intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò công tác xã hội trong việc phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

38
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu lý luận công tác xã hội trong phòng chống thiên tai, thực trạng phòng chống thảm họa thiên tai từ thực tiễn xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò công tác xã hội trong việc phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng

  1. LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thiên tai là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, do sự phá hoại và gây hại lớn về người và tài sản cho nhà nước và nhân dân. Việt Nam là một quốc gia chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với tình trạng thiên tai khá khắc nghiệt, đặc biệt là khu vực Miền Bắc và Bắc Trung bộ. Trong những năm gần đây, ở nước ta thiên tai đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP ( 2007). Trong 5 năm (2001-2005), GDP tăng bình quân 7.51%. Năm 2006 là 8.17% và năm 2007 là 8.48% (Nguyễn Văn Thường, Nguyễn Kế Tuấn, 2007). Riêng năm 2015 theo BCĐTƯ về PCTT thiệt hại do thảm họa thiên tai khoảng 8.114 tỷ đồng, năm 2016 là khoảng 39.726 tỷ đồng, tăng gấp gần 5 lần so với năm 2015. Đặc biệt theo Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) năm 2017 thiệt hại do thảm họa thiên tai gây ra khoảng 60.000 tỷ đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2016 (riêng cơn bão số 12 và mưa lũ sau bão đã làm 123 người chết và mất tích thiệt hại kinh tế khoảng 22.680 tỷ đồng). Việt Nam có 70% dân số có nguy cơ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai (Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, 2014). Thiên tai làm chậm tiến trình xóa đói giảm nghèo, đặc biệt những vùng thường xuyên phải đối mặt với thiên tai và làm cho ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo càng trở nên mong manh và khó kiểm soát. Nhiều người dân vừa mới thoát nghèo thì lại bị tái nghèo bởi thiên tai. Chỉ sau một cơn bão, nhiều gia đình mất nhà, mất phương tiện sản xuất, gia súc, gia cầm... và họ trở thành những người nghèo và yếu thế 1
  2. trong xã hội. Không chỉ vậy, sau thiên tai nhiều người bị thiệt mạng, bị thương, bị mất tích và đã khiến những người sống sót hoảng loạn và ảnh hưởng tâm lý rất rõ như hối tiếc, đau buồn, lo âu và sợ hãi. Như trên đã nói, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, đồng thời cũng nằm trong một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nên thường xuyên phải gánh chịu nhiều cơn bão lớn trên thế giới. Với trên 125 km bờ biển, là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của bão lũ. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, hàng năm thành phố Hải Phòng chịu ảnh hưởng từ 1-5 cơn bão đổ bộ (Báo cáo phòng chống thiên tai, UBND TP Hải Phòng, 2006 ). Ví dụ năm 2005 Hải Phòng chịu tác động 3 cơn bão số 2, số 6 và số 7 thiệt hại hơn 300 tỷ đồng. Đỉnh điểm là cơn bão Sơn Tinh đổ bộ trực tiếp ngày 29/10/2012 gây thiệt hại cho nhân dân thành phố gần 1000 tỷ đồng. Đặc biệt bão thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng, sóng to và nước dâng gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế. Tình hình thiên tai diễn ra ngày càng bất thường và khó lường hơn. Bão diễn ra với cường độ mạnh, đường đi khó dự báo và không theo mùa. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như: Mưa lớn, nắng nóng, rét hại ... diễn ra nhiều hơn. Việc ứng phó với các hậu quả thiên tai cần có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội. Đặc biệt là ngành công tác xã hội, ở đó nhân viên công tác xã hội được ví như là bác sỹ xã hội, nghĩa là chữa bệnh xã hội liên quan đến con người, chăm sóc con người ở khía cạnh xã hội. Công tác xã hội kế thừa 4 chức năng cơ bản của y học: phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển trong quản lý và giảm nhẹ thảm họa. Nhân viên công tác xã hội ứng dụng chuyên nghiệp các giá trị, nguyên tắc, kỹ năng và kỹ thuật công tác xã hội đã có được thông qua đào tạo để hỗ trợ trực tiếp các cá nhân, gia đình và cộng đồng là nạn nhân của thảm họa. Thực tế hiện nay, các hoạt động phòng chống thảm họa thiên tai ở Hải Phòng nói riêng và ở Việt Nam nói chung vẫn còn có sự vắng bóng hay mờ nhạt vai trò của nhân viên công tác xã hội. Mặc dù, sự can thiệp của nhân viên công tác xã hội xã hội trong phòng chống thảm họa thiên tai có vai trò rất quan trọng vì người làm công tác xã hội chuyên nghiệp góp phần trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội trước, trong và sau thảm họa, đồng thời thúc đẩy môi 2
