intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

40
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu với mục tiêu nâng cao khả năng vận dụng và thực hành công tác xã hội cho nhân viên y tế nhằm phối hợp với chuyên môn y tế làm tốt công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế tại Bệnh viện trung ương Quân đội 108

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TẠ VIỆT KHÔI – C01129 ỨNG DỤNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 CHUYÊN NGÀNH : CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ : 60900101 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI – 2020
  2. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghề Công tác xã hội đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. Nghề công tác xã hội là cung cấp các dịch vụ công tác xã hội cho người dân. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh xã hội không bình thường, là những người yếu thế, cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, công tác xã hội đã phát triển trở thành một nghề chuyên nghiệp. Cho đến nay, nhân viên công tác xã hội đã tham gia vào lực lượng lao động ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau như trong y tế, an sinh xã hội, giáo dục, pháp lý. Bên cạnh đó các hiệp hội nghề nghiệp đã được hình thành và phát triển với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới như Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế, Hiệp hội các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế, Hội đồng An sinh xã hội thế giới và các hiệp hội theo các khu vực. Trên thực tế có nhiều lý do không phải là không chính đáng khiến cho người nhà của người bệnh cảm thấy búc xúc như: thời gian chờ đợi lâu, người thân của họ có thể không được chữa trị kịp thời, lo lắng bệnh tật, lo lắng về kinh phí điều trị,... Đây là vấn đề mà không phải ai cũng có thể giải quyết được và do đó rất cần người có chuyên môn và trình độ về công tác xã hội nhất định, có thể làm những dịch vụ hỗ trợ, tham vấn người bệnh, người nhà người bệnh và cả nhân viên trong bệnh viện. Hiện nay, nhân viên công tác xã hội được đào tạo bài bản về công tác xã hội trong các bệnh viện còn thiếu. Các bệnh viện đã tận dụng nguồn nhân lực tại chỗ là nhân viên y tế, với điểm mạnh là kiến thức y khoa nhưng lại chưa được đào tạo bài bản về công tác xã hội. Điều này khiến sự hỗ trợ về mặt xã hội từ phía nhân viên y tế đối với người bệnh còn chưa hiệu quả. Mặt khác, do thiếu những kiến thức cơ bản và cần thiết về công tác xã hội khiến nhiều cán bộ, nhân viên y tế lúng túng, thậm chí sai sót trong quá trình thực hiện chuyên môn y tế. Họ chỉ quan tâm đến các kiến thức về y học mà chưa hiểu hết tâm tư nguyện vọng, những yếu tố về tâm lý của người bệnh, người nhà người bệnh 1
  3. và do vậy chưa điều hòa được một cách chính xác mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, người nhà người bệnh. Trong bối cảnh đó, việc nâng cao tri thức về công tác xã hội cho các cán bộ, nhân viên y tế là hết sức cần thiết. Hoạt động công tác xã hội trong Bệnh viện là các hoạt động hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh và nhân viên y tế trong Bệnh viện nhằm giải quyết các vấn đề xã hội và tâm lý liên quan đến Bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh. Mục đích là hỗ trợ các nhóm đối tượng khắc phục nhưng khó khăn về xã hội để đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Nhân viên Công tác xã hội trong Bệnh viện là cầu nối để giải quyết các mâu thuẫn giữa người bệnh và nhân viên y tế, giữa người bệnh và người bệnh, giữ người bệnh và người nhà người bệnh. Do đó, trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bệnh viện là nơi cần có hoạt động của Công tác xã hội nhất. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thành lập Ban công tác xã hội ngày 25/12/2017. “Quyết định số 4985/QĐ-BV, ngày 25/12/2017 của Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 về việc thành lập Ban Công tác xã hội Bệnh viện”. Tuy nhiên, hoạt động Công tác xã hội mới triển khai tại Bệnh viện được hơn một năm nên còn nhiều cán bộ nhân viên trong Bệnh viện chưa hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Công tác xã hội, dẫn đến quá trình triển khai hoạt động Công tác xã hội có lúc, có nơi chưa hiệu quả. Trên 80% quân số ban công tác xã hội là học các ngành xã hội còn hạn chế về chuyên môn y học nên cũng còn khó khăn khi tiếp