intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho nhóm học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPT Nguyễn Trãi, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

37
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy của nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. Trên cơ sở đó, nghiên cứu ứng dụng phương pháp công tác xã hội để hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy và đề xuất một số khuyến nghị giúp nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT Nguyễn Trãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho nhóm học sinh trung học phổ thông (Nghiên cứu tại trường THPT Nguyễn Trãi, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------- Phan Đình Nghĩa – C00818 HỖ TRỢ NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG CHỐNG MA TÚY CHO NHÓM HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG (Nghiên cứu tại trường THPT Nguyễn Trãi, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội) TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI Hà Nội – Năm 2018
  2. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tình hình ma túy trong nước đang diễn biến phức tạp. Tội phạm ma túy các năm gần đây giảm về số vụ nhưng tăng về số đối tượng phạm tội và lượng ma tuý thu giữ. Trong 6 tháng đầu năm 2014, cả nước đã phát hiện, điều tra 10.256 vụ, bắt 15.298 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ 478,7 kg hêrôin, 14,1 kg thuốc phiện, 112,7 kg cần sa khô, 796,4 kg cần sa tươi, 127,5 kg và 197.097 viên ma túy tổng hợp,... Việc sản xuất ma túy tổng hợp, đặc biệt là ma túy dạng “đá” có quy mô ngày càng lớn. Số người nghiện không ngừng gia tăng, bình quân năm sau cao hơn năm trước khoảng 6-8%. Bên cạnh đó, các biến thể của ma túy đang ngày càng đa dạng. Ngoài ma túy “tem giấy”, “bùa lưỡi”, năm 2016, C47 - Bộ Công an cũng cảnh báo về việc xuất hiện nhiều loại ma túy tổng hợp mới, đa dạng chủng loại được ngụy trang khéo léo, tinh vi dưới các tên gọi và hình thức khác nhau gây khó khăn cho công tác đấu tranh. Thời gian gần đây, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy đã phát hiện nhiều chất ma túy tổng hợp mới có tác dụng gây ảo giác mạnh như: “cỏ Mỹ”, “Nước vui”, “Trà sữa”, “Đông trùng”, “Lá Khát”. Các biến thể mới đa phần nhắm vào đối tượng học sinh, sinh viên. Vấn đề sử dụng ma túy, lạm dụng ma túy trong độ tuổi này cũng có chiều hướng gia tăng. Người sử dụng ma túy tập trung ở độ tuổi dưới 35, đây là lực lượng lao động chính của xã hội. Trong đó, có 8% người nghiện ma túy ở tuổi vị thành niên, học sinh. Cụ thể hơn, năm 2016, số người nghiện trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam là 2.718 em, tăng 655 em so với năm 2015. Trong đó, số em sử dụng cần sa: 219; ma tuý tổng hợp: 673; heroin: 1.040; thuốc phiện: 30; các loại ma tuý khác: 45, sử dụng đồng thời nhiều loại ma tuý: 711. 1
  3. Tại các trường trong thành phố Hà Nội, nhận thức của học sinh, sinh viên về các loại ma túy chưa được cập nhật khi chỉ báo cho thấy chỉ có một số loại ma túy truyền thống được các em công nhận là ma túy. Kết quả điều tra 1.100 học sinh phổ thông và sinh viên các trường đại học 5 quận của Hà Nội (Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông và Cầu Giấy) cho thấy: hầu hết học sinh, sinh viên đều nhận biết được những chất gây nghiện bất hợp pháp như: thuốc phiện, heroin và cần sa. Tuy nhiên, những loại ma túy có tác hại trực tiếp đến hệ thần kinh của người sử dụng và đang trở nên phổ biến hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ như methaphetamine (ma túy đá) chỉ có 56,4 % học sinh, sinh viên cho rằng chất đó có khả năng gây nghiện. Khả năng gây nghiện của một số chất khác như shisha, bóng cười cũng được rất ít học sinh, sinh viên biết đến. Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện, gần 1/3 số học sinh, sinh viên có nhận thức lạc quan về sử dụng ma túy. Chỉ báo này có thể có liên quan trực tiếp đến số lượng người nghiên ở độ tuổi vị thành niên gia tăng các năm gần đây. Có tới 23,5% học sinh, sinh viên đồng ý với ý kiến rằng: “Sử dụng ma túy khiến tinh thần tỉnh táo, vui vẻ, lạc quan”, 24,8% số bạn đồng ý rằng: “Sử dụng ma túy một lần thì không gây nghiện và không nguy hiểm”. Đây là quan điểm đáng lo ngại, không chỉ đối với các em đã từng có kinh nghiệm với ma túy mà còn ảnh hưởng tới các em học sinh, sinh viên chưa tiếp xúc với ma túy. Dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy và các kỹ năng phòng chống ma túy cũng là hai nội dung được rất ít học sinh, sinh viên hiểu biết rõ. 44% em cho rằng mình không hiểu biết gì về dấu hiệu để nhận biết người nghiện ma túy và gần 40% khẳng định mình chưa biết đến những kỹ năng cần thiết để phòng tránh ma túy. 2
  4. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho nhóm học sinh THPT” (Nghiên cứu tại trường THPT Nguyễn Trãi, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội). 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy của nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. Trên cơ sở đó, nghiên cứu ứng dụng phương pháp CTXH để hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy và đề xuất một số khuyến nghị giúp nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT Nguyễn Trãi. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan đến CTXH với học sinh tại một trường THPT trước những tác động từ ma túy. - Thu thập, phân tích và đánh giá thực trạng kiến thức, kỹ năng, nhận thức của nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Trãi với ma túy bằng điều tra xã hội học. - Ứng dụng phương pháp CTXH nhóm để nâng cao kiến thức, kỹ năng, nhận thức của nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Trãi về ma túy và phòng chống ma túy. - Đề xuất một số khuyến nghị giúp cho hoạt động CTXH với nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Trãi phòng chống ma túy hiệu quả hơn. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1. Tình hình nghiên cứu phòng chống ma túy cho học sinh THPT ở nước ngoài 3.1.1. Hướng nghiên cứu tệ nạn ma túy ở học sinh THPT 3
  5. 3.1.1. Hướng nghiên cứu về hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT 3.2. Tình hình nghiên cứu phòng chống ma túy cho học sinh THPT ở trong nước 3.2.1. Hướng nghiên cứu tệ nạn ma túy ở học sinh THPT 3.2.2. Hướng nghiên cứu về hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học - Hệ thống, bổ sung cơ sở lý luận về CTXH trong phòng chống ma túy cho học sinh THPT. - Nâng cao vai trò của CTXH trong trường THPT. Dịch vụ này còn hạn chế về mọi mặt tại các trường THPT ở Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Nhận thức về ma túy và phòng chống ma túy của nhóm học sinh trường THPT Nguyễn Trãi được nâng cao. - Làm rõ vai trò CTXH trong nâng cao nhận thức phòng chống ma túy không chỉ cho học sinh mà còn cho thầy cô, cha mẹ học sinh, cán bộ địa phương. 5. Đóng góp mới của luận văn Dựa trên các tài liệu đã thu thập, số lượng học sinh tại các trường ở Hà Nội có hiểu biết cơ bản về ma túy còn chiếm tỉ lệ thấp. Hơn nữa, đa phần học sinh thiếu cập nhật về chủ đề ma túy. Những loại ma túy mà học sinh còn thiếu thông tin thường là các loại dễ tìm thấy trên thị trường và dễ dàng tiếp cận với lứa tuổi học sinh. Mặc dù, các cơ quan quản lý, giáo dục triển khai nhiều hoạt động (tuyên truyền, tập huấn, xây dựng tủ sách, tổ chức thi tìm hiểu,…) 4
