intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả tư vấn trước – sau chọc ối và một số yếu tố liên quan tại trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản trung ương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu lâm sàng người bệnh đến chọc hút dịch ối tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện phụ sản Trung ương; đánh giá kết quả tư vấn và phân tích một số yếu tố liên quan trong chọc hút dịch ối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kết quả tư vấn trước – sau chọc ối và một số yếu tố liên quan tại trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện Phụ sản trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG MAI LỆ HUYỀN C1201 KẾT QUẢ TƯ VẤN TRƯỚC – SAU CHỌC ỐI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI - 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG MAI LỆ HUYỀN C1201 KẾT QUẢ TƯ VẤN TRƯỚC – SAU CHỌC ỐI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số : 8720301 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Danh Cường HÀ NỘI - 2019
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi năm trên thế giới ước tính có khoảng 7,9 triệu trẻ em (chiếm khoảng 6% tổng số trẻ em sinh ra trên toàn thế giới) sinh ra với dị tật bẩm sinh. [13]. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 1.400 - 1.800 trẻ bị bệnh Down (Trisomy 21); 200 - 250 trẻ bị hội chứng Ewards (Trisomy 18); 1.000 - 1.500 trẻ bị dị tật ống thần kinh; 15.000 - 30.000 trẻ bị thiếu men G6PD; 2.200 trẻ bị Thalassemia (tan máu bẩm sinh) thể nặng sinh ra và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác [16]. Hậu quả của dị tật bẩm sinh là rất nặng nề. Tuy nhiên kinh nghiệm từ các nước có thu nhập cao chỉ ra rằng có đến 70% dị tật bẩm sinh có thể dự phòng được [13], [21]. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện dị tật bẩm sinh ở giai đoạn sớm nhưng chọc hút dịch ối là một phương pháp góp phần rất quan trọng vào chẩn đoán trước sinh [12], [17]. Tuy nhiên, trong thực tế làm việc, vẫn có những trường hợp có nguy cơ cao không đồng ý chọc hút dịch ối hoặc đồng ý chọc hút dịch ối nhưng lại không đến thực hiện. Với mong muốn tìm hiểu rõ những vấn đề này nhằm giúp cho công tác tư vấn, chăm sóc cho bệnh nhân được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này. Mục tiêu đề tài: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng người bệnh đến chọc hút dịch ối tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh Bệnh viện phụ sản Trung ương. 2. Đánh giá kết quả tư vấn và phân tích một số yếu tố liên quan trong chọc hút dịch ối. * Những đóng góp của luận văn Luận văn lần đầu tiên cung cấp các số liệu liên quan đến công tác tư vấn chọc hút dịch ối: mô tả được một số đặc điểm lâm sàng, lý do của đối tượng đến tư vấn chọc hút dịch ối. Xác định được tỷ lệ chấp nhận chọc ối sau tư vấn, tỷ lệ đến thực hiện chọc ối sau khi đã chấp nhận và một số lý do đã chấp nhận nhưng không đến chọc ối. 1