xúc hay điện thoại thăm hỏi người bệnh và người nhà người bệnh khi bị hỏi rất nhiều kiến thức liên quan đến giáo dục sức khỏe, kỹ thuật chuyên môn sâu. Với những lý do này chúng tôi đã chọn chủ đề: “Ứng dụng kiến thức Công tác xã hội cho nhân viên y tế tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108” để thực hiện luận văn này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề “Ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế trong bệnh viện Trung ương Quân đội 108”, mô tả thực trạng, hiểu biết của nhân viên y tế đối với công tác xã hội. Nâng cao khả năng vận dụng và thực hành công tác xã hội cho nhân viên y tế nhằm phối hợp với chuyên môn y tế làm tốt công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. 2
  4. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tiếp cận, thu thập và xử lý các thông tin thứ cấp liên quan đến đề tài. Điều tra xã hội học về hiểu biết của nhân viên y tế tại bệnh viện về công tác xã hội và nhu cầu vận dụng tri thức công tác xã hội nhằm nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. Thông qua các hoạt động công tác xã hội nhóm, truyền thông, nhằm nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức công tác xã hội vào các hoạt động của nhân viên y tế. Khuyến nghị các giải pháp qua kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện. 3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 3.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài. 3.2. Các nghiên cứu trong nước 4. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu về việc đưa kiến thức công tác xã hội vào các hoạt động trong Bệnh viện có ý nghĩa khoa học quan trọng. Trong quá trình tổng quan các công trình nghiên cứu, các khái niệm công cụ và nghiên cứu lý thuyết, đề tài sẽ thông qua các phương pháp công tác xã hội nhóm để đưa kiến thức công tác xã hội vào trong hoạt động của bệnh viện nhằm góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh. Đề tài cũng đóng góp một phần nhỏ vào các nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xã hội trong các bệnh viện, tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tại trường Đại học Thăng Long và tại Việt Nam. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn. Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn trong mở rộng sự hiểu biết về công tác xã hội, cung cấp kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế, từ đó giúp cho công việc khám, chữa bệnh cho người bệnh đạt hiệu quả cao. Đề tài cũng đưa ra những khó khăn và thuận lợi trong thực tiễn hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và là cơ sở để đóng góp ý kiến cho Ban Giám đốc góp phần đưa hoạt động công tác xã hội ngày càng có hiệu quả 5. Đóng góp mới của luận văn Luận văn nhằm đưa ra những kiến thức tổng quan và các khái niệm về công tác xã hội trong bệnh viện. Luận văn cũng đưa ra những kết quả nghiên cứu thực trạng, những khó khăn và thuận lợi 3
  5. trong việc đưa kiến thức công tác xã hội vào các hoạt động của bệnh viện và hoạt động công tác xã hội bằng công tác xã hội nhóm tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Từ đó đề xuất các kiến nghị, các giải pháp để cải thiện, nâng cao hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện. 6. Đối tượng nghiên cứu. Nâng cao khả năng ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 7. Khách thể nghiên cứu - 50 người bệnh trong bệnh viện. - 50 nhân viên y tế trong bệnh viện. 8. Câu hỏi nghiên cứu Hiện trạng các hoạt động của công tác xã hội tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 như thế nào? Nhu cầu nâng cao kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện nay? Những kiến thức của công tác xã hội sẽ hỗ trợ như thế nào cho chuyên môn của nhân viên y tế? 9. Giải thuyết nghiên cứu. Nhiều cán bộ nhân viên y tế trong bệnh viện chỉ chú trọng vào chuyên môn y tế vì nhiều lý do khác nhau mà chưa chú ý đến vận dụng các kiến thức và kỹ năng của công tác xã hội trong hỗ trợ thực hiện chuyên môn. Nhân viên y tế có nhu cầu được hỗ trợ và cung cấp kiến thức và kỹ năng công tác xã hội. Việc ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện. 10. Phạm vi nghiên cứu - Thời gian: 04 tháng (Từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2019). - Không gian: Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - Nội dung: Ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế tại bệnh viện Trung tương Quân đội 108. 11. Phương pháp nghiên cứu. 11.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp 11.2. Phương pháp điều tra Xã hội học 11.3. Phương pháp Công tác xã hội nhóm. 4