  6. để các em tiếp cận và trau dồi nhận thức. Đó là những hoạt động bài bản, quy mô, trực quan, nhưng thống kê tỉ lệ học sinh đã nâng cao nhận thức so với quy mô đối tượng được hỗ trợ vẫn thấp. Với một vấn đề đòi hỏi nhận thức sâu rộng, vấn đề có thể ở chọn quy mô đối tượng truyền đạt. Trước đây, ở Việt Nam, ít có hoạt động nào được triển khai ở cấp độ nhóm với đặc trưng mẫu như đề tài của tác giả. Có thể, nghiên cứu CTXH trong lĩnh vực này ở cấp độ nhóm vừa chứng minh hiệu quả phương pháp, vừa bổ sung cho hệ thống phương pháp hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy ở Việt Nam. Hiện nay, ở Việt Nam, hiếm có nghiên cứu CTXH để nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh. Kết quả nghiên cứu có thể là một trong những ứng dụng CTXH đầu tiên trong lĩnh vực này. Nhiều số liệu được công khai trên các báo, tạp chí, trang thông tin chỉ dừng lại ở số lượng và quy mô tổ chức. Có thể, luận văn sẽ giúp xây dựng các tiêu chí lượng giá dựa trên phương pháp triển khai và thành quả đạt được. Qua đó, luận văn góp phần củng cố vai trò CTXH trong lĩnh vực hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT. 6. Đối tượng nghiên cứu CTXH trong hỗ trợ nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT. 7. Khách thể nghiên cứu - Nhóm 12 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. Các học sinh được tập hợp dưới sự đồng ý của hiệu trưởng, sự cho phép của giáo viên chủ nhiệm và sự tự nguyện tham gia nhóm của các em. - Thầy/cô chủ nhiệm và bạn bè cùng lớp các học sinh trong nhóm. - Bố mẹ các học sinh trong nhóm. 5
  7. - Các cán bộ trong trường THPT Nguyễn Trãi, Ủy ban nhân dân phường Giảng Võ và các chiến sĩ công an phường Giảng Võ. 8. Câu hỏi nghiên cứu 9. Giả thuyết nghiên cứu 10. Phạm vi nghiên cứu 10.1. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 07 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018. 10.2. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại trường THPT Nguyễn Trãi. Địa chỉ: phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. 10.3. Nội dung nghiên cứu - Các hoạt động CTXH và các vấn đề về mặt nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. - Ứng dụng CTXH nhóm để hỗ trợ nâng cao nhận thức cho 12 em học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. 11. Phương pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp phân tích tài liệu 11.2. Phương pháp điều tra xã hội học 11.2.1. Phương pháp quan sát 11.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 11.3. Phương pháp Công tác xã hội PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG 1. Khái niệm nghiên cứu 1.1. Công tác xã hội CTXH là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu 6
