intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng: Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHẠM THANH HƯƠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN BẠCH MAI Chuyên ngành : Điều dưỡng Mã số : 8 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: Hoàng Văn Ngoạn HÀ NỘI - 2019
  2. 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADA: American diabetes Association Hiệp hội đái tháo đường Mỹ BMI: Body Mass Index Chỉ số khối cơ thể B/M: Chỉ số bụng mông ĐTĐ: Đái tháo đường HDL-C: High Density Lipoprotein Cholesterol tỷ trọng cao IDF: International Diabetes Federation Hiệp hội Đái tháo đường Quốc tế JNC: United States Joint National Committee Liên ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ LDL- C: Low Density Lipoprotein Cholesterol - Cholesterol tỷ trọng thấp TC: Total Cholesterol - Cholesterol toàn phần TG: Triglycerid THA: Tăng huyết áp UKPDS: United Kingdom Prospective Diabetes Study Nghiên cứu tiến cứu về đái tháo đường của Vương quốc Anh WHO: World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới BHYT Bảo hiểm y tế
  3. 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Để góp phần vào việc nâng cao hiệu quả chăm sóc cho người đái tháo đường, cần có đánh giá thực trạng đái tháo đường, thực trạng việc chăm sóc cho người đái tháo đường và các yếu tố ảnh hưởng, qua đó có biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mắc các bệnh mạn tính nói chung, cho người đái tháo đường nói riêng, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Khám bệnh bệnh viện Bạch Mai” nhằm hai mục tiêu sau đây: 1. Mô tả kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường týp 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành của người bệnh đái tháo đường týp 2. Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm và lịch sử bệnh học về đái tháo đường 1.2. Phân loại đái tháo đường 1.3. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Trên thế giới Những năm gần đây, tỷ lệ ĐTĐ tăng mạnh trên toàn cầu. Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế, năm 2011 toàn thế giới đã có 366 triệu người mắc ĐTĐ. Dự tính tới năm 2030, sẽ là 552 triệu người ĐTĐ. Tỷ lệ ĐTĐ ở châu Á cũng tăng mạnh, đặc biệt ở Đông Nam Á (5,3%) [2]. Nguyên nhân của sự tăng này là do mức độ đô thị hóa nhanh, sự di dân từ khu vực nông thôn ra thành thị nhiều, sự thay đổi
  4. 3 nhanh về lối sống công nghiệp, giảm hoạt động chân tay, tăng trưởng kinh tế và chế độ ăn nhiều mỡ. 1.3.2. Tại Việt nam Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ theo vùng, Hà Nội: 1,1% (Theo Phan Sĩ Quốc, Lê Huy Liệu và cs năm 1991) [20]; Huế: 0,96% (Trần Hữu Dàng và cs năm 1996) [4]; Hồ Chí Minh: 2,52% (Mai Thế Trạch và cs năm 1993). Nghiên cứu của Lê Cảnh Chiến tại Tuyên Quang; Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương tại Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ cao hơn nam, ở nhóm ít hoạt động thể lực cao hơn nhóm hoạt động thể lực nhiều [14]. 1.4. Chẩn đoán và điều trị và chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường 1.4.1. Chẩn đoán Theo ADA (1997) và Tổ chức Y tế Thế giới (1998), ĐTĐ được chẩn đoán xác định khi có bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn 1: Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l. Kèm theo các triệu chứng uống nhiều, đái nhiều, sút cân không có nguyên nhân. - Tiêu chuẩn 2: Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l, xét nghiệm lúc người bệnh đã nhịn đói sau 6 - 8 giờ không ăn. - Tiêu chuẩn 3: Glucose máu ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose máu ≥ 11,1 mmol/l. 1.4.2. Điều trị và chăm sóc cho người ĐTĐ Mục tiêu điều trị ĐTĐ là kiểm soát đường huyết và hướng tới: - HbA1c < 7% cho cả ĐTĐ type 1 và type 2. - Glucose máu (GM) lúc đói duy trì ở 3,9-7,2mmol/l (70- 130mg/dl). - Glucose máu sau ăn 2 giờ < 10mmol/l (< 180mg/dl). - Kiểm soát các yếu tố nguy cơ đi kèm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Việc điều trị cần phối hợp với các biện pháp:
