số hô hấp toàn bộ (số lần không đồng bộ + số chu kì được cung cấp hiệu quả bởi máy thở) × 100.
  10. 8 2.2.6.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả cai thở máy thất bại theo phương thức NAVA - Các đặc điểm tuổi, chỉ số BMI, nguyên nhân thở máy - Các bệnh mạn tính kèm theo. - Mức độ nặng được đánh giá theo 3 thang điểm SOFA, SAPS2, APACHE II. - Tuần hoàn (Tần số tim, huyết áp trung bình) của nhóm NAVA ở thời điểm Tx,To, T1,T6, T12, T24, T48, T72, T96 Tket ở nhóm thất bại và thành công. - Tần số thở nhóm NAVA ở thời điểm Tx, To, T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket ở nhóm thất bại và thành công. - Thời gian thở máy > 7 ngày trước khi cai thở máy NAVA - Khí máu ( chỉ số pH, PaO2 , PaCO2, P/F) của nhóm NAVA ở thời điểm Tx, To , T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket ở nhóm thất bại và thành công. - Thông số cơ học hô hấp (Áp lực đỉnh đường thở, thể tích lưu thông thở ra, công thở WOB ) của nhóm NAVA ở thời điểm Tx, To , T1, T6, T12, T24…và Tket ở nhóm thất bại và thành công. - Điện thế đỉnh cơ hoành (Edipeak), hiệu điện thế cơ hoành (Edipeak-Edimin), mức NAVA, hiệu suất thông khí thần kinh (NVE=Vt/ Edipeak-Edimin) khi cai thở máy theo phương thức NAVA ở thời điểm To, T1, T6, T12, T24, T48, T72, T96 và Tket ở nhóm thất bại và thành công; theo căn nguyên thở máy. - Thông số chiều dài đoạn ống thông thực quản đưa vào cơ thể. - Sự cố liên quan tới ống thông thực quản: Mất tín hiệu, tuột ống thông, tự rút ống thông, đặt đường miệng. 2.2.7. Các tiêu chuẩn định nghĩa sử dụng trong nghiên cứu Tiêu chuẩn cai thở máy NAVA + Thất bại Mức NAVA > 4cm H2O/μV chưa đáp ứng cai thở máy, phải chuyền về chế độ thở máy bắt buộc. Cần phải đặt lại ống nội khí quản hoặc thở máy trong vòng 48h sau khi thôi thở máy. + Thành công Đáp ứng tốt với quá trình cai thở máy NAVA, mức NAVA giảm dần tới mức 0.5 cmH2O/μV.
  11. 9 Tách được máy thở trong vòng 48h không phả thở máy trở lại. Tiêu chuẩn cai thở máy PSV + Thất bại Mức áp lực hỗ trợ PS 5 – 8 cmH2O chưa đáp ứng cai thở máy, phải chuyền chế độ thở máy bắt buộc. Cần phải đặt lại ống nội khí quản hoặc thở máy lại trong vòng 48h sau khi thôi thở máy. + Thành công Mức hỗ trợ áp lực 5 – 8 cmH2O. Tách được máy thở. Theo dõi trong vòng 48h không phải hỗ trợ thở máy trở lại Mức độ khó cai thở máy Cai thở máy đơn giản: Cai thở máy khó: Cai thở máy dài ngày: Thời gian thở máy: Thời gian tính từ lúc bắt đầu thở máy xâm nhập đến lúc giải phóng được bệnh nhân khỏi máy thở. Thời gian cai máy thở: Thời gian tính từ lúc bắt đầu tiến hành cai máy thở đến khi giải phóng được bệnh nhân khỏi máy thở. 2.2.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu - Các số liệu được xử lý theo các phép toán thống kê y học bằng phần mềm SPSS 20.0 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Tuổi, giới, chỉ số BMI Nhóm NAVA có 33 bệnh nhân với tuổi trung bình 69,12±13,63, nam giới 75,8%, nữ 24,2%, BMI 20,27±3,19. Nhóm PSV có 32 bệnh nhân với tuổi trung bình 64,94±14,39, nam giới 68,8%, nữ 31,2%, BMI 21,74±2,37. Không có sự khác biệt về độ tuổi, giới tính, BMI giữa hai nhóm NAVA và PSV; (p > 0,05). Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tiền sử bệnh COPD, và các bệnh đồng mắc khác giữa nhóm NAVA và nhóm PSV; p > 0,05. Nguyên nhân thở máy: COPD chiếm 30,30% ở nhóm NAVA; 34,38% ở nhóm PSV; p > 0,05.
