intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

39
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu. Nghiên cứu thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội

i<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài.<br /> Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế<br /> của đất nước, bởi mặt hàng chủ yếu được nhập khẩu là những mặt hàng mà trong<br /> nước không có, chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu cả về số<br /> lượng, chất lượng, thị hiếu. Để đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập<br /> khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những công cụ quản lý hữu hiệu. Một trong<br /> những công cụ quan trọng để quản lý hoạt động nhập khẩu chính là hạch toán kế<br /> toán. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nhập khẩu hàng hoá đối<br /> với sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa nhập khẩu, trong<br /> quá trình tìm hiểu thực tế kết hợp với nghiên cứu lý luận, tác giả đã chọn đề tài:<br /> “Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng<br /> hoá nhập khẩu trên địa bàn Thành phố Hà Nội”.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu.<br /> - Nghiên cứu và hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nhập khẩu<br /> hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br /> - Nghiên cứu thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp<br /> kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> - Trên cơ sở các nghiên cứu thực tế, đưa ra những đánh giá và những giải pháp<br /> chủ yếu nhằm hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh<br /> doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.<br /> - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế<br /> toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br /> Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện những nội dung hạch toán chưa phù hợp<br /> với chế độ hiện hành cũng như thực tế của đơn vị<br /> <br /> ii<br /> <br /> - Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên<br /> địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.<br /> - Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với những nguyên<br /> lý cơ bản của khoa học kinh tế làm phương pháp luận nghiên cứu.<br /> - Luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích so sánh, tổng<br /> hợp các dữ liệu, suy luận logic để phục vụ cho công tác nghiên cứu.<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.<br /> Trên cơ sở nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học và hệ thống hoá những vấn<br /> đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã có những đóng góp sau:<br /> - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nhập khẩu hàng hoá<br /> trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br /> - Qua khảo sát về tình hình thực tế tại các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá<br /> nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận văn đã đưa ra được những phân tích<br /> thực trạng, kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong kế toán nhập khẩu<br /> hàng hoá tại các doanh nghiệp này.<br /> - Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá<br /> trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà<br /> Nội.<br /> 6. Kết cấu của luận văn.<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận<br /> văn gồm có 3 chương:<br /> Chương 1: Lý luận chung về kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh<br /> nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu.<br /> Chương 2: Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh<br /> doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br /> Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá<br /> trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu trên địa bàn thành phố Hà<br /> Nội.<br /> <br /> iii<br /> <br /> CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ<br /> TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH HÀNG HÓA NHẬP KHẨU<br /> <br /> 1.1 Những vấn đề chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu.<br /> 1.1.1 Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu.<br /> Luận văn đề cập đến những tác động của hoạt động nhập khẩu đối với quá trình<br /> sản xuất, quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và đời sống trong nước; đến vai<br /> trò tích cực của hoạt động nhập khẩu trong việc thúc đẩy xuất khẩu và tạo cầu nối<br /> giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới.<br /> 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.<br /> Luận văn đi vào phân tích các đặc điểm của hoạt động nhập khẩu, như: Thời<br /> gian lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu; Đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu; Đặc điểm<br /> về phương thức thanh toán và đồng tiền thanh toán; Đặc điểm về trình độ quản lý,<br /> phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thương.