  6. 11.4. Phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung PHẦN 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Một số khái niệm nghiên cứu. 1.1.1. Công tác xã hội. 1.1.2. Công tác xã hội nhóm 1.1.3. Nhân viên Công tác xã hội. 1.1.4. Y tế 1.1.5. Bệnh viện 1.1.6. Nhân viên y tế 1.1.7. Công tác xã hội trong Bệnh viện 1.1.8. Truyền thông 1.2. Phương pháp luận. 1.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng 1.2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử. 1.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu. 1.3.1. Hướng tiếp cận Y học. 1.3.2. Hướng tiếp cận Xã hội học. 1.3.3. Hướng tiếp cận Tâm lý học. 1.4. Các lý thuyết áp dụng. 1.4.1. Thuyết nhu cầu của Maslow 1.4.2 Thuyết nhận thức hành vi. 1.5. Chính sách pháp luật của nhà nước về Công tác Xã hội. Ngày 25/3/2010 “Đề án phát triển nghề Công tác xã hội ở Việt Nam, giai đoạn 2010-2020” được thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt số 32/2010/QĐ -TTg. Thông tư 08/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 25/8/2010 quy định chức danh, mã số ngạch viên chức Công tác xã hội; Thông tư số 34/2010/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ngày 8/11/2010 quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Công tác xã hội. Đề án “Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế giai đoạn 2011-2020” đã được Bộ Y tế ký quyết định ban hành số 2514/QĐ-BYT vào ngày 15/7/2011 [6]. Đề án hướng đến mục tiêu hình thành và phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế, từ đó 5
  7. góp phần tăng cường chất lượng, hiệu quả chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thông tư 43/2015/TT-BYT ngày 26/11/2015 quy định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện Công tác xã hội trong bệnh viện thì đã có thêm nhiều bệnh viện triển khai hoạt động này. Thông tư đã chỉ ra được 7 nhóm nhiệm vụ Công tác xã hội của bệnh viện, cơ cấu tổ chức phòng Công tác xã hội và sự phối hợp trong thực hiện Công tác xã hội tại bệnh viện. 1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện nay là Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối của ngành Quân y và là Bệnh viện hạng đặc biệt của Quốc gia với chức năng nhiệm vụ: Khám, cấp cứu thu dung điều trị cho các đối tượng người bệnh: quân nhân tại chức, bảo hiểm quân và nhân dân thuộc diện thu một phần viện phí. Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng là cơ sở đào tạo sau đại học. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NHÂN VIÊN Y TẾ VẬN DỤNG KIẾN THỨC CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN. 2.1. Hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Trung tương Quân đội 108. 2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác xã hội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Ban Công tác xã hội được thành lập ngày 25/12/2017 với cơ cấu nhân sự gồm 66 người được chia làm 5 bộ phận: Bộ phận truyền thông, Bộ phận tư vấn hỗ trợ người bệnh, Bộ phận chăm sóc người bệnh qua điện thoại, bộ phận vận động tài trợ và tổ chức sự kiện, bộ phận nhà lưu trú phục vụ người bệnh và người nhà người bệnh. Chức năng: - Là bộ phận đầu mối tổ chức, triển khai và tham mưu cho Giám đốc Bệnh viện về công tác xã hội Bệnh viện. - Là cầu nối giữa nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh. Có chức năng quản lý thống nhất và phối hợp với các đơn vị trong Bệnh viện để cung cấp các dịch vụ về công tác xã hội nhằm hỗ trợ người bệnh được thụ hưởng một cách hiệu quả các dịch vụ chăm sóc y tế và tâm lý – xã hội trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. 6