  4. Xác định được một số yếu tố liên quan đến việc chấp nhận chọc hút dịch ối để từ đó nâng cao chất lượng tư vấn. Luận văn cũng cung cấp bằng chứng vô cùng quan trọng về tính an toàn của việc chọc hút dịch ối khi xác định được tỷ lệ biến chứng. Đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra được kết quả của nhiễm sắc đồ khi đối tượng tham gia chọc ối. * Bố cục của luận án: Luận án gồm 53 trang với các phần và 4 chương - Đặt vấn đề: 02 trang - Chương 1 - Tổng quan: 15 trang - Chương 2 - Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 9 trang - Chương 3 - Kết quả nghiên cứu: 13 trang - Chương 4 - Bàn luận: 11 trang - Kết luận: 02 trang - Khuyến nghị: 01 trang CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm về dị tật thai nhi Theo định nghĩa của Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 1972, bất thường bẩm sinh là tất cả những bất thường về cấu trúc, chức năng hoặc sinh hoá có mặt lúc mới sinh cho dù chúng có được phát hiện ở thời điểm đó hay không [1]. 1.2. Một số phương pháp sàng lọc trước sinh - Phương pháp sàng lọc bằng siêu âm. - Phương pháp sàng lọc bằng định lượng các chất đánh dấu trong huyết thanh của người mẹ. - Các phương pháp sàng lọc không xâm lấn (xác định ADN của thai trong máu của mẹ NIPT) 2
  5. 1.3. Các phương pháp lấy bệnh phẩm của thai 1.3.1. Phương pháp chọc hút dịch ối của thai Chọc hút dịch ối là một thủ thuật trong đó nước ối được lấy ra từ buồng tử cung để xét nghiệm. Chọc hút dịch ối là phương pháp lấy bệnh phẩm dễ tiến hành, ít biến chứng cho mẹ, cho thai và có khả năng được phổ biến rộng rãi. 1.3.2. Phương pháp sinh thiết gai rau (STGR) Sinh thiết gai rau thường làm ở tuần thai 10 - 12 tuần qua cổ tử cung hoặc qua thành bụng. Thuận lợi lớn nhất của STGR là thu được kết quả di truyền ở tuổi thai sớm hơn so với chọc ối và cho sẩy thai sớm hơn nếu có kết quả bất thường. 1.3.3. Phương pháp chọc máu tĩnh mạch cuống rốn (CMTMCR) Chọc máu tĩnh mạch cuống rốn được làm từ tuần thai 18 để đánh giá tình trạng hematocrit máu, bất thường về máu, nhiễm trùng bẩm sinh, tình trạng ứ nước của thai, tình trạng chuyển hoá, cân bằng axit-bazơ thai, chức năng tuyến giáp, đếm tiểu cầu thai [22]. 1.4. Phương pháp tư vấn chọc hút dịch ối 1.4.1.1. Quy trình tư vấn - Thu thập toàn bộ thông tin của thai phụ - Tư vấn lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi tiến hành thủ thuật chọc ối (có biên bản tư vấn) - Thai phụ và chồng ký giấy tờ đồng ý tham gia thủ thuật, chấp nhận nguy cơ khi tiến hành thủ thuật - Trước khi tiến hành thủ thuật, thai phụ được làm các xét nghiệm cơ bản (công thức máu, CRP, đông cầm máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, HbsAg, TPHA, HIV) và siêu âm kiểm tra tình trạng thai nhi - Làm hồ sơ chọc hút dịch ối để lưu lại. 1.4.1.2. Các bước tiến hành Thời gian tiến hành thủ thuật chọc ối: khoảng 05 phút ❖ Kiểm tra hồ sơ: 3
