intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận của chính sách phát triển làng nghề, phân tích và đánh giá chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .................../.................. ......../....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO VĂN ĐÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 8 34 04 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH DUY HÒA Phản biện 1: PGS.TS Phạm Đức Chính, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Minh Phương, Đại học Nội Vụ Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp B, Nhà A, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 17 giờ 00, ngày 12 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một đất nước có nhiều nghề thủ công truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc. Các làng nghề được hình thành, tồn tại, trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho đến tận bây giờ, đã chứng tỏ được sức sống bền bỉ của mình, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa của cha ông chúng ta để lại và tạo điều kiện cho xã hội phát triển. Làng nghề được coi là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp ở nông thôn, giữa nông thôn và thành thị, giữa truyền thống và hiện đại. Bên cạnh đó, các làng nghề ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế của các địa phương nói riêng. Ngoài ra, các làng nghề còn là một trong những nơi đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phục vụ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác trong nông thôn phù hợp với trình độ nguồn lao động nông thôn hiện nay của Việt Nam. Hoài Đức là một huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội với 53 làng nghề, trong đó có 12 làng được UBND tỉnh Hà Tây (trước đây) công nhận trên toàn địa bàn huyện cũng không nằm ngoài sự phát triển chung của Thủ đô. Hoài Đức đang đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ theo hướng bền vững. Trên địa bàn huyện hiện có làng tập trung các ngành nghề: thủ công mỹ nghệ, đồ thờ, tượng Phật, chế biến nông sản, dệt may, với hơn 8000 doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh; nguồn nhân lực năng động, sáng tạo. Huyện có một số làng nghề và sản phẩm rất đặc biệt như: điêu khắc tạc tượng, đồ thờ Sơn Đồng; các sản phẩm dệt may, may mặc, nông sản thực phẩm, miến… Tuy 1
  4. nhiên, cho đến nay các làng nghề tại địa bàn phát triển còn thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ, thiết bị sản xuất còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, nhiều sản phẩm chưa có thương hiệu, một số nghề truyền thống bị mai một, sản xuất còn chạy theo thị trường và chạy theo lợi nhuận ít chú ý đến thương hiệu sản phẩm. Vì vậy việc phát triển các nghề và làng nghề nông thôn có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội và đòi hỏi khách quan và cấp thiết. Nhận thức được vấn đề trên em chọn đề tài: “Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Cho đến nay có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn, em đã tiếp cận và tham khảo một số công trình sau: - "Research on Tourism Developmment of Traditional Villaget and the Change of Form" (Nghiên cứu phát triển du lịch của làng nghề truyền thống và các thay đổi hình mẫu) của G.Michon và F. Mary. - “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ven thủ đô Hà Nội” của Mai Thế Hởn. - Trần Minh Yến (2004) có công trình “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. - “Làng nghề Việt Nam và môi trường” của Đặng Kim Chi. - “Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng” của Nguyễn Trí Dĩnh. 2
  5. - Trần Thị Hoa (2014) có công trình “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội đến 2020”. - Nguyễn Thị Tâm (2015) có công trình “Chính sách phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Luận văn làm rõ những vấn đề về lý luận của chính sách phát triển làng nghề, phân tích và đánh giá chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau: - Tổng quan các tài liệu liên quan đến chính sách phát triển làng nghề nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài. - Nghiên cứu chính sách phát triển làng nghề của một số quốc gia và địa phương, từ đó tìm ra các kinh nghiệm tốt có thể áp dụng phù hợp cho huyện Hoài Đức. - Đánh giá thực trạng chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề tại huyện Hoài Đức trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 3
