intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Bưu Điện Hà nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

94
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Cơ chế quản lý Tài chính của Bệnh viện theo cơ chế quản lý của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp, cụ thể hơn là cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp là cơ sở khám, chữa bệnh và đồng thời phải tuân thủ cơ chế quản lý tài chính của Tập đoàn. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện là một nội dung quan trọng trong việc tăng cường quản lý tài chính của Bệnh viện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Bưu Điện Hà nội

i<br /> <br /> Lời Mở Đầu<br /> 1. Tính cấp thiết<br /> Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát được xây<br /> dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, để<br /> kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài<br /> chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của<br /> đơn vị.”<br /> Bệnh viện Bưu điện Hà nội là một đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ thuộc<br /> công ty mẹ là Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt nam. Xét về nhiệm vụ và chức<br /> năng, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa khoa, hoạt động về khám chữa<br /> bệnh. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ mang lại lợi<br /> ích cho Bệnh viện về mọi mặt, đặc biệt với quản lý tài chính, cũng như là góp phần<br /> nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân đạt mục tiêu về mặt xã hội.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Cơ chế quản lý Tài chính của Bệnh viện theo cơ chế quản lý của Nhà nước<br /> đối với đơn vị sự nghiệp, cụ thể hơn là cơ chế quản lý đối với đơn vị sự nghiệp là cơ<br /> sở khám, chữa bệnh và đồng thời phải tuân thủ cơ chế quản lý tài chính của Tập<br /> đoàn. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của Bệnh viện là một nội dung quan<br /> trọng trong việc tăng cường quản lý tài chính của Bệnh viện.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu:<br /> Đối tượng nghiên cứu: được giới hạn trong việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội<br /> bộ với quản lý Tài chính ở Bệnh viện Bưu điện.<br /> Phạm vi nghiên cứu: giới hạn việc tìm hiểu thực tế hệ thống kiểm soát nội bộ với<br /> quản lý tài chính ở Bệnh viện.<br /> <br /> ii<br /> <br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp luận cơ bản là phương pháp duy vật biện chứng duy vật lịch sử.<br /> Phương pháp kỹ thuật: là thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh với một số phương<br /> pháp nhằm tổng hợp từ tình hình thực tế.<br /> 5. Đóng góp của Luận văn<br /> Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường<br /> quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện, từ đó rút ra sự cần thiết phải hoàn thiện và<br /> có phương hướng, giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng<br /> cường quản lý tài chính ở Bệnh viện Bưu điện.<br /> 6. Kết cấu của Luận văn<br /> Chương I: Lý luận<br /> Chương II: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính tại Bệnh viện<br /> Bưu Điện Hà nội<br /> Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại<br /> Bệnh viện Bưu Điện Hà nội<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI<br /> BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP<br /> 1.1 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ<br /> 1.1.1 Khái niệm:<br /> “Theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một<br /> hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo<br /> vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện<br /> các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”<br /> Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ<br /> • Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và báo cáo tài chính của công ty;<br /> Giảm bớt rủi ro gian lận hoặc trộm cắp đối với công ty do bên thứ ba hoặc nhân<br /> <br /> iii<br /> <br /> viên của công ty gây ra; Giảm bớt rủi ro sai sót không cố ý của nhân viên mà có thể<br /> gây tổn hại cho công ty; Giảm bớt rủi ro không tuân thủ chính sách và quy trình<br /> kinh doanh của công ty; Ngăn chặn việc tiếp xúc những rủi ro không cần thiết do<br /> quản lý rủi ro chưa đầy đủ.<br /> 1.1.2 Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ<br /> gồm 3 yếu tố cơ bản: Môi trường kiểm soát; Hệ thống thông tin và truyền thông<br /> (chủ yếu là hệ thống kế toán); Các thủ tục kiểm soát;<br /> Hạn chế của kiểm soát nội bộ<br /> Kiểm soát nội bộ không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi rủi ro, sai phạm do<br /> cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những nhân tố bên ngoài ảnh hướng tới tổ<br /> chức là bên ngoài phạm vi của kiểm soát nội bộ; Kiểm soát nội bộ bao gồm hoạt<br /> động của con ngươi, mà hoạt động của con người sẽ có thể có sai sót trong khi xem<br /> xét hay đánh giá.