  8. Nhiệm vụ: - Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về Công tác xã hội cho người bệnh, người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh + Chủ động đón tiếp, chỉ dẫn người bệnh, tư vấn về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, người nhà người bệnh. + Tổ chức thăm hỏi người bệnh và người nhà người bệnh, nắm bắt thông tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh gia đình để tìm hiểu mức độ cần hỗ trợ về tài chính, tâm lý, xã hội của người bệnh. + Giới thiệu, cung cấp thông tin, tư vấn về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện cho người bệnh và người nhà người bệnh trong suốt quá trình khám, chữa bệnh tại Bệnh viện; Tư vấn về chính sách bảo hiểm y tế. + Tư vấn, cung cấp thông tin cho người bệnh và người nhà người bệnh trong trường hợp người bệnh có chỉ định chuyển viện, chuyển tuyến dưới điều trị và ra viện. + Phối hợp, hướng dẫn các tổ chức, tình nguyện viên, các cá nhân có nhu cầu thực hiện, hỗ trợ về Công tác xã hội trong Bệnh viện. + Hỗ trợ khẩn cấp các dịch vụ Công tác xã hội cho Người bệnh gặp vấn đề tâm lý, bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực giới…nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. - Tổ chức thông tin truyền thông, quan hệ công chúng và chăm sóc khách hàng + Phối hợp thực hiện công tác truyền thông, cung cấp thông tin báo chí và quan hệ công chúng; Quảng bá, giới thiệu hình ảnh Bệnh viện, các sự kiện trong Bệnh viện, giới thiệu những tiến bộ và thành tựu đạt được của Bệnh viện. + Chủ trì và phối hợp các đơn vị xây dựng nội dung, tài liệu, ấn phẩm, tờ rơi giới thiệu các dịch vụ của Bệnh viện, dịch vụ của Bệnh viện đến người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng. + Chủ trì và phối hợp tổ chức truyền thông, phổ biến các chính sách, pháp luật có liên quan đến khám chữa bệnh, dịch vụ của Bệnh viện cho nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh. + Gọi điện thoại cho người bệnh sau ra viện khảo sát khả năng đáp ứng, lấy ý kiến đóng góp, tư vấn khám chữa bênh, giải đáp thắc mắc về công tác khám chữa bệnh, quyền lợi được hưởng của người bệnh. Tổ chức quản lý các hòm thư góp ý của Bệnh viện. 7
  9. - Vận động và sử dụng đúng quy định, đúng mục đích nguồn tài trợ cho người bệnh và nhân viên Bệnh viện + Làm đầu mối trong Bệnh viện thực hiện tuyên truyền, vận động sự tham gia, ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. + Vận động tài trợ gây quỹ hỗ trợ cho người bệnh nghèo; hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. + Phối hợp tổ chức vận động và hỗ trợ đối với nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo. - Phối hợp với các cơ quan trong công tác tham mưu và giải quyết các góp ý, khiếu nại của người bệnh và người nhà người bệnh. - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng về Công tác xã hội tại đơn vị. + Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về Công tác xã hội cho nhân viên y tế. + Phối hợp đào tạo và xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm Công tác xã hội tại các khoa/phòng trong Bệnh viện. - Hỗ trợ nhân viên y tế + Động viên, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với người bệnh trong quá trình điều trị tại Bệnh viện. + Hỗ trợ, động viên nhân viên y tế khi gặp vấn đề về kinh tế và khi họ gặp vấn đề về tâm lý, tinh thần. 2.1.2. Kết quả hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. 2.1.2.1. Hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn người bệnh Hiện nay Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 đã triển khai nhân viên công tác xã hội tiếp đón tại khoa khám bệnh và các khu vực của Cụm công trình trung tâm với nhiệm vụ hướng dẫn giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh về quy trình khám; cung cấp thông tin, tư vấn cho người bệnh, người nhà người bệnh có chỉ định chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Hỗ trợ thủ tục vào viện hoặc xuất viện; hỗ trợ tư vấn về chế độ quyền lợi, nghĩa vụ, các quy định của Bệnh viện. 2.1.2.2. Hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng. Theo báo cáo kết quả hoạt động của Ban Công tác xã hội tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108 thì bộ phận truyền thông gồm 06 nhân viên truyền thông chuyên trách và 06 nhân viên bán chuyên trách. Tổng số tin, bài về Bệnh viện được đăng tải trong năm 2019 là 3.161 bài trên các phương tiện truyền thông Web Bệnh viện, mạng xã hội và Nội san 108 Vì sức khỏe cộng đồng 3 tháng/ số. Công tác truyền thông trong 8
