intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá kết quả lọc máu sau 6 lần sử dụng lại quả lọc tại đơn vị thận nhân tạo Bệnh viện Nội tiết trung ương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đánh giá kết quả lọc máu sau 6 lần sử dụng lại quả lọc tại đơn vị thận nhân tạo bệnh viện Nội Tiết Trung Ương. Qua nghiên cứu trên 114 người bệnh thận mạn giai đoạn cuối điều trị thận nhân tạo chu kỳ sử dụng quả lọc Ponysulfone F6HPS của Đức dùng 6 lần trên cùng một bệnh nhân trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 tại bệnh viện Nội tiết trung ương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Đánh giá kết quả lọc máu sau 6 lần sử dụng lại quả lọc tại đơn vị thận nhân tạo Bệnh viện Nội tiết trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG HÀ NỘI ------o0o------ PHÙNG THỊ THÊU - C 01234 ĐÁNH GIÁ KẾT QỦA LỌC MÁU SAU 6 LẦN SỬ DỤNG LẠI QUẢ LỌC TẠI ĐƠN VỊ THẬN NHÂN TẠO BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Điều Dưỡng Mã số: 8.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Thị Liệu HÀ NỘI – 2019
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của bệnh thận - tiết niệu mạn tính do các nguyên nhân nguyên phát và thứ phát gây ra Số BN mắc bệnh giai đoạn cuối cần điều trị tại Mỹ và Nhật tăng 7,0%, Việt Nam tăng 5000 BN mỗi năm Khi suy thận mạn giai đoạn cuối cần áp dụng phương pháp điều trị thay thế thận suy: Ghép thận hoặc lọc máu. Có hai phương pháp lọc máu ngoài thận là lọc màng bụng và thận nhân tạo.Trong lọc máu bằng thận nhân tạo, việc sử dụng quả lọc 1 lần là điều lý tưởng nhất nhưng rất khó thực hiện vì lý do kinh tế, chi phí cho phương pháp điều trị này là khá tốn kém. Chính vì vậy, hầu hết các nước trên thế giới tái sử dụng quả lọc trong lọc máu chu kỳ. Tại Mỹ, 3/4 số bệnh nhân lọc máu phải sử dụng lại quả lọc (13). Ở Việt Nam 100% các trung tâm lọc máu đều tái sử dụng lại quả lọc thận (1). Đã có một số trung tâm thận nhân tạo đánh giá về hiệu quả tái sử dụng lại quả lọc thận như: Khoa thận nhân tạo BV Bạch Mai, Khoa Thận nhân tạo BV TƯQĐ 108 (8).Tại bệnh viện Nội Tiết Trung Ương đã bắt đầu lọc máu cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối từ tháng 1 năm 2017. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Đánh giá kết quả lọc máu sau 6 lần sử dụng lại quả lọc tại đơn vị thận nhân tạo bệnh viện Nội Tiết Trung Ương ” nhằm mục tiêu: Đánh giá kết quả lọc máu sau 6 lần sử dụng lại quả lọc tại đơn vị thận nhân tạo bệnh viện Nội Tiết Trung Ương.
  3. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 . Cấu trúc giải phẫu của thận * Hình thể : Bình thường cơ thể người có 2 quả thận, hình hạt đậu, màu nâu nhạt * Đại thể : -Thận được bao bọc trong một bao mỏng. Nếu bổ dọc một quả thận ra làm đôi, nhìn qua thiết đồ cắt đứng của thận ta thấy 2 phần: phần rỗng ở phía giữa là xoang thận có bó mạch, thần kinh và bể thận đi qua. Còn bao quanh xoang thận là khối nhu mô thận hình bán nguyệt được cấu tạo bởi hai phần khác nhau: phần tủy và phần vỏ * Tủy thận gồm có : + Tháp Malpigi : được cấu tạo bởi các ống góp chung xếp thành khối hình nón gọi là tháp thận mà đỉnh tháp hướng