  6. - Kiểm tra các thông tin hành chính của thai phụ - Kiểm tra các xét nghiệm cơ bản, siêu âm kiểm tra trước chọc ối xem đã đủ điều kiện làm thủ thuật chưa. ❖ Kiểm tra người bệnh: - Kiểm tra, đối chiếu tên, tuổi, địa chỉ của thai phụ với hồ sơ chọc hút dịch ối trước khi tiến hành thủ thuật - Thai phụ nằm ngửa trên bàn. ❖ Thực hiện kỹ thuật: - Siêu âm kiểm tra trước chọc ối: xem hoạt động tim thai, vị trí bánh rau và xác định vị trí sẽ đâm kim trên thành bụng ( tránh vị trí bánh rau) - Sát khuẩn vùng bụng làm thủ thuật - Đâm kim qua thành bụng của thai phụ vào trong buồng tử cung dưới hướng dẫn của siêu âm: đâm kim nhanh, rút nước ối từ từ và rút kim nhanh - Lượng nước ối lấy ra: + Tuổi thai < 15 tuần: 1 ml/ 1 tuần tuổi thai. + Tuổi thai ≥ 15 tuần: 10 - 15 ml/ 1 thai. - Nước ối sau khi lấy ra được bơm chuyển vào 02 ống chuyên dụng của phòng xét nghiệm di truyền tế bào. Ống đựng bệnh phẩm được dán tem có đầy đủ thông tin liên quan đến thai phụ: họ tên, tuổi, địa chỉ của thai phụ, chỉ định chọc ối, tuổi thai tại thời điểm chọc hút dịch ối - Siêu âm lại sau khi rút kim - Ghi chép rõ ràng các thông tin liên quan đến quá trình chọc ối: số lần chọc ối, thời gian chọc ối, màu sắc nước ối, tai biến (nếu có) - Ghi chép rõ ràng các kết quả liên quan siêu âm sau khi chọc ối: hoạt động tim thai, cử động thai, tình trạng bánh rau, nước ối, cổ tử cung - Lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Trung tâm. 4
  7. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Thai phụ có chỉ định lấy bệnh phẩm thai nhi bằng chọc hút dịch ối đến tư vấn tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. * Địa điểm nghiên cứu Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương. Thời gian thu thập số liệu: từ 01/2019 – 06/2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu * Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang. * Cỡ mẫu nghiên cứu: Cỡ mẫu của nghiên cứu được tính theo công thức sau: 2 p(1 − p) 𝑛 = Z1−α/2 d2 Trong đó: n: Cỡ mẫu. α: Mức ý nghĩa thống kê. Chọn  = 0,01 ứng với độ tin cậy 99% thay vào bảng ta được Z(1 – α/2) = 2,58). p = 0,787 : Tỷ lệ thai phụ chấp nhận chọc ối theo nghiên cứu của Mai Lệ Huyền. d = 0,015: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu và tỷ lệ thu được từ quần thể. Như vậy cỡ mẫu của nghiên cứu là 1922. Thực tế cỡ mẫu của chúng tôi là 1953. Mẫu nghiên cứu sẽ được lựa chọn theo phương pháp lấy liên tục trong một thời gian nhất định cho đến khi đủ số nghiên cứu theo công thức đã tính. Tất cả các hồ sơ có đủ điều kiện tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh – Bệnh viện Phụ Sản Trung ương đều được lựa chọn. * Nội dung nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu - Nội dung nghiên cứu + Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đến tư vấn chọc hút dịch ối + Kết quả tư vấn chọc hút dịch ối và một số yếu tố liên quan + Một số yếu tố liên quan đến việc thai phụ chấp nhận chọc ối - Phương pháp thu thập thông tin: 5
  8. + Thu thập thông tin định lượng bằng cách phát vấn sử dụng bộ câu hỏi tự điền đối với thai phụ đến tư vấn. + Lấy thông tin thứ cấp từ hồ sơ bệnh án của thai phụ bằng phiếu thu thập thông tin thứ cấp. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân đến tư vấn chọc hút dịch ối 3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=1953) Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ % 18-24 227 11,6 Tuổi 25-34 958 49,1 35 768 39,3 Thành thị 614 31,4 Khu vực Nông thôn 1339 68,6 Kinh 1835 94,0 Dân tộc Khác 118 6,0 Tiểu học 103 5,3 Trung học cơ sở 339 17,4 Trình độ học Trung học phổ thông 450 23,0 vấn Trung cấp/Cao đẳng 409 20,9 Đại học 560 28,7 Sau đại học 92 4,7 Công nhân 414 21,2 Nông dân 205 10,5 Nghề nghiệp Công chức/Viên chức 708 36,3 Lao động tự do 567 29,0 Khác 59 3,0 Có chồng 1930 98,8 Tình trạng Ly thân, ly hôn, goá 8 0,4 hôn nhân Khác 15 0,8 Lần 1 390 20,1 Lần mang Lần 2 609 31,2 thai Từ lần 3 trở lên 954 48,9 6
