intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

61
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và giáo dục đào tạo để xác định bước đầu phạm vi hoạt động của giáo dục đào tạo nhằm khắc phục những lệch lạc không đáng có của ngành trong quá trình phát triển đất nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động kinh tế và giáo dục đào tạo là hai trong những lĩnh vực cơ bản của xã hội. Nếu như kinh tế là sự quan tâm trước tiên thì giáo dục đào tạo, từ khi xuất hiện đến nay đã đóng vai trò hết sức quan trọng không c hỉ để mở mang trí tuệ, tăng thêm sức mạnh cho hoa ̣t đô ̣ng kinh tế , cho các lĩnh vực khác mà còn để truyền lại cho các thế hệ sau những nguồn sống, nguồn cảm xúc của các thế hệ trước. Từ khi nước ta thực hiê ̣n công cuộc đổi mới đến nay, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội đã có những biến đổi. Hoạt động kinh tế và giáo dục đào tạo cũng vậy. Vượt qua sự trì trệ của cơ chế cũ, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có những thành tựu được ghi nhận . Từ cơ chế tập trung, kế hoạch hóa, bao cấp chúng ta đã chuyển sang cơ chế thị trường. Chính từ đó, chúng ta đã khắc phục được sự trì trệ, ỉ lại, dựa dẫm hoặc lợi dụng cơ chế để trục lợi làm thiệt hại cho nền kinh tế, cho cuộc sống của người lao động cũng như của nhân dân nói chung. Đến nay, chúng ta đã hình thành tương đối đồng bộ các loại thị trường , thể chế thị trường . Bước đầu, nền kinh tế đã bắt đầu có sự cạnh tranh và năng lực cạnh tranh được nâng lên. Thị trường trong nước và thị trường ngoài nước được xích lại gần nhau hơn, nhưng năng lực cạnh tranh vẫn còn hạn chế, phát triển thiếu bền vững. Giáo dục đào tạo ở nước ta trong thời gian qua đã có những bước chuyển đáng khích lệ. Hệ thống giáo dục đào tạo đã được đa dạng hóa. Ngoài giáo dục công lập là chủ yế u, chúng ta đã mở rộng hệ thống trường dân lập, tư thục, liên kết giữa các trường trong nước và ngoài nước hoặc cho phép các trường nước ngoài hoa ̣t đô ̣ng độc lập trên đất nước ta ; nhiều trường đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp được ra đời để góp phần giảm áp lực về nhu cầu học tập của người Việt Nam. Song song với việc mở rộng hình thức và quy mô, nội dung, chương trình và thời gian đào tạo cũng được đổi mới
  2. cho phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phù hợp quốc tế. Thế nhưng, nhìn chung giáo dục đào tạo chưa đáp ứng yêu cầ u phát triển của đất nước, đặc biệt là mối quan hệ giữa mô hình, quy mô và chất lượng còn là một khoảng cách khá xa, thậm chí giáo dục đào tạo còn bị thương mại hóa, xa rời mu ̣c tiêu cao cả của mình . Do hiểu vai trò của giáo dục đào tạo đối với đời sống xã hội còn lệch lạc, một số cơ sở đào tạo đã vừa làm ảnh hưởng đến ngành, vừa làm thiệt hại cho người học Việt Nam gây nên lãng phí cho nền kinh tế. Từ thực tiễn trên, chúng tôi chọn đề tài "Mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm bước đầu giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và giáo dục đào tạo mà chủ yế u xác định lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế thị trường để phần nào giảm nhẹ rủi ro cho người học, nâng cao vai trò của giáo dục đào tạo trong quá trình phát triển đất nước. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động kinh tế và giáo dục đào tạo đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những vấn đề mu ̣c tiêu , chức năng và phạm vi hoa ̣t đô ̣ng của chúng được nghiên cứu và xác định. Tuy đến nay, việc phân định đó chưa được rạch ròi, song, mỗi lĩnh vực này đều có sự nhất trí nhất định. Chúng tôi có thể khái quát hướng quan tâm của các tác giả theo từng vấn đề: Về thị trường và kinh tế thị trường có nhiều công trình trong đó có một số công trình liên quan đến đề tài của chúng tôi. - Nguyễn Hữu Dũng (1994): “Đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng khoa học học kỹ thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận số, (11). - Nguyễn Văn Oánh (1994), Định hướng xã hội chủ nghĩa: Nội dung cơ 2