  8. cầu và tăng cường chức năng xã hội. Đồng thời, thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội”. 1.2. Nhân viên CTXH Nhân viên CTXH là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong CTXH. Họ có nhiệm vụ: Trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với các vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường; tạo ảnh hưởng với chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. 1.3. Nhóm Nhóm là một tập hợp người có từ hai người trở lên, giữa họ có một sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của tất cả các thành viên trong nhóm. Tất cả các thành viên trong nhóm được điều chỉnh và tuân theo các quy tắc và thiết chế nhất định. 1.4. Công tác xã hội nhóm CTXH nhóm là một phương pháp can thiệp của CTXH. Đây là một tiến trình trợ giúp mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và môi trường có các hoạt động tương tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của cá nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. 7
  9. 1.5. Vị thành niên Là trẻ em kể cả trai và gái, lớp tuổi vị thành niên, lớp tuổi vị thành niên còn được chia làm ba nhóm: - Từ 10 tới 13 tuổi là nhóm tuổi vị thành niên sớm - Từ 14 tới 16 tuổi là nhóm tuổi vị thành niên giữa - Từ 17 tới 19 tuổi là nhóm tuổi vị thành niên muộn Vị thành niên là những người ở lứa tuổi từ 10-19. Năm 1998, trong một tuyên bố chung giữa Tổ chức Y tế Thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ còn trẻ tuổi thành 3 loại như sau: vị thành niên (adolescent) 10-19 tuổi, thanh niên (youth) 15-24 tuổi, người trẻ (young people) 10-24 tuổi. 1.6. Học sinh THPT Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi. Vậy, học sinh THPT là công dân đi học ở cơ sở giáo dục trình độ THPT. Học sinh THPT có độ tuổi từ 15 – 18 tuổi. 1.7. Ma túy Không có một định nghĩa chính xác và hoàn chỉnh nào về chất gây nghiện. Luật phòng chống ma túy, các văn bản pháp quy của nhà nước, ngành y tế và trong quan niệm thường ngày của người dân đều đưa ra các định nghĩa/khái niệm khác nhau về chất gây nghiện. Chất gây nghiện ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao hàm cả chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp như thuốc gây nghiện trong điều trị, như rượu bia, thuốc lá, trà, cà phê, và chất gây nghiện bất hợp pháp hay còn gọi là ma túy. Chất gây nghiện khi được hấp thu vào cơ thể ở một 8
  10. liều lượng đủ lớn sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể, làm thay đổi hành vi, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng và nhận thức, suy nghĩ. Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó. Nếu lạm dụng ma túy con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng. Ma tuý bao gồm những chất bị cấm như thuốc phiện, cần sa, hêrôin, cocain,…; những chất chỉ sử dụng theo đơn chỉ dẫn của thầy thuốc chữa bệnh như moocphin, seduxen…; những chất chưa bị cấm nhưng rất độc hại như thuốc lá, rượu,… 1.8. Lạm dụng ma túy/chất gây nghiện Theo tổ chức Y tế thế giới, lạm dụng các chất gây nghiện là thể hiện những động thái phụ thuộc vào các chất hướng thần, bao gồm đồ uống có cồn và các loại ma túy bất hợp pháp. Sử dụng các chất hướng thần dẫn đến triệu chứng phụ thuộc: hành vi, nhận thức, thể chất hướng đến thỏa mãn ham muốn sử dụng, khó kiểm soát lượng dùng, bất chấp rủi ro. Người lạm dụng bị giảm mọi cảm xúc trong các hoạt động khác, giảm động lực trong các hành động đạo đức và nhân tính, thể chất suy nhược. 1.9. Nhận thức Nhận thức theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng: là quá trình phản ánh tái tạo lại hiện thực trong tư duy con người trên cơ sở của thực tiễn - xã hội. 2. Phương pháp luận 2.1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử 9