  6. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Về thời gian: Các số liệu thu thập từ năm 2013 đến năm 2018. Về nội dung: Nghiên cứu mục tiêu và các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề tại địa bàn huyện Hoài Đức. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp phân tích, tổng hợp 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần bổ sung cơ sở lý luận về chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao chất lượng chính sách phát triển làng nghề tại các địa phương khác trên cả nước. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển làng nghề Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội 4
  7. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 5
  8. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1. KHÁI NIỆM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1.1. Làng nghề Làng nghề được hình thành lâu đời trong lịch sử phát triển của xã hội. Theo sự phát triển của lực lượng sản xuất của nhân loại, phân công lao động dần được phát triển, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp từ chỗ ban đầu là hoạt động sản xuất phụ trợ cho sản xuất nông nghiệp, đã dần được phân tách từ nông nghiệp để trở thành ngành nghề độc lập, từ đó hình thành nên các làng nghề. Từ các quan niệm trên có thể rút ra khái niệm về làng nghề như sau: Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội, là một cụm hoặc nhiều cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), có một hay một số nghề được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh độc lập và tồn tại trong một không gian địa lý nhất định. 1.1.1.2. Chính sách công Chính sách công là tập hợp các quyết định quản lý có liên quan với nhau, do nhiều chủ thể quản lý nhà nước ban hành, để lựa chọn các mục tiêu và đưa ra các cách thức đạt mục tiêu nhằm giải quyết một vấn đề phát sinh trong đời sống xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển làng nghề Có thể hiểu chính sách phát triển làng nghề bao gồm tập hợp các văn bản do nhà nước ban hành để điều tiết hoạt động của các làng 6
  9. nghề nhằm đạt những mục tiêu nhất định trong mỗi thời kì, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước. 1.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Thứ nhất, góp phần định hướng và điều tiết hoạt động các làng nghề Thứ hai, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo Thứ ba, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn ngày càng hợp lý hơn và khai thác vốn kỹ thuật của dân Thứ tư, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thứ năm, hỗ trợ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong làng nghề nhằm nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường Thứ sáu, kích thích thu hút vốn đầu tư, tăng khả năng tích luỹ và huy động vốn cho phát triển làng nghề 1.3. NỘI DUNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.3.1. Đối tượng 1.3.2. Mục tiêu 1.3.3. Các biện pháp 1.3.3.1. Đối với lĩnh vực kinh tế 1.3.3.2. Đối với lĩnh vực xã hội 1.3.3.3. Đối với lĩnh vực môi trường Tóm lại, chính sách phát triển làng nghề là tổng hợp nhiều giải pháp khác nhau có tác động điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế trong làng nghề không ngừng gia tăng về năng lực kinh tế, không ngừng phát triển các mặt xã hội, giữ gìn 7
  10. và phát triển bản sắc và giá trị văn hóa của ngành nghề nâng cao đời sống xã hội và gìn giữ cân bằng môi trường sinh thái không gian làng nghề. 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ 1.4.1. Nhân tố về thể chế nhà nước 1.4.2. Bộ máy và cán bộ làm nhiệm vụ hoạch định và thực thi chính sách 1.4.3. Điều kiện và tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và điều kiện đặc thù của từng địa phương 1.4.4. Xu thế phát triển của chính sách hội nhập kinh tế - xã hội thế giới 1.4.5. Thủ tục hành chính và kinh phí 1.4.6. Công tác tuyên truyền, thái độ và hành động của nhân dân 1.5. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Tiểu kết chương 1 Chương 1 đã đi sâu, nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về thực hiện chính sách công, phát triển làng nghề và chính sách phát triển đối với làng nghề; làm rõ các khái niệm có liên quan. Luận văn đã tập trung đề cập đến vấn đề về vai trò, đặc điểm của làng nghề qua đó nêu những vai trò, tác động ảnh hưởng của làng nghề đến quá trình phát triển đối với kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của làng nghề, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 8