  3. bản và điều kiện chủ yếu thực hiện, luận án Phó tiến sĩ Triết học. - Trần Đạt (1995), Kinh doanh trong nền kinh tế thế giới, Nxb. Khoa học và Kĩ thuật, Hà Nội. - Mã Hồng (chủ biên - 1995), Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Tô Huy Rứa (1996), “Con đường và điều kiện đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Cộng sản, (6). - Nguyễn Đức Bách, Lê Văn Liêm, Nhị Lê (1998), Một số vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nxb. Lao động, Hà Nội. - Chu Thượng Văn - Chu Cẩm Uý (1999), Chủ nghĩa xa hội là gì? Xây dựng chủ nghiõa xã hội như thế nào? Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Nguyên (2001), Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa trong thế giới toàn cầu hoá. Nxb. Trẻ, Hà Nội. - Lương Xuân Quý (Chủ biên - 2001), Cơ cấu và thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay - Lý luận, thực tiễn và giải pháp. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam lí luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Thị Thơ m (2004), “Những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Lí luận chính trị, (8). - Đặng Kim Sơn (2004), Ba cơ chế thị trường, nhà nước và cộng đồng ứng dụng cho Việt Nam. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các công trình trên đã cho chúng tôi hiểu về thị trường , kinh tế thị trường và những yêu cầ u cũng như đặc trưng hoa ̣t đô ̣ng của thị trường định 3
  4. hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các tác giả đều cho rằng, tuy nền kinh tế thị trường có những khiếm khuyết riêng của nó , song, nhờ kinh tế thị trường mà Việt Nam nói riêng, nhân loại chung đã có những bước tiến vượt bậc trong việc giải quyết những vấn đề muôn thuở: ăn, ở, đi lại, sinh hoạt, cũng như những phát minh về văn hóa, khoa học, xã hội để càng ngày càng văn minh hơn, nhân ái hơn. Mặc dù kinh doanh có những yêu cầ u riêng của nó , nhưng để có kinh doanh bền vững nhất thiết phải theo những quy luật nhất định, đặc biệt là pháp luật. Các tác giả cũng cho rằng, kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế thị trường phát triển, Chính phủ các nước ngay từ khi kinh tế còn mới phát triển nhất thiết phải có chính sách phát triển giáo dục đào tạo thích đáng. Để kinh doanh thuận lợi cũng như để phát triển kinh tế - xã hội bền vững nhất thiết phải phát triển giáo dục đào tạo, phải gắn với giáo dục đào tạo. Về giáo dục và đào tạo có nhiều công trình trong đó có một số công trình liên quan đến đề tài của chúng tôi: - Nguyễn Hữu Dũng (1994), “Đổi mới chính sách tuyển dụng và sử dụng khoa học học kỹ thuật trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận số, (11). - Phạm Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam, thực tiễn và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. - Phạm Minh Hạc (1997), Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Hoàng Chí Bảo (1998), “Giáo dục văn hóa lao động để nâng cao tay nghề cho công nhân”, Tạp chí Dân vận, (6). - Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỉ 4
  5. XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Phạm Minh Hạc (2001), Về phát triển toàn diện con người trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. - Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), Để có nguồn lực cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thế kỷ thứ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà Nội. - Tery M. More (2005), Sơ lược về các trường học hoa Kỳ , Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. - Phạm Minh Hạc (2006), “Đổi mới mạnh mẽ giáo dục nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Lao động và Xã hội, (7). - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. - Nguyễn Minh Đường (2006), Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. - Nguyễn Văn Dân (2008), Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. - Đàm Hữu Đắc (2008), “Đổi mới đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước”, Tạp chí Cộng sản, (9). Các công trình trên đã cho chúng tôi hiểu được quá trình phát triển của giáo dục đào tạo. Theo các tác giả, giáo dục đào tạo không chỉ nuôi dưỡng, vun đắp mà còn làm phong phú thêm quốc hồn, quốc tuý của dân tộc. Chính vì vậy, ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn cần phải có chiến lược nói chung cũng như chính sách phát triển giáo dục đào tạo nói riêng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quốc tế. Các tác giả cũng đề cập đến 5