  3. trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa thảm họa góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Thiên tai là vấn đề rộng lớn, do đó tôi chọn vấn đề thiên tai bão để nghiên cứu để cùng cộng đồng nơi tôi sinh sống, giảm nhẹ được rủi ro do thiên tai bão gây ra. Bản thân tôi hiện nay công tác tại Hội Nông dân huyện Tiên Lãng, là địa phương thuần nông nghiệp (67%). Tỷ lệ hội viên chiếm 48% dân số, do đó mong muốn được tuyên truyền cho hội viên để giảm thiệt hại trước, trong, sau thiên tai bão về kinh tế và tính mạng. Xuất phát từ lý do thực tiễn trên, tôi đã lựa chọn đề tài thạc sĩ " Vai trò công tác xã hội trong việc phòng chống thảm họathiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng" cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu lý luận công tác xã hội trong phòng chống thiên tai, thực trạng phòng chống thảm họa thiên tai từ thực tiễn xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. Từ đó, đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. 2.2. Nhiệm vụ 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tiếp cận và tìm hiểu cơ sở lý luận công tác xã hội trong phòng chống thiên tai. - Khảo sát thực trạng phòng chống thảm hoạ thiên tai dựa vào cộng đồng và nhu cầu hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm hoạ thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng thông qua phương pháp điều tra xã hội học. - Mặc dù luận văn đề cập tới vai trò của CTXH trong phòng chống thảm họa, nhưng ở đây để nổi bật được vai trò của CTXH tôi đã thực hiện tiến trình phát triển cộng đồng dựa trên cơ sở kiến thức bao gồm các lý thuyết, các kỹ năng và phương pháp trong hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. 3
  4. - Đưa ra một số khuyến nghị để các hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai được triển khai một cách chuyên nghiệp hơn tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. 3.Tổng quan vấn đề nghiên cứu Trong quá trình tổng quan tác giả đã tìm hiểu các tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Trên thế giới và Việt Nam. Các tài liệu đề cập đến các hậu quả của thiên tai. Rất ít hoặc chưa có tài liệu có kết hợp CTXH trong can thiệp phòng chống thiên tai Trước những thảm họa đang diễn ra hết sức khốc liệt và ngày một gia tăng do các hoạt động của con người như phát triển công nghiệp, đô thị hoá, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường, tác giả càng tâm huyết hơn và say mê với luận văn tốt nghiệp "Vai trò công tác xã hội trong việc phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng”. 4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai như: Thảm họa thiên tai là gì? Phòng chống thảm họa thiên tai dựa vào cộng đồng là gì? Công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai là gì? Đề tài thể hiện được vai trò của công tác xã hội trong phòng chống thảm họa thiên tai, từ đó mọi người nhận rõ được công tác xã hội trong lĩnh vực này hiện nay. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cộng đồng có kế hoạch phòng chống để giảm nhẹ thiệt hai trước, trong, và sau thiên tai. Đồng thời kiến nghị, đề xuất biện pháp để các hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm hoạ được triển khai theo hướng chuyên nghiệp hơn tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. 5. Đóng góp mới của khóa luận Luận văn là công trình thể hiện tính chất quan trọng của ngành CTXH trong phòng chống thiên tai. Góp phần năng cao nhận thức cho người dân và chính quyền để giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Thể hiện sự chuyên nghiệp của nhân viên CTXH trong giải quyết các vấn CĐ gặp phải. 4
  5. 6. Đối tượng nghiên cứu "Vai trò công tác xã hội trong việc phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng”. 7. Khách thể nghiên cứu - Người dân trên địa bàn xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng (50 người bao gồm người cao tuổi, trung niên, thanh niên, trẻ em, phụ nữ, người yếu thế). - Đại diện chính quyền xã; các ban ngành, đoàn thể xã, cán bộ thôn tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng (15 người ). 8. Câu hỏi nghiên cứu Sẽ có 03 câu hỏi nghiên cứu, tập trung vào: - Thực trạng các hoạt động phòng chống thiên tai bão lũ tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng hiện nay như thế nào? - Hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm hoạ thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng hiện nay ra sao? - Tiến trình phát triển cộng đồng có vai trò gì trong hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm hoạ thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng hiện nay? 9. Giả thuyết nghiên cứu - Phòng chống thảm họa thiên tai dựa vào cộng đồng vẫn còn mang nặng tính hình thức, chưa đáp ứng được nhu cầu thực sự của người dân tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. - Người dân xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng có nhu cầu trong hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai. - Tiến trình phát triển cộng đồng là có vai trò quan trọng trong hoạt động CTXH với phòng chống thảm hoạ thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng hiện nay. 10. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phòng chống thảm hoạ thiên tai dựa vào cộng đồng (trước, trong và sau thảm họa). - Nhu cầu hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm hoạ do thiên tai gây ra tại cộng đồng, bao gồm: Hoạt động can thiệp, cứu trợ khẩn cấp; hoạt động hỗ trợ trực tiếp, cung cấp các dịch vụ 5
