intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán người trở về tái hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

74
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu thực trạng các vấn đề BBPN và thực trạng PNBBB trở về ở xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và mong muốn của họ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ, can thiệp công tác xã hội nhóm đối với PNBBB trở về.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán người trở về tái hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ĐOÀN THỊ NHUNG – C00733 CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM TRONG VIỆC HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ BUÔN BÁN NGƯỜI TRỞ VỀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ NHÂN HÒA, HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8.76.01.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ THỊ THANH NHÀN HÀ NỘI - 2018
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bức tranh toàn cầu về buôn bán người cho thấy hiện nay thế giới đang phải đối mặt với nạn buôn bán người với mức độ và qui mô lớn nhất từ trước tới nay. Chưa có con số thống kê một cách chính xác về sự việc này nhưng UNODC ước tính có khoảng 1 triệu người bị buôn bán mỗi năm, 3000 người mỗi ngày và một giờ đồng hồ trôi qua có khoảng 125 người bị buôn bán và như vậy sau 2 phút trôi qua lại có một người trở thành nạn nhân của buôn bán người. Nếu tính cả những trường hợp buôn bán người vì mục đích bóc lột lao động con số này cao hơn nhiều. Tại Việt Nam, tình hình buôn bán người cũng đã trở thành vấn đề đáng lo ngại, theo Báo cáo của Bộ Công an cho thấy hiện nay đã có hàng chục nghìn phụ nữ và trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài. Trong khoảng 10 năm gần đây, các địa phương phía Bắc phát hiện khoảng 15.000 phụ nữ, trẻ em bị lừa bán sang Trung Quốc hoặc tự nguyện sang lấy chồng. Buôn bán người diễn ra mạnh nhất tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc với hơn 65% tổng số vụ; Toàn quốc hiện nay có 54 tuyến trọng điểm về BBPN và trẻ em, trong đó có 5 tuyến quốc tế và 18 tuyến liên tỉnh. Xu hướng buôn bán người mới không còn hướng nhiều tới phụ nữ và trẻ em mà đã mở rộng sang buôn bán nam giới, buôn bán trong nội địa, ngày càng xuất hiện nhiều các trường hợp buôn bán người để bóc lột sức lao động hay buôn bán người để đẻ thuê và lấy nội tạng. Trong nhiều năm qua, Việt Nam với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức trong và ngoài nước luôn nỗ lực không ngừng trong nhiều hoạt động phòng, chống buôn bán 1
  3. người. Việc Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 và Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 1427/QĐ – TTg ngày 18/8/2011 phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm mua bán người giai đoạn 2011 – 2015 đã tạọ hành lang pháp lý hết sức cần thiết trong công tác phòng chống tội phạm này và thể hiện cam kết cao cũng như sự quyết tâm của Đàng và Nhà nước để ngăn chặn xóa bỏ vấn nạn này. Một trong những vấn đề mà Việt Nam đang phải đối mặt đó là việc tiếp nhận nạn nhân bị buôn bán từ nước ngoài trở về từ những hình thức khác nhau (phụ nữ tự trở về, được giải cứu v.v.) Những năm vừa qua nạn nhân trở về chủ yếu dưới hình thức không chính thức, nên việc quản lý và hỗ trợ cho những nạn nhân này gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ nữ sau khi trở về Việt Nam có nguy cơ bị mua bán trở lại. Đặc biệt, đối với nạn nhân hiện đang trong các cơ sở hỗ trợ của nước ngoài, các thủ tục xác minh, tiếp nhận còn nhiều vấn đề bất cập… Phụ nữ là nạn nhân bị mua bán trở về là nhóm chịu nhiều thiệt thòi về vật chất và tinh thần. Họ trở về trong các tình trạng rất đáng thương, không có đồ đặc, túi xách gì, mỗi người chỉ có một bộ quần áo, tiền bạc không có, tinh thần hoang mang dao động. Trong những năm qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với trách nhiệm là cơ quan chủ trì Đề án 3- Chương trình 130/CP đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn tương đối đồng bộ; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch tiếp nhận và hỗ trợ phụ nữ là NNBBB từ nước ngoài trở về, với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho nạn nhân tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ, giúp họ ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng. Các mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho PNBBB 2