  10. toàn Bệnh viện đã có bước phát triển mới theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của truyền thông tại Bệnh viện 900 824 800 700 600 505 500 400 300 200 116 100 29 9 0 Fanpage Bệnh Báo điện tử Truyền hình Báo in Phát thanh viện, Website, Youtube (Nguồn: Báo cáo hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện TWQĐ 108) 2.1.2.3. Hoạt động điện thoại, chăm sóc người bệnh. Duy trì điện thoại thăm hỏi, tư vấn, tiếp nhận các ý kiến phản ánh và đóng góp của người bệnh, người nhà người bệnh về chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thông qua hệ thống IPCC. Bộ phận chăm sóc người bệnh bằng điện thoại duy trì 06 bàn điện thoại viên thăm hỏi, tư vấn, tiếp nhận các ý kiến phản ánh và đóng góp của người bệnh, người nhà người bệnh về chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 tiếp nhận các ý kiến phản ánh, đóng góp qua đường dây nóng 1900.986869. Số lượng người bệnh nội trú và ngoại trú đã gọi: 86.502 lượt, với tỷ lệ hài lòng trên 95%. 2.1.2.4. Hoạt động tổ chức sự kiện, vận động tài trợ Làm đầu mối trong Bệnh viện thực hiện tuyên truyền, vận động sự tham gia, ủng hộ từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể hỗ trợ người bệnh có hoàn cảnh khó khăn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Phối hợp tổ chức vận động và hỗ trợ đối với nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, bệnh hiểm nghèo 2.1.2.5. Hoạt động nhà lưu trú. 9
  11. 2.2. Nhân viên y tế vận dụng kiến thức công tác xã hội trong hoạt động của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hiện nay, Công tác xã hội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ hài hòa giữa tinh thần và thể chất của người bệnh, giữa người bệnh với người thân, giữa người bệnh với những người xung quanh và với nhân viên y tế do đó Bệnh viện là nơi cần có dịch vụ công tác xã hội nhất. Bảng 2.1: Một số công việc mà nhân viên y tế đang đảm nhiệm hiện nay TT Nội dung Có Không Tiếp đón người bệnh và cung cấp thông 1 57.4 42.6 tin về quy trình khám chữa bệnh 2 Khám bệnh tại phòng khám 24.1 75.9 3 Làm tại các khoa cận lâm sàng 36.3 53.7 Khám bệnh và điều trị tại các khoa lâm 4 17.8 72.2 sàng 5 Thực hiện y lệnh điều trị 40.8 59.2 Hướng dẫn, kết nối người bệnh với bộ phận 6 50 50 hỗ trợ của bệnh viện Hướng dẫn, kết nối người bệnh với các 7 29.7 70.4 dịch vụ hỗ trợ xã hội ngoài bệnh viện Nhiệm vụ hành chính (thanh toán, thủ tục 8 38.9 61.1 ra viện). (Kết quả khảo sát 11/2019) Từ đó cho thấy, ngoài những công việc chuyên môn như khám chữa bệnh, làm việc tại các khoa lâm sàng, khám và điều trị tại các khoa lâm sàng; thực hiện y lệnh điều trị thì hiện nay nhân viên y tế đang tham gia hỗ trợ một công việc thuộc hoạt động Công tác xã hội như: Tiếp đón người bệnh và cung cấp thông tin về quy trình khám chữa bệnh; Hướng dẫn, kết nối người bệnh với bộ phận hỗ trợ của Bệnh viện; Hướng dẫn, kết nối người bệnh với các dịch vụ hỗ trợ xã hội ngoài Bệnh viện. Theo kết quả khảo sát để đánh giá về khả năng đáp ứng của nhân viên y tế đối với hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện: 10
  12. Biểu đồ 2.2. Khả năng đáp ứng của Nhân viên y tế tại Bệnh viện Khả năng đáp ứng của NVYT tại Bệnh viện 5% 8% 31% 56% Quá tải trầm trọng Quá tải Vừa phải Không có ý kiến (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài năm 2019) Theo kết quả khảo sát có 56% nhân viên y tế đánh giá lượng người bệnh khám chữa bệnh tại Bệnh viện hiện nay là vừa phải; có 5% nhân viên Y tế đánh giá là quá tải trầm trọng; 8% nhân viên y tế không có ý kiến; có 31% nhân viên y tế đánh giá quá tải. Từ đó cho thấy rằng, vẫn còn những nhân viên y tế cảm thấy áp lực trong công việc; cảm thấy mình chưa đáp ứng. Vì vậy Công tác xã hội tại Bệnh viện có vai trò quan trọng giúp cho nhân viên giảm tải và áp lực trong công việc. Kết quả khảo sát về mức độ hài lòng của Nhân viên y tế trong công việc như sau: 11
  13. Biểu đồ 2. 3. Mức độ hài lòng của Nhân viên y tế trong công việc Mức độ hài lòng của NVYT trong công việc 12% 22% 66% Rất hài lòng Hài lòng Chưa hài lòng (Nguồn: Kết quả khảo sát từ đề tài năm 2019) Đánh giá chung về mức độ hài lòng của Nhân viên y tế chỉ có 22.2% nhân viên y tế thật sự hài lòng với những hoạt động mà hằng ngày nhân viên y tế làm, từ đó cho thầy rằng trong quá trình làm việc nhân viên y tế vẫn còn một số áp lực nguyên nhân có thể do: Thiếu kỹ năng mềm khi làm việc; công việc chuyên môn áp lực; mối quan hệ xã hội, đồng nghiệp... Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh và giảm như áp lực của nhân viên Y tế thì Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thành lập Ban Công tác xã hội đang được triển khai khá hiệu quả các hoạt động công tác xã hội với tổng đội ngũ nhân viên làm Công tác xã hội là 68 nhân viên, phụ trách ở những vị trí quan trọng như: Quầy tiếp đón tại sảnh tầng trệt và quầy tiếp đón thuộc Khoa lâm sàng. Hầu hết nhân viên đều được đào tạo một cách chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn về chuyên ngành Công tác xã hội. Theo kết quả khảo sát cho thấy rằng: 12
