intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chuẩn nghề nghiệp

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

99
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THCS nhằm nâng cao năng lực giáo dục, từng bước đạt chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo định hướng chuẩn nghề nghiệp

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT<br /> <br /> QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO<br /> VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN<br /> LẬP, TỈNH PHÚ THỌ THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC<br /> <br /> NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT<br /> <br /> QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO<br /> VIÊN CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN<br /> LẬP, TỈNH PHÚ THỌ THEO ĐỊNH HƢỚNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC<br /> Chuyên ngành: Quản lý giáo dục<br /> Mã số: 60.14.01.14<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Lý do chọn đề tài:<br /> Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa<br /> XI ngày 04 tháng 11 năm 2013 đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới<br /> căn bản, toàn diện Giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại<br /> hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc<br /> tế”. Trong đó cũng đã nêu yêu cầu “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất<br /> lượng Giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.<br /> Như vậy, vấn đề quản lý phát triển đội ngũ giáo viên là “giải pháp then chốt”<br /> (bồi dưỡng phát triển chất lượng đội ngũ nhà giáo) và “giải pháp đột phá” (thay đổi<br /> cách thức quản lý giáo dục để phát triển đội ngũ nhà giáo).<br /> Từ năm 2009 Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Thông tư số 30/2009/TTBGDĐT Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT. Đó là cơ<br /> sở pháp lý để thực hiện đánh giá, sàng lọc và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên đáp ứng<br /> yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, triển khai thực hiện<br /> “chuẩn hóa” là một quá trình lâu dài, trong quá trình triển khai, đặc biệt là giai đoạn<br /> ban đầu còn nhiều lúng túng và bất cập.<br /> Huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ là một huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc<br /> biệt khó khăn. Xây dựng và đào tạo đội ngũ giáo viên THCS đáp ứng yêu cầu phát<br /> triển giáo dục và phát triển kinh tế- xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ cấp<br /> thiết không chỉ của ngành giáo dục và đào tạo huyện Yên Lập, mà còn của các cấp<br /> ủy Đảng và chính quyền huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.<br /> Việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã được triển khai thực hiện<br /> trong những năm qua, đã phần nào gây được ý thức của đội ngũ giáo viên về nhiệm<br /> vụ của mình đối học sinh, đó là những nhiệm vụ hết sức quan trọng không những<br /> cung cấp kiến thức, đào tạo kỹ năng, hình thành năng lực cần thiết cho học sinh tùy<br /> theo lứa tuổi, mà còn góp phần giáo dục một thế hệ phát triển toàn diện, có đầy đủ<br /> <br /> phẩm chất cần thiết để thích ứng với mọi bối cảnh đa dạng, đặc biệt trong bối cảnh<br /> hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Ngoài ra thực hiện việc đánh giá giáo viên<br /> theo chuẩn nghề nghiệp là cơ hội để đội ngũ giáo viên biết được mình đang ở đâu<br /> trên “thang đo” tiêu chuẩn, khoảng cách cần được lấp đầy.<br /> Những quan sát thực tế và kết quả đánh giá giáo viên cung cấp cho nhà quản lý<br /> nhà trường nhiều thông tin quan trọng, qua đó có thể đưa ra những nhận định và kế<br /> hoạch hành động nhằm từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ.<br /> Trong thực tế, nếu năng lực dạy học của đa số giáo viên THCS Huyện Yên<br /> Lập, tỉnh Phú Thọ được đánh giá khá tốt, ngược lại năng lực giáo dục vẫn còn nhiều<br /> khiếm khuyết cả về kiến thức lẫn kĩ năng của giáo viên. Do nhiều lý do, nhiều giáo<br /> viên còn lúng túng trong việc triển khai các hoạt động giáo dục, một phần do thời<br /> gian được phân bố nhưng về cơ bản vẫn không thoát khỏi những quan niệm truyền<br /> thống, coi hoạt động giáo dục là thứ yếu ít cần thiết, từ đó không đầu tư tìm hiểu đổi<br /> mới phương pháp giáo dục.<br /> Hoạt động giáo dục là một nội dung quan trọng được đưa vào chương trình<br /> giáo dục phổ thông mới, các nội dung, hình thức, phương pháp thực hiện và đánh<br /> giá cũng vì thế đang ngày càng được thay đổi phù hợp với giáo dục hiện đại. Điều<br /> này đòi hỏi không những đội ngũ giáo viện THCS Huyện Yên Lâp, tỉnh Phú Thọ<br /> cần được bồi dưỡng, mà các nhà quản lý cũng cần có những phương thức, biện<br /> pháp quản lý khoa học, hợp lý để mang lại hiệu quả cao hơn.<br /> Với quan điểm coi Năng lực giáo dục là một bộ phận không thể thiếu của nghề<br /> dạy học, trước hiện trạng hoạt động giáo dục ở các trường THCS Huyện Yên Lập,<br /> Tỉnh Phú Thọ, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động bồi dƣỡng<br /> năng lực giáo dục cho giáo viên các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Yên Lập,<br /> tỉnh Phú Thọ theo định hƣớng chuẩn nghề nghiệp”<br /> <br /> 2.Mục đích nghiên cứu<br /> Thông qua nghiên cứu lý luận về hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, về<br /> hoạt động bồi dưỡng Năng lực giáo dục cho giáo viên, về chuẩn nghề nghiệp giáo<br /> viên THCS, nghiên cứu thực trạng ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Yên Lập,<br /> tỉnh Phú Thọ, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo<br /> viên các trường THCS nhằm nâng cao năng lực giáo dục, từng bước đạt chuẩn nghề<br /> nghiệp, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục hiện nay.<br /> 3. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các<br /> nhiệm vụ sau:<br /> 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho<br /> giáo viên THCS huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp, công tác<br /> quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên THCS trên địa bàn<br /> huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp<br /> 3.2. Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên<br /> THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp, thực<br /> trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên THCS<br /> trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp và phân tích<br /> nguyên nhân của thực trạng<br /> 3.3. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân, đề xuất một số biện<br /> pháp quản lý khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng<br /> năng lực giáo dục cho giáo viên THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ<br /> theo chuẩn nghề nghiệp<br /> 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu:<br /> 4.1 Đối tượng nghiên cứu<br /> Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên các trường<br /> THCS trên địa bàn huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2