về phía xoang thận, đáy tháp hướng về phía vỏ thận. Mỗi thận có 8 - 12 tháp Malpigi. Mỗi tháp Malpigi là một thùy thận. + Cột Bertin: là những tổ chức liên kết và mạch máu xen giữa các tháp thận. * Vỏ thận, gồm có : + Phần tia: từ đáy tháp Malpigi tỏa ra vùng ngoại vi của thận cơ những khối hình tháp nhỏ hơn là tháp Ferrein mà đáy tháp thì nằm trên đáy tháp Malpigi, còn đỉnh tháp thì hướng về phía vỏ thận nhưng không tiến tới sát sát vỏ ấy. Đáy mỗi tháp Malpigi mang chừng 400 - 500 tháp Ferrein là một tiểu thùy thận. 1.2. Những chức năng sinh lý của thận * Thận là cơ quan tạo thành, bài xuất nước tiểu và đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý quan trọng thông qua 4 cơ chế chủ yếu :
  4. 3 + Lọc máu qua cầu thận tạo nước tiểu đầu 120 ml/phút gọi là mức lọc cầu thận. + Tái hấp thu và bài tiết một số chất qua ống thận tạo nước tiểu cuối 1ml/phút + Sản xuất một số chất trung gian ở tổ chức nhu mô thận như : Renin , Erythropoietin, Calcitrion, Calcitonin…Do đó thận cũng có vai trò về chức năng nội tiết + Bài xuất nước tiểu để đào thải nước và các chất cần thải bỏ * Vai trò sinh lý của bệnh thận : + Điều hòa cân bằng nước, điện giải, cân bằng kiềm toan để duy trì sự hằng định của nội môi. - Điều hòa huyết áp động mạch thông qua hệ thống Renin- Angiotensin-Aidosteron. Sản xuất các hormon tại chỗ để tự điều chỉnh dòng máu chảy qua thận như prostaglandin - Góp phần điều hòa sản xuất hồng cầu thông qua sản xuất Erythropoetin có tác dụng kích thích tủy xương biệt hóa hồng cầu - Điều hòa chuyển caici, phospho thông qua sản xuất dạng hoạt hóa của Vitamin D3 - Điều hòa chuyển hóa thông qua các phân giải một số chất như Isulin, glucagon,… 1.3. Suy thận mạn và các phương pháp điều trị hiện nay 1.3.1. Định nghĩa và phân độ suy thận mạn [16 ]. 1.3.1.1 Định nghĩa: Suy thận mạn (STM) là một hội chứng lâm sàng và sinh hoá tiến triển mạn tính qua nhiều năm, mức lọc cầu thận (MLCT) giảm sút từ từ dẫn đến Urê và Creatinin máu tăng cao. Nguyên nhân có thể là do các tổn thương khởi đầu từ một bệnh ở cầu thận, ở ống, kẽ thận
  5. 4 hoặc ở mạch thận, gây xơ hoá và giảm dần số lượng các Nephron chức năng. 1.3.1.2. Phân độ suy thận mạn : * Phân độ suy thận mạn: - Theo cách phân loại của Nguyễn Văn Xang: Bảng 1.1: Phân loại mức độ suy thận mạn [11]. Mức độ suy MLCT Creatinin máu Creatinin máu thận (ml/phút) (mg/dl) (Mmol/l) Độ I 60 – 41 < 1,5 < 130 Độ II 40 – 21 1,5 - 3,4 130 – 290 Độ IIIa 20 – 11 3,5 - 5,9 300 – 499 Độ IIIb 10 – 5 6 – 10 500 – 899 Độ IV 10 > 900 - Khuyến cáo The National Kidney Foundation’s Kidney Disease Outcomea Quality Initiative (NKF-K/DOQI) năm 2002 [36] phân loại bệnh thận mạn tính dựa vào mức lọc cầu thận như sau: Bảng 1.2: Phân chia giai đoạn bệnh thận mạn tính MLCT Giai Biểu hiện (ml/phút/1 Chỉ định điều trị đoạn ,73m2) Chẩn đoán và điều trị Tổn thương thận các bệnh kết hợp, các nhưng mức lọc cầu yếu 1 ≥ 90 thận bình thường tố nguy cơ tim mạch, hoặc tăng làm chậm quá trình tiến triển bệnh thận. Kiểm soát các yếu tố Tổn thương thận nguy cơ, các bệnh kết 2 làm giảm nhẹ mức 60 – 90 hợp làm chậm tiến triển lọc cầu thận bệnh thận.