  14. Biểu đồ 2. 4. Sự hiểu biết về công tác xã hội của nhân viên bệnh viện 100 87 80.4 80 61.1 60 53.7 49.3 46.3 40.7 38.9 40 29.6 20 13 0 Cán bộ được Bác sỹ Điều dưỡng Cán bộ một Tình nguyện đào tạo về số phòng viên bên chuyên chức năng ngoài ngành CTXH Có Không (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài 2019) Phần lớn nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là cán bộ được đào tạo về chuyên ngành công tác xã hội chiếm tỷ lệ 87%. Đây là cơ hội thuận lợi giúp cho nhân viên y tế có thể dễ dàng để học hỏi, bổ sung, cải thiện một số kỹ năng về công tác xã hội trong quá trình khám và chữa bệnh cho người bệnh. Hoạt động về công tác xã hội của người bệnh nội trú là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng về cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp về công tác xã hội trong bệnh viện nhằm giúp họ giảm bớt gánh nặng bệnh tật, xây dựng mối quan hệ hài hoà giữa thể chất và tinh thần, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Nhu cầu cung cấp dịch vụ của các nhóm người bệnh nội trú với đặc điểm bệnh lý và tâm lý khác nhau sẽ có sự khác nhau. 13
  15. Bảng 2.2: Khả năng vận dụng công tác xã hội trong hoạt động của nhân viên y tế TT Nội dung Có Không Hỗ trợ, tư vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho người bệnh và I người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh. Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về 1 Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện cho 57.4 42.6 người bệnh 2 Hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần cho người bệnh 57.4 42.6 Tổ chức hỏi thăm NB và NNNB để năm bắt thông 3 tin về tình hình sức khỏe, hoàn cảnh khó khăn 50.0 50.0 của NB, xác định mức độ và có phương án hỗ trợ II Truyền thông, quan hệ công chúng 1 Viết tin bài truyền thông, hỗ trợ người bệnh 45.5 55.5 2 Tham gia website, fanpage, của bệnh viện 68.5 32.5 III Vận đồng tài trợ, tổ chức sự kiện 1 Vận động, tìm kiếm nguồn lực, tiếp nhận tài trợ 67.5 32.5 Công tác tiếp nhận, quản lý, phát quà và các suất 2 46.3 53.7 ăn từ thiện 3 Hướng dẫn chế độ chính sách, bảo hiểm y tế 66.7 33.3 4 Hỗ trợ tổ chức, tham gia các CLB người bệnh 55.6 44.4 Hỗ trợ tổ chức sự kiện, thông tin truyền thông, 5 59.3 40.7 giáo dục sức khỏe. (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài 2019) Theo kết quả khảo sát cho thấy có 57.4% nhân viên y tế đã hoạt động tiếp đón người bệnh và cung cấp thông tin về quy trình khám chữa bệnh đây là hoạt động đạt tỷ lệ rất cao là do Khoa khám bệnh là khu vực phát sinh các thủ tục hành chính nhiều nhất. Vì vậy bố trí nhân viên y tế và nhân viên Công tác xã hội tại các quầy tiếp đón có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh trong quá trình đến khám và điều trị. Theo kết quả khảo sát có 66.7% nhân viên y tế đã tham gia vào hướng dẫn chế độ chính sách, kế tiếp là vận động, tìm kiếm nguồn lực, tiếp nhận tài trợ 67.5%. Kết quả phỏng vấn sâu người bệnh cho thấy nhu cầu được cung cấp thông tin liên quan đến chi phí điều trị và chính sách bảo hiểm y tế là khá cao. 14
  16. Có 57,4% nhân viên y tế tham gia vào hoạt động hỗ trợ tâm lý, động viên tinh thần cho người bệnh 57.4%. Có 50,05% nhân viên y tế tham gia vào hoạt động thăm hỏi, động viên về tình trạng sức khỏe và hoàn cảnh khó khăn của gia đình. Theo kết quả khảo sát hoạt động “Vận động, tìm kiếm nguồn lực, tiếp nhận tài trợ” có 45.5% nhân viên y tế tham gia; có 68.5% nhân viên y tế tham gia “Tham gia website, fanpage, của bệnh viện”. Như vậy, bộ phận truyền thông tại Bệnh viện đã chuyền tại thông tin trên nhiều phương tiện truyền thông như hoạt động của trang Facebook “Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” tạo sự liên kết rộng rãi giữa Website Bệnh viện với Fanpage; youtube của Bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng và sự phổ biến của trang Web; chủ động sản xuất tin, bài, ảnh, video về các ca bệnh đặc biệt được cứu chữa thành công, các kỹ thuật mới. Thông tin của Bệnh viện cung cấp cho nhiều loại hình báo chí như: Truyền hình, phát thanh, báo giấy, báo điện tử; thành lập Group “cán bộ nhân viên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” – Diễn đàn chia sẻ, trao đổi thông tin, gắn kết cán bộ, nhân viên Bệnh viện. Đánh giá chung về mức độ hài lòng của người bệnh khi đến khám tại Khoa/phòng khám bệnh. Biểu đồ 2. 5. Mức độ hài lòng khi Người bệnh nội trú đến khám tại Khoa/Phòng khám bệnh 8, 8% 4, 4% Rất hài lòng 42, 41% Hài lòng Chưa hài lòng 48, 47% Không có ý kiến (Nguồn: Kết quả khảo sát đề tài 2019) 15