  6. chăm sóc sức khỏe; hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoạt động xây dựng mạng lưới; hoạt động hỗ trợ sinh kế; hoạt động vận động, biện hộ chính sách. - Phạm vi về không gian: Tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. - Phạm vi về thời gian: Từ tháng 04/2017 – tháng 11/2017 11. Phương pháp nghiên cứu 11.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu văn bản - Tiến hành tìm kiếm và tham khảo những tài liệu chứa đựng thông tin liên quan đề tài nghiên cứu như: + Các văn bản, các bài báo cáo tổng kết, các bảng thống kê, các tài liệu sách báo liên quan đến CTXH, các đề tài nghiên cứu, các luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề Công tác xã hội với Thảm hoạ. + Các kênh phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh truyền hình và đặc biệt là qua các địa chỉ truycập tìm kiếm thông tin qua Internet như google.com.vn, socialwork.vn,… - Tiến hành phân tích, so sánh, kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tài liệu đó nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đang quan tâm đảm bảo đề tài vừa mang tính lý luận vừa đảm bảo tính khoa học. 11.2. Phương pháp điều tra Xã hội học - Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc được soạn sẵn, thu thập thông tin định lượng về ý kiến của người dân trong cộng đồng(100 người dân thuộc tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng) về công tác phòng chống thảm họa thiên taidựa vào cộng đồng, nhu cầu hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiêntai từ thực tiễn, và một số biện pháp. - Phỏng vấn sâu: nhằm thu thập những thông tin định tính, bổ khuyết cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi từ 05 người dân thuộc nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong thảm họa; và đại diện 01 trưởng thôn trong xã (nơi chịu tác động nặng nề của thảm họa thiên tai). - Thảo luận nhóm: đề tài tiến hành 01 cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của đại diện chính quyền và các ban ngành, đoàn thể có liên quan như (Hội chữ thấp đỏ xã, cán bộ y tế xã, Công chức Lao động Thương binh & Xã hội xã...). 6
  7. 11.3. Phương pháp công tác xã hội Công tác xã hội có 3 phương pháp đặc thù đó là phương pháp Công tác xã hội cá nhân, phương pháp Công tác xã hội nhóm, và phương pháp Phát triển cộng đồng. Trong đề tài nghiên cứu này tài tác giả sử dụng phương pháp Phát triển cộng đồng và áp dụng tiến trình thực hành phát triển cộng đồng vào thực hành trong hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. Tại vì khi làm việc liên quan đến cộng đồng vấn đề đầu tiên là tiếp xúc, trao đổi, kiểm chứng để từ đó đưa ra được vấn đề cùng quan tâm.Tiếp đến là lập kế hoạch trị liệu vấn đề, mục đích nâng cao năng lực cho người dân, qua đó nhằm đạt được mục đích của kế hoạch đề ra. Tiến trình thực hành Phát triển cộng đồng, bao gồm: - Lựa chọn cộng đồng - Thâm nhập cộng đồng - Họp dân, đánh giá vấn đề và lựa chọn vấn đề ưu tiên - Xây dựng kế hoạch - Triển khai hoạt động - Kết thúc và lượng giá PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI 1. Khái niệm nghiên cứu 1.1. Hiểm hoạ "Một sự kiện, hiện tượng tự nhiên hoặc do con người có nguy cơ gây ra thiệt hại về tính mạng, bị thương, thiệt hại về tài sản, gián đoạn về xã hội, kinh tế hoặc suy thoái về môi trường" (DEPECHO & Tổ chức Care Đức, 2008). Như vậy, hiểm họa có khả năng gây tổn thương cho đời sống con người, gây thiệt hại về tài sản và môi trường. Theo phân loại, gồm có: các hiểm họa tự nhiên (bão, động đất, núi lửa phun); các hiểm họa do con người gây ra (chiến tranh, khủng bố, rò rỉ khí độc và chất phóng xạ, ô nhiễm môi trường); ngoài ra còn có những hiểm họa tự nhiên có thể do những hoạt động của con người làm trầm trọng hơn như việc chặt, phá và đốt rừng liên quan đến lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán và hỏa hoạn (Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, 2002). 7
  8. 1.2. Thảm hoạ "Hiểm họa sẽ trở thành thảm họa khi chúng xảy ra và làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương không đủ khả năng chống đỡ với những tác hại của nó" (DEPECHO & Tổ chức Care Đức, 2008). "Một thảm họa xảy ra khi một hiểm họa ảnh hưởng tới một cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương và gây ra thiệt hại, thương vong và sự hủy hoại" (Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, 2002).Ví dụ: Lũ lụtxảy ra nhiều người bị chết đuối hoặc bị thương, nhiều cơ sở hạ tầng bị phả hủy, gia súc và mùa màng của người dân bị cuốn trôi... Được xem là một thảm họa, khi hiểm họa xảy ra, phá vỡ nghiêm trọng hoạt động của một cộng đồng và gây ra những tổn thất về người, môi trường và vật chất trên diện rộng vượt quá khả năng đối phó của cộng đồng bị ảnh hưởng. Thảm họa là sự kết hợp của các yếu tố hiểm họa, rủi ro, tình trạng dễ bị tổn thương (Phạm Tiến Nam, 2016). "Thảm họa có thể được phân loại theo tốc độ xuất hiện (đột ngột hay từ từ), hay theo nguyên nhân (do thiên tai hoặc con người, hoặc có thể là sự kết hợp của cả hai) (Hội chữ Thập đỏ Việt Nam, 2000)". Thảm họa diễn ra từ từ là những tình