  11. Chương 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Huyện Hoài Đức với diện tích 82,38 km2, dân số 215.506 người, nằm ở vị trí trung tâm “Hà Nội mới” và nằm về phía Tây trung tâm thành phố Hà Nội. Hoài Đức có vị trí rất thuận lợi do ở gần các trung tâm kinh tế và thị trường tiêu thụ lớn như nội thành Hà Nội. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội Tổng số hộ toàn huyện năm 2018 là 53.892 hộ, dân số 215.506 người; mật độ dân số 2.537 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2010 là 1,35%, tỷ lệ hộ nghèo là 1,3%. Hiện trên địa bàn huyện có gần 1300 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động; gần 10.200 hộ sản xuất kinh doanh, ngoài ra còn có trên 17.300 hộ có nghề phụ sản xuất trong các làng nghề, chiếm 53,4% số hộ trong toàn huyện. 2.2. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2.1. Các căn cứ pháp lý - Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kì 2001-2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn, từng 9
  12. bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và môi trường, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát triển nghề và làng nghề truyền thống. - Nghị định số 52/2018/NĐ – CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. - Quyết định số 31/2014/QĐ – UBND ngày 04 tháng 8 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội. - Quyết định số 85/2009/QĐ – UBND ngày 02 tháng 7 năm 2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy chế xét công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội. - Quyết định số 6230/QĐ – UBND ngày 18 tháng 11 năm 2015 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020. - Quyết định số 14/QĐ – UBND ngày 02 tháng 01 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 2.2.2. Đối tượng Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt. 2.2.3. Mục tiêu Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc 10
  13. phục và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm phát triển làng nghề bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.2.4. Các biện pháp Các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức được triển khai theo các nhóm hoạt dộng cụ thể sau: 2.2.4.1 Đối với lĩnh vực kinh tế Trong số các biện pháp của chính sách phát triển làng nghề được UBND thành phố định hướng về lĩnh vực kinh tế, với điều kiện thực tiễn tại địa phương, huyện Hoài Đức tập trung vào nhóm giải pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu làng nghề, bao gồm 2.2.4.2. Đối với lĩnh vực xã hội a. Hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề, tập huấn nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp b. Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng làng nghề, trong đó tập trung xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch làng nghề 2.2.4.3. Đối với lĩnh vực môi trường 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.3.1. Ưu điểm 2.3.1.1. Đảm bảo đúng định hướng của Đảng, Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội trong xây dựng chính sách phát triển làng nghề tại địa bàn Có thể thấy, nội dung của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức hoàn toàn phù hợp với định hướng của Đảng, các nghị quyết của Chính phủ về phát triển làng nghề, đặc 11
  14. biệt, căn cứ vào Quyết định số 31/2014/QĐ- UBND Hà Nội ban hành quy định về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội ngày 4/8/2014 để xây dựng. Để triển khai xây dựng và thực hiện chính sách phát triển làng nghề phù hợp với định hướng, huyện đã ban hành nhiều quy định để định hướng hoạt động của các tổ chức và cá nhân: 2.3.1.2. Xác định đúng đối tượng thụ hưởng chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức Chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức đã xác định đối tượng thụ hưởng bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thành lập và hoạt động trong việc khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, làng nghề truyền thống có khả năng bị mai một, làng nghề kết hợp với du lịch theo quy hoạch được UBND