  17. Theo kết quả khảo sát, cho thấy rằng có 48% người bệnh hài lòng khi đến khám tại Bệnh viện; 42% NB nội trú rất hài lòng, tuy nhiên vẫn còn 4% người bệnh chưa hài lòng. Như vậy cho chúng ta thấy rằng để nâng cao được mức độ hài lòng của người bệnh khi đến khám tại Bệnh viện, hoạt động công tác xã hội là một trong những hoạt động đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, do số lượng người bệnh tại Bệnh viện là rất đông, ngày cao điểm bệnh nhân nội trú tại bệnh viện là gần 2000 bệnh nhân, ngoại trú hơn 5000 lượt khám (Theo báo cáo tổng kết quý 2/2019). Trong khi đó nguồn lực cho hoạt động công tác xã hội còn rất hạn chế nên việc đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tâm lý – xã hội trong quá trình khám chữa bệnh của người bệnh nội, ngoại trú cũng còn khó khăn. Do đó, hoạt động công tác xã hội cũng cần có sự hỗ trợ từ phía nhân viên y tế để hoàn thành nhiệm vụ. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Hiện nay tại các bệnh viện tuyến cuối số lượng người bệnh đến khám và điều trị đông, nhân viên y tế thường tập trung thời gian cho công tác chuyên môn nên không có thời gian, khả năng giải quyết những vấn đề về tâm lý, xã hội và những bức xúc của người bệnh liên quan đến bệnh tật và quá trình khám chữa bệnh như: Hướng dẫn giải thích về quy trình khám chữa bệnh, tư vấn về phác đồ điều trị, các phòng ngừa bệnh tật cho đến hỗ trợ về tâm lý, tinh thần cho người bệnh, cung cấp thông tin về chất lượng các loại dịch vụ ngoài y tế. Dẫn đến một số nhân viên y tế cảm thấy áp lực trong công việc; và cho rằng bản thân mình chưa đáp ứng được công việc. Nguyên nhân có thể do thiếu một số kỹ năng mềm như: Thiếu kỹ năng giao tiếp và trình bày vấn đề, kỹ năng lên kế hoạch và giải quyết vấn đề và trong quá trình làm việc chưa linh hoạt, nhạy bén, hăng hái, nhiệt tình trong công việc; thiếu sự năng động và tích cực trong nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức xã hội. Như vậy, để giảm áp lực cho nhân viên y tế trong quá trình làm việc và mang lại sự hài lòng trong quá trình khám chữa bệnh cho người bệnh thì hoạt động công tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhân viên y tế giải quyết những vấn đề khúc mắc trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc người bệnh. 16
  18. CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM NÂNG CAO KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN 3.1. Ứng dụng kiến thức Công tác xã hội đối với nhân viên y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 3.1.1. Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108. Để đẩy mạnh hoạt động Công tác xã hội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp thiết thực và phù hợp. - Những giải pháp về công tác truyền thông, tuyên truyền, giáo dục. - Giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Công tác xã hội. - Giải pháp về nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên. 3.1.2. Sự cần thiết của việc áp dụng kiến thức Công tác xã hội đối với nhân viên Y tế. Nhân viên Công tác xã hội trong bệnh viện có vai trò quan trọng, với những yêu cầu cao trong công việc, sáng tạo trong phương pháp giúp đỡ những người bệnh có nhu cầu và một yêu cầu quan trọng đó là phải có kiến thức y tế cơ bản, vì vậy việc sử dụng chính nhân viên y tế vào các hoạt động công tác xã hội có những ưu thế nhất định. Việc nhân viên y tế tham gia vào các hoạt động công tác xã hội giúp tăng hiệu quả hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh viện, tăng cường kết nối giữa bệnh nhân và nhân viên y tế, nhân viên y tế với nhân viên công tác xã hội và nâng cao mối liên kết giữa nhân viên y tế với nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống. Qua những hoạt động công tác xã hội, nhân viên y tế cũng thấu hiểu được vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện. Trong hoạt động công tác xã hội nhóm, nhóm nhân viên y tế được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm; và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của nhân viên công tác xã hội trong Bệnh viện. 3.1.3. Ứng dụng tiến trình Công tác xã hội nhóm đối với nhóm Nhân viên Y tế tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm. B1.1. Xác định mục đích hỗ trợ nhóm. 17