  9. Nhận xét: Gần một nửa các ĐTNC thuộc nhóm tuổi từ 25-34 (49,1%) và chỉ 11,6% trong độ tuổi từ 18-24. Có 68,6% ĐTNC sống ở nông thôn. Phần lớn ĐTNC là người dân tộc Kinh (94%). Nhóm ĐTNC có trình độ trung cấp/cao đẳng/đại học/sau đại học chiếm 54,9%. Nhóm tiểu học/ trung học cơ sở chiếm 22,7%. Nhóm ĐTNC mang thai từ 3 lần trở lên chiểm tỷ lệ cao nhất (48,9%). ĐTNC mang thai lần 2 và mang thai lần đầu tiên chiếm tỷ lệ tương ứng là 31,2% và 20,0%. 3.1.2. Tình trạng dị tật bẩm sinh ở những lần sinh trước Bảng 3.2. Tình trạng dị tật bẩm sinh ở những lần sinh trước (n=1953) Tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh Số lượng Tỷ lệ % Không 1820 93,2 Có 133 6,8 Nhận xét: Phần lớn ĐTNC không có tiền sử dị tật bẩm sinh ở những lần sinh trước, chiểm tỷ lệ 93,2%. 3.1.3. Lý do đến tư vấn 50% 40% 30% 31.300% 29.400% 20% 19.300% 10% 9.800% 1.600% 6.700% 0% Tăng Thai bất Test sàng Tiền sử Mẹ lớn Kết hợp khoảng thường lọc nguy đẻ con bất tuổi nhiều chỉ sáng sau hình thái cơ cao thường định gáy Biểu 3.3. Lý do đến tư vấn chọc hút dịch ối (n=1953) 7
  10. Nhận xét: Những lý do chính ĐTNC đến tư vấn chọc hút dịch ối là sau khi test sàng lọc nguy cơ cao (31,3%) và sau khi kết hợp nhiều chỉ định (29,4%). Lý do phổ biến tiếp theo là do thai bất thường hình thái (19,3%). Lí do đến tư vấn do tăng khoảng sáng sau gáy và do mẹ lớn tuổi chiểm tỷ lệ tương ứng là 9,8% và 6,7%. Tiền sử đẻ con bất thường là lí do ít gặp nhất, chiếm tỷ lệ 1,6%. 3.2. Kết quả tư vấn chọc hút dịch ối và một số yếu tố liên quan 3.2.1. Kết quả tư vấn chọc hút dịch ối 3.2.1.1. Kết quả chấp nhận chọc ối sau tư vấn chọc hút dịch ối Bảng 3.5. Tỷ lệ thai phụ chấp nhận chọc ối (n=1953) Chấp nhận chọc ối Số lượng Tỷ lệ % Có 1374 70,4 Không 579 29,6 Nhận xét: Gần 3/4 ĐTNC chấp nhận chọc hút dịch ối sau khi được tư vấn (70,4%). Số còn lại không chấp nhận chọc hút dịch ối vì nhiều lý do khác nhau như sợ biến chứng, gia đình không đồng ý,... 3.2.1.2. Kết quả chấp nhận chọc ối theo tuổi Bảng 3.6. Kết quả chấp nhận chọc ối theo tuổi (n=1953) Chấp nhận chọc ối Tuổi Có Không p Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % ≥ 35 tuổi 574 74,7 194 25,3 < 35 tuổi 800 67,5 385 32,5 0,001 Tổng 1374 70,4 579 29,6 Nhận xét: Tỷ lệ chấp nhận chọc ối ở nhóm ≥35 tuổi cao hơn nhóm
  11. Bảng 3.11. Kết quả chấp nhận chọc ối theo chỉ định (n=1953) Chấp nhận chọc ối Có Không Chỉ định p Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % lượng % Tăng KSSG 153 80,1 38 19,9 Thai bất thường hình thái 166 44,0 211 56,0 Test sàng lọc nguy cơ cao 467 76,3 145 23,7 Tiền sử đẻ con bất thường 25 80,7 6 19,4