  12. 10 Cai thở máy qua ống nội khí quản chiếm 57,58% ở nhóm NAVA, 68,75% ở nhóm PSV; p>0,05. Không có sự khác biệt về các thông số tuần hoàn, khí máu, các thang điểm đánh giá APACHE II, SAPS II, SOFA và sinh hóa máu khi bắt đầu cai thở máy ở nhóm NAVA và nhóm PSV; p>0,05. 3.2. Hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA và PSV Tỷ lệ cai thở máy thành công nhóm NAVA là 60,60% cao hơn nhóm PSV là 56,20%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê; p>0,05. Thời gian thở máy, thời gian cai thở máy, thời gian nằm viện, thời gian điều trị tại khoa HSTC, thời gian thôi thở máy trước 7 ngày không bó sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NAVA và nhóm PSV; p>0,05. Chỉ số không đồng bộ mỗi phút ở nhóm NAVA thấp hơn nhóm PSV (8,54 ± 4,63% so với 11,85±6,42% ; p 0,05 Công thở nhóm NAVA thấp hơn nhóm PSV trong suốt quá trình cai thở máy, từ thời điểm giờ thứ 12 đến giờ thứ 48 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p60 ; Bệnh nhân gầy sút (BMI0,05. Nhóm bệnh nhân có bệnh mạn tính; thời gian thở máy trước cai thở máy NAVA > 7 ngày có nguy cơ cai thở máy thất bại cao hơn, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p
  13. 11 Nhóm bệnh nhân COPD có nguy cơ thất bại thấp hơn nhóm viêm phổi khi cai thở máy NAVA, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p 4; điểm SAPS II > 33,5; điểm APACHE II > 14,5 có nguy cơ thất bại cao hơn, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p0,05 Tần số tim nhóm thành công thấp hơn nhóm thất bại trong suốt quá trình cai thở máy theo phương thức NAVA , tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tần số thở trung bình dưới 30 lần /phút cai máy thành công cao hơn, ở các thời điểm giờ thứ 6 đến giờ thứ 48 và thời điểm kết thúc, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05 (16-33) (15-31) (15-33) 25,08±7,72 19,05±5,19 21,42±6,87 T1 13 20 33 >0,05 (11-36) (12-29) (11-36) 25,25±8,17 19,68±5,03 22,45±6,69 T6 12 19 31
  14. 12 Nhận xét: Áp lực đường thở đỉnh ở nhóm cai thở máy thành công thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm thất bại ở các thời điểm giờ thứ 6 đến giờ thứ 48 và thời điểm kết thúc . Bảng 3.14. Diễn biến thể tích lưu thông thở ra theo kết quả cai thở máy NAVA Thất bại (1) Thành Công (2) Chung Thời ( X ±SD) ( X ±SD) ( X ±SD) p(1-2) điểm n (Min-Max) n (Min-Max) n (Min-Max) (ml/kg) (ml/kg) (ml/kg) 8,33±2,03 8,37±2,65 8,35±2,39 Tx 13 20 33 >0,05 (5,21-14,8) (4,71-13,8) (4,71-14,8) 8,94±3,05 7,82±2,91 8,26±2,97 T1 13 20 33 >0,05 (5,11-15,8) (4,39-13,51) (4,39-15,8) 8,48±3,92 7,24±2,15 7,85±3,29 T6 12 19 31
  15. 13 Bảng 3.15. Diễn biến giá trị đỉnh của điện thế cơ hoành khi cai thở máy NAVA Thất bại (1) Thành Công (2) Chung Nhóm n N n Thời điểm ( X ±SD) ( ±SD)X ( X ±SD) p(1-2) (µV) (µV) (µV) Tx 13 19,7±10,94 20 14,38±6,79 33 16,54±8,96 >0,05 T1 13 17,67±12,02 20 *10,47±6,43 33 14,71±8,17
  16. 14 thứ 6, giờ thứ 12, giờ thứ 24 và thời điểm kết thúc (so sánh các cặp số liệu). Hiệu điện thế cơ hoành ở nhóm thành công thấp hơn ở nhóm thất bại ở các thời điểm giờ thứ 6 đến giờ 48 và thời điểm kết thúc, khác biệt có ý nghĩa thống kê; p0,05 T1 13 31,80±12,45 20 44,45±14,10 33 39,64±13,15 >0,05 T6 12 32,63±13,39 19 *41,89±20,43 31 37,81±17,89
  17. 15 Nhận xét: Ghi nhận giảm công hô hấp có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân thành công so với nhóm thất bại ở thời điểm giờ thứ 6 đến giờ thứ 48 và thời điểm kết thúc khác biệt có ý nghĩa thông kê; p
  18. 16 Diễn biến mức NAVA theo kết quả cai thở máy Bảng 3.19: Diễn biến mức NAVA trong quá trình cai thở máy NAVA Thất bại (2) Thành Công (1) Chung Nhóm ( X ±SD) p(1-2) n ( X ±SD) n ( X ±SD) n (cmH2O/µV) Thời (cmH2O/µV) (cmH2O/µV) điểm T0 13 2,10±0,35 20 1,65±0,65 33 1,82±0,59 >0,05 T1 13 *2,06±0,36 20 1,58±0,67 33 *1,77±0,61