  5. 4 1.4.2.1. Chế độ ăn 1.4.2.2. Hoạt động thể lực 1.4.2.3. Điều trị bằng thuốc uống 1.4.2.4. Điều trị bằng insulin 1.4.3. Biến chứng bệnh đái tháo đường 1.4.3.1. Biến chứng cấp tính Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp. Ngay cả khi điều trị đúng, hôn mê nhiễm toan ceton và hôn mê tăng áp lực thẩm thấu vẫn có thể là hai biến chứng nguy hiểm. 1.4.3.2. Biến chứng mạn tính Bệnh ĐTĐ mắc lâu ngày nhất là điều trị không nghiêm ngạt có thể gặp các biến chứng mạn tính như: - Biến chứng tim - mạch. - Tăng huyết áp. - Biến chứng thận. - Bệnh lý mắt ở người bệnh đái tháo đường. - Bệnh thần kinh do đái tháo đường. - Bệnh lý bàn chân. - Nhiễm khuẩn ở người bệnh đái tháo đường. - Rối loạn chuyển hóa lipid máu. 1.5. Chăm sóc, điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến đái tháo đường type 2 1.5.1. Quản lý điều trị đái tháo đường 1. Ở Việt Nam, ngày 19 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 172/2008/QĐ-TTg bổ sung Dự án “phòng, chống bệnh ĐTĐ” vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống
  6. 5 một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. 1.5.2. Chăm sóc, điều trị và một số yếu tố ảnh hưởng đến ĐTĐ type 2 Những người bị ĐTĐ cần phải phân chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết sau khi ăn. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Là những người bệnh đã được chẩn đoán ĐTĐ type 2 được theo dõi và điều trị tại khoa Khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: từ 12/ 2018 đến 6/ 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu Được tính theo công thức: n = Z2(1 - α/2) × Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu. α: Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ số Z(1- α/2) = 1,96. p: Tỷ lệ người bệnh được chăm sóc tốt, p = 0,27 (theo nghiên cứu của Trần Thị Thanh Huyền). d: Sai số mong đợi, chọn d = 0,05. Từ công thức trên tính được cỡ mẫu tối thiểu phải là 470. Thực tế, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở 493 đối tượng nghiên cứu. 2.3. Thu thập thông tin 2.3.1. Quy trình thu thập số liệu 2.3.1.1. Công cụ thu thập số liệu: Theo biểu mẫu của nghiên cứu. 2.3.1.2. Các bước tiến hành
  7. 6 Với từng người bệnh, nghiên cứu được tiến hành theo các bước: hỏi bệnh, khám bệnh, làm các xét nghiệm theo một mẫu bệnh án thống nhất. 2.3.2. Các số liệu cần thu thập * Các thông tin về nhân khẩu học: tên, tuổi, giới… * Các thông tin về bệnh: Tiền sử mắc bệnh của bản thân gia đình… * Các thông tin về kiến thức, thực hành chăm sóc: * Một số yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc cho người ĐTĐ: 2.4. Các biến số/chỉ số trong nghiên cứu 2.5. Xử lý và phân tích số liệu Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm Excel 2010 sau đó phân tích bằng phần mềm Excel 2010 và SPSS 23.0. 2.6. Sai số và cách khống chế sai số 2.6.1. Các sai số có thể gặp phải Sai số nhớ lại, Sai số ghi chép; Sai số do đối tượng không hiểu hoặc hiểu sai câu hỏi. 2.6.2. Cách khống chế sai số - Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi. - Kiểm tra các thông tin trong phiếu điều tra ngay sau buổi thu thập số liệu để phát hiện sai sót, bổ sung thông tin tại chỗ. 2.7. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được Khoa Khám Bệnh, Bệnh Viện Bạch Mai cho phép tiến hành và đồng ý cho sử dụng ngân hàng dữ liệu là chất liệu nghiên cứu để hồi cứu thông tin, được sự đồng ý của người bệnh. Nguồn số liệu nghiên cứu được bảo mật. Nghiên cứu chỉ nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe người bệnh và sức khỏe cộng đồng; ngoài ra, không có mục đích nào khác.