  12. 3.2.1.5. Kết quả thai phụ đến thực hiện chọc ối Bảng 3.14. Tỷ lệ thai phụ đến thực hiện chọc ối (n=1374) Thực hiện chọc ối Số lượng Tỷ lệ % Có 1263 92,1 Không 111 7,9 Tổng 1374 100 Nhận xét: Trong số 1374 bà mẹ chấp nhận thực hiện chọc ối, thì có 1263 người đến thực hiện chọc ối, chiểm tỷ lệ 92,1%. 3.2.1.6. Lý do không đến thực hiện chọc ối Bảng 3.15. Lý do thai phụ không đến thực hiện chọc ối sau khi đã đồng ý chọc ối (n=111) Lý do thai phụ không thực Số lượng Tỷ lệ % hiện chọc ối Sợ rủi ro, biến chứng 26 23,4 Gia đình không đồng ý 22 19,8 Khác 63 56,8 Tổng 111 100 Nhận xét: Trong số 111 thai phụ không đến chọc ối sau khi đã đồng ý, lý do thai phụ không đến chọc ối do sợ rủi ro, biến chứng chiếm tỷ lệ 23,4%. Lý do vì gia đình không đồng ý chiếm 19,8%. Nhóm vì các lý do khác chiếm tỷ lệ là 56,8%. 3.2.1.7. Kết quả chọc hút dịch ối Bảng 3.16. Kết quả chọc hút dịch ối (n=1263) Kết quả chọc hút dịch ối Số lượng Tỷ lệ % Thành công 1263 100 Không thành công 0 0 Tổng 1263 100 10
  13. Nhận xét: Tất cả 1263 sản phụ đồng ý chọc hút dịch ối đều đã thực hiện chọc ối thành công. 3.2.1.8. Biến chứng của chọc hút dịch ối Bảng 3.17. Biến chứng của chọc hút dịch ối (n=1263) Biến chứng của chọc Số lượng Tỷ lệ % hút dịch ối Có 3 0,2 Không 1260 99,8 Tổng 1263 100 Nhận xét: Có 3 trường hợp (0,2%) xảy ra biến chứng sau chọc hút dịch ối. 3.2.1.9. Kết quả nhiễm sắc thể đồ Bảng 3.18. Kết quả nhiễm sắc thể đồ (n=1259) Kết quả nhiễm sắc thể đồ Số lượng Tỷ lệ % Bình thường 1126 89,4 Bất thường 133 10,6 Tổng 1259 100 Nhận xét: Trong số 1259 nhiễm sắc thể đồ, có 1126 (89,4%) kết quả nhiễm sắc thể bình thường. 11
  14. 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến việc đồng ý chọc hút dịch ối Bảng 3.19. Một số yếu tố liên quan đến việc thai phụ chấp nhận chọc ối (n=1953) Một số yếu tố liên quan OR 95% CI 18-24 1 - Tuổi 25-34 0,86 0,62-1,2 35 0,8 0,53-1,2 Nông dân 1 - Công nhân 1,01 0,67-1,53 Nghề nghiệp CBCC 0,99 0,69-1,41 Kinh doanh 1,14 0,85-1,53 Khác 0,71 0,36-1,43 Thành thị 1 - Địa chỉ Nông thôn 0,98 0,77-1,24 Kinh 1 - Dân tộc Khác 0,91 0,59-1,41 Có 1 - Có con DTBS Không 0,67 0,42-1,06 Người thân có Có 1 - con DTBS Không 0,88 0,51-1,5 Tình trạng Có chồng 1 - hôn nhân Ly thân, ly hôn, goá 0,94 0,53-1,67 Tăng khoảng sáng sau gáy 1 - Bất thường hình thái 5,18* 3,43-7,83 Lý do đến tư Test SL nguy cơ cao 1,28 0,86-1,93 vấn TS đẻ bất thường 1,32 0,48-3,64 Mẹ lớn tuổi 2,57* 1,45-4,55 Kết hợp nhiều chỉ định 1,07 0,67-1,71 Tiểu học 1 - THCS 0,6* 0,36-0,98 Trình độ học THPT 0,49* 0,29-0,8 vấn Trung cấp, cao đẳng 0,48* 0,28-0,82 Đại học 0,62 0,36-1,06 Sau đại học 0,56 0,27-1,14 12
  15. Nhận xét: Những bà mẹ có thai bất thường hình thái, tuổi mẹ lớn có tỷ lệ đồng ý chọc hút dịch ối cao gấp 2,57 đến 5,18 lần so với những bà mẹ siêu âm thấy hình ảnh tăng khoảng sáng sau gáy. Những bà mẹ có trình độ học vấn từ bậc THCS đến bậc THPT, trung cấp, cao đẳng có khả năng đồng ý chọc ối ít gấp khoảng 0,6-0,48 lần so với bà mẹ có trình độ học vấn ở bậc tiểu học. Những mối liên quan này có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy đa biến logistic với p