<br /> 1.2 HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ<br /> SỰ NGHIỆP CÓ THU<br /> 1.2.1 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp có thu với kiếm soát nội bộ<br /> Đơn vị sự nghiệp có thu trong doanh nghiệp là những đơn vị do Doanh<br /> nghiệp Nhà nước thành lập, do doanh nghiệp đó trực tiếp điều hành và giám sát.<br /> Đơn vị sự nghiệp hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Trong quá trình hoạt động<br /> đơn vị sự nghiệp có những nguồn thu, khoản chi và đơn vị phải thực hiện việc lập<br /> kế hoạch tài chính, chuyên môn, bảo vệ tài sản nguồn vốn được Nhà nước giao. Với<br /> đặc điểm trên, đơn vị sự nghiệp cần có công tác kiểm soát nội bộ để xoát xét, kiểm<br /> tra các hoạt động sự nghiệp của mình.<br /> Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị sự nghiệp có thu:<br /> Môi trường kiểm soát đơn vị sự nghiệp có thu: gồm có đặc thù về quản lý,<br /> cơ cấu tổ chức; chính sách nhân sự, quan điểm của ban lãnh đạo về kiểm soát nội<br /> bộ, công tác kế hoạch, chính sách nhân sự, môi trường bên ngoài, về tổ chức kiểm<br /> soát, kiểm toán nội bộ...<br /> <br /> iv<br /> <br /> Hệ thống kế toán: đơn vị sự nghiệp hiện nay đang thực hiện chế độ kế toán<br /> hành chính sự nghiệp theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm<br /> 2006 về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp do Bộ Tài Chính ban<br /> hành; Thông tư số 3/2004/TT- BTC ngày 13/01/2004 Hướng dẫn kế toán các đơn vị<br /> hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khoán chi hành chính;<br /> Luật kế toán.<br /> Thủ tục kiểm soát: thực hiện các nguyên tắc kiểm soát phân công, phân<br /> nhiệm, nguyên tắc ủy quyền, phê chuẩn, nguyên tắc bất kiêm nhiệm... Ngoài những<br /> nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: việc qui định chứng từ<br /> sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm<br /> soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.<br /> <br /> 1.2.2 Kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu<br /> Chế độ tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu:<br /> Nhận kinh phí Ngân sách cấp và đồng thời được phép thu một phần phí và lệ<br /> phí theo qui định của Nhà nước.<br /> 1.2.3 Kiểm soát nội bộ với quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu trong<br /> Doanh nghiệp Nhà nước:<br /> Kiểm soát nội bộ với quản lý nguồn thu: là hoạt động kiểm tra, soát xét những<br /> qui định, những quá trình chấp hành pháp luật về quản lý và thực hiện nguồn thu ở<br /> đơn vị sự nghiệp;<br /> Kiểm soát nội bộ với quản lý chi: là hoạt động kiểm tra, soát xét những qui định,<br /> những quá trình chấp hành pháp luật về quản lý và thực hiện chi tiêu của đơn vị sự<br /> nghiệp;<br /> Kiểm soát nội bộ với việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính đối với đơn vị sự<br /> nghiệp.<br /> Việc lập dự toán, chấp hành dự toán, hạch toán kế toán và quyết toán thu, chi<br /> ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân<br /> <br /> v<br /> <br /> sách nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Thông tư<br /> 771.<br /> Kiểm soát nội bộ với quản lý tài sản và nguồn vốn: là hoạt động kiểm tra soát xét<br /> lại những qui định, quá trình chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản, nguồn<br /> của đơn vị sự nghiệp nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn;<br /> <br /> CHƯƠNG 2<br /> THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI QUẢN LÝ TÀI<br /> CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI<br /> 1.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ BỆNH VIỆN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI VỚI KIỂM<br /> SOÁT NỘI BỘ<br /> Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là đơn vị sự nghiệp, thành viên của Tập đoàn<br /> Bưu chính Viễn Thông Việt Nam. Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội là bệnh viện đa<br /> khoa, hoạt động về khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, hoạt động y tế dự<br /> phòng cho cán bộ công nhân viên Bưu điện và tham gia y tế cộng đồng. Bệnh viện<br /> Bưu Điện Hà Nội có trụ sở chính tại Hà nội, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm<br /> trực tiếp trước pháp luật và trước Tập đoàn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và<br /> nghĩa vụ được qui định trong Quy chế tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý, có con<br /> dấu theo tên gọi, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước, được tự<br /> chủ hoạt động theo phân cấp của Tập đoàn, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền<br /> lợi với Tập đoàn.<br /> Tổ chức bộ máy của Bệnh viện Bưu Điện Hà nội<br /> Bệnh viện do Giám đốc phụ trách, có Phó giám đốc giúp việc. Giám đốc<br /> Bệnh viện do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo<br /> đề nghị của Tổng giám đốc. Tổ chức bộ máy của Bệnh viện gồm có các phòng,<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2