  4. trở về thông qua các hoạt động lồng ghép, phòng ngừa, tái hòa nhập cộng đồng được xây dựng và triển khai có hiệu quả ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ nạn nhân còn được các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam tham gia thực hiện thông qua cung cấp các dịch vụ xã hội như: Hỗ trợ kinh phí đưa nạn nhân trở về nước, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ vay vốn cho NNBBB trở về. Vĩnh Bảo là một huyện nông nghiệp nghèo cách trung tâm thành phố Hải Phòng 40 km về phía nam đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn và là địa phương có nhiều phụ nữ bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ, người giúp việc, gái mại dâm…Theo kết quả điều tra của đội cảnh sát hình sự Công an huyện Vĩnh Bảo từ năm 1990 đến nay trên địa bàn huyện có 950 phụ nữ nhập cảnh trái phép. Ngoài ra số phụ nữ vắng mặt lâu ngày tại địa phương khoảng 2596 người…đang tiềm ẩn những nguy cơ bị buôn bán rất lớn. Số PNBBB trở về địa phương là 21 người. Xã Nhân Hòa có 38 phụ nữ nghi bị buôn bán sang Trung Quốc, có 07 chị đã bỏ trốn trở về địa phương và là xã có nhiều PNBBB trở về nhất chiếm 30% toàn huyện. Hầu hết các chị bị lừa bán sang Trung Quốc làm vợ bất hợp pháp. Với sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp ban ngành có liên quan nhìn chung hoạt động hỗ trợ PNBBB trở về tại xã Nhân Hòa bước đầu đã có được những kết quả khích lệ, tuy nhiên vẫn còn nhiều vướng mắc, tồn tại. Sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các tổ chức quốc tế và giữa các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế đặc biệt là các thủ tục hồi hương, việc nhập hộ khẩu, cấp giấy 3
  5. khai sinh và giúp họ được tiếp cận các chương trình hỗ trợ về vay vốn, việc làm, y tế, giáo dục …chưa được giải quyết kịp thời. Với tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên, tôi đã chọn hướng nghiên cứu: “Công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ PNBBB trở về tái hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 2.1. Mục đích: Nghiên cứu lý luận và thực trạng các vấn đề BBPN và thực trạng PNBBB trở về ở xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và mong muốn của họ. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hỗ trợ, can thiệp CTXH nhóm đối với PNBBB trở về. 2.2. Nhiệm vụ : Dùng phương pháp phân tích và thu thập thông tin từ các tài liệu thứ cấp để nghiên cứu các vấn đề lý luận về PNBBB trở về có mong muốn được quan tâm hỗ trợ để xây dựng cơ sở cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu. Dùng phương pháp điều tra xã hội học để tìm hiểu thực trạng những thuận lợi, khó khăn của PNBBB trở về tại xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Đưa ra giải pháp hỗ trợ can thiệp CTXH nhóm để giúp PNBBB trở về. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