  11. 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu Tiếp cận theo hướng liên ngành. Trong đó, nghiên cứu tiếp cận theo hai hướng là Xã hội học và CTXH. 3. Các lý thuyết vận dụng trong luận văn 3.1. Thuyết hệ thống 3.2. Thuyết học tập xã hội 4. Chính sách, pháp luật của nhà nước TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Trong chương 1 đã điểm luận những nghiên cứu trong và ngoài nước để đưa ra những khái niệm công cụ trong đề tài nghiên cứu: khái niệm CTXH, nhân viên CTXH, nhóm, CTXH nhóm, vị thành niên, học sinh THPT, ma túy, lạm dụng ma túy/chất gây nghiện, nhận thức. Ngoài ra, tác giả còn vận dụng lý thuyết hệ thống, thuyết học tập xã hội để chuẩn bị hướng thực hành CTXH với nhóm học sinh hiệu quả hơn. Đây là cơ sở cho phân tích và thực hành ở chương 2 và chương 3 10
  12. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu 1.1. Vị trí 1.2. Nhiệm vụ 1.3. Cơ cấu tổ chức của trường THPT Nguyễn Trãi 1.4. Tình hình học sinh trong trường THPT Nguyễn Trãi 2. Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu – các yếu tố tác động 2.1. Thực trạng thu thập từ dữ liệu thứ cấp Như đã đề cập ở lý do chọn đề tài, các số liệu đưa ra đã là cơ sở cho việc thực hành CTXH. Tuy hạn chế về số liệu tại địa bàn phường Giảng Võ, nhưng việc trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng phòng chống ma túy là rất cần thiết. Dựa trên các kênh thông tin chính thống về tình hình ma túy tại địa bàn Hà Nội, các biến thể của ma túy, nhận thức chung của học sinh và sự thiếu vắng vai trò CTXH trong học đường nói chung và nâng cao nhận thức phòng chống ma túy cho học sinh THPT nói riêng, thực hành CTXH ở trường THPT nào trên địa bàn Hà Nội cũng đều có tính thời sự. Qua các báo cáo hằng quý, tác giả nhận định chính quyền phường Giảng Võ đã có công trong việc duy trì khu vực xung quanh trường không có các tụ điểm. Dựa trên các báo cáo gửi Sở Giáo dục, trường THPT Nguyễn Trãi đã phối hợp chặt chẽ với công an phường để xử lý các vụ vi phạm pháp luật trong trường. Trường THPT Nguyễn Trãi có phòng tư vấn pháp luật cho học sinh, hoạt động theo thời khóa biểu của học sinh. Trường THPT Nguyễn Trãi cũng đầu tư gắn camera giám sát, với 60 camera, ở cả 3 tầng tòa nhà, trong diện tích hơn 4000m2 của trường, đặc biệt là các góc khuất trong thiết kế của tổ hợp kiến trúc. Có 2 giám thị 11
  13. hành lang có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động học sinh trong trường, kể cả đối với lớp học trống, trong nhà vệ sinh, nhà kho,… Theo đánh giá của nhà nghiên cứu, các hoạt động phòng chống ma túy trong trường THPT Nguyễn Trãi chỉ mang tính phong trào. Các hoạt động được lồng ghép chung với tháng phát động cụ thể, kết hợp với nhiệm vụ biểu diễn văn nghệ mỗi tuần của từng lớp học. Môn Giáo dục công dân có đề cập đến tệ nạn xã hội, trong đó có ma túy. Nhưng, môn học chỉ dừng lại ở các nhiệm vụ, vai trò cơ bản của công dân. Cơ cấu đó chưa cho thấy tính định hướng, khuyến khích một cách khoa học từ phía nhà trường cho các học sinh THPT tiếp cận thông tin về ma túy và phòng chống ma túy. Tóm lại, chính quyền phường và nhà trường chưa tập trung tổ chức một cách khoa học các phương pháp hỗ trợ trau dồi, định hướng cho học sinh có kiến thức về ma túy, phòng chống ma túy và những kỹ năng liên quan. Nhưng, phải khẳng định, kết quả hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội và an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn phường liên quan mật thiết đến thực tế không có học sinh nào trong trường liên quan đến ma túy. 2.2. Thực trạng thu thập từ dữ liệu sơ cấp Có thể nói, vấn đề thiếu hụt chính là từ phía bản thân học sinh. Mặc dù vậy, chưa thể quy trách nhiệm cho học sinh phải có nhận thức đầy đủ về ma túy và các vấn đề liên quan bởi giáo dục vẫn đang ảnh hưởng đến các em về mọi mặt. Mặt khác, giáo dục đang gặp hạn chế về nội dung và phương pháp phòng chống ma túy. Lãnh đạo chính quyền và nhà trường khẳng định tình hình ma túy trên địa bàn phường không liên quan đến học sinh trường THPT Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu phát hiện, buổi tối ở khu vực 12