  16. trong thời kì mang thai là một vấn đề không phải mới, tuy nhiên cần có sự tư vấn chuyên khoa cũng như sự hiểu biết đúng đắn của sản phụ thì công tác sàng lọc mới có thể phổ biến và đạt hiệu quả. Trình độ học vấn cũng như học thức và địa vị của các sản phụ ngày càng càng cao, thì tỷ lệ các sản phụ được tiếp cận với các kỹ thuật sàng lọc trước sinh cũng ngày càng tăng lên [3]. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, nhóm sản phủ mang thai từ ba lần trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (48,9%). Nhóm sản phụ mang thai lần thứ hai và mang thai lần đầu tiên chiếm tỷ lệ tương ứng là 31,2% và 20,0%. Kết quả này có phần không tương đồng với nghiên cứu của tác giả Hà Thị Mỹ Dung với kết quả nhóm sinh con từ lần thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất, tương ứng với 12,8% [3]. Trong khi đó, nhóm bà mẹ chiếm tỷ lệ cao nhất 50,4% là nhóm có thai lần thứ hai. Sự khác biệt trên xuất phát từ việc lựa chọn đối tượng trong nghiên cứu của tác giả Hà Thị Mỹ Dung là phụ nữ mang thai đến khám và theo dõi thai kỳ [3]. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi sản phụ được lựa chọn là những bà mẹ mang thai có chỉ định chọc ối và đến tư vấn chọc ối. Tuổi mẹ cao được báo cáo là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ, do đó tuổi mẹ là yếu tố quan trọng trong tư vấn chọc ối và chọc ối chẩn đoán bất thường thai nhi. Theo kết quả điều tra của Tổng cục dân số năm 2015 thì có đến 77,1% phụ nữ sinh con thứ bà nằm trong độ tuổi từ 35 đến 49 tuổi [7]. Như vậy trong nghiên cứu này, các sản phụ mang thai từ lần thứ ba trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là phù hợp. Liên quan đến tiền sử sản khoa, tỷ lệ các bà mẹ trong nghiên cứu có tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh là 6,8%. So với nghiên cứu của tác giả Hà Thị Mỹ Dung thì tỷ lệ bà mẹ có sinh con dị tật bẩm sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn đáng kể, tỷ lệ này trong nghiên cứu của tác giả này chỉ chiếm 2,8% [3]. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau trong tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu. Thêm vào đó, theo hướng dẫn về quy trình sàng lọc 14
  17. trước sinh, phụ nữ mang thai có tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh là một trong những chỉ định chọc ối [23], [29], [18]. Do vậy, tỷ lệ sản phụ có tiền sử sinh con dị tật bẩm sinh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu trước. Kết quả của chúng tôi cũng đã cho thấy, phần lớn các sản phụ không có tiền sử có người thân trong gia đình sinh con bị dị tật bẩm sinh, chiếm tỷ lệ tương ứng là 95,7%. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, những lý do chính để sản phụ đến tư vấn chọc hút dịch ối là do sau khi test sàng lọc nguy cơ cao (31,3%) và sau khi kết hợp nhiều chỉ định (29,4%). Lý do phổ biến tiếp theo được ghi nhận là do thai bất thường hình thái (19,3%). Lý do đến tư vấn do tăng khoảng sáng sau gáy và do mẹ lớn tuổi chiếm tỷ lệ tương ứng là 9,8% và 6,7%. Tiền sử đẻ con bất thường là lý do ít phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 