Thành phố phê duyệt. Các đối tượng này phù hợp với định hướng của Đảng, Chính phủ cũng như chỉ đạo của UBND thành phố. 2.3.1.3. Các mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức được xây dựng phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương Các mục tiêu được xác định trong chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn bao gồm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng hạ tầng làng nghề, khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nhằm phát triển làng nghề bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội- môi trường của địa phương. Chính vì xác định các mục tiêu phù hợp, do đó, chính sách phát triển làng nghề đã tạo ra động lực mạnh để ổn định kinh tế của 12
  15. các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân, cơ sở hạ tầng được cải tạo và bảo vệ môi trường. 2.3.1.4. Các giải pháp được thiết kế đảm bảo đạt được mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề, định hướng sự phát triển các làng nghề trên địa bàn a. Đối với lĩnh vực kinh tế Tổ chức xúc tiến thương mại hỗ trợ các làng nghề truyền thống, làng nghề gắn với du lịch, phát triển làng nghề mới. - Hàng năm hỗ trợ từ 2-4 cơ sở tham gia Hội chợ triển lãm trong nước để tăng cường giao lưu, giới thiệu sản phảm làng nghề của huyện tới các tỉnh bạn. - Tổ chức 01 hội chợ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, địa điểm tại xã Đức Thượng với tổng số 70 gian hàng, trong đó chủ yếu là sản phảm của các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện như: đồ thờ, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng dệt may, mỳ miến, hàng nông sản… - Năm 2013-2014, phối hợp cùng Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội triền khai thực hiện xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm điêu khắc, tạc tượng của làng nghề xã Sơn Đồng, năm 2015 được cấp chứng nhận. b. Đối với lĩnh vực xã hội Công tác đào tạo nghề được chú trọng, là giải pháp đột phá để thực hiện thành công chính sách phát triển làng nghề Năm 2015 được sự quan tâm của UBND thành phố, Sở công thương và UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nghề, nhân cấy nghề mây tre đan, may công nghiệp, mộc đục chạm cho 400 lao động với kinh phí 350 triệu từ nguồn của Huyện và 200 triệu từ nguồn kinh phí Khuyến công của Thành phố. 13
  16. Phối hợp với trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp tập huấn cho các doanh nghiệp hộ sản xuất thiết kế mẫu hàng thủ công mỹ nghệ. Tổ chức gặp mặt, tập huấn nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị sản xuất. c. Đối với lĩnh vực môi trường Năm 2012, UBND huyện đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới của 19 xã trên địa bàn huyện; theo đó có định hướng quy hoạch các khu sản xuất kinh doanh phục vụ hoạt động của làng nghề tách khu vực sản xuất có khả năng gây ô nhiễm môi trường, từng bước góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người dân khu vực có làng nghề; ngoài ra một số khu dịch vụ trưng bày sản phẩm có thể tồn tại trong không gian dân cư hoặc độc lập tùy quỹ đất của từng xã. 2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Về cơ bản các mục tiêu của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức là phù hợp, tuy nhiên, mục tiêu về bảo vệ môi trường chưa được chú trọng. Hoài Đức là huyện có tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 91,7%, so với tiêu chuẩn thì đây là tiêu chí đủ điều kiện. Tuy nhiên, chính vì người lao động sản xuất nông nghiệp chiểm tỷ lệ ít đồng nghĩa với việc nhiều làng nghề được hình thành, khu công nghiệp mọc lên tràn lan. Việc tập trung nhiều làng nghề gây hệ lụy về môi trường điển hình như các con kênh, dòng sông trên địa bàn huyện đang bị ô nhiễm trầm trọng nhiều năm qua. Đây là hệ quả của việc sản xuất tự phát, không có hệ thống xử lý nước thải tại các làng nghề như: Dương Liễu, Minh Khai, Sơn Đồng… 14