huống mà ở đó, khả năng duy trì cuộc sống của con người giảm từ từ đến một điểm mà cuối cùng ngay cả sự tồn tại cũng bị đe dọa. Những tình huống như vậy thường do các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội hoặc sinh thái đem lại. Thảm họa đột ngột là các thiên tai đột ngột do các hiện tượng tự nhiên như động đất, lũ lụt, bão nhiệt đới, núi lửa phun trào gây ra. Chúng xảy ra không hề có sự cảnh báo trước hoặc báo trước rất ngắn và ngay lập tức gây ảnh hưởng bất lợi đến dân cư, sinh hoạt và các hệ thống kinh tế. 1.3. Phòng, chống thiên tai dựa vào cộng đồng - Cộng đồng Có nhiều cách định nghĩa về cộng đồng, liên quan đến những khái niệm như “không gian”, “con người”, “tương tác”, và “bản sắc” . Khái quát, có thể chia làm 02 loại cộng đồng (SDRC & CFSI, 2012, tr.6): 8
  9. "Cộng đồng địa lý, liên quan đến không gian hay vùng, miền, khu vực, thay đổi tùy theo sự đáp ứng nhu cầu của người dân, sự tương tác xã hội, và sự nhận diện về bản sắc của tập thể". Thí dụ những cộng đồng như “thành phố”, “thị trấn”, “xóm giềng”, “khu phố”, “thôn/ ấp/ làng” v.v. Cộng đồng địa lý thường có những mối quan tâm hoặc lợi ích chung. Chẳng hạn,những làng ven biển thường có lợi ích chung là họ có thể đánh bắt các nguồn hải sản thiên nhiên. Tuy nhiên, họ cũng có chung mối quan tâm là những trận bão thường xảy ra hàng năm, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. "Cộng đồng chức năng, bao gồm những người, nhóm người có thể sống cùng ở một khu vực, hoặc không sống cùng một khu vực, nhưng họ có chung đặc điểm, sở thích, nghề nghiệp hoặc mối quan tâm". Thí dụ, cộng đồng người Chăm tại TP. Hồ Chí Minh; những hội đồng hương; những câu lạc bộ nghề nghiệp; câu lạc bộ sở thích; những hội/ đoàn tình nguyện bảo vệ môi trường, bảo vệ trẻ em v.v. Dưới góc độ tiếp cận công tác xã hội, cộng đồng là một nhóm dân cư sống trong một khu vực địa lý nhất định, có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau dựa vào nhu cầu, điều kiện tồn tại, hoạt động, tín ngưỡng, giá trị, văn hóa, chiều dài lịch sử. Đây là những điều kiện và tiêu chí khi nhân viên công tác xã hội làm việc với cộng đồng (Phạm Tiến Nam, 2016). - Phòng, chống thiên tai Phòng, chống thiên tai là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. (Điều 3 Luật phòng, chống thiên tai năm 2013) 1.4. Công tác xã hội với phòng, chống thiên tai - Công tác xã hội Theo Zastrow (1996): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ. Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội vào can thiệp sự 9
  10. tương tác của con người với với môi trường sống (IASSW và IFSW, 7/2011). - Công tác xã hội với phòng, chống thiên tai Công tác xã hội có một vai trò quan trọng trong hoạt động phòng, chống thiên tai . Công tác xã hội can thiệp vào hoạt động này qua những cách khác nhau ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình, tổ chức và cộng đồng. Do đó, thực hành công tác xã hội có thể mang hình thức của quản lý ca, nhóm và tổ chức cộng đồng, hay chính sách xã hội và lập kế hoạch (Tan, 2009). Lĩnh vực quan tâm của công tác xã hội trong thiên tai bao gồm đối phó sự căng thẳng sau những sang chấn về tâm lý, huy động nguồn lực cho nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và phối hợp với các hệ thống can thiệp khác nhau (Pyles, 2007, tr.321). Bên cạnh can thiệp tâm lý xã hội, công tác xã hội sử dung phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong hoạt động phòng, chống thiên tai . Công tác xã hội đóng vai trò quan trọng để tăng cường sự tham gia của cộng đồng bằng cách sử dụng các phương pháp và kỹ thuật nhằm nâng cao đời sống của con người và đáp ứng nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người, đặc biệt chú ý đến nhu cầu và trao quyền cho những người dễ bị tổn thương, bị áp bức và sống trong nghèo đói (Mathbor, 2007, tr. 1). Tóm lại, công tác xã hội với phòng, chống thiên tai là hoạt động can thiệp với cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng trong việc phòng ngừa, giảm nhẹ, ứng phó và phục hồi sau thảm họa nhằm đáp ứng nhu cầu, nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và bảo đảm sự phát triển bền vững (Phạm Tiến Nam, 2016). 2. Phương pháp luận 2.1. Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu phải đặt công tác xã hội với phòng chống thảm họa trong một mối quan hệ tương tác khách quan tất yếu với các yếu tố khác như chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, thể chế xã hội, cơ chế chính sách…Các giải pháp đề xuất không thể chỉ hướng tới các mối quan hệ nội tại bên trong như trình độ kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nhân viên công tác xã hội hay bản thân đối tượng trợ giúp mà còn phải có các giải pháp tác động vào các chủ thể xây dựng chính sách, cơ chế trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động công 10