  6. 3.1. Những nghiên cứu trên thế giới liên quan đến vấn đề giúp phụ nữ bị buôn bán trở về. “Nghiên cứu thanh niên và Liên minh chống BBPN toàn cầu (2000), Báo cáo dự án Nghiên cứu và hành động ngăn chặn tệ nạn BBPN ở Việt Nam, Global Alliance Agianst Trafficking in Women (GATWW); báo cáo này đã nghiên cứu và đưa ra những biện pháp, hành động nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán người, đặc biệt là BBPN và trẻ em tại Việt Nam. Nghiên cứu của Volkmann, C.S (2004), Cách tiếp cận dựa vào quyền con người để lập chương trình cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam: Các điểm chính và thách thức, UNICEF New York, Mỹ và UNICEF Hà Nội, Việt Nam. Nghiên cứu của Phil Marshall (2007), Ngay từ ban đầu….vấn đề tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về Việt Nam, UNICEF Hà Nội, Việt Nam. Tham luận của The Asia Foundation, (8/2008), Chống nạn buôn người ở Việt Nam: Bài học đạt được và kinh nghiệm thực tế để thiết kế và xây dựng chương trình trong tương lai, Hà Nội, Việt Nam. Tham luận về vấn đề chống mua bán người tại Việt Nam. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) năm 2008 về buôn bán người. Báo cáo Toàn cầu về Tình Hình Buôn Người hai năm một lần gần đây nhất của Cơ quan Phòng chống Ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc ( UNODC ). Báo cáo về tình hình buôn bán người trên thế giới của UNODC, 2015. 3.2. Những nghiên cứu của Việt Nam liên quan đến vấn đề giúp phụ nữ bị buôn bán trở về. Nhà nghiên cứu Phụ nữ học, tiến sĩ Lê Thị Quý đã công bố một số bài nghiên cứu đầu tiên về các hình thức và đường dây BBPN 5
  7. ở Việt nam được đăng tải trên Tạp trí khoa học và Phụ nữ của trung tâm nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ số 4/1995 và trong cuốn sách “Trafficking in Women and prostitution in the Asia Pacific” – Coalition Against Trafficking in Women – Asia pacific, Manila, Philippine, 1996. Chuyên đề "Đề xuất các quy định về phòng ngừa trong dự án Luật phòng, chống buôn bán người" của Nguyễn Quốc Việt - Viện Nghiên cứu thanh niên và Liên minh chống buôn bán phụ nữ toàn cầu (2000). Báo cáo của Lê Bạch Dương và Paula Kelly (2008), Báo cáo nghiên cứu "Buôn bán người ở Việt Nam và từ Việt Nam đi". Ngoài ra còn có một số những chuyên đề nghiên cứu về vấn đề buôn bán người như: Chuyên đề:" Bàn về một số vấn đề chung cần được quy định trong Luật phòng, chống buôn bán người" Nguyễn Văn Hoàn - Vụ Pháp luật Hình sự Hành chính, Bộ Tư pháp. Chuyên đề "Khái niệm buôn bán người và một số khái niệm cơ bản cần được quy định trong Luật phòng, chống buôn bán người" Ths. Trần Văn Đạt - Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp. Khoá luận tốt nghiệp “Thực trạng Công tác hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về tại ngôi nhà bình yên – Thuỵ Khuê, Hà Nội” của sinh viên Phạm Văn Đồng, Thực hiện tháng 5 năm 2010. Nghiên cứu khóa luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của sinh viên Vũ Thị Phúc khoa CTXH trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Luận văn tốt nghiệp “ Mô hình hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho phụ nữ bị mua bán trở về trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Nghiên cứu trên 03 huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang)”...Nghiên cứu của Bộ Công An năm 2007 cũng cho rằng phụ nữ và trẻ em gái là nhóm có nguy cơ buôn bán cao, chủ yếu bị buôn bán qua Trung Quốc và Cam pu chia. 6
  8. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: 4.1. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đóng góp tri thức thực tiễn về PCBB người, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người (PNBBB) trở về ở Việt Nam, bổ sung những vấn đề còn bỏ ngỏ về những vấn đề mà PNBBB trở về đang phải đối mặt tại một địa điểm cụ thể là xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Nghiên cứu vận dụng các lý thuyết của CTXH về thuyết nhu cầu, thuyết nữ quyền vào nghiên cứu thực tế trường hợp PNBBB trở về tại địa bàn xã Nhân Hòa. Vì vậy, nghiên cứu này vừa giúp kiểm chứng các lý thuyết được áp dụng, đồng thời góp phần trong việc chỉ ra những yếu tố tác động đến hiệu quả của công tác phòng chống buôn bán người, những khó khăn mà những PNBBB bán trở về ở vùng nông thôn đang phải đối mặt từng ngày từng giờ. Ngoài ra, luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo cho nhân viên CTXH, sinh viên chuyên ngành CTXH, các cơ quan đoàn thể liên quan tới vấn đề phòng chống buôn bán người (BBPN), hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người trở về tái hòa nhập cộng đồng bằng phương pháp CTXH nhóm. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn: Đối với địa phương (Chính quyền, ban ngành, đoàn thể): Nghiên cứu đưa ra cái nhìn tổng thể về tình hình nạn nhân bị buôn bán ở địa phương, đặc biệt nạn nhân là phụ nữ. Góp phần giúp địa phương có những chính sách, kế hoạch cũng như biện pháp ngăn chặn kịp thời nạn buôn bán người, cũng như việc hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về hòa nhập cuộc sống, xã hội. 7
