intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển chè Nghệ An

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

117
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng trong Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển chè Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển chè Nghệ An

i<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang ngày<br /> càng ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quốc gia. Song song những giá trị lợi ích mà<br /> hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, mỗi doanh nghiệp nước ta sẽ phải cạnh<br /> tranh trực tiếp với các nước khác trong việc thu hút và sử dụng các nguồn lực<br /> đầu vào, trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đã tạo ra.<br /> Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An là doanh nghiệp<br /> nhà nước chuyên sản xuất và xuất khẩu chè của tỉnh Nghệ An. Với mong<br /> muốn tìm ra các giải pháp nhằm giúp Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển<br /> chè Nghệ An quản trị chuỗi cung ứng một cách có hiệu quả, góp phần nâng<br /> cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, tác<br /> giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại<br /> Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển chè Nghệ An".<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng;<br /> Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của<br /> Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi<br /> cung ứng trong Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển chè Nghệ An.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn sử dụng thu thập dữ liệu bằng hai phương pháp, thu thập dữ<br /> liệu sơ cấp thực hiện qua thăm dò ý kiến từ phía các chuyên gia có kinh<br /> nghiệm và thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các tài liệu, báo cáo thống kê.<br /> Bên cạnh đó, Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như phương<br /> pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra phân<br /> <br /> ii<br /> <br /> tích thống kê để thực hiện phân tích dữ liệu thu thập nhằm làm rõ vấn đề mà<br /> mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.<br /> 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu đã thực hiện<br /> Các công trình nghiên cứu trên thế giới theo nhiều hướng tiếp cận khác<br /> nhau, cả định tính và định lượng với mục đích tìm ra một thang đo về sự hợp<br /> tác trong chuỗi cung ứng hay các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tương tác<br /> chuỗi cung ứng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên theo kết quả<br /> của từng công trình đã công bố thì hầu như chưa xây dựng một mô hình đầy<br /> đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.<br /> Các nghiên cứu chưa đề cập sâu đến vấn đề đánh giá hiệu quả hoạt<br /> động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp.<br /> Luận văn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này với mục tiêu tìm hiểu sâu<br /> hơn để từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp trong việc vận dụng vào thực tế<br /> tại Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An.<br /> Đề tài sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chuỗi cung ứng<br /> và quản trị chuỗi cung ứng, các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác chuỗi cung<br /> ứng, chuỗi cung ứng sản phẩm chè. Kết quả của nghiên cứu giúp cho các nhà<br /> nghiên cứu, các nhà quản lý doanh nghiệp trong ngành chè tại Việt Nam có<br /> cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về một phương thức tiếp cận và đo lường<br /> các nhân tố ảnh hưởng đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng.<br /> Đồng thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng<br /> đến sự hợp tác trong chuỗi cung ứng ngành chè Việt Nam. Đây sẽ là điều<br /> kiện để triển khai những nghiên cứu ứng dụng hoặc có những giải pháp phù<br /> hợp để nâng cao sự hợp tác trong chuỗi cung ứng sản phẩm chè.<br /> 2. Những vấn đề chung về quản trị chuỗi cung ứng trong hoạt động sản<br /> xuất kinh doanh của doanh nghiệp<br /> 2.1. Khái quát về chuỗi cung ứng<br /> <br /> iii<br /> <br /> Chuỗi cung ứng là một mạng lưới gồm các tổ chức có liên quan, thông<br /> qua các mối liên kết phía trên và phía dưới, trong các quá trình và hoạt dộng<br /> khác nhau, sản sinh ra giá trị dưới hình thức sản phẩm dịch vụ trong tay người<br /> tiêu dùng cuối cùng.<br /> Mỗi công ty một mắt xích của một hay nhiều chuỗi cung ứng khác<br /> nhau, chúng đan xen tạo thành mạng lưới phức tạp (network). Trong mỗi<br /> công ty đều có những bộ phận chức năng phối hợp hoạt động với nhau để<br /> thực hiện mục tiêu của tổ chức, đó là những chuỗi cung ứng nhỏ bên trong.<br /> Trong bất kì chuỗi cung ứng nào luôn có sự kết hợp các công ty thực<br /> hiện các chức năng khác nhau. Các thành viên chính của chuỗi là nhà cung<br /> cấp vật liệu, nhà sản xuất, nhà phân phối, doanh nghiệp bán lẻ, và người tiêu<br /> dùng cuối cùng. Hỗ trợ cho các công ty này là các nhà cung cấp dịch vụ cần<br /> thiết.