  6. 5 MLCT Giai Biểu hiện (ml/phút/1 Chỉ định điều trị đoạn ,73m2) Chẩn đoán và điều trị Giảm mức lọc cầu 3 30 – 59 các biến chứng do thận mức độ vừa bệnh thận gây ra. Giảm nghiêm Chuẩn bị các phương 4 trọng mức lọc cầu 15 – 2 pháp điều trị thay thế thận thận. Bắt buộc điều trị thay thế 5 Suy thận < 15 (nếu có hội chứng tăng ure máu). 1.4. Lọc máu thận nhân tạo chu kỳ 1.4.1. Khái niệm về thận nhân tạo [11], [13]: * Lọc máu là một phương pháp điều trị thay thế suy thận cấp và mạn tính, sử dụng kết hợp máy thận nhân tạo với quả lọc thận. 1.4.2. Quả lọc thận nhân tạo [2]. [35] - Quả lọc thận là nơi diễn ra quá trình trao đổi nước và chất tan giữa máu bệnh nhân và dịch lọc thận, từ đó các sản phẩm ứ đọng của chuyển hóa sẽ được đào thải ra ngoài. 1.4.3. Dây dẫn máu: gồm hai phần + Dây động mạch: Đưa máu từ bệnh nhân đến quả lọc (màu đỏ) + Dây tĩnh mạch: Đưa máu từ quả lọc trả về bệnh nhân (màu xanh 1.4.4. Hệ thống xử lý nước tinh khiết: Hệ thống xử lý bao gồm: + Lọc thô. + Than hoạt tính +Làm mềm nước 1.4.5. Thiết lập vòng tuần hoàn ngoài cơ thể trong lọc máu +Là một chu kỳ khép kín
  7. 6 + Khi lọc máu chu kỳ: cần làm cầu nối thông Động – tĩnh mạch 1.4.6. Máy thận nhân tạo: [38], [15]: +Hệ thống tạo vòng tuần hoàn ngoài cơ thể +Hệ thống dịch lọc +Hệ thống kiểm soát siêu lọc 1.4.7. Thành phần dịch lọc máu [38], [15], [26]: + Có2 loại dịch lọc máu: dịch Acetate và dịch Bicarbonate. 1.4.8. Chống đông trong lọc máu [16], [34] + Heparin, enoxaparin… 1.4.9. Chỉ định lọc máu: - Lọc máu chu kỳ cho BTMT giai đoạn cuối [1], [11: Mức lọc cầu thận < 15ml/phút/1.73m2 - Lọc máu cấp : + Urê máu ≥ 30 mmol/l, Creatinin > 900. + Tăng kali máu ≥ 6mmol/l. + Vô niệu quá 48h, trơ với thuốc lợi tiểu. + Thừa thể tích : phù toàn thân, phù não… + Có biểu hiện não như rối loạn tâm thần do hội chứng tăng uree máu. + Đợt cấp của STM có một trong các biểu hiện trên, 1.4.10. Chống chỉ định ; + Tụt huyết áp nặng, không đáp ứng với thuốc vận mạch. + Xuất huyết não . 1.5. Đại cương về vấn đề sử dụng lại quả lọc Định nghĩa * Sử dụng lại quả lọc là sự khử trùng quả lọc để sử dụng lọc máu thêm lần cho cùng một BN [18], [21] - Phương pháp xử lý quả lọc sử dụng lại:
  8. 7 + Xử lý vật lý + Khử trùng tiệt khuẩn và bảo quản quả lọc + Các biện pháp tiệt trùng quả lọc: + Hoá chất: Peracetic acid + Nhiệt độ: nhiệt độ 80C, không bảo quản ở nhiệt độ âm độ (0C) 1.5.1. Ưu điểm khi sử dụng lại quả lọc - Giảm thiểu chất thải: + Tốt cho môi trường. + Giảm chi phí xử lý chất thải. - Giảm các phản ứng màng lọc lần đầu. 1.5.2. Nhược điểm khi sử dụng lại quả lọc + Nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virus) nội độc tố và bệnh truyền nhiễm. 1.5.3. Chống chỉ định của việc sử dụng lại quả lọc - Đối với bệnh nhân: Có nhiễm HIV 1.5.4. Đánh giá hiệu quả của lọc máu [7]. * Chỉ số URR: Tỷ lệ hạ urê máu ( Urea Reduction Ratio) URR (%) = ( Co - Ct)/ Co x100 Co: Nồng độ urê máu bệnh nhân trước buổi lọc Ct: nồng độ urê máu bệnh nhân sau buổi lọc * Tính Kt/V Kt/V = -Ln {(Co/Ct) - 0.008 t} + [4 - 3.5 x (Co/Ct)] x UF/W Co: Nồng độ Ure trong máu bệnh nhân trước buổi lọc tính bằng mmo/l Ct: Nồng độ Ure trong máu bệnh nhân ngay khi kết thúc buổi lọc tính bằng mmol/l UF: số cân giảm của bệnh nhân trong buổi lọc tính bằng kg W: Trọng lượng của bệnh nhân sau buổi lọc tính bằng kg T: thời gian của buổi lọc được tính bằng giờ