  6. mô hình phát triển tổng thể về giáo dục đào tạo, mô hình cụ thể của từng bậc học, của từng cấp học; đồng thời đưa ra một số mô hình để tham khảo, hoặc học tập. Chúng ta cho rằng đó là những thiện chí của các nhà nghiên cứu mong muốn đóng góp ý kiến của mình vào sự phát triển ngành giáo dục và đào tạo của nước nhà. Các công trình của các tác giả, tuy đậm nhạt có khác nhau nhưng đều đề cập đến mục tiêu , chức năng và lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng của giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế thị trường ; đặc biệt là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua đó, càng làm rõ thêm hoa ̣t đô ̣ng của giáo dục đào tạo trong thị trường khác với thị trường. Về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và giáo dục đào tạo tuy có ít công trình hơn song có một số công trình đáng chú ý: - Hồ Chí Minh (1972), Bàn về công tác giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội. - Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực (2002), Từ chiến lược phát triển giáo dục đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. - Nguyễn Khắc Chương (2003), “Công tác giáo dục đại học, cao đẳng và ngành nghề để phát triển nguồn nhân lực ở nước ta”, Tạp chí Lí luận chính trị, (7). - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (2005), Giáo dục đại học, Chất lượng và đánh giá, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy các công trình giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và thị trường cũng như kinh tế thị trường chưa được quan tâm nhiều , song, qua một số công trình của một số tác giả, chúng tôi thấy rằng giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường Việt Nam cũng như kinh tế thị trường có mối quan hệ khá khăng khít và ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng vừa có mu ̣c tiêu chung , song cũng có những yêu cầ u khác nhau, đặc biệt là chức năng và lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng . Giáo dục đào tạo đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội tức đáp ứng nhu cầ u 6
  7. về nguồn lực trong nền kinh tế thị trường nhưng hoa ̣t đô ̣ng của nó khác thị trường. Những lệch lạc không đáng có của một số cơ sở đào tạo là điều cần khắc phục và cần được nhận thức lại. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích: Làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và giáo dục đào tạo để xác định bước đầu phạm vi hoa ̣t đô ̣ng của giáo dục đào tạo nhằm khắc p hục những lệc lạc không đáng có của ngành trong quá trình phát triển đất nước. * Nhiệm vụ: - Khái quát lại vai trò và lĩnh vực hoa ̣t đô ̣ng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Khái quát vai trò và lĩnh vực, mục tiêu hoạt động của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam đặc biệt là những lệc lạc trong thời gian qua trong giáo dục đào tạo để làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp . - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của giáo dục đào tạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam và ngành giáo dục đào tạo Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi giáo dục đại học , cao đẳng, trung học chuyên nghiệp phục vụ kinh tế thị trường Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: 7
  8. Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của các nhà nghiên cứu khác. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yế u là phương pháp trừu tượng và cụ thể; phân tích và tổng hợp; logic và lịch sử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Góp phần làm rõ mối mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường Việt Nam để giáo dục đào tạo phát huy vai trò tích cực của mình trong quá trình phát triển đất nước. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác giáo dục đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu làm 2 chương, 5 tiết. Chương 1: Giáo dục đào tạo và kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng và giải pháp bảo đảm phù hợp mối quan hệ giữa giáo dục đào tạo và thị trường Việt Nam hiện nay. 8