  9. Đối với bản thân nhà nghiên cứu: Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế nhà nghiên cứu có cơ hội áp dụng những lý thuyết và phương pháp đã được học vào thực tiễn cuộc sống, đặc biệt là những kỹ năng thực hành CTXH (kỹ năng thực hành CTXH nhóm). Từ đó giúp nhà nghiên cứu nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm trong những nghiên cứu tiếp theo và quá trình công tác của bản thân. Đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống mua bán người. Đối với gia đình nạn nhân: Giúp họ hiểu, thông cảm, chia sẻ với phụ nữ (người thân của họ) bị buôn bán trở về, từ đó có những biện pháp giúp đỡ họ phù hợp, giảm kỳ thị trong cộng đồng. Đối với nạn nhân: Kết quả nghiên cứu sẽ trực tiếp giúp cho nạn nhân bị buôn bán trở về ở địa phương xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng sớm hòa nhập cộng đồng và ngăn chặn những phụ nữ có nguy cơ bị buôn bán ở địa phương. 5. Đóng góp mới của luận văn: Nghiên cứu vấn đề PNBBB trở về đã có nhiều nhà nghiên cứu làm, nhưng cái mới trong đề tài nghiên cứu của tôi là tôi nghiên cứu trên một địa bàn cụ thể và với những con người cụ thể ở xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng mà chưa có tác giả nào nghiên cứu. 6. Đối tượng nghiên cứu: CTXH nhóm trong việc hỗ trợ PNBBB trở về tái hòa nhập cộng đồng. 7. Khách thể nghiên cứu: Người bị buôn bán trở về ( 05 người ); 8
  10. Phụ nữ có nguy cơ cao bị buôn bán ( 05 người ); Chính quyền địa phương, cán bộ hội phụ nữ, cán bộ chính sách, công an xã, trưởng thôn; chi hội trưởng phụ nữ thôn (06 người ); Gia đình, người thân của nạn nhân (03 người). 8. Câu hỏi nghiên cứu: Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng phụ nữ bị buôn bán ở địa phương? Thực trạng tình hình phụ nữ bị buôn bán trở về tại xã Nhân Hòa hiện nay như thế nào? PNBBB trở về gặp khó khăn gì trong quá trình hòa nhập với cuộc sống hiện tại? Công tác xã hội nhóm có vai trò gì trong việc trợ giúp PNBBB trở về tái hòa nhập cộng đồng? 9. Giả thuyết nghiên cứu: Điều kiện kinh tế khó khăn là nguyên nhân chính dẫn đến việc phụ nữ tại địa phương dễ có nguy cơ bị buôn bán người Phụ nữ bị buôn bán trở về tại địa phương bị tổn thương về tâm lý, ảnh hưởng về sức khỏe, không có việc làm, không có giấy tờ tùy thân….. Các chính sách tại địa phương chưa phù hợp và hiệu quả trong việc hỗ trợ phụ nữ buôn bán trở về giúp họ hòa nhập cộng đồng. 9
  11. Công tác xã hội có vai trò hiệu quả trong việc hỗ trợ PNBBB trở về tái hòa nhập cộng đồng và giảm thiểu nguy cơ buôn bán ở nhóm phụ nữ còn lại. 10. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Nghiên cứu thực trạng giúp phụ nữ bị buôn bán trở về. Không gian: Tại xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải phòng Thời gian: Khoảng 6 tháng từ tháng 9/2017 đến 03/2018 11. Phương pháp nghiên cứu: 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu. Để có số liệu cụ thể và chính xác về vấn đề liên quan, người nghiên cứu đã tìm hiểu một số tài liệu như sau: Các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến vấn đề giúp PNBBB trở về; Tìm hiểu các công trình nghiên cứu đã và đang được thực hiện về trợ giúp đối tượng bị buôn bán trở về. Báo cáo tổng kết thực trạng giúp PNBBB trở về của Bộ LĐTB&XH, Bộ Công An, Bộ y tế, Hội LHPN Việt Nam. Tài liệu về công tác hỗ trợ phụ nữ bị buôn bán trở về. 11.2. Phương pháp điều tra xã hội học: Trong đề tài luận văn này tôi tôi đi sâu sử dụng phương pháp điều tra định tính (phỏng vấn sâu) và phỏng vấn nhóm. 10