1,6%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Anh Tuấn và tác giả Nguyễn Thị Hồng (năm 2010), lý do phổ biến nhất được báo cáo là do test sàng lọc dương tính chiếm 56,24% và lý do ít gặp nhất là tiền sử đẻ con bất thường với tỷ lệ tương ứng là 4,06% [5]. Cũng trong một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trang, kết quả được báo cáo tương tự với nghiên cứu của chúng tôi, tác giả đã chỉ ra test sàng lọc dương tính cũng được ghi nhận là lý do phổ biến nhất (49%), và tiền sử đẻ con bất thường là lý do ít phổ biến nhất (3,1%) [4]. Nghiên cứu của tác giả Lê Thanh Thúy cũng cho kết quả tương tự với lý do là test sàng lọc dương tính và tiền sử đẻ con bất thường, chiếm tỷ lệ lần lượt là 62,1% và 2,3%. Kết quả này một lần nữa cho thấy một thực tế rằng, thai phụ ngày càng thường xuyên chọn sàng lọc trước sinh bằng test không xâm lấn trước đó và chỉ chọc ối trong trường hợp kết quả sàng lọc nguy cơ cao. Thai phụ ngoài 35 tuổi để ước tính nguy cơ liên quan đến tuổi mẹ có xu hướng làm các xét nghiệm sàng lọc huyết thanh mẹ, do đó chỉ định chọc ối do mẹ lớn tuổi chiếm tỉ lệ khá thấp. 15
  18. 4.2. Kết quả của công tác tư vấn chọc ối và một số yếu tố liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chấp nhận chọc ối sau tư vấn chọc hút dịch ối đạt 70,4%, tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với kết quả nghiên cứu của tác giả Hà Thị Mỹ Dung và cộng sự được thực hiện từ năm 2014 đến 2015 (13.3%) [3]. Giải thích cho sự khác biệt này có thể là do số lượng cỡ mẫu khác nhau đáng kễ giữa hai nghiên cứu. Một giải thích khác có thể do hiệu quả của công tác truyền thông, tư vấn cũng như sự nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện kỹ thuật sàng lọc trước sinh đến từ các nhân viên điều dưỡng và y bác sĩ trong nghiên cứu của chúng tôi trong thời gian gần đây. Đáng chú ý, có 29,6% sản phụ không chấp nhận chọc hút dịch ối với nhiều lý do khác nhau như sợ biến chứng, và gia đình không đồng ý. Do đó, chúng tôi khuyến nghị cần đẩy mạnh hơn nữa các các phương pháp truyền thông, tư vấn, và vận động sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm hướng đến mục tiêu phát hiện sớm được những thai kỳ bị dị tật bẩm sinh nặng, bệnh lý gen hoặc những trường hợp trẻ bị giảm thiểu trí tuệ (như hội chứng Down, Trisomy 13, Trisomy 18, Thalassemia ...), qua đó, tư vấn cho thai phụ và gia đình có được định hướng kết thúc thai kỳ và phương pháp tốt nhất để nhằm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội [10], [14]. Mỗi hành động khác nhau đều phụ thuộc vào kiến thức, thái độ của bản thân mỗi người và sự tác động của môi trường xung quanh. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, và thu thập số liệu trên nhóm sản phụ này để tìm hiểu có hay không sự khác biệt giữa các bà mẹ với hành vi chấp nhận chọc hút dịch ối. Kết quả của chúng tôi đã cho thấy tỷ lệ chấp nhận chọc ối ở nhóm sản phụ ngoài 35 tuổi là 74,8%, cao hơn có ý nghĩa thống kê nhóm sản phụ dưới 35 tuổi (67,5%) (p