  9. 8 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện trên 114 bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ tại đơn vị thận nhân tạo Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương từ tháng 03 năm 2019 đến tháng 06 năm 2019 2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối do nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm cầu thận mạn, viêm thận – bể thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống…. đang được điều trị lọc máu thận nhân tạo tại Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương thỏa mãn điều kiện sau đây : + Được lọc máu 3 lần/1tuần bằng máy Dialog - Hãng Bbraun + Bệnh nhân được sử dụng quả lọc F6HPS : Qủa lọc F6HPS là quả lọc sợi rỗng sản xuất tại Đức. Hệ số siêu lọc kuf : 25 ml/mmHg.h Hệ số thanh thải Ure là: 746 ml/phút Thể tích mồi: 78ml + Sử dụng lại quả lọc 6 lần + Được sử dụng hệ thống nước RO có chất lượng nước theo tiêu chuẩn AAMI + Heparin: Liều chạy quẩn lúc đầu (Trước khi lọc máu ): 3000UI. Liều duy trì: 80 - 100UI/kg/h + Không truyền máu, truyền đạm trong khi lọc máu… để tránh làm tắc quả lọc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu + Các bệnh nhân được giải thích và đồng ý tham gia vào nghiên cứu
  10. 9 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ + Lỗ thông động tĩnh mạch bị tắc, hẹp không đảm bảo lưu lượng >250ml/ph + Đang có bệnh lý cấp tính như: phù phổi, viêm phổi nặng cần có chương trình lọc máu riêng + Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu 2.1.3 Một số tiêu chuẩn áp dụng trong nghiên cứu * Chỉ số cơ thể ( BMI – Body Mass Index) tính theo công thức : BMI = cân nặng (kg ) / chiều cao (m) x chiều cao *Chẩn đoán giai đoạn STMT(Theo Nguyễn Văn Xang)[11 ] * Phân loại huyết áp cho người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên (Liên uỷ ban về kiểm soát, đánh giá và điều trị tăng huyết áp - Joint National Commite gọi tắt là JNCVII). * 2.1.4. Đánh giá mức độ thiếu máu. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO). 13 g/dl (130 g/l ) ở nam giới 12 g/dl (120 g/l ) ở nữ giới 2.1.5. Phương pháp khử trùng quả lọc (xem phần phụ lục) 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1.Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang * Cỡ mẫu : Tính theo công thức Trong đó: n: là cỡ mẫu cần tính cho nghiên cứu Z: hê số tin cậy, với mức ý nghĩa α = 0,05, hệ số tin cậy Z =1,9 P = 0,92 (Nghiên cứu của khoa Thận nhân tạo bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) d: sai số tuyệt đối chấp nhận được, chọn d = 0,05 Cỡ mẫu tính toán n = 114 * Phương pháp chọn mẫu : Chọn mẫu thuận tiện