  19. Trong suốt thời gian làm việc với nhóm thân chủ tại bệnh viện, nhóm chúng tôi đã thống nhất và đưa ra mục đích cuối cùng đó là thông qua quá trình tương tác và thực hành tạo ra sự gắn kết giữa nhân viên công tác xã hội và các thành viên nhóm, giúp các nhân viên y tế có thêm kiến thức, kĩ năng cần thiết về hoạt động công tác xã hội. Từ đó hỗ trợ một cách hữu ích cho bản thân và công việc chuyên môn y tế một cách thiết thực nhất. Nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhân viên y tế một cách hiệu quả, tiến tới giảm các yếu tố gây cản trở quá trình hỗ trợ điều trị cho người bệnh. Đồng thời cung cấp kiến thức kỹ năng cần thiết về công tác xã hội cho các thành viên, từ đó tiếp thêm động lực để các thành viên làm việc tốt hơn tại khoa của mình. Tổ chức các buổi sinh hoạt nhóm thông qua đó giúp các thành viên trong nhóm phát huy hết năng lực của bản thân đồng thời chia sẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình làm việc. Phối hợp với các đồng nghiệp trong khoa để kịp thời cập nhật kiến thức thông tin mới về một số kỹ năng trong hỗ trợ giúp đỡ người bệnh. Bên cạnh đó kết nối nguồn lực giữa Ban Công tác xã hội Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhân viên công tác xã hội, các bệnh viện có phòng công tác xã hội để hỗ trợ tối đa cho các thành viên. B1.2. Lập nội quy định trong nhóm hoạt động. B1.3. Đánh giá khả năng thành lập nhóm. 1.3.1. Đánh giá khả năng tham gia của các thành viên nhóm. Trong quá trình khảo sát, lựa chọn kỹ lưỡng thành viên trong nhóm có độ tuổi, giới tính khác nhau, nhưng cũng làm việc tại Bệnh viện TWQĐ 108 và đều là điều dưỡng viên. Sau quá trình lựa chọn và gặp gỡ, nhóm thân chủ tự nguyện tham gia hoạt động nhóm gồm có 05 thành viên. Từ những điều kiện nói trên, chúng ta nhận thấy rằng khả năng thành lập nhóm can thiệp đối với nhóm điều dưỡng đã bước đầu thành công với số lượng thành viên nhóm là 05 thành viên. 1.3.2. Đánh giá khả năng tài trợ nhóm và các nguồn lực khác. B1.4. Thành lập nhóm, chọn nhóm viên Trong quá trình thu thập thông tin qua phiếu khảo sát ý kiến, phỏng vấn sâu, đã xác định được những điều dưỡng có nhu cầu bổ sung kiến thức công tác xã hội. Chúng tôi lựa chọn nhóm thân chủ này vì các thành viên trong nhóm có những vấn đề và đặc điểm chung như: đều là điều dưỡng, đa phần là nhân viên của cùng một 18
  20. khoa (khoa mới được thành lập từ tháng 07/2019), có cùng mục đích tham gia và dễ dàng thành lập một nhóm để duy trì gặp mặt trong suốt thời gian hoạt động cũng như dễ dàng hơn trong việc hỗ trợ nhóm. Sau đó nhân viên điều dưỡng tham gia xin phép lãnh đạo Phòng/Ban/ Khoa mình đang công tác. Bảng 3. 1: Thông tin cá nhân của thành viên trong nhóm. TT Họ và tên Năm sinh Trình độ học vấn Khoa 1 Phạm Thị Huyền 1981 Đại học điều dưỡng Nội tiết 2 Hoàng Thị Việt Hà 1981 Đại học điều dưỡng Nội tiết 3 Nguyễn Mai Phương 1987 Đại học điều dưỡng Nội tiết Cao đẳng điều 4 Trần Thị Huệ 1990 dưỡng Nội tiết 5 Lê Hữu Lự 1975 Thạc sỹ điều dưỡng Bệnh phổi Sau quá trình trao đổi, nhân viên điều dưỡng đã nhận được sự đồng ý. B1.5. Định hướng cho các thành viên trong nhóm. Sau khi thành lập nhóm, nhóm xây dựng tiếp các hoạt động, trước tiên là buổi sinh hoạt nhóm đầu tiên. Và định hướng cho các thành viên trong nhóm xác định được mục đích hoạt động của nhóm, hình thức hoạt động của nhóm, tiến trình hoạt động với nhóm, tiến hành hoạt động nhóm. Cụ thể: Mục đích thành lập nhóm: Ứng dụng kiến thức công tác xã hội cho nhóm nhân viên y tế tại Bệnh viện TWQĐ 108. Hình thức hoạt động của nhóm: Tham vấn, thảo luận nhóm, tham gia trò chơi nhóm. Tiến trình hoạt động với nhóm được thực hiện thông qua các bước của tiến trình công tác xã hội nhóm: Cụ thể: Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm Giai đoạn 2: Giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động Giai đoạn 3: Giai đoạn can thiệp/ Thực hiện nhiệm vụ. Bước 4: Giai đoạn kết thúc Kết luận về hoạt động của nhóm. Duy trì các hoạt động trong tương lai. B1.6. Chuẩn bị về môi trường 1.6.1 Chuẩn bị về cơ sở vật chất. 1.6.2. Chuẩn bị về tài chính Bước 2: Giai đoạn bắt đầu hoạt động B2.1. Các hoạt động trong giai đoạn nhóm bắt đầu hoạt động 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2