  19. sản phụ dưới 35 tuổi (6,6%). Giải thích cho sự khác biệt này, nhóm tác giả tại Israel đã cho rằng, độ tuổi có thể là lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định chọc ối của phụ nữ ngoai 35 tuổi. Trong khi đó, lý do quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định không chọc ối của phụ nữ dưới 35 tuổi là rủi ro của can thiệp. Điều này cũng phù hợp với khảo sát của tác giả Đoàn Kim Thắng khi có tới 77% phụ nữ được hỏi biết rằng mang thai khi tuổi trên 35 là một yếu tố nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh [2]. Phụ nữ càng lớn tuổi (≥35 tuổi) thì nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh càng gia tăng, đặc biệt là đối với trường hợp bất thường nhiễm sắc thể (thường gặp trong hội chứng Down) [8]. Tại Việt nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trang (năm 2012) đã báo cáo sự gia tăng tỷ lệ thai bất thường nhiễm sắc thể theo tuổi của mẹ là có ý nghĩa thống kê (p 0,05). Trong một khảo sát về kiến thức của phụ nữ độ tuổi từ 15 đến 49 về dự phòng dị tật 17
  20. bẩm sinh của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà (2015), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức chung dị tật bẩm sinh giữa các nhóm ngành nghề khác nhau được ghi nhận, cụ thể nhóm phụ nữ là cán bộ viên chức có tỷ lệ các câu trả lời đúng (bao gồm 2 câu) là 70,6% và 84,3%; cao hơn so với nhóm phụ nữ làm công việc buôn bán/nội trợ, tương ứng là 52% và 62,4%; đồng thời, cũng cao hơn nhóm phụ nữ làm công nhân/nông nhân/nghề khác, tương ứng ở 52% và 60% [4]. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chọc hút dịch ối ở các đối tượng có trình độ học vấn khác nhau (p >0,05). Cụ thể thì kết quả chấp nhận chọc ối ở nhóm sản phụ có trình độ học vấn bậc tiểu học là thấp nhất (62,1%) và cao nhất ở nhóm sản phụ có trình độ học vấn ở bậc trung cấp/cao đẳng (73,4%). Trình độ học vấn của nhóm sản phụ cùng với sự thành công của buổi tư vấn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra quyết định chọc ối của thai phụ. Phụ nữ mang thai càng am hiểu về xã hội và khoa học sức khoẻ sẽ càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của sàng lọc trước sinh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, địa điểm thực hiện nghiên cứu là một bệnh viện tuyến trung ương tại trung tâm Hà Nội, việc thực hiện khảo sát liên quan đến quyết định chọc ối của thai phụ có thể hiểu là sau khi thai phụ đã được làm các xét nghiệm sàng lọc có kết quả bất thường, những thai phụ có yếu tố nguy cơ cao, họ đã được tư vấn và cung cấp kiến thức cần thiết để có thể đưa ra quyết định chọc ối chẩn đoán dị tật bẩm sinh đối với thai nhi. Do vậy, kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chấp nhận chọc ối ở các đối tượng có trình độ học vấn khác nhau và ở các đối tượng có nghề nghiệp khác nhau là hoàn toàn phù hợp. Liên quan đến tình trang hôn nhân, chúng tôi không quan sát thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ chấp nhận chọc ối ở nhóm sản phụ ly thân, ly hôn, góa phụ so với nhóm sản phụ đã có chồng (p >0,05). Tỷ lệ chấp nhận chọc ối ở nhóm sản phụ có con bất thường về hình thái (44%) thấp hơn đáng kể so với các nhóm khác, 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2