  11. tác xã hội với phòng chống thảm họa với các hệ thống khác để có được hiệu quả trợ giúp cao nhất. 2.2. Phương pháp duy vật lịch sử 2.2.1. Chủ nghĩa Duy vật biện chứng: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một bộ phận của Triết học Marx- Lê nin. Đặc trưng của phương pháp này là coi một sự vật, hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác. Đó là chủ nghĩa duy vật ( khác với duy tâm) kết hợp với phép biện chứng. Trong cuốn “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Marx- Lenin” ) NXB Chính trị Quốc gia thì Phép biện chứng duy vật của K. Marx và F. Anghel xây dựng trên cơ sở kế thừa có phê phán rất nhiều học giả trước đó trong đó nổi bật nhất là của nhà triết học Đức Georg Wilhelm Friedrich Heghel, tác giả cuốn “ Phép biện chứng” nổi tiếng và Lútvích Phoiơbắc (Ludwig FeuerBach), nhà duy vật nổi tiếng của triết học cổ điển Đức, Phoiơbắc là học trò của Heghel nhưng ông có quan điểm ngược với Hê ghel. Ông cho rằng hạn chế cơ bản nhất của triết học Hêghen là ở tính duy tâm của nó trong việc giải quyết vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới, tinh thần và vật chất, coi toàn bộ thế giới hiện thực chỉ là hiện thân của tinh thần tuyệt đối được hiểu như một lực lượng siêu nhiên. "Triết học Hêghen là chỗ ẩn náu cuối cùng, chỗ dựa hợp lý cuối cùng của thần học...” Phoiơbắc cho rằng con ngưòi không phải là nô lệ của thượng đế hay tinh thần tuyệt đối, mà là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả phát triển của tự nhiên. Con người là cái cao quý nhất mà tạo hóa có được, vì vậy, nhận thức con người là nền tảng và chìa khóa để nhận thức thế giới. Chỉ có thể giải quyết vấn đề cơ bản của triết học về quan hệ tinh thần và vật chất trên cơ sở nhận thức con người. Bản thân những con người cụ thể là bằng chứng hùng hồn về sự thống nhất giữa vật chất (cơ thể con người) và tinh thần (tức tư duy con người), trong đó cơ thể là nền tảng của lý tính" Sau này K. Marx đã dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật và mối quan hệ biện chứng khách quan của tự nhiên và xã hội. Theo Anghel thì “ Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy”. Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, 11
  12. ông còn đưa ra một định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật: Phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến. Tính cách mạng sâu sắc của chủ nghĩa duy vật biện chứng thể hiện qua việc phản ánh đúng đắn các quy luật chi phối sự vận động và phát triển để qua đó xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời để xác lập cái mới, cái tiến bộ. Phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi khi nghiên cứu phải đặt chủ thể trong mối quan hệ tương tác với các sự vật , hiện tượng khác có liên quan. 2.2.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học Marx-Lênin, là kết quả của sự vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận hợp thành triết học Marxist.Chủ nghĩa duy vật lịch sử lý giải sự tiến hóa của xã hội loài người bằng sự phát triển của trình độ sản xuất. Trình độ sản xuất thay đổi khiến quan hệ sản xuất cũng thay đổi dẫn đến những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó cùng với những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó cũng thay đổi kéo theo sự thay đổi hệ thống pháp lý và chính trị. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Marx trở thành phương pháp luận của nhiều nhà nghiên cứu trong các bộ môn như sử học, xã hội học... Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội như một thể thống nhất với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội. Khác với những khoa học xã hội cụ thể, chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những quy luật cục bộ, riêng biệt, chi phối sự phát triển của các quá trình về kinh tế, chính trị hay tư tưởng, mà nghiên cứu những quy luật chung nhất phổ biến nhất của sự phát triển xã hội. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu xã hội với tư cách là một chỉnh thể thống nhất để vạch ra những nét chung của sự phát triển xã hội, những động lực, những nguyên nhân cơ bản của sự chuyển biến từ một hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác, mối liên hệ qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, tư tưởng v.v… 12
  13. Chủ nghĩa duy vật lịch sử vạch ra những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt của đời sống xã hội, trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ra những nét cơ bản của các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận động phát triển của lịch sử, là nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội thấp đến trình độ cao hơn, vận động theo hình xoáy ốc và đỉnh cao của nó là xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hội công bằng, tiến bộ, văn minh. Phương pháp duy vật lịch sử là khi nghiên cứu vấn đề phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Với phương pháp duy vật lịch sử, khi nghiên cứu đòi hỏi phải đặt đối tượng, cụ thể ở đây là công tác xã hội với phòng chống thảm họa từ thực tiễn xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng trong hoàn cảnh môi trường xã hội, thời gian cụ thể mà hoạt động này được triển khai. Trong hoàn cảnh thực tế của thành phố Hải Phòng là một địa phương chịu tác động trực tiếp của thảm