  8. 7 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung bình người bệnh là 65,8 + 11,3; của nữ là 66,9 + 11,8, nam là 64,1 + 10,5. Tuổi nữ cao hơn nam có ý nghĩa thống kê với p
  9. 8 Bảng 3.5. Phân bố người bệnh theo giới và thời gian mắc bệnh ĐTĐ (n = 493) Giới Nam giới (1) Nữ giới (2) Tổng cộng Thời gian n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % p(1-2) < 5 năm 71 37,0 73 25,2 144 29,2
  10. 9 Biểu đồ 3.2. Biểu hiện lâm sàng chính của người bệnh Kết quả ở biểu đồ 3.2 cho thấy: số người có niêm mạc nhợt ở nữ cao hơn ở nam (với p
  11. 10 Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: Cholesterol toàn phần chung trung bình là 4,2 mmol/L; HDL- C chung trung bình là 1,3 mmol/L; LDL-C chung trung bình là 2,6 mmol/L; Triglycerid trung bình là 2,7 mmol/L; Creatinin máu trung bình là 99,4 mmol/L; nữ thấp hơn nam. Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm đường huyết theo giới tính (n= 493) TT Nam Nữ Tổng Trung Trung Trung Các chỉ số n bình n bình n bình (mmol/l) (mmol/l) (mmol/l) 1 Đường huyết (mmol/l) 193 8,9 282 8,5 475 8,7 2 HbA1c (%) 190 7,8 277 7,7 467 7,7 Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy: Glucose máu chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 8,7 mmol/L; của nhóm người bệnh nữ thấp hơn ở nhóm người bệnh nam. HbA1C chung của người bệnh ĐTĐ type 2 trung bình là 7,7 %; của người bệnh nữ và nam là gần tương đương như nhau. 3.2. Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh Bảng 3.9. Hiểu biết về bệnh ĐTĐ của người bệnh STT Bệnh ĐTĐ n Tỷ lệ % 1 Là bệnh cấp tính 0 0,0 Tính chất Là bệnh mạn tính 491 99,6 bệnh Không rõ 2 0,4 2 Di truyền 399 80,9 Loại bệnh Lây truyền 1 0,2 Không rõ 93 18,9 Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: Phần lớn người bệnh đều biết ĐTĐ là bệnh mạn tính, 80,9% biết ĐTĐ là bệnh di truyền.
  12. 11 Bảng 3.10. Các biến chứng có thể có của bệnh ĐTĐ (n= 493) STT Biến chứng có thể có n Tỷ lệ % 1 Tăng huyết áp 467 94,7 2 Rối loạn lipid máu 309 62,7 3 Tai biến mạch não 195 39,6 4 Bệnh thận 295 59,8 5 Bệnh về mắt 287 58,2 6 Biến chứng ở bàn chân 163 33,1 7 Khác 0 0,0 Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: Tỷ lệ biết có biến chứng gây tăng huyết áp là cao nhất 94,7%, biết có biến chứng rối loạn lipid máu là 62,7%, biết có biến chứng gây bệnh thận là 59,8%, biết có biến chứng gây bệnh về mắt là 58,2%. Tỷ lệ biết có biến chứng gây tai biến mạch não khá thấp là 39,6%, đặc biệt biến chứng ở bàn chân là biến chứng hay gặp và người bị ĐTĐ rất cần phải biết và có biện pháp phòng chống thì chỉ có 33,1% người bệnh biết. Bảng 3.11. Vai trò của các biện pháp chăm sóc khi đã dùng thuốc đầy đủ TT Các biệp Có thì tốt, pháp chăm Vẫn rất cần không cũng Không cần sóc được Tỷ lệ Tỷ lệ n n Tỷ lệ % n % % 1 Chế độ ăn 493 100,0 0 0,0 0 0,0 2 Luyện tập 493 100,0 0 0,0 0 0,0 3 Thử đường 492 99,8 1 0,2 0 0,0 huyết 4 Khám định 493 100,0 0 0,0 0 0,0 kỳ Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy: 100% người bệnh biết với ĐTĐ, dù đã dùng thuốc đầy đủ chế độ ăn vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt, đã dùng thuốc vẫn cần phải luyện tập.
  13. 12 Bảng 3.12. Kiến thức về dùng thuốc (n= 493) STT Kiến thức về dùng thuốc Thuốc uống Thuốc tiêm n Tỷ lệ % n Tỷ lệ % 1 Dùng hết đơn thuốc thì 0 0,0 1 0,2 thôi 2 Khi có triệu chứng mới 0 0,0 1 0,2 dùng 3 Dùng liên tục và điều 21 chỉnh theo chỉ định của 493 100,0 43,2 3 bác sỹ khi khám định kỳ 4 Không trả lời 27 0 0,0 56,4 8 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy: 100% người bệnh biết cách dùng thuốc uống. Với thuốc tiêm, có 2 người bệnh (0,4%) chưa biết dùng thuốc đúng cách. Bảng 3.13. Tình hình dùng thuốc của người bệnh ĐTĐ trong 4 tuần qua STT Loại thuốc sử dụng n Tỷ lệ % 1 Chỉ dùng thuốc uống 279 56,6 2 Chỉ dùng thuốc tiêm 0 0,0 3 Dúng cả thuốc uống và thuốc 214 43,4 tiêm Kết quả ở bảng 3.13 cho thấy: Tỷ lệ người dùng thuốc uống là 56,6, tỷ lệ người dùng cả thuốc uống và thuốc tiêm là 43,4%.
  14. 13 Bảng 3.14. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu tuân thủ các chế độ điều trị (n= 493) TT Tuân thủ Không tuân Tuân thủ không nghiêm thủ Chế độ điều trị ngặt Tỷ lệ Tỷ lệ n n Tỷ lệ % n % % 1 Chế độ ăn 493 100,0 0 0,0 0 0,0 2 Chế độ luyện tập 413 83,8 23 4,7 57 11,6 3 Chế độ dùng thuốc 492 99,8 1 0,2 0 0,0 4 Chế độ kiểm soát 346 70,2 147 29,8 0 0,0 đường huyết 5 Khám định kỳ 492 99,8 1 0,2 0 0,0 Kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: Tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn là cao nhất (100%), tiếp đến là tuân thủ khám định kỳ, tuân thủ chế độ dùng thuốc đều 99,8%. Tuân thủ chế độ luyên tập và kiểm soát đường huyết thấp hơn. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh ĐTĐ Bảng 3.15. Tỷ lệ đối tượng nhận được hướng dẫn về chăm sóc cho người ĐTĐ Đối tượng n Tỷ lệ % Được nhận hướng dẫn Chế độ ăn 348 70,6 Chế độ luyên tập 23 4,7 Dùng thuốc 492 99,8 Kiểm soát đường huyết 154 31,2 Khám định kỳ 491 99,6 Không nhận được hướng dẫn nào 0 0,0 Tự tìm thông tin tuân thủ điều trị 465 94,3 Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: người bệnh được hướng dẫn dùng thuốc là cao nhất (99,8%), hướng dẫn khám định kỳ 99,6%, hướng dẫn chế độ ăn 70,6%, hướng dẫn tự kiểm soát đường huyết 31,2%, hướng dẫn luyện tập là 4,7%. Tỷ lệ tự tìm thông tin hướng dẫn cách tuân thủ điều trị là 94,3%.
  15. 14 Bảng 3.16. Sự hỗ trợ của gia đình với việc tìm kiếm, tham khảo thông tin về điều trị ĐTĐ TT Nội dung Các chỉ số 1 Tìm thông tin n Tỷ lệ % Có tìm thêm thông tin 465 94,3 Không 28 5,7 2 Người tìm thông tin chính Tự bản thân 144 30,97 Vợ/ chồng giúp 21 4,3 Con của đối tượng giúp 307 62,3 Kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Việc tìm thêm thông tin về các chế độ điều trị nhiều nhất là người bệnh được hỗ trợ từ con của mình (62,3%). Bảng 3.17. Tỷ lệ lý do các đối tượng không tuân thủ chế độ điều trị (n = 493) Chế độ điều Lý do không tuân thủ n % trị Chế độ ăn Số người không tuân thủ chế độ ăn 0 0,0 Số người không tuân thủ luyện tập 57 11,6 Số người luyện tập không thường xuyên 23 4,7 Chế độ luyện Lý do Không có thời gian 1 0,2 tập Không cần thiết 29 5,9 Là người lao động bằng thể lực 11 2,2 Không trả lời 39 7,9 Chế độ dùng Số người không tuân thủ dùng thuốc 1 0,2 thuốc Lý do Chỉ đơn giản là quên 1 0,2 Số người không tuân thủ thử đường huyết 147 29,8 Chế độ kiểm Lý do Sợ đau 2 0,4 soát đường Không có người hỗ trợ 52 10,5 huyết Hết que thử 42 8,5 Đường huyết ổn không cần thử 51 10,3 Khám định Số người không tuân thủ khám định kỳ 1 0,2 kỳ Lý do Không có người hỗ trợ 1 0,2 Bảng 3.17 cho thấy: Không có người bệnh nào không tuân thủ chế độ ăn.