<br /> 2.2. Quản trị chuỗi cung ứng<br /> Quản trị chuỗi cung ứng là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát<br /> có hiệu lực, hiệu quả việc chu chuyển và dự trữ hàng hoá, dịch vụ … và<br /> những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối cùng với mục tiên<br /> thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng.<br /> Mục tiêu của mọi chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ<br /> thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung ứng là sự khác biệt giữa giá trị sản phẩm<br /> cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cần dùng vào việc đáp ứng<br /> nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng đối với<br /> hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên liệu<br /> đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch<br /> vụ mà SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh<br /> nghiệp. SCM còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động maketing, hỗ trợ phân tích dữ<br /> liệu thu thập được và lưu trữ hồ sơ đến chi phí thấp.<br /> <br /> iv<br /> <br /> 2.3. Đánh giá quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp<br /> - Chỉ tiêu đánh giá về thời gian: Thời gian là một chỉ tiêu đánh giá quan<br /> trọng trong sự vận hành của chuỗi cung ứng, phản ánh một cách khái quát<br /> việc thực hiện quản trị chuỗi cung ứng. Có ba chỉ tiêu có thể sử dụng để đánh<br /> giá là thời gian vận chuyển, thời gian xử lý đơn hàng và thời gian đáp ứng.<br /> - Chỉ tiêu đánh giá về độ an toàn của hàng hoá: Được dùng để đánh giá<br /> khả năng hoàn thành và giao được đơn hàng, có 3 chỉ số hiệu suất giao hàng,<br /> tỉ lệ hoàn thành đơn hàng và tỉ lệ đơn hàng hoàn hảo.<br /> - Chỉ tiêu đánh giá về giá thành sản phẩm<br /> - Chỉ tiêu đánh giá dịch vụ khách hàng: Mức phục vụ khách hàng đo<br /> lường khả năng chuỗi cung ứng đáp ứng những mong đợi của khách hàng.<br /> Dựa vào loại thị trường công ty đang phục vụ, khách hàng có những mong<br /> đợi khách nhau đối với dịch vụ cung ứng. Có 3 chỉ số là sự phàn nàn của<br /> khách hàng, phần trăm hàng bị trả về và sự gắn bó của khách hàng.<br /> 3. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH MTV Đầu tư<br /> phát triển chè Nghệ An<br /> 3.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển chè Nghệ An<br /> Trong những năm qua Công ty Đầu tư và Phát triển chè Nghệ An đã<br /> không ngừng phấn đấu để hoàn thành kế hoạch mà cấp trên giao cho.<br /> Hoàn thành nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước cũng như cải thiện đời<br /> sống cho người lao động. Để đánh giá sơ lược về kết quả hoạt động của<br /> công ty qua bảng dưới đây:<br /> Như vậy, số lượng sản xuất và tiêu thụ chè của công ty tăng dần qua các năm. Số<br /> lượng sản xuất ở năm 2012 đã tăng lên có thể do được đầu tư về máy móc công<br /> nghệ, số lượng lao động được tuyển thêm có trình độ và tay nghề hơn, kèm thêm<br /> đó là số lượng được tiêu thụ cũng tăng, nhất là xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với<br /> sản phẩm của công ty thì hoạt động tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu (chiếm<br /> <br /> v<br /> <br /> 90%) trong khi tiêu thụ nội địa chỉ chiếm 10% mà chủ yếu là xuất bán lẻ, xuất<br /> dùng nội bộ và xuất quảng cáo tiếp thị.<br /> Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng khởi sắc.<br /> Điều này chứng tỏ công ty đang làm ăn có hiệu quả và có uy tín với khách<br /> hàng, đặc biệt là khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình tài chính của<br /> công ty vẫn đang còn rất nhiều khó khăn. Trang trải dần các khoản nợ, các<br /> khoản vay trong thời gian qua cũng như làm thế nào để các khoản đầu tư thực<br /> sự mang lại những hiệu quả nhằm cải thiện tình hình trên là một thách thức<br /> rất lớn của công ty trong thời gian tới.<br /> * Quy trình hoạt động của công ty.<br /> Công ty đầu tư phát triển chè thuộc loại hình doanh nghiệp sản xuất bao<br /> gồm có 8 xí nghiệp trực thuộc ở các huyện và thành phố. Hoạt động công ty chủ<br /> yếu tập hợp các thành phẩm từ các xí nghiệp, chế biến thêm và tiêu thụ trong<br /> nước và nước ngoài. Ngoài ra công ty còn đầu tư vào các xí nghiệp để mở rộng<br /> hoạt động kinh doanh.<br /> Việc sản xuất được thực hiện tại các xí nghiệp thành viên thuộc công<br /> ty ĐTPT chè, số thành phẩm được chuyển lên công ty theo kế hoạch định<br /> ra từng kỳ. Tại đây công ty nhận nhiệm vụ bán hàng, tiêu thụ các thành<br /> phẩm theo các phương thức bán hàng.<br /> 3.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH MTV Đầu tư<br /> phát triển chè NA<br /> - Hoạt động sản xuất<br /> + Công ty đầu tư và phát triển chè Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước<br /> được tỉnh giao quyền chủ đầu tư trong quá trình hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh khép kín sản phẩm chè nên việc khai thác mọi tiềm năng có nhiều<br /> thuận lợi và hoàn toàn chủ động. Cùng với việc đầu tư thâm canh và mở rộng<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2