họa thiên tai. Công tác phòng chống thảm họa được quan tâm nhưng còn nhiều khó khăn, hoạt động còn chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế phối hợp trong hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa chưa được đồng bộ. Đội ngũ nhân viên công tác xã hội chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu về thảm họa và công tác xã hội với phòng chống thảm họa. Phương pháp duy vật lịch sử cũng đòi hỏi khi nghiên cứu phải nắm vững những quan điểm, chủ trương và đường lối ứng với những thời điểm, giai đoạn cụ thể để đề ra những phương hướng, giải pháp phù hợp. 2.3. Hướng tiếp cận nghiên cứu Việc nghiên cứu công tác xã hội phòng, chống thiên tai từ thực tiễntại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng được thực hiện trên cách tiếp cận của các khoa học liên ngành, hướng tiếp cận hai chiều vĩ mô - vi mô. Các khoa học kinh tế, xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội, địa lý và môi trường làm rõ thực trạng phòng chống thiên tai dựa vào cộng đồng và nhu cầu hoạt động công tác xã hội với phòng, chống thiên tai và một số biện pháp. Hướng tiếp cận vĩ mô: tiếp cận từ quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế vận hành của công tác 13
  14. phòng, chống thiên tai, tác động của các vấn đề chính sách, cơ chế đến người dân trong cộng đồng. Hướng tiếp cận vi mô: tiếp cận từ nhu cầu của người dân trong cộng đồng để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội với phòng, chống thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng . 3. Các lý thuyết vận dụng trong luận văn: 3.1.Lý thuyết về nhu cầu Maslow 3.2. Lý thuyết nhận thức hành vi. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA THIÊN TAI TẠI XÃ TIÊN HƯNG HUYỆN TIÊN LÃNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1. Một vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 1.1. Địa bàn nghiên cứu Tiên Hưng là xã ven biển nằm ở phía Đông - Nam huyện Tiên Lãng TP Hải Phòng, phía Nam có 3 km giáp biển Đông, phía Đông giáp xã Vinh Quang, phía Tây giáp xã Đông Hưng, phía Bắc giáp xã Hùng Thắng. Xã có diện tích tự nhiên là: 1086 ha, dân số 3564 người trong đó có 354 là trẻ em (chiếm 10%), 1210 phụ nữ (chiếm 40%), 187 người già (chiếm 5,2%), 36 người tàn tật, 176 hộ dễ bị tổn thương nhất sát biển Đông [UBND xã Tiên Hưng,2015]. Do đặc thù về vị trí địa lý và xã hội, nơi đây trở thành điểm dễ bị tổn thương nhất trước thiên tai so với các xã thuộc huyện Tiên Lãng. Thiên tai tại khu vực này đã và đang xảy ra với cường độ tác động ngày càng lớn và rất khó dự báo. Theo báo cáo của Ban PCLB xã Tiên Hưng, cơn bão số 8 năm 2005 kết hợp với triều cường đã cuốn trôi 2 tàu, lụt 20ha ao nuôi thủy sản trên địa bàn toàn xã, thiệt hại ước tính 1 tỷ đồng; bão Lekima năm 2007 làm đắm 1 thuyền cá của ngư dân, tổng thiệt hại ước tính 200 triệu đồng; năm 2010 đến 2012: bão cũng làm hư hỏng 2 tàu cá của ngư dân và nuôi tôm bị thất thu, tổng thiệt hại ước tính 500 triệu đồng [Ban PCLB Tiên Hưng, 2005], [Ban PCLB Tiên Hưng 2007], [Ban PCLB Tiên Hưng 2012]. 14
  15. 1.2. Một vài nét về khách thể nghiên cứu 2. Thực trạng phòng chống thảm họa dựa vào cộng đồng tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng Trong quá trình khảo sát, tác giả thu thập được, hầu hết những người tham gia trả lời đều đưa ra một số loại hình thảm hoạ thiên tai chính tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng bao gồm: Bão, xâm nhập mặn. Do địa hình của xã - địa hình trũng, giáp biển, đất nhiễm chua mặn do ngấm từ nước biển vào. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa tác động đến trực tiếp địa bàn khảo sát đó là biến đổi khí hậu. Thảm hoạ, thiên tai gây ảnh hưởng nặng nề đến an toàn con người, tài sản và sự phát triển của địa phương. 3. Nhu cầu của các hoạt động công tác xã hội với phòng chống thảm họa tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng 3.1. Con người. 3.2. Vất chất 3.3. Xã hội 3.4. Kinh tế CHƯƠNG 3. THỰC HÀNH PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI PHÒNG CHỐNG THẢM HỌA TẠI XÃ TIÊN HƯNG HUYỆN TIÊN LÃNG THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1. Lựa chọn cộng đồng Tác giả lựa chọn xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng để nghiên cứu và thực hành tiến trình phát triển cộng đồng cũng với các tiêu chí như sau: - Kết quả khảo sát cho thấy: Nhu cầu cần thiết để nâng cao nhận thức cho người dân về phòng ngừa thảm họa thiên tai. Đây cũng là một trong những hoạt động công tác xã hội phòng chống thảm họa. - Với quy mô dân số 3654 người/975 hộ dân, xã Tiên Hưng thường xuyên chịu tác động của thiên tai trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhất là thiên tai bão. Do đó, thực hành tiến trình phát triển cộng đồng trong việc nâng cao nhận thức cho người dân về phòng 15