  9. Chương 1 GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Một số vấn đề chung về giáo dục đào tạo ở Việt Nam 1.1.1. Quá trình hình thành nền giáo dục đào tạo Nhân dân Việt Nam có truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời. Từ khi cộng đồng người Việt xuất hiện đã lưu truyền việc giáo dục kiến thức để làm ra của cải vật chất, mưu sinh, dạy nhau tổ chức đời sống xã hội và giáo dục đạo dức nhân sinh tạo nên nhân cách con người Việt Nam. * Giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Năm 938, dân tộc Việt Nam khôi phục nền độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng nhà nước phong kiến. Nền giáo dục hình thành và phát triển do nhà nước phong kiến chi phối trải qua hơn 10 thế kỷ. Tuy mỗi triều đại có những yêu cầu và cách thức riêng nhưng cơ bản là giống nhau về cơ cấu, nội dung, cách tổ chức việc dạy và học, thi hành chế độ khoa cử. Các triều đại thường chú trọng việc xây dựng một trường đại học ở kinh đô, đặt các giáo chức ở các phủ, lộ để trông coi việc học hành. Tại các trường lớp tư gia, có các ông đồ ngồi dạy trẻ. Các ông đồ được người dân tôn kính, quý trọng bởi họ là những nhà nho, các nhà khoa bảng. Nội dung dạy học từ lớp tư gia đến các trường lớp ở lộ, phủ, kinh đô đều lấy tứ thư, ngũ kinh làm sách giáo khoa. Các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn tổ chức các khoa thi (thi hương, thi hội, thi đình hay thi tiến sĩ) về cơ bản là giống nhau. Từ năm 1075, nhà Lý mở khoa thi Minh Kinh đầu tiên, đến năm 1919 nhà Nguyễn tổ chức khoa thi cuối cùng. Chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến Việt Nam trải qua 844 năm với trên 180 khoá thi và hơn 2900 người đỗ từ tiến sĩ tới trạng nguyên. 9
  10. Trải qua gần một nghìn năm lịch sử, nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã đào tạo nhiều thế hệ tri thức tinh hoa của dân tộc, đồng thời cung cấp lực lượng chủ yếu cho hệ thống quan chức quản lý nhà nước và xã hội. Nền giáo dục ấy đã đào tạo nên nhiều nhà bác học, nhà văn, nhà viết sử, nhà giáo, thầy thuốc có danh tiếng cùng những thế hệ tri thức giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vun đắp nền văn hiến Việt Nam. Một nền giáo dục phong kiến coi trọng luân lý, lễ nghĩa góp phần cơ bản xây dựng nền tảng đạo đức xã hội. Tuy nhiên, ý thức tồn cổ của Nho gia đã cản trở những tư tưởng cải cách, kìm hãm sự phát triển của xã hội, phương pháp học khuôn sáo, giáo điều, nặng về tầm chương, trích cú, lý thuyết suông, chạy theo hư danh… là những hạn chế của nền giáo dục phong kiến Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Nền giáo dục phong kiến nước ta bị thay đổi toàn bộ, chữ Hán thay bằng chữ quốc ngữ và chữ Pháp. Từ nội dung chương trình sách giáo khoa đến cách học, cách dạy, cách tổ chức các kỳ thi thay đổi, hệ thống các trường từ sơ cấp đến tiểu học, trung học phổ thông đến các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học dần dần được hình thành. Thực dân Pháp coi nền giáo dục phong kiến là công cụ quan trọng để chinh phục thuộc địa. Chúng mở các trường nhằm đào tạo một số công chức cho bộ máy cai trị, các cơ sở kinh doanh… Số trường học ít và số người đi học cũng ngày càng ít hơn. Trong khoảng từ năm 1931 đến 1940 cứ 100 người dân thì chưa đến 3 người được đi học và hầu hết chỉ đến bậc tiểu học và vỡ lòng, trên 3 vạn dân mới có 1 sinh viên (cao đẳng, đại học). Mặc dù đã thực hiện một số chính sách giáo dục nô dịch với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nhưng thực dân Pháp không đạt được kết quả mong muốn. Phần lớn những người Việt Nam được Pháp đào tạo vẫn có ý thức dân tộc, một số không nhỏ có tinh thần yêu nước chống Pháp, trở thành chiến sỹ cách mạng và đảng viên cộng sản. 10
  11. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân chống thực dân Pháp, giáo dục được coi là bộ phận của Cách mạng Việt Nam. Tư tưởng dân tộc, khoa học, đại chúng là những nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng nền giáo dục Cách mạng Việt Nam. * Giáo dục Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nền giáo dục được hình thành trên cơ sở tiếp quản và cải tổ nền giáo dục Pháp thuộc. Nền giáo dục mới được tiến hành trên 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng với mục tiêu cao cả là: tôn trọng nhân phẩm, rèn luyện chí khí, phát triển tài năng, đề cao tinh thần khoa học, học tập và giảng dạy bằng tiếng Việt từ các trường phổ thông đến đại học. Từ tháng 9/1945, cả nước cùng khai giảng năm học mới. Nhân ngày khai trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh, trong đó, Người chỉ rõ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đệp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với cáccường quốc năm châu hay không, chính là một phần lớn ở công học tập cuả các châu”. Khi thực dân Pháp quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Các trường học ở thành phố di chuyển về nông thôn và các khu an toàn. Phong rào xoá mù chữ vần được duy trì. Đến năm 1950 cả nước có trên 10 triệu người được xoá mù chữ và đã có 10 tỉnh, 80 huyện, 1424 xã, 7248 thôn đạt tiêu chuẩn xoá nạn mù chữ. Năm 1950 Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định tiến hành cải cách giáo dục: nền giáo dục của dân, do dân, vì dân được thiết lập trên 3 nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Đến năm học 1953-1954 ở vùng giải phóng đã có 3673 trường cấp I, 397 trường cấp II, 34 trường cấp III, 5 trường trung học chuyên nghiệp và 4 trường đại học. Sau năm 1954, nền giáo dục dân chủ nhân dân được xây dựng trong 11
  12. kháng chiến chuyển hướng mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai ở miền Bắc là bước đi quan trọng trong quá trình xây dựng nền giáo dục XHCN. Hệ thống giáo dục mới được hình thành không chỉ ở giáo dục phổ thông mà ở cả giáo dục đại học và chuyên nghiệp. Nội dung giáo dục mới mang tính chất toàn diện trên bốn mặt: đức, trí, thể, mỹ. Phương châm giáo dục là liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội. Do cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, các trường học và các cơ sở giáo dục vừa tiến hành sơ tán vừa tiếp tục duy trì việc dạy và học ở tất cả các lớp học, các cấp học, các ngành học. Có thể nói, ngành giáo dục nước ta trong thời kỳ này đã giữ vững được quy mô, chất lượng giáo dục và đạt được nhiều kỳ tích lớn. Năm 1975 đất nước được hoàn toàn giải phóng. Nhiệm vụ cấp bách của ngành giáo dục là xây dựng một nền giáo dục thống nhất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục miền Nam được sự hỗ trợ sức người, sức của từ miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và trở lại hoạt động bình thường. Đến năm 1976, việc đào tạo sau đại học được triển khai, đến năm 1980 đã có 42 trường đại học và viện nghiên cứu khoa học được nhà nước quyết định làm cơ sở đào tạo sau đại học. Tháng 1 năm 1979, cuộc cách mạng lần thứ ba về giáo dục được triển khai. Hệ thống giáo dục 12 năm được thiết kế thống nhất trong toàn quốc. Các bộ sách giáo khoa mới theo tinh thần và nội dung cải cách được thực hiện mỗi năm một lớp bắt đầu từ năm học 1981- 1982. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp chuyên nghiệp ở trung ương và địa phương được cải cách từ mục tiêu đào tạo đến nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên những khó khăn của nền kinh tế - xã hội nói chung và 12
  13. bản thân ngành giáo dục nói riêng đã tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của ngành, làm cho hệ thống giáo dục ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Bộ Giáo dục đã xây dựng và triển khai chương trình phát triển giáo dục 3 năm (1987- 1990). Sau 3 năm đổi mới, ngành giáo dục đã dần tháo gỡ khó khăn, khắc phục tình trạng yếu kém và thu được những kết quả đáng khích lệ. Năm 1991, Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 9 đã thông qua luật Giáo dục tiểu học. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá VII) đã đề ra Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”. Nghị quyết nêu lên 4 quan điểm chỉ đạo phát triển GD - ĐT trong đó nhấn mạnh GD - ĐT cùng với khoa học, công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Tháng 12 năm 1996, Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tiếp tục ra nghị quyết chuyên đề về GD - ĐT. Đại hội IX của Đảng (tháng 4/2001) đã coi phát triển GD - ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng tưởng kinh tế nhanh và bền vững. Phát triển khoa học công nghệ cùng với phát triển GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đặc biệt, việc “tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là GD - ĐT, khoa học và công nghệ” [25, tr.219] đã được xác định là một trong ba khâu đột phá then chốt để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội. Đại hội IX chủ trương tạo ra sự chuyển biến cơ bản, toàn diện trong phát triển GD - ĐT, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường, lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, thực hiện giáo dục cho mọi người, “cả nước trở thành một xã hội học tập”, coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh, tăng ngân sách nhà nước cho GD - ĐT theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế; tăng nhanh tỷ lệ lao 13