  11. 10 2.2.2 Các bước tiến hành - Khám lâm sàng và cận lâm sàng trước, trong, sau khi lọc máu - Làm các xét nghiệm cận lâm sàng thường quy - Phát phiếu điều tra, làm bệnh án mẫu. - Thu thập số liệu và xử lý số liệu theo thuật toán thống kê 2.3. Nội dung nghiên cứu: 2.3.1. Lâm sàng Làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu ở phần phụ lục. 2.3.2. Xét nghiệm cận lâm sàng: * Xét nghiệm hóa sinh: làm Ure (được làm tại khoa sinh hóa Bệnh viện Nội Tiết trung ương ) * Xét nghiệm huyết học: công thức máu (được làm tại khoa huyết học Bệnh viện Nội Tiết trung ương ) * Công thức tính URR : * Công thức tính Kt/V (Hoặc tải phần mềm tính Kt/V) 2.4. Xử lý số liệu Các số liệu được xử lý và phân tích trên máy tính có cài đặt phần mềm thống kê y học SPSS for Window 16.0 Nghiên cứu được sự chấp thuận của Hội đồng bảo vệ đề cương nghiên cứu Trường Đại học Thăng Long. Tất cả các thông tin thu thập được từ các đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
  12. 11 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1.Đặc điểm tuổi giới 46,5 53,5 Nam Nữ Biểu đồ 3. 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính Nhận xét: Số NB nam nhiều hơn NB nữ chiếm tỷ lệ 53,5%, tỉ lệ nam/nữ là 1,15 35 29,8 30 25 19,3 20 17,5 16,7 14 15 10 5 2,6 0 20 – 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 ≥ 70 Biểu đồ 3. 2. Tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhận xét : Nhóm tuổi thường gặp nhất từ 60-69 (29,8%) và ít gặp nhất ở nhóm tuổi 20-29 (2,6%). Tuy nhiên nếu tính tuổi còn đang trong tuổi lao động (< 60 ) chiếm tỷ lệ cao
  13. 12 36,8 Thành thị 63,2 Nông thôn Biểu đồ 3.1. Nơi ở của đối tượng nghiên Nhận xét: Phần lớn NB sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 63,2%. 3.1.2. Đặc điểm BMI của đối tượng nghiên cứu 70 58,7 60 50 40 32,5 30 20 8,8 10 0 Gầy Bình thường Béo phì Biểu đồ 3.2. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Phần lớn đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi có BMI ở mức độ vừa (18,5-22,9) chiếm 58,7%. Chỉ có 32,5% bệnh nhân béo phì (≥ 23). BMI trung bình trong nghiên cứu là 21,75 ± 2,83. 3.1.3. Đặc điểm thời gian lọc máu 80 64,9 60 40 18,4 20 13,2 0,9 2,6 0 15 Biểu đồ 3.3. Bảng phân bố bệnh nhân theo số năm đã lọc máu
  14. 13 Nhận xét : Thời gian lọc máu của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu từ 1-5 năm chiếm 64,9% và chỉ có 0,9% bệnh nhân lọc máu
  15. 14 3.2. đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trước và sau lọc Bảng 3.3 . Thay đổi huyết áp động mạch (mmHg) trong các lần lọc máu Huyết áp động mạch Lần L1 Lần L6 P Huyết áp HATT 133,46±14,25 133,42±9,1 P >0,05 trước lọc HATTr 82,35±8,01 82,39±6,39 P >0,05 Huyết áp HATT 133,52±11,31 133,41±9,6 P> 0,05 trong lọc HATTr 82,10±7,1 82,39±6,32 P >0,05 Huyết áp HATT 132,53±11,09 132,26±9,9 P >0,05 sau lọc HATTr 81,23±7,06 81,13±5,9 P >0,05 Nhận xét: Không có sự thay đổi khác biệt về HA trước, trong và sau lọc ở lần 1 và lần 6 với p>0,05. Huyết áp trung bình giữa các lần sử dụng quả lọc thay đổi nhẹ nhưng không có ý nghĩa với p>0,05. Bảng 3.4. Thay đổi chỉ số thân nhiệt (độ C) của bệnh nhân trước, trong và sau lọc trong các lần lọc Thân nhiệt Lần 1 Lần 6 P Trước lọc 36,123,41 36,440,098 p>0,05 Trong lọc 36,760,12 36,780,105 p>0,05 Sau lọc 36,820,08 36,840,075 p>0,05 Nhận xét : Không có sự khác biệt về thân nhiệt trước, trong, sau lọc ở lần 1 so với lần 6 với p>0,05. Bảng 3.5. Thay đổi tần số mạch (chu kỳ/phút) trong các lần lọc máu Mạch Lần 1 Lần 6 P Trước lọc 85,83±2,68 85,74±2,35 p>0,05 Trong lọc 84,77±2,3 84,84±7,46 p>0,05 Sau lọc 84,96±2,32 84,86±2,09 p>0,05