  14. xung quanh hồ Giảng Võ (cách cổng trường 300 mét) có nhiều quán ăn uống vỉa hè. Khách hàng ở các quán đa số trong độ tuổi vị thành niên và thanh niên. Có thể thấy vài khu vực tụ tập nhóm khách hàng hút shisha, bóng cười. Trong đó, một số em vẫn mặc đồng phục trường. Bên cạnh đó, trong phạm vi 01km quanh trường có 04 quán net. Các quán này thường ngột ngạt trong mùi khói thuốc lá, với thành phần khách hàng tương tự. 2.2.1. Tình hình cập nhật thông tin, kiến thức ma túy Về phía học sinh, phần lớn các em định nghĩa ma túy dựa trên tác động đến cơ thể, hiểu là chất cấm cả về mặt đạo đức và pháp luật. Đây là những thông tin cơ bản cho các em có thể tránh xa ma túy từ bản thân. Tuy nhiên, thông tin các loại ma túy cũng như các biến thể không được học sinh nắm rõ. Cần sa và heroin là hai loại được kể tên nhiều nhất. Khách thể nắm rõ nhất về thông tin, kiến thức ma túy là lãnh đạo công an phường Giảng Võ. Hai thành phần khách thể có ảnh hưởng trực tiếp đến học sinh là phụ huynh và giáo viên chỉ có thông tin, kiến thức tương đương với nhóm học sinh. 2.2.2. Tình hình cập nhật thông tin phòng chống ma túy tại địa phương Những khách thể nắm rõ hoạt động phòng chống ma túy chính là những người quản lý các hoạt động đó. Giáo viên, phụ huynh và học sinh vẫn là những người nắm ít thông tin về nội dung các hoạt động. 03 đối tượng này biết rõ nhiệm vụ được giao, ủng hộ và hoàn thành tốt theo chỉ đạo của nhà trường. Có rất nhiều ý kiến về công tác tuyên truyền phòng chống ma túy. Điểm chung duy nhất là học sinh đánh giá công tác chưa được hiệu quả. 13
  15. 2.2.3. Khả năng kiểm soát ma túy học đường Đây là câu hỏi dành riêng cho 03 đối tượng khách thể có mối quan hệ mật thiết: phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và học sinh. Câu hỏi đặt ra nhằm kiểm chứng chéo nhận định của các khách thể về khả năng kiểm soát ma túy học đường. Các câu trả lời từ phía phụ huynh có khuynh hướng kiểm soát thời gian và các mối quan hệ của con mình. Đặc biệt, cô N.T.T.V - chủ nhiệm nhóm học sinh biết rõ từng thành viên nhóm, từ hoàn cảnh, học lực, sở thích, thói quen, tính cách,… Những hoạt động sau giờ học cô thường được biết, mặc dù trước khi thành lập nhóm, các em không cùng một hội bạn. Cô có nguồn tin riêng để kiểm soát mối quan hệ của học trò và xử lý kịp thời khi chuyển biến xấu. Cô khẳng định không có bạn nào dính líu đến ma túy, nhưng hầu hết học sinh đều tò mò và ham vui. Học sinh đánh giá bố mẹ không thể hiện phương pháp cụ thể trong việc phòng chống ma túy học đường cho mình. Phụ huynh hiếm khi đề cập đến vấn đề ma túy, thay vào đó bố mẹ dạy cho học sinh các kỹ năng nhận biết những điều bất thường khi giao tiếp, kỹ năng ứng xử, lựa chọn bạn bè,… 2.2.4. Sở thích, thói quen hằng ngày của nhóm học sinh Mỗi học sinh lại có một sở thích, thói quen riêng. Chủ yếu thành viên nhóm thích đồ ăn uống vặt, địa điểm tiêu thụ đa phần ở khu vực xung quanh trường. Sau giờ học, các em thường về nhà, sử đụng điện thoại, máy tính, tối học bài. Trong đó, bạn P.V.L thường chơi bóng rổ sau giờ học, nói rằng thích uống nước tăng lực. Bạn D.B.L (nữ, 16 tuổi) có lịch làm 14
  16. việc chặt chẽ. Bạn chia sẻ phải dùng cà phê buổi tối thường xuyên để tỉnh táo làm việc. Hầu hết học sinh trong nhóm khi tụ tập bạn bè thường uống trà đá, nước ngọt, đôi khi uống bia, nhưng rất giới hạn. 2.2.5. Quan điểm và thái độ về ma túy Nhìn chung, phần lớn khách thể nhận định xã hội văn minh, dân trí cao giúp con người hạn chế tiêu thụ ma túy bằng các hình thức gây hại như chích, dùng chung kim tiêm,… Bên cạnh đó, vì con người hiểu biết hơn nên họ sẽ có nhiều lựa chọn sử dụng ma túy bằng các cách an toàn hơn. Qua phỏng vấn lãnh đạo UBND, công an phường Giảng Võ và trường THPT Nguyễn Trãi, những câu trả lời đều xác định được các vấn nạn xã hội liên quan đến ma túy như quan hệ tình dục bừa bãi, trộm cắp, cờ bạc, lô đề,... Tất cả khách thể đều đồng ý ma túy cần phải tránh xa. Trong đó, một số ý kiến cho rằng đối với người nghiện, cần phải quan tâm và đối xử khéo léo với họ, để họ không mặc cảm. Ngược lại, có những quan điểm cho rằng, người lạm dụng ma túy sẽ phải nhận những gì xứng đáng, để bản thân họ cảm thấy hối hận và làm gương cho những người khác. Thông tin từ phía học sinh rằng hiện nay, trong trường có nhiều học sinh có biểu hiện tự kỷ, trầm cảm. Các bạn đó cần phải dùng thuốc thường xuyên để kìm hãm rối loạn hành vi. Đó là tiền đề khiến những học sinh đó nghiện thuốc. Nhưng vì lịch học trên lớp kín nên không có thời gian để những học sinh đó đi trị liệu, những hành vi rối loạn có thể vẫn tiếp diễn. Khi đề cập đến học sinh tự kỷ, trầm cảm, tất cả thành viên trong nhóm đều có biểu hiện né tránh. 3. Nhu cầu hoạt động Công tác xã hội 15
  17. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Thông qua việc thu thập các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp, nhà nghiên cứu đã so sánh để phát hiện ra những khác biệt và đánh giá khách quan thực trạng vấn đề nghiên cứu – các yếu tố tác động. Các số liệu định tính tập trung mô tả các vấn đề của nhóm học sinh trên nhiều khía cạnh có tiềm năng liên quan đến ma túy. Bên cạnh đó, các thông tin định tính là nền tảng để lập bảng kế hoạch; bảng thông tin thành viên; xác định được những điểm cần lưu ý ở từng thành viên; xác định được những mối quan hệ mật thiết của nhóm, làm nền tảng cho sơ đồ sinh thái của nhóm học sinh ở chương 3. 16
  18. CHƯƠNG 3 : THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI 1. Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm 1.1. Xác định mục đích hỗ trợ nhóm 1.1.1. Xác định vấn đề Qua tiếp xúc ban đầu và phỏng vấn sâu với nhóm học sinh, tác giả xác định vấn đề thiếu nhận thức ma túy và phòng chống ma túy không bắt nguồn từ cấp độ cá nhân. Các em có những tố chất văn minh, tiến bộ. Đây cũng là dấu hiệu tích cực để thực hành CTXH có kết quả tốt: - Tôn trọng tổ chức của gia đình. - “Có trách nhiệm với gia đình”. - Tiếp thu tốt sự dạy bảo của bố mẹ trong phòng chống ma túy học đường. - “Chấp hành tốt nội quy nhà trường” (theo như phản ánh của cô chủ nhiệm nhóm học sinh) - Nhiệt tình trong sinh hoạt chung. Mặc dù vậy, học sinh vẫn thiếu cập nhật thông tin về ma túy. Các thành viên nhóm không có nguồn thu thập thông tin về tình hình ma túy chính thống, thường chỉ được nghe nói. Ma túy không phải là vấn đề các em quan tâm. Tuy quan điểm và thái độ của 12 học sinh trong nhóm không đáng lo, nhưng đồng thời không thể hiện cơ chế phòng vệ hay sự phản đối nào cho môi trường vẫn tồn tại sự lạc quan, thiếu cảnh giác với các nguồn cung cấp ma túy. Thêm vào đó, ma túy ngày nay còn được ẩn dưới nhiều biến thể khó lường. Tổng hợp ý kiến thành viên nhóm, tác giả xác định nguyên nhân cơ bản của việc tuyên truyền nâng cao nhận thức kém hiệu quả giống như mọi hoạt động tuyên truyền nói chung ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể: 17