  14. động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo. Đại hội X của Đảng (tháng 4/2006) đã khẳng định “nâng cao chất lượng, hiệu quả GD - ĐT, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực” [26, tr.94]. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy và học, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam. Chuyển dần mô hình gioá dục Việt Nam hiện nay sang mô hình mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người và những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục. Như vậy, hơn 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam nhân dân Việt Nam đã xây dựng một nền giáo dục XHCN, có tính nhân dân, tính dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Đây là cơ sở cho việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 1.1.2. Khái niệm giáo dục đào tạo * Khái niệm đào tạo “Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng nhiệm vụ của mình” [30, tr.161]. Đào tạo là những hoạt động học tập được diễn ra trong thời gian ngắn 14
  15. hạn nhằm cung cấp cho người lao động những kiến thức, kỹ năng chuyên sâu hơn về công việc hiện tại, củng cố và bổ sung những kiến thức và kỹ năng, trình độ chuyên môn còn thiếu hụt của người lao động. Đó là các hoạt động học tập nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn công việc hiện tại. * Khái niệm phát triển giáo dục Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học, công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; bảo đảm cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Phát triển giáo dục là quá trình tuyên truyền, đầu tư nhân tài, vật lực và tổ chức cho toàn xã hội tham gia giáo dục - đào tạo nhằm tạo nên sự chuyển biến vượt bậc về số lượng và chất lượng trong các bậc học, đáp ứng yêu cầu phát triển về lực lượng lao động chất lượng cao của nền kinh tế. * Khái niệm đầu tư giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục; khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục Việt Nam. Ngân sách nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Đầu tư giáo dục là hoạt động của toàn xã hội nhằm tập trung tài lực, vật lực, vốn liếng và quyết tâm nhằm xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân phát triển đồng bộ, tốc độ nhanh để vừa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, vừa có 15
  16. những phát minh, sáng chế cho quá trình phát triển trong tương lai. * Khái niệm giáo dục Giáo dục là hoạt động có tổ chức nhằm truyền thụ những tri thức phổ thông, cơ bản cho những người chưa được tiếp thu những kiến thức cần thiết làm nền tảng cho cuộc sống mà xã hội đương đại đòi hỏi hoặc phổ cập. Có nhiều hình thức giáo dục như giáo dục công lập, giáo dục bán công, giáo dục dân lập, giáo dục tư thục (tuỳ theo sự dầu tư kinh phí học tập); có nhiều bậc học của giáo dục như mầm non, giáo dục mẫu giáo, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp. 1.2.3. Mục tiêu, tính chất và lĩnh vực hoaṭ động của giáo dục đào tạo * Mục tiêu của giáo dục đào tạo Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và có khả năng thích ứng nhanh với sự biến đổi của nền kinh tế thị trường. - Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc. - Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và 16
  17. kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo. - Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. - Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. - Đào tạo trình độ tiến sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn. * Tính chất của giáo dục đào tạo Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục XHCN có tính nhân dân, tính dân tộc, tính khoa học, tính hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. 1.2. Một số vấn đề về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Quá trình chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường ở nước ta có thể chia thành một số giai đoạn nhưng giữa các giai đoạn không có danh giới tuyệt đối nên phải chọn sự kiện điển hình và quan trọng để làm mốc phân chia các giai đoạn. Quá trình chuyển sang nền KTTT ở nước 17