<br /> 1.1.3 Giá cả và tiền tệ sử dụng trong nhập khẩu.<br /> 1.1.3.1 Giá cả nhập khẩu.<br /> Theo các điều kiện thương mại quốc tế “INCOTERM 2000” có 13 loại điều<br /> kiện giao hàng, được phân thành 4 nhóm: Nhóm E - Giao hàng tại xưởng của người<br /> bán; Nhóm F - Cước vận chuyển chính chưa trả; Nhóm C - Cước vận chuyển chính<br /> đã trả; Nhóm D - Nơi hàng đến, tức người bán giao hàng tại nước người mua.<br /> 1.1.3.2 Tiền tệ sử dụng trong nhập khẩu<br /> Đồng tiền sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thoả thuận giữa 2 bên<br /> mua – bán, và bị phụ thuộc vào các yếu tố sau: Tương quan so sánh lực lượng trong<br /> quan hệ thương mại; Vị trí của đồng tiền lựa chọn trên thị trường thời điểm giao<br /> dịch; Tập quán sử dụng đồng tiền trong thanh toán ngành hàng.<br /> 1.1.4 Các phương thức nhập khẩu.<br /> Hoạt động nhập khẩu hàng hóa thường được tiến hành chủ yếu theo hai phương<br /> thức: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu uỷ thác. Trong luận văn của mình, tác giả đã<br /> đưa ra được khái niệm, đặc điểm của từng phương thức nhập khẩu.<br /> <br /> iv<br /> <br /> 1.1.5 Các phương thức thanh toán trong hoạt động nhập khẩu.<br /> Các phương thức thanh toán cơ bản thường dùng trong kinh doanh nhập khẩu<br /> bao gồm: Phương thức thanh toán bằng tín dụng thư; Phương thức chuyển tiền;<br /> Phương thức ghi sổ; Phương thức nhờ thu.<br /> 1.2 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu.<br /> Luận văn đưa ra những yêu cầu cần phải thực hiện khi hạch toán hàng nhập<br /> khẩu. Từ những yêu cầu đó, luận văn đưa ra nhiệm vụ của kế toán nhập khẩu hàng<br /> hoá như: Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu; Tổ chức kế<br /> toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình nhập khẩu một<br /> cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp; Phản ánh, giám<br /> đốc và kiểm tra tình hình công nợ và thanh toán công nợ; Kiểm tra tình hình thực<br /> hiện chi phí nhập khẩu; Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ để cung<br /> cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động nhập khẩu.<br /> 1.3 Kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng<br /> hoá nhập khẩu theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành.<br /> 1.3.1 Các nguyên tắc kế toán áp dụng trong kế toán nhập khẩu hàng hoá.<br /> Luận văn đi vào nghiên cứu hai nguyên tắc:<br /> - Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ.<br /> - Nguyên tắc về xác định giá hàng nhập khẩu.<br /> 1.3.2 Các chuẩn mực kế toán Việt Nam được áp dụng trong kế toán nhập<br /> khẩu hàng hoá.<br /> Luận văn nghiên cứu hai chuẩn mực chủ yếu được áp dụng, đó là: Chuẩn mực<br /> kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho (VAS 02) được ban hành kèm theo quyết<br /> định 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính<br /> và Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối<br /> đoái (VAS 10) được ban hành kèm theo quyết định số 165/2002/QĐ – BTC ngày<br /> 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.<br /> <br /> v<br /> <br /> 1.3.3 Kế toán nhập khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh hàng<br /> hoá nhập khẩu theo chế độ hiện hành.<br /> 1.3.3.1 Hệ thống chứng từ kế toán..<br /> - Chứng từ hàng hóa: bao gồm Hoá đơn thương mại; Bảng kê chi tiết; Phiếu<br /> đóng gói; Phiếu chứng nhận kiểm nghiệm; Giấy chứng nhận số lượng; ...<br /> - Chứng từ bảo hiểm. bao gồm Bảo hiểm đơn cho hàng hoá vận chuyển;<br /> Chứng thư bảo hiểm.<br /> - Chứng từ vận tải: bao gồm Vận đơn hàng hải; Vận đơn hàng không; Vận đơn<br /> liên hợp; Vận đơn chở suốt; Lệnh giao hàng...<br /> - Chứng từ hải quan: bao gồm Tờ khai hải quan; Giấy phép nhập khẩu; Giấy<br /> chứng nhận kiểm dịch; Giấy chứng nhận xuất xứ...<br /> 1.3.3.2 Tài khoản sử dụng<br /> Để theo dõi kế toán nhập khẩu hàng hóa, kế toán đã sử dụng các TK sau:<br /> TK156 “Hàng hoá”, TK 131 “Phải thu khách hàng”, TK 331 “Phải trả nhà cung<br /> cấp”, TK 111 “Tiền mặt”, TK 112 “Tiền gửi ngân hàng,....<br /> 1.3.3.3 Kế toán nhập khẩu hàng hóa trực tiếp.<br /> Kế toán nhập khẩu hàng hóa trực tiếp được hạch toán theo sơ đồ 1.1<br /> 1.3.3.4 Kế toán nhập khẩu hàng hoá uỷ thác.<br /> - Kế toán nhập khẩu hàng hoá tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu: sơ đồ 1.2<br /> - Kế toán nhập khẩu ủy thác hàng hóa tại đơn vị giao uỷ thác: sơ đồ 1.3<br /> 1.4 So sánh Chuẩn mực kế toán Việt Nam với Chuẩn mực kế toán quốc tế<br /> trong điều kiện thương mại hóa toàn cầu.<br /> Luận văn đi vào so sánh các chuẩn mực sau:<br /> - Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 02 và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02<br /> về Hàng tồn kho (Bảng 1.1).<br /> - Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 21 và chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 10<br /> về Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái (Bảng 1.2)<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2