  16. 15 Về luyện tập, có 39 người không trả lời lý do, có 23 người luyện tập không thường xuyên, 11 người không tập vì cho là công việc mình làm đã là công việc chân tay, 29 người cho là việc luyện tập thể lực là không cần thiết. 52 người không tuân thủ kiểm soát đường huyết (10,5%) do không có người hỗ trợ, 42 người do hết que thử, 51 người cho là do đường huyết của mình ổn định không cần phải thử (10,3%), 2 người không thử vì sợ đau. Bảng 3.18. Người quyết định việc ăn uống cho người ĐTĐ STT Nội dung n Tỷ lệ % 1 Tự bản thân 44 8,9 2 Vợ/ Chồng 34 6,9 3 Con của người ĐTĐ 416 84,4 4 Khác 0 0,0 Người quyết định chế độ ăn nhiều nhất là con của người bệnh (84,4%), bản thân người bệnh (8,9%), do chồng/hoặc vợ của người bệnh ĐTĐ là 6,9%. Bảng 3.19. Sự ủng hộ của gia đình với việc luyện tập của người bệnh ĐTĐ STT Người ủng hộ n Tỷ lệ % 1 Tất cả các thành viên trong gia 476 96,6 đình 2 Một số thành viên trong gia 17 3,4 đình 3 Không ai ủng hộ 0 0,0 Tỷ lệ tất cả các thành viên trong gia đình đều ủng hộ việc luyện tập của người bệnh ĐTĐ là cao nhất 96,6%, không có trường hợp nào người bệnh ĐTĐ không được bất kỳ người nào trong gia đình ủng hộ luyện tập.
  17. 16 Bảng 3.20. Hoạt động thể lực của người bệnh ĐTĐ TT Hình thức n Tỷ lệ Số ngày tập Thời gian hoạt động (%) trung bình trung bình trong tuần trong ngày 1 Đi bộ 357 72,4 6,3 1,0 2 Chạy 2 0,4 6,5 1,0 3 Đi xe đạp 56 11,4 6,7 1,1 Bảng 3.20 cho thấy: Tỷ lệ người bệnh tập luyện bằng hình thức đi bộ là 72,4%, tỷ lệ người bệnh tập luyện bằng hình thức đi xe đạp là 11,4%, tập luyện bằng hình thức chạy bộ chỉ có 2 người. Phần lớn tập 6 ngày/tuần. Bảng 3.21. Sự hỗ trợ của gia đình tuân thủ điều trị của người bệnh ĐTĐ TT Nội dung Tỷ lệ % các hình thức hỗ trợ của gia đình Khám định Thử đường Dùng thuốc kỳ 1 Vợ/ Chồng 11,8 16,6 1,8 2 Con của người 88,0 5,5 16,2 ĐTĐ 3 Tự bản thân 0,2 78,5 81,9 Bảng 3.21 cho thấy: Hỗ trợ người bệnh ĐTĐ thử đường huyết, hỗ trợ đi khám bệnh định kỳ và hỗ trợ dùng thuốc nhiều nhất là từ con của họ, tiếp theo là hỗ trợ từ vợ hoặc chồng của họ. Bảng 3.24. Sự hỗ trợ về tài chính cho người bệnh TT Nội dung Tỷ lệ % hỗ trợ tài chính Mua thuốc Khám bệnh 1 Tự bản thân/ Vợ/ Chồng/ con 0 3,0 2 BHYT 100,0 97,0 Bảng 3.24 cho thấy: 100% người ĐTĐ đều nhận được sự hỗ trợ tài chính cho việc mua thuốc, 97% cho việc khám bệnh từ bảo hiểm y tế.