  18. ta có thể chia thành các giai đoạn: 1979-1985, 1986-1990 và từ 1991 đến nay. 18
  19. * Giai đoạn từ 1979-1985 Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa IX tháng 9/1979 có thể được coi là mốc đánh dấu khởi đầu công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta tại Hội nghị lần đầu tiên Đảng ta đưa ra quan điểm phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế nhiều thành phần với chủ trương cụ thể như “bỏ ngăn sông cấm chợ”, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế với quy định cụ thể; ở miền Nam có năm thành phần, miền Bắc có ba thành phần: kinh tế tư bản tư nhân không được thuê mướn quá 5-10 công nhân. Hội nghị Trung ương 6 đề ra một số quan điểm, chủ trương đổi mới, tuy chưa cơ bản và toàn diện như Đại hội VI nhưng đó là bước khởỉ đầu có ý nghĩa. Từ những quan điểm đó Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất. Những chính sách tiêu biểu như: Chỉ thị 357 của Chính phủ (3-10-1979) cho phép các hộ nông dân được nuôi và bán trâu bò, chấp nhận trâu bò là hàng hóa. Chỉ một năm sau ban hành chỉ thị đó, ở phía Bắc đàn trâu bò đã tăng gấp đôi. Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán sản phẩm cuối cùng cho xã viên hợp tác xã nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nông dân bổ sung đầu tư tích cực lao động đạt sản lượng vượt khoán của hợp tác xã. Trong công nghiệp, có Nghị quyết 25/CP cho phép các xí nghiệp làm kế hoạch ba phần, trong đó phần C xí nghiệp tự xác định thị trường kế hoạch tự cân đối vật tư tiền vốn, tự đánh giá và tiêu thụ sản phẩm lợi nhuận làm ra được hưởng quyền sử dụng 80%. Từ đó trong nền kinh tế nước ta xuất hiện tình huống mới: tồn tại song song hai cơ chế quản lý. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tác động trong kế hoạch phần của xí nghiệp công nghiệp, trong sản phẩm khoán của hợp tác xã nông nghiệp. Cơ chế thị trường tác động trong kế hoạch của xí nghiệp và trong sản phẩm vượt khoán của hộ nông dân. Cũng từ đó bắt đầu cuộc chiến tranh quyết liệt giữa hai cơ chế ở nhiều khâu, nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố mấu chốt để chuyển sang cơ chế thị trường là cơ chế giá cả. Trong cơ chế tập 19
  20. trung, bao cấp; cơ chế định giá bằng mệnh lệnh hành chính của nhà nước, việc định giá thấp đã đánh vào ngân sách nhà nước và tài chính quốc gia dẫn đến việc nhà nước phải bù lỗ, bù giá, bù lương… làm cho ngân sách ngày càng kiệt quệ, sản xuất càng thua lỗ, tiêu cực càng phát triển. Vì vậy Nhà nước đã tiến hành cải cách giá và lương lần 1 (1981-1982) với những nét nổi bật là: tăng giá, tăng lương, thực hiện chuyển cơ chế một giá do nhà nước định đoạt sang cơ chế hai giá đối với giá cả hàng tíêu dùng, hàng vật tư và giá mua sản phẩm theo hợp đồng, giảm mặt hàng cung cấp theo tem phiếu, chuyển phần lớn giá cung cấp sang giá kinh doanh thương nghịêp. Nhưng do thời gian thực hiện hai giá kéo dài (1981-1985) trên diện rộng, trong khi hầu như không có giải pháp hữu hiệu nào làm giảm phát nên lạm phát trầm trọng thêm lại đẩy giá thị trường tiếp tục tăng nhanh. Nếu lấy mốc giá năm 1979 là 100 thì năm 1981 là: 313,7%; 1984: 1400%; 1985: 2390%. Trước tình hình trên, 6/1985 Hội nghị Trung ương lần thứ 8 bàn về giá - lương - tiền đã rút ra bài học tổng quát là: phải dứt khoát xóa bỏ tập trung, bao cấp, thực hiện đúng chế độ tập trung dân chủ, hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN. * Giai đoạn từ 1986-1990 Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp đổi mới tiến lên xây dựng CNXH ở nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc tiến hành đồng thời trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thực sự chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần thực hiện tự do kinh doanh theo pháp luật. Thực hiện cơ cấu kinh tế mở, đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2