  12. Phỏng vấn sâu: Lãnh đạo địa phương, ngành, đoàn thể (Hội phụ nữ), nạn nhân bị buôn bán, gia đình nạn nhân bị buôn bán. Thông qua điều tra xã hội học để nắm được tình hình BBPN và giúp PNBBB trở về tại địa phương. Qua đó nắm được số PNBBB trở về và hoàn cảnh, cuộc sống của họ như thế nào, từ đó có biện pháp giúp đỡ họ. 11.3. Phương pháp công tác xã hội: Phương pháp CTXH và kỹ năng của CTXH nhóm để hỗ trợ PNBBB trở về tái hòa nhập cộng đồng tại vùng nông thôn Phương pháp CTXH nhóm nhằm đưa ra được những chẩn đoán, dự báo, phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển những vấn đề còn thiếu hụt của nhóm đối tượng đồng thời giúp nhóm đối tượng được can thiệp có cái nhìn tích cực và lạc quan với cuộc sống và tái hòa nhập cộng đồng. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Khái niệm: 1.1. Khái niệm buôn bán người: Buôn bán người được hiểu một cách chung nhất là việc một cá nhân, nhóm hay tổ chức có liên quan đến việc vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp người thông qua lừa đảo hoặc cưỡng chế, bắt ép, đe dọa, tước đoạt quyền con người và đẩy họ vào tình trạng bị bóc lột dưới nhiều hình thức như: bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, 11
  13. phục dịch, nô lệ hoặc làm việc hay giúp việc tương tự như nô lệ nhằm mục đích bóc lột và kiếm lời cho mình. 1.2. Khái niệm “nạn nhân” : Một người được xác định là nạn nhân của buôn bán người khi người đó bị một đối tượng dụ dỗ, rủ rê, đưa đi khỏi địa phương đến một địa phương khác trong cùng một nước hoặc sang một nước khác và cuối cùng bị khai thác vì vụ lợi cá nhân hay tiền bạc. 1.3. Khái niệm kẻ buôn người: Kẻ buôn người là kẻ cám dỗ người nào đó bằng cách quyến rũ, dùng bạo lực hoặc đe dọa bạo lực hoặc các hình thức khác, nhằm mục đích buôn bán kiếm lời (bằng tiền hoặc bất kỳ vật chất khác). Kẻ buôn người có thể là những người tiếp nhận hoặc chuyển người khác trong nội bộ đất nước hoặc ra nước ngoài. 1.4. Khái niệm tái hoà nhập cộng đồng: Tái hòa nhập cộng đồng hiểu đơn giản là xóa đi những tội lỗi và mặc cảm của người tạo cơ hội bình thường hóa các mối quan hệ xã hội để họ hòa nhập với cộng đồng nơi họ cư trú với tư cách là một công dân, một thành viên của xã hội. Đây là những biện pháp tác động tích cực giúp đỡ những người lầm lỗi, những người có quá khứ phạm tội xóa bỏ đi những mặc cảm của bản thân đối với cộng đồng và để họ có thể trở về là người công dân lương thiện với đúng nghĩa của nó. Tóm lại, tái hòa nhập cộng đồng đối với PNBBB trở về là hành động tích cực trong đó cá nhân mong muốn được thực hiện những hành động phù hợp các giá trị, chuẩn mực, đạo đức và pháp luật của nhà nước nhằm phát triển và hoàn thiện nhân cách cũng như đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội. 12
  14. 1.5. Khái niệm công tác xã hội: “Công tác xã hội là một hoạt động thực tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp các cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội” (Nguyễn Hồi Loan ,Thực tiễn hoạt động CTXH ở Việt Nam, 6, tr. 11) 1.6. Khái niệm công tác xã hội nhóm. TheoRoseland và Rivas CTXH là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoành thành nhiệm vụ. Hoạt động này hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và toàn thể nhóm trong một hệ thống cung cấp các dịch vụ (Roseland and Rivas. 1998) CTXH nhóm trước hết phải coi là phương pháp can thiệp của công tác xã hội. Đây là tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ mối quan tâm hay vấn đề chung, tham gia hoạt động nhóm nhằm đạt mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết các mục tiêu cá nhân của mỗi thành viên. Trong hoạt động CTXH nhóm, một nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của trưởng nhóm và đặc biệt dưới sự trợ giúp của nhân viên CTXH (Nguyễn Thị Thái Lan, Giáo trình CTXH nhóm.2012) 2. Phương pháp luận: 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: 2.2. Hướng tiếp cận nghiên cứu: 13