  19. 17 Không có sự khác biệt về tỷ lệ giới ở nghiên cứu này so với các nghiên cứu khác ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên nhóm bệnh nhân nam phải thở máy cao hơn bệnh nhân nữ, trong nghiên cứu này, có 30,30% bệnh nhân là COPD ở nhóm NAVA và 34,38% ở nhóm PSV, có thể đây cũng là một yếu tố khiến cho tỷ lệ nam giới cao hơn. Chỉ số BMI trung bình của bệnh nhân trước khi cai thở máy theo phương thức NAVA là 20 và nhóm thở máy hỗ trợ áp lực là 21. Trong nghiên cứu của chúng tôi, không có sự khác biệt về chỉ số BMI giữa nhóm cai thở máy NAVAvà nhóm PSV; p>0,05. 4.1.2. Nguyên nhân thở máy trước khi cai thở máy Tỷ lệ cai thở máy thành công ở nhóm bệnh phổi tắc nghẽn là 80% và nhóm viêm phổi là 54,5% khi cai thở máy NAVA. Tỷ lệ cai thở máy thành công ở nhóm bệnh phổi tắc nghẽn là 45,5% và nhóm viêm phổi là 61,9% khi cai thở máy hỗ trợ áp lực. 4.1.4. Thang điểm mức độ nặng (Điểm SOFA, SAPS II, APACHE II) trước khi cai thở máy Chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân bằng thang điểm SOFA. Đánh giá theo thang điểm SAPS II ở nghiên cứu chúng tôi, nhóm cai thở máy NAVA có điểm SAPS II trung bình là 36,0 ± 9,6, nhóm cai thở máy PSV điểm SAPS II là 31,6 ± 8,6. Thấp hơn tác giả nước ngoài. Bệnh nhân cai thở máy NAVA trong nghiên cứu của chúng tôi có điểm APACHE II trung bình 14, nhóm thở máy PSV là 11,5; trong nhóm cai thở máy thành công điểm trung bình APACHE II là 10 và nhóm thất bại là 19, có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
  20. 18 Kết thúc nghiên cứu của chúng tôi, có 33 bệnh nhân được tiến hành cai thở máy NAVA trong đó có 20 bệnh nhân được cai máy thành công, chiếm tỷ lệ 60,6%,13 bệnh nhân thất bại chiếm 39,4%. 4.2.2. Thời gian thở máy trước cai máy thở và thời gian cai thở máy Thời gian thở máy trước khi cai máy thở trung bình trong nghiên cứu chúng tôi ở nhóm NAVA là 17,25 ngày; ở nhóm PSV là 13,99 ngày. Kết quả này tương đương trong nghiên cứu của Roze´và cộng sự Thời gian cai thở máy trung bình ở nhóm NAVA là 3,85 ngày; ở nhóm cai thở máy hỗ trợ áp lực là 5,03 ngày như vậy thời gian cai thở máy NAVA nhanh hơn cai thở máy PSV, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nhĩa thống kê; p>0,05. Tương tự Nông Thanh Trà, Demoule A . 4.2.3. Thay đổi tần số tim, tần số thở trong quá trình cai thở máy Tần số tim của các bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, tần số tim trung bình của bệnh nhân ở nhóm cai thở máy NAVA là 109 lần/phút. Tần số tim trung bình của bệnh nhân nhóm PSV là 111 lần/phút, không có sự khác biệt giữa hai nhóm, tương tự với kết quả của Vagheggini và cộng sự Tần số thở của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở các thời điểm nghiên cứu không có thay đổi có ý nghĩa so với thời điểm trước khi cai máy thở ở cả 2 nhóm NAVA và PSV (so sánh các cặp số liệu). Tần số thở nhóm NAVA 27 nhịp thở/phút, nhóm PSV 28 nhịp thở/phút; p>0,05. Tương tự kết quả của Meric H, Colombo, Demoule A 4.2.4. Thay đổ áp lực đỉnh đường thở, thể tích lưu thông và công hô hấp trong quá trình cai thở máy Áp lực đỉnh đường thở ổn định trong suốt quá trình cai máy thở, không có sự khác biệt so với thời điểm bắt đầu cai máy thở. So sánh 2 nhóm NAVA và PSV không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p>0,05.Tương tự tác giả Demoule A Thể tích lưu thông thở ra ở nhóm NAVA thấp hơn nhóm PSV, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê; p>0,05. Từ thời
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2