  18. 17 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Bàn luận về đặc điểm đối tượng nghiên cứu ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa đường, hậu quả của nó là kéo theo các rối loạn chuyển hóa khác đặc biệt là rối loạn chuyển hóa lipid. Cũng do các rối loạn này lại kéo theo các bệnh tật liên qua do rối loạn lipid dẫn đến các bệnh tim mạch và dẫn đến các tai biến do rối loạn mạch mà rối loạn hay gặp nhất là tai biến mạch não. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy ở những người bệnh ĐTĐ có một tỷ lệ khá cao mắc một số bệnh và rối loạn có liên quan. 4.2. Bàn luận về kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh ĐTĐ Nhìn chung, hiểu biết về các biến chứng của ĐTĐ chưa thật đầy đủ, khi hiểu biết chưa đầy đủ thì việc thực hành để phòng tránh các biến chứng này sẽ không tốt, đặc biệt các biến chứng hay gặp và sẽ ảnh hưởng nhiều đến người bệnh như biến chứng ở bàn chân, tỷ lệ người bệnh biết về biến chứng này còn thấp. Việc tăng cường trao đổi các thông tin về biến chứng của ĐTĐ và cách phòng tránh các biến chứng này cần được chú ý làm tốt hơn. ĐTĐ là bệnh rối loạn chuyển hóa, có liên quan rất mật thiết đến chế độ ăn. Trong bệnh ĐTĐ, chế độ ăn được coi là một biện pháp điều trị. Nhìn chung các người bệnh đã thấy được chế độ ăn là rất cần thiết, dù dùng thuốc rồi thì chế độ ăn vẫn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt. Với tuân thủ chế độ luyên tập, tuân thủ chế độ khám định kỳ, tuân thủ việc thử đường huyết, tuân thủ dung thuốc, thu thập thông tin về điều trị… đều rất cần thiết để hiệu quả điều trị tốt hơn. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tuân thủ điều trị tốt hơn một số nghiên cứu
  19. 18 trước có thể do ở bệnh viện Bạch Mai, có câu lạc bộ cho người ĐTĐ giúp cho người bệnh trao đổi với nhau. 4.3. Bàn luận về các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người bệnh ĐTĐ Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn các biện pháp điều trị nhiều hơn, sự hỗ trợ của gia đình chủ yếu từ con người bệnh, kinh phí hầu hết từ bảo hiểm y tế. KẾT LUẬN Người bệnh được điều trị tại Khoa Khám Bệnh, bệnh viện Bạch Mai có tuổi trung bình là 65,8 + 11,3. 1. Kiến thức, thực hành chăm sóc người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai năm 2019: - 99,6% người bệnh biết đái tháo đường là bệnh mạn tính; 80,9% biết đái tháo đường là bệnh di truyền, 18,9% người bệnh không biết đái tháo đường là bệnh di truyền hay lây truyền. - 94,7% người bệnh biết đái tháo đường có thể gây tăng huyết áp, 58,2% - 62,7% biết đái tháo đường có thể gây rối loạn lipid máu, gây bệnh thận, gây bệnh về mắt, 39,6% biết đái tháo đường có thể gây tai biến mạch não, chỉ có 33,1% biết đái tháo đường có thể gây biến chứng ở bàn chân. - 99,8% - 100% người bệnh biết dù đã dùng thuốc đầy đủ thì chế độ ăn, luyện tập, khám định kỳ và thử đường huyết vẫn rất cần. - Cách sử dụng thuốc đúng là dùng liên tục và điều chỉnh theo chỉ định của bác sỹ: Tất cả người bệnh biết dùng thuốc uống đúng,
  20. 19 trong khi đó chỉ có 43,2% người bệnh biết dùng thuốc tiêm đúng cách, 56,3% không trả lời. 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của người bệnh đái tháo đường type 2: - 100% người bệnh tuân thủ chế độ ăn, 99,8% tuân thủ khám định kỳ và dùng thuốc, 83,8% tuân thủ luyện tập và 70,2% tuân thủ thử đường huyết. - Tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn khám định kỳ là 99,6%; tỷ lệ tuân thủ khám định kỳ là 99,8%. Sự hỗ trợ người bệnh khám định kỳ 78,5% từ con, 5,5% từ vợ/chồng, tự đi là 16,6%. Nguyên nhân không tuân thủ khám định kỳ chỉ có 1 trường hợp do người hỗ trợ bận. - Về sử dụng thuốc: tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn cách dùng thuốc là 99,8%; tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc là 99,8%. Sự hỗ trợ người bệnh dùng thuốc 81,9% từ con người bệnh, 16,2% từ vợ/chồng, tự bản thân là 1,8%. Nguyên nhân không tuân thủ khám định kỳ chỉ có 1 trường hợp do quên. - Về tuân thủ chế độ ăn: tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn sử dụng chế độ ăn đúng cách là 70,6%; quyết định chế độ ăn trong gia đình người bệnh có 84,4% do con người bệnh, 8,9% do người bệnh quyết định, 6,9% do vợ/chồng người bệnh quyết định, tỷ lệ tuân thủ chế độ ăn là 100%. - Về luyện tập: tỷ lệ người bệnh được hướng dẫn cách tập luyện là 4,7%; 96,6% người bệnh được tất cả thành viên trong gia đình ủng hộ việc luyện tập, 72,4% người bệnh chọn hình thức luyện tập là đi bộ, tỷ lệ tuân thủ luyện tập là 70,2%. Nguyên nhân không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2