  15. 3. Các lý thuyết áp dụng trong luận văn: 3.1. Thuyết nhu cầu: 3.2. Thuyết nữ quyền: 3.3. Áp dụng các thuyết vào nội dung nghiên cứu: 4. Chính sách, pháp luật của Nhà nước: - Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã tuyên bố với thế giới về quyền con người, quyền công dân; khẳng định mọi người đều có quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Trải qua các thời kỳ phát triển, các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992 đều có khẳng định và tôn trọng quyền con người, quyền bình đẳng nam nữ; mọi công dân đều được pháp luật bảo hộ về tính mạng, danh dự và nhân phẩm. Việt Nam đã đạt được những thành tích nhất định trong tiến trình thiết lập quyền bình đẳng về giới trong xã hội, là một trong những nước đã ký Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CDAW) do Đại Hội đồng Liên hiệp quốc thông qua ngày 18/12/1989 và Công ước chống áp bức tình dục phụ nữ. - Các quy định về quyền con người đều được tuân thủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, không có một quy định nào trái với các điều ước đó. - Pháp luật Việt Nam coi hành vi BBPN là một tội phạm hình sự. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã áp dụng các biện pháp, kể cả luật pháp để ngăn chặn loại bỏ mọi hình thức BBPN và bóc lột tình dục phụ nữ… Tuy nhiên, thực tế, công việc này còn gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. - Luật phòng chống mua bán người số 66/2011/QH12 quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các 14
  16. hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. - Điều 119 Bộ luật hình sự quy định rõ về tội mua bán phụ nữ sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 20 năm ( tuy từng mức độ). Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm. - Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em gia đoạn 2004- 2009 và Chương trình hành động Quốc gia về phòng chống mua bán người giai đoạn 2011-2015. - Quyết định số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016 – 2020. - Tại khoản 2 điều 103 Luật hôn nhân gia đình số 22/2000/QH10, nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác. - Điều 6 Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 quy định các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới. Đối với những PNBBB trở về, Chính phủ VN luôn có quan điểm giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần cho họ. Điều này đã được quy định trong các Nghị định số 05/CP ngày 29/01/1993, Nghị định 15
  17. số 20/CP ngày 06/4/1990. Tuy nhiên, muốn giúp PNBBB trở về tái hòa nhập cộng đồng cần thực hiện phương châm phối hợp giữa Nhà nước, cộng đồng và bản thân đối tượng. Quyết định số 17/2007/QĐ-TTg ngày 29 /7/2007 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế tiếp nhận và hỗ trợ tái hòa nhâp cộng đồng cho Phụ nữ và trẻ em bị buôn bán từ nước ngoài trở về. Thông tư liên tịch 116/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận và hỗ trợ ( và Thông tư No.113/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi bổ sung cho Thông tư 116 hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác xác minh, tiếp nhận, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị mua bán từ nước ngoài trở về tái hòa nhập cộng đồng ). Thông tư 03/Tb quy định trình tự thủ tục các minh, tiếp nhận phụ nữ và trẻ em bị mua bán trở về. Thông tư 05/LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội về tổ chức hoạt động cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Tiểu kết chương I CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ PHỤ NỮ BỊ BUÔN BÁN TRỞ VỀ TẠI XÃ NHÂN HÒA 1. Khái quát địa bàn nghiên cứu: 1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội 16