  19. - Quy mô đối tượng được hỗ trợ lớn khiến đa phần không nắm bắt hết nội dung. Tương tác với khoảng 2000 học sinh trường THPT Nguyễn Trãi rất khó khăn, trong khi nguồn lực truyền đạt hạn chế, khối lượng thông tin rất lớn, đòi hỏi tiếp xúc trực quan để dễ ghi nhớ. - Hỗ trợ trực tiếp chỉ chưa tới một buổi làm việc, không đủ thời gian và tầm ảnh hưởng đến mọi đối tượng có mặt. Hơn nữa, ma túy có rất nhiều loại và biến thể để có thể nắm bắt hết trong một buổi làm việc. - Qua phỏng vấn sâu lãnh đạo và giáo viên, trong chương trình giao lưu tuyên truyền nâng cao nhận thức thường niên, học sinh có những định hướng chưa đầy đủ về mặt nội dung và phương pháp. Về nội dung, chương trình giao lưu chưa cho học sinh các nguồn thông tin khả tín để cập nhật tình hình ma túy; học sinh chưa hiểu được tâm lý người sử dụng cũng như nguyên nhân con người tìm đến ma túy; chương trình mới phổ biến cách nhận biết các loại ma túy nhưng chưa chỉ ra cách nhận biết người sử dụng,… Các vấn đề quy mô đối tượng được truyền đạt, thời lượng truyền đạt, nguồn lực phục vụ cho hỗ trợ nâng cao nhận thức là một vấn đề thuộc về phương pháp. Quan trọng hơn, nâng cao nhận thức phòng chống ma túy không phải là công việc của một thời gian ngắn. Việc này cần được xác định là vấn đề cần thiết cập nhật. Vì việc cập nhật thông tin ma túy dựa trên nhu cầu cá nhân, nên để hiệu quả hơn, cần xây dựng việc cập nhật dựa trên hoạt động nhóm, lồng ghép với mục đích nhóm và được định hướng, giám sát bởi một người lãnh đạo. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề phương pháp chính là ứng dụng CTXH nhóm để nâng cao nhận thức cho học sinh. 18
  20. 1.1.2. Xác định mục đích Nguyên nhân căn bản nhất, đó là học sinh có ít lựa chọn trong cuộc sống. Việc đi học chiếm phần lớn thời gian trong ngày; bố mẹ bận làm ăn, ít khi trò chuyện với con cái, giao phó trách nhiệm quản lý và dạy dỗ các em cho nhà trường. Thói quen hoạt động lúc rảnh rỗi của các em thường là với điện thoại, máy tính, ăn uống, nói chuyện với bạn bè. Tất cả đều góp phần xây dựng một hệ thống khiến học sinh bị hạn chế trong một số lựa chọn. Giáo dục không chú trọng phát triển trải nghiệm đa dạng, không có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt động ngoại khóa. Học sinh bị hạn chế nhu cầu, thông tin, tầm nhìn và là trở thành đối tượng dễ bị lôi kéo. Giúp nhóm học sinh có thêm nhiều kênh thông tin, tăng cường tham gia, trải nghiệm các hoạt động liên quan là mục đích phát triển chính cho nhóm xuyên suốt tiến trình CTXH. 1.2. Đánh giá khả năng thành lập nhóm 1.3. Thành lập nhóm - Tên nhóm: PSA (Prevent Substance Abuse) - Số thành viên: 12 - Nhóm trưởng: N.D.T - Thủ quỹ/thư ký: N.B.A - Đánh giá nguồn lực: • Nội lực • Ngoại lực 1.4. Định hướng cho các thành viên trong nhóm Tác giả giúp học sinh khái quát được những giai đoạn họ sẽ tham gia, bao gồm cung cấp khái niệm chung, tiến trình hỗ trợ, nhiệm vụ của các thành viên, giải đáp thắc mắc từ buổi đầu. Tác giả tập trung 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2