  16. 15 Nhận xét: Sự khác biệt tần số mạch trước, sau lọc lần 1 và lần 6 không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.6. Các biểu hiện lâm sàng khác Triệu Lần 1 Lần 6 chứng N % N % Buồn nôn 1 0,88 2 1,76 Nôn 0 0 0 0 Đau bụng 0 0 0 0 Đi ngoài 0 0 0 0 Nhận xét : Trong 114 NB nghiên cứu, chỉ có 1 bệnh nhân (0,88%) có biểu hiện buồn nôn ở lần sử dụng quả lọc lần 1 và 2 NB (1,76%) ở lần sử dụng quả lọc lần 6. Không có bệnh nhân nào có biểu hiện nôn, đau bụng, đi ngoài. Bảng 3.7. Phân nhóm cân siêu lọc trong các lần lọc Triệu Lần 1 Lần 6 chứng N % N % 1-1,5 6 5,3 7 6,1 1,5-
  17. 16 Tuy nhiên vẫn còn 25 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 22,0 % tăng > 3 kg giữa 2 lần lọc ở lần 1 và 21% tăng > 3 kg giữa 2 lần lọc ở lần 6 Bảng3.8. Đánh giá công thức máu của đối tượng nghiên cứu Công thức máu X±SD Min Max WBC(G/L) 6,99±2,22 2,4 14,5 RBC (T/L) 3,76±3,21 2 37,3 PLT (G/L) 216,46±67,94 99 432 HCT (L/L) 31,52±5,5 18,5 48 Nhận xét: Bạch cầu trung bình trong nghiên cứu là 6,99±2,22 (G/L), thấp nhất là 2,4 (G/L), cao nhất là (G/L) . Hồng cầu trung bình trong nghiên cứu là 3,76±3,21 (T/L), thấp nhất là 2 T/L, cao nhất là 37,3 T/L Số lượng tiểu cầu trung bình là 216,46±67,94 (G/L), thấp nhất là 99 (G/L), cao nhất là 432 (G/L). Số lượng hematocrit trung bình là 31.52±5.5, thấp nhất là 18,5 (L/L), cao nhất là 48 (L/L). Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân thiếu máu HGB (g/dL) n % Nhẹ 54 47,4 Thiếu Trung bình 24 21,1 máu Nặng 3 2,6 Không thiếu máu 33 28,9 Tổng 114 100 Nhận xét: 81,1% BN trong nghiên cứu có thiếu máu nhưng chủ yếu là thiếu máu nhẹ ( 47,4%). Chỉ có 2,6% bệnh nhân thiếu máu nặng.
  18. 17 3.3. chất lượng lọc máu qua các lần sử dụng Bảng 3.10. Tỷ lệ hạ urê máu (URR) ở lần sử dụng quả lọc lần 1 và lần 6 URR X±SD P Lần 1 71,34 ± 2,98 p>0,05 Lần 6 69,84 ± 2,23 Nhận xét : Tỷ lệ hạ ure máu sau sử dụng quả lọc lần 1 (71,34 ± 2,98) cao hơn so với lần 6 (69,84 ± 2,23) nhưng không có ý nghĩa với p>0,05. Bảng 3.11. Tỷ lệ hạ urê máu (URR) sau sử dụng quả lọc lần 1 và lần 6. < 65 ≥ 65 URR N % N % Lần 1 6 5,3 108 94,7 Lần 6 10 8,8 104 91,2 Nhận xét : Hầu hết tỷ lệ hạ ure máu sau sử dụng quả lọc lần 1 và lần 6 ≥ 65 ( 94,7% ở lần 1 và 91,2% ở lần 6). Bảng 3.12. So sánh URR ở lần 1 và lần 6 theo giới tính URR Nam Nữ P Lần 1 70,94±2,13 71,79±4,19 P
  19. 18 Bảng 3.13. Chỉ số Kt/V ở lần sử dụng quả lần 1 và lần 6 Kt/V X±SD P Lần 1 1,32±0,15 P
  20. 19 3.4. một số triệu chứng lâm sàng liên quan đến tái sử dụng quả lọc Bảng 3.16. Biểu hiện lâm sàng trong quá trình sử dụng lại quả lọc Lần tái sử dụng Triệu chứng Lần 1 Lần 6 N % N % Đau đầu 3 2,6 0 0,0 Tụt huyết áp 3 2,6 0 0,0 Mất ngủ 2 1,8 3 2,6 Ngứa 14 12,3 12 10,5 Sốt 0 0 0 0 Chán ăn 8 7,0 6 5,3 Xuất huyết 0 0 0 0 Đau ngực, đau lưng 0 0 0 0 Chuột rút 2 1,8 5 4.4 Nhận xét: Ở tái sử dụng quả lọc lần 6 các triệu chứng lâm sàng như: đau đầu, ngứa, chán ăn, chuột rút, mất ngủ. Không có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê. Bảng 1.17. Sự liên quan giữa tình trạng dị ứng của người bệnh với quả lọc Người bệnh lọc máu Biến số nghiên cứu N % Dị ứng hóa chất 0 0 Dị ứng màng lọc 0 0 Khác 0 0 Nhận xét: Không có bệnh nhân nào dị ứng với hóa chất và màng lọc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2