  17. 2.3.2.2. Một số giải pháp của chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện còn chưa hiệu quả, thiếu tính đột phá a. Đối với lĩnh vực kinh tế Thứ nhất, giải pháp về xây dựng thương hiệu Hiện nay, trên địa bàn huyện có 51/53 làng có nghề, trong đó 12 làng nghề đã được công nhận, sản phẩm trong các làng nghề phong phú, đa dạng song tập trung chủ yếu một số ngành nghề như: Chế biến nông sản (mỳ, miến, bột, xay xát gạo), dệt may, bánh kẹo, tạc tượng, sản xuất đồ gỗ … Những năm qua, các làng nghề thủ công truyền thống đã phát triển nhanh góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Các nghề thế mạnh của huyện là dệt may, tạc tượng, sản xuất đồ gỗ, chế biến nông sản. Ngoài ra, tại các làng nghề có tiềm năng phát triển lớn về các nghề như cơ khí, mộc dân dụng, mỹ nghệ…Các làng nghề phát triển đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất b. Đối với lĩnh vực xã hội Vấn đề quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng như khu vực sản xuất, hệ thống giao thông, điện nước, xử lý chất thải cho các làng nghề chưa đồng bộ. Mặt bằng sản xuất chật hẹp, di dời các hộ doanh nghiệp đến các cụm công nghiệp làng nghề là rất khó do thiếu vốn. Cơ sở hạ tầng của từng xã chưa quan tâm vấn đề cải tạo nên đã hạn chế đến phát triển nghề. Nguồn nhân lực, trình độ cao cho các làng nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Nguồn nguyên liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ngày càng khan hiếm và giá cả cũng không ổn định. Sự quản lý và điều phối hoạt động của làng nghề chưa chặt chẽ, chuyên nghiệp. 15
  18. c. Đối với lĩnh vực môi trường Môi trường của các làng nghề bị ô nhiễm ngày càng nặng. Sự phát triển tự phát không theo quy hoạch ở các làng nghề đã làm cho mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư. Ở hầu hết các làng nghề nhất là làng nghề chế biến thực phẩm, cơ khí, sản xuất đồ thờ...các chất thải sản xuất đều được thải trực tiếp vào môi trường mà không qua xử lý làm ảnh hưởng đến sức khoẻ đời sống cộng đồng và đây đang là vấn đề bức xúc cần có những biện pháp giải quyết đồng thời khôi phục và phát triển làng nghề. Môi trường ở các làng nghề ô nhiễm hầu hết là do các nguyên nhân chủ yếu sau: do trình độ, ý thức người dân thấp, chưa nhận thức đầy đủ về nguy cơ ô nhiễm môi trường; do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng kém, hệ thống thoát nước chưa xây dựng đồng bộ; do thiếu vốn nên các cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề không đủ điều kiện đầu tư mua các thiết bị xử lý chất thải; hầu hết các làng nghề đều sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu dẫn đến sử dụng nhiều nguyên liệu và tạo ra nhiều chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường. 16
  19. Tiểu kết chương 2 Chính sách phát triển làng nghề nói chung và đối với làng nghề ở huyện Hoài Đức đã và đang được quan tâm thực hiện, với nhiều chính sách, kế hoạch hỗ trợ từ các cấp chính quyền và ngành chức năng thành phố trên các lĩnh vực giúp làng nghề ngày càng phát triển. Qua việc phân tích, đánh giá thực trạng những vấn đề được rút ra về những ưu, khuyết điểm từ thực tiễn chính sách phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ở chương 2, cũng đã đặt ra cho chính quyền huyện Hoài Đức nhiều vấn đề đáng phải bàn và cần có những chính sách góp phần xây dựng và phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội phát triển bền vững, bảo tồn và tôn vinh được các giá trị văn hóa. 17
  20. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chính sách phát triển làng nghề của huyện phải gắn với quy hoạch phát triển không gian đô thị. Việc phát triển không được tự phát mà phải phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cảu thành phố Hà Nội, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông tôn theo hướng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - nông nghiệp. Chính sách phát triển làng nghề của huyện cần theo xu hướng hình thành các cụm công nghiệp làng nghề, đa nghề dựa trên cơ sở một số mô hình đã thực hiện từ đó củng cố, phát triển sang các làng nghề khác. Mô hình cụm công nghiệp làng nghề được coi là khâu đột phá trong phát triển làng nghề ở trình độ mới với quy mô được nâng lên, hiện đại hơn, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng sự phát triển. Chính sách phát triển làng nghề của huyện cần dựa trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng làng nghề, địa phương. Từ đó có các chính sách xây dựng và phát triển hạ tầng trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản xuất, vừa phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân như hệ thống đường giao thông, điện, thông tin liên lạc… 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2