  16. ngừa thảm họa thiên tai tại xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng là hết sức cần thiết. - Vấn đề của địa phương đang gặp phải là không hợp với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của xã. - Được sự nhất trí của các đồng chí lãnh đạo địa phương, tác viên cộng đồng chọn xã Tiên Hưng để tổ chức tiến trình phát triển cộng đồng. - Tác viên cộng đồng đã có nhiều năm kinh nghiệm làm việc với xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng trong lĩnh vực quản lý thảm họa thiên tai ( Từ năm 2011-2017 làm Công chức Lao động & Thương binh xã hội xã). Tác viên cộng đồng có các vai trò: Là người xúc tác, là người nghiên cứu, lập kế hoạch, là người giám sát, là người biện hộ cho cộng đồng để xây dựng cộng đồng có khả năng phòng ngừa ứng phó thảm họa và tự phục hồi nhanh trước rủi ro thiên tai. 2. Thâm nhập cộng đồng Thâm nhập cộng đồng là giai đoạn đầu tiên tiếp xúc với người dân địa phương. Bao gồm các hoạt động như: Thăm hỏi, tạo lập mối quan hệ, tìm hiểu các vấn đề trên địa bàn để có thể phân tích, đánh giá một cách khách quan đề tài nghiên cứu. Qua giai đoạn thâm nhập cộng đồng, tác viên cộng đồng đã cơ bản hiểu được tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, phong tục tập quán, cuộc sống của người dân ở nơi đây, nắm được các cán bộ trong các ban ngành, đoàn thể của xã, thôn và cũng thông qua trò chuyện người dân cũng cơ bản hiểu về vai trò, nhiệm vụ của tác viên cộng đồng ở địa phương có thể cùng với người dân thực hiện công việc như thế nào. Bằng các kỹ thuật PRA trong phát triển cộng đồng như: Điền dã, phỏng vấn sâu, bảng hỏi, nghiên cứu báo cáo phát triển kinh tế xã hội của xã (gồm 4 thôn) thì tôi cũng đã thu thập được các thông tin cho đề tài của mình nhằm khẳng định hướng đi đúng của mình trong đề tài nghiên cứu. Kết quả đạt được Qua việc thâm nhập cộng đồng bản thân đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện để tác viên cộng đồng thực hiện tìm hiểu thông tin, giới thiệu cho nhóm đại diện có uy tín, am hiểu trong cộng đồng để cùng với tác viên cộng đồng thực hiện tiếp các bước trong tiến trình thực hành tiếp theo. 16
  17. Bằng các kỹ thuật PRA (phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân trong phát triển cộng đồng): Đi bộ, vẽ bản đồ xã hội, điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với các cuộc phỏng vấn sâu để lấy thông tin xác định vấn đề, kết quả như sau: - Với phương pháp điền dã: Tác viên cộng đồng đi bộ từng ngõ trong cộng đồng, đặc biệt là trên đoạn đường thuộc thôn Duyên Hải để tạo lập mối quan hệ với người dân, tìm hiểu cuộc sống của người dân, tìm hiểu những khó khăn thuận lợi, những vấn đề mà người dân đang bức xúc....và các vấn đề liên quan đến phòng ngừa thảm họa, ô nhiễm môi trường. Các kỹ năng sử dụng Các kỹ năng mà tác viên cộng đồng sử dụng trong quá trình thâm nhập cộng đồng như: - Kỹ năng tạo lập mối quan hệ: Tạo lập mối quan hệ với cộng đồng là điều cần thiết của tác viên cộng đồng. Tạo lập mối quan hệ tốt để tạo dựng lòng tin của mọi người dân, người dân sẽ hiểu TVCĐ là người làm việc thật sự chứ không phải hình thức. TVCĐ tạo lập mối quan hệ bằng cách cùng ăn, cùng ở, cùng làm với người dân trong cộng đồng. - Kỹ năng đặt câu hỏi: tác viên cộng đồng sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi liên quan đến nhận thức của cán bộ, của người dân về phòng ngừa thảm họa thiên tai, chăm sóc sức khỏe gia đình, bản thân: quan điểm của ông/bà về vấn đề như thế nào? Ông/bà nghĩ như thế nào về ...? - Kỹ năng quan sát: Việc quan sát là rất quan trọng đối với tác viên cộng đồng vì qua quan sát kết hợp với việc hỏi để tìm ra những vấn đề của cộng đồng, tác viên cộng đồng quan sát được vấn đề này liên quan nhưng người dân lại không trả lời vấn đề đó, khi đó tác viên cộng đồng có thể hỏi lại các bên liên quan để xác định rõ vấn đề mình đã quan sát được. Tác viên cộng đồng quan sát xem nhận thức, hành vi của người dân có giống nhau hay không, nhận thức của người dân về phòng ngừa và ứng phó với hiểm họa rất tốt nhưng lại chủ quan - không chịu di dời khi có mưa bão, như vậy TVCĐ có thể đưa ra biện pháp giúp họ thay đổi suy nghĩ đó. Hoặc nhận thức của họ ô nhiễm môi trường rất tốt nhưng họ lại thường xuyên vất rác, xác xúc vật chất trực tiếp của gia đình 17
  18. xuống mương ngòi. Như vậy TVCĐ có thể đưa ra biện pháp giúp thay đổi thói quen đó. - Kỹ năng lắng nghe: TVCĐ lắng nghe những chia sẻ của người dân về cuộc sống của họ, lắng nghe những thông tin mà cán bộ, người dân trả lời về vấn đề nhận thức phòng ngừa và ứng phó với thảm họa và ô nhiễm môi trường, lắng nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm đại diện thảo luận để việc thu thập thông tin được đầy đủ và phong phú hơn. Ngoài ra còn một số kỹ năng khác như nghiên cứu tài liệu về cộng đồng, nghiên cứu các tài liệu được cung cấp từ xã để hoàn thiện thêm phần thông tin cho vấn đề. 3. Họp dân, đánh giá vấn đề và lựa chọn vấn đề ưu tiên Các hoạt động - Chuẩn bị trước buổi họp: Sau khi thâm nhập cộng đồng để tìm hiểu thực trạng các vấn đề tại cộng đồng, tác viên cộng đồng nhận thấy người dân tại đây họ đang có rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, vì vậy tác viên cộng đồng xin ý kiến của lãnh đạo xã và thôn cùng với ban đại diện để tổ chức họp dân tại hội trường xã Tiên Hưng. Để tổ chức họp dân không phải là vấn đề dễ dàng thực hiện được, người dân bận khai thác thủy sản gần bờ (mò cua, bắt cá...) và đa số người dân không mặn mà với các hoạt động ở địa phương, nhưng với uy tín của nhóm nòng cốt là đại diện lãnh đạo địa phương, đại diện trưởng các thôn và đoàn thể trong xã, nhất là Hội Chữ thập đỏ xã nên tác viên cộng đồng đề xuất in giấy mời đến từng hộ gia đình và mời hộ gia đình (cả vợ và chồng trong hộ) đến dự họp. Các cuộc họp dân ở xã rất đầy đủ các thôn, rất thuận lợi cho việc tuyên truyền và vì thế người dân trong thôn qua trò chuyện vẫn biết hoạt động gì được tổ chức. Được sự nhất trí của lãnh đạo xã, việc tổ chức họp dân sẽ do hội Chữ thập đỏ xã và đội tình nguyện viên Chữ thập đỏ triển khai họp dân. Đây là đội ngũ có đủ các thành phần tầng lớp trong nhân dân: già trẻ, nam nữ, cán bộ, hội viên, người kinh doanh, người nông dân...và đây là những người tiêu biểu trong hoạt động nhân đạo, giúp dân, không vì mục đích lợi nhuận nào cả. - Người tham dự cuộc họp: 50 người. 18
  19. Người dân là người tham dự chính của cuộc họp, nội dung chủ yếu nhằm xác định những vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó, với phương châm “cộng đồng tự lực” nên mục tiêu phải huy động tối đa sự tham gia của người dân. Cuộc họp thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào thái độ, sự ủng hộ của người dân. Bằng việc gọi loa trên loa truyền thanh của thôn, viết giấy mời đến từng hộ gia đình để mời người dân ra họp đông đủ. Bên cạnh các thành phần dự họp trên còn có giảng viên hướng dẫn đề tài, và một số đơn vị trên địa bàn xã cũng là những nguồn lực cho việc giải quyết vấn đề nên họ cũng là thành phần tham dự cuộc họp. - Người phát biểu trong cuộc họp: Việc chuẩn bị người phát biểu trong cuộc họp là rất quan trọng, phát biểu hay, đúng sẽ thu hút người nghe, tăng hiệu quả của cuộc họp. Qua những ngày làm việc với lãnh đạo, với nhóm tích cực, tác viên cộng đồng đã thấy được những người có uy tín hơn cả, có tiếng nói trước đám đông sẽ phát biểu trước cuộc họp dân. Đó là ông bí thư chi bộ và đồng chí trưởng thôn, bên cạnh đó có sự tham dự và phát biểu của đồng chí phó chủ tịch UBND xã. - Tổ chức buổi họp Cuộc họp có mục đích khuyến khích người dân nêu ra các vấn đề mà cộng đồng đang gặp phải và cần được thực hiện, vấn đề phù hợp với khả năng, nguồn lực và có tính khả thi trong thời gian ngắn và đặc biệt là thời gian nghiên cứu thực hành của luận văn cho phép. Đầu tiên, tác viên cộng đồng giới thiệu vai trò, nhiệm vụ của bản thân, kế hoạch nghiên cứu của mình để người dân hiểu và biết được. Sau đó đề cập đến nội dung của buổi họp và buổi họp đã có sự tham gia thảo luận của người dân về vấn đề được lựa chọn. Buổi họp dân đưa ra các vấn đề trên địa bàn các thôn đang gặp phải, người dân đưa ra nhiều vấn đề như: Thiệt hại do thiên tai gây nên; Nước sạch, vệ sinh môi trường, nhận thức của người dân về phòng ngừa thảm họa, nước sạch và vệ sinh môi trường còn hạn chế.... 19
  20. Để người dân lựa chọn vấn đề ưu tiên nhất trong các vấn đề, tác viên cộng đồng đưa ra hình thức lựa chọn đơn giản nhất đó là dùng thẻ màu để vào hộp, mỗi hộp là một vấn đề mà người dân quan tâm nhất, mỗi người dân chỉ có 2 thẻ mà để lựa chọn 2 vấn đề mà người dân nhận thấy quan trọng, ưu tiên nhất, càng nhiều thẻ mà trong hộp của vấn đề nào thì chứng tỏ vấn đề đó được người dân quan tâm. Bằng hình thức lựa chọn bằng thẻ màu đơn giản giúp cho việc chọn ra vấn đề ưu tiên dễ dàng hơn. 4 . Xây dựng kế hoạch Kết thúc buổi họp dân và tìm ra được vấn đề chính cần giải quyết, tác viên cộng đồng cùng nhóm nòng cốt tổ chức họp bàn về việc xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện nhằm mục đích thay đổi nhận thức của người dân, vận động hỗ trợ cơ sở vật chất để cải thiện điều kiện sống cho người dân, nhất là người nghèo, người dễ bị tổn thương. Với sự tích cực, nhiệt tình của các thành viên nhóm nòng cốt, đã đưa ra được kết quả là bảng kế hoạch hoạt động như sau: - Mục đích: 80% người dân có nhận thức tốt về phòng ngừa thảm họa, nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Tiên Hưng huyện Tiên Lãng thành phố Hải Phòng. 5. Triển khai hoạt động Các hoạt động: Sau khi xây dựng bảng kế hoạch hoạt động, bảng kế hoạch được thông báo rộng rãi trên loa truyền thanh của thôn để đông đảo nhân dân nắm được và tham gia vào các chương trình đã đề ra. Mục tiêu 1: 80% người dân thay đổi nhận thức về PNTH, nước sạch, vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường: Đài truyền thanh xã thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa của Mục tiêu 2:Nhân dân được trợ giúp phương tiện vật chất phù hợp để nâng cao nhận thức, cải thiện điều kiện sống, tăng cường khả năng ứng phó rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu (Đề xuất kinh phí lắp đặt thùng rác âm, bể chứa nước sạch và xây nhà vệ sinh đạt chuẩn) Mục tiêu 3:Xây dựng được hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn xã trong năm 2017-2018 Kết quả đạt được: - Công tác tuyên truyền 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2