  18. Xã Nhân Hòa nằm ở gần trung tâm của huyện cánh trung tâm thị trấn Vĩnh Bảo 1 km, phía đông giáp xã Tam Đa, phía Nam giáp xã Vinh Quang, phía tây giáp xã Tân Hưng, phía Bắc giáp thị trấn Vĩnh Bảo. Xã Nhân Hoà năm trong tuyến du khảo đồng quê của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, có phường rối nước và nghề làm con giống, có 01 nhà thờ đạo với 79 nhân khẩu là công giáo còn ở điạ phương, trạm y tế xã đạt chuẩn. Tổ chức hành chính được chia làm 3 làng, 8 thôn, diện tích đất tự nhiên 408,11 ha, dân số 5640 người, Trong đó phụ nữ từ 18 tuổi trở lên là 2567 người. Tốc độ phát triển dân số hàng năm đạt 1,98%. Hình thức sản xuất chủ yếu là làm ruộng và chăn nuôi. Bình quân ruộng đất chia theo đầu người là 1 sào 5 thước/ 1 người. Những năm gần đây nhờ có chính sách mở cửa của Đảng, Chính phủ, huyện Vĩnh Bảo có khu công nghiệp Tân Liên, dự án trồng rau sạch Vingroup và một số công ty trên địa bàn huyện đã thu hút nguồn lao động dồi dào của huyện. Trong đó xã Nhân Hòa có khoảng 1/3 dân số trong độ tuổi lao động đi làm việc tại các công ty, xí nghiệp, số còn lại ở nhà sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, kinh doanh buôn bán nhỏ..... Thu nhập hiện nay của người dân trong xã đạt 36.000.000đ/ người/ năm. Không có hộ đói, hộ nghèo chiếm 1,94%. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trong xã nhưng năm gần đây được tăng lên rõ rệt. Kết quả phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. trạm y tế xã đạt tiêu chí về quốc gia giai đoạn 2011- 2020 đã triển khai khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tỷ lệ người dân ở nông thôn tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 84,8%. 17
  19. Từ những năm 1990, hiện tượng buôn bán phụ nữ, lừa gạt sang Trung Quốc trở lên rầm rộ ở Việt Nam. Địa phương xã Nhân Hòa cũng không nằm ngoài hiện tượng đó. Theo thông kê của Công an xã Nhân Hòa từ năm 2005 đến nay xã Nhân Hòa có 38 phụ nữ nghi bị buôn bán và có 204 phụ nữ vắng mặt lâu ngày không rõ lý do tại địa phương, trong đó có 02 chị dưới 20 tuổi, 05 chị trên 40 tuổi, số còn lại từ 20 đến 40 tuổi. Có 08 chị trước khi bị lừa bán đã có chồng và con, số còn lại chưa có gia đình do hoàn cảnh khó khăn bị rủ rê lôi kéo, lừa bán, một số người quá lứa lỡ thì nghe lời kẻ xấu mong muốn tìm một tấm chồng nơi đất khách quê người…. Từ năm 2010 đến nay toàn xã có 07 phụ nữ bị buôn bán trở về hiện đang sinh sống tại địa phương. Đây cũng là xã có số phụ nữ bị buôn bán trở về lớn nhất huyện. Trong số 07 chị trở về có 05 chị trên 40 tuổi số còn lại từ 30 đến 40 tuổi, các chị đều có chồng là người Trung Quốc, 06 chị có con lai, 01 chị không có con; Khi về Việt Nam hầu hết các chị trốn về một mình, có 01 chị mang theo con gái lai sinh năm 1998. Cuộc sống của các chị gặp rất nhiều khó khăn: Không công ăn việc làm, không có tài sản gì ngoài mấy bộ quần áo cũ, không giấy tờ tùy thân….Có 03 chị vẫn còn bố mẹ, anh em, 03 chị chỉ còn anh em, có một chị còn anh em, chồng và con trai ở Việt Nam 1.2. Bản đồ cộng đồng xã Nhân Hòa, huyện Vĩnh Bảo 2. Thực trạng phụ nữ bị buôn bán trở về tại xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. 2.1. Thông tin cơ bản về nhóm đối tượng nghiên cứu: 18
  20. Nghiên cứu thực hiện trên 05 phụ nữ bị buôn bán trở về đang sinh sống tại bàn xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng thông qua phỏng vấn sâu cá nhân từng đối tượng. Bảng 2.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Thông tin điều tra Đặc điểm Số lượng Nhóm tuổi tại thời điểm 20-30 04 bị buôn bán người 30-40 01 Hòan cảnh gia đình Khó khăn, nghèo 05 trước khi bị lừa bán Bình thường 0 Giầu, khá giả 0 Trình độ học vấn Cấp I 05 Cấp II 0 Cấp III 0 Đối tượng lừa bán Người thân 01 Người quen 04 Khác 0 Tình trạng hôn nhân Có chồng 01 trước khi bị lừa bán Chưa có chồng 04 KT về buôn bán người Có kiến thức 0 tại thời điểm bị lừa bán Không có kiến thức 05 Trở về Việt Nam bằng Trốn, vượt biên 05 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2