intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình. Đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình, nâng cao trách nhiệm các bộ phận và nâng cao hiệu quả quản trị tại Công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ HƢỚNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số: 8.34.03.01 ĐÀ NẴNG - Năm 2020
  2. Công trình được hoành thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn KH: PGS.TS TRẦN ĐÌNH KHÔI NGUYÊN Phản biện 1: PGS.TS. Hoàng Tùng Phản biện 2: PGS.TS. Phan Thanh Hải Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh doanh ở các doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá sự đóng góp của từng cá nhân, bộ phận đến thành quả chung của doanh nghiệp trong bối cảnh phân cấp quản lý. Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà quản trị có thể đánh giá chất lượng và kết quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị.Việc chú ý thực hiện nội dung kế toán trách nhiệm, sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa nguồn lực hiện có và phát triển một cách bền vững. Kế toán trách nhiệm ngày càng thể hiện vai trò và vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý tại các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những nước có nền kinh tế phát triển. Tại Việt Nam, việc vận dụng các nội dung của kế toán quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng còn là một vấn đề rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp.” “Công ty Điện lực Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung, gồm có 12 phòng chức năng, 01 ban QLDA, 07 đơn vị điện lực trực thuộc, 01 đội quản lý vận hành lưới điện cao thế. Trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh ngày càng được coi trọng, thì kế toán trách nhiệm càng có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm ở Công ty Điện lực Quảng Bình được thực hiện ở mức độ đơn giản và chưa đầy đủ thông qua việc phân cấp quản lý tài chính cho các điện lực trực thuộc. Xuất phát từ
  4. 2 những lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài “Kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình” để làm đề tài nghiên cứu và luận văn tốt nghiệp của mình.” 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong các doanh nghiệp. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình. Đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình, nâng cao trách nhiệm các bộ phận và nâng cao hiệu quả quản trị tại Công ty. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết cơ bản về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình Chương 3: Một số giải pháp tăng cường vận dụng kế toán trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình.”
  5. 3 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ BẢNVỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÕ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm Tóm lại kế toán trách nhiệm chính là sự cá nhân hóa, nhân cách hóa hệ thống kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn xác định rõ ai là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào có quyền kiểm soát đối với hoạt động xảy ra. 1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm Theo tác giả Trương Bá Thanh và các cộng sự (2008), “Hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ đánh giá kết quả hoạt động của từng trung tâm trách nhiệm thông qua các báo cáo bộ phận và nhà quản trị cấp cao sẽ sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm để đánh giá các nhà quản trị các cấp và khuyến khích họ trong công việc để đem lại hiệu quả cao nhất cho đơn vị”. 1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ- CƠ SỞ CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.2.1. Tổ chức phân cấp quản lý Phân quyền theo chức năng: Phân quyền theo dòng sản phẩm:
  6. 4 1.2.2. Mối quan hệ giữa kế toán trách nhiệm và phân cấp quản lý “Hệ thống KTTN trong mối quan hệ với phân cấp quản lý thể hiện thông qua sơ đồ: Hình 1.4: Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trách nhiệm với phân cấp quản lý” “Hệ thống kế toán trách nhiệm chỉ tồn tại trong doanh nghiệp khi có sự phân quyền, khi đó quyền ra quyết định và trách nhiệm được trao cho quản lý các bộ phận của doanh nghiệp. Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ. 1.3. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.3.1. Các trung tâm trách nhiệm a. Khái niệm về trung tâm trách nhiệm b. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm - Trung tâm chi phí + Trung tâm chi phí định mức + Trung tâm chi phí linh hoạt - Trung tâm doanh thu - Trung tâm lợi nhuận - Trung tâm đầu tư 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá thành quả trung tâm trách nhiệm a. Đánh giá thành quả của trung tâm chi phí * Trung tâm chi phí định mức:
  7. 5 Về mặt hiệu quả được đánh giá thông qua việc trung tâm có hoàn thành được kế hoạch sản lượng sản xuất trên cơ sở đảm bảo đúng hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Về mặt hiệu năng được đo lường thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế so với chi phí định mức. Trên cơ sở đó các nhà quản trị sẽ phân tích biến động chi phí và xác định các nguyên nhân chủ quan, khách 3quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí. * Trung tâm chi phí linh hoạt: Chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - chi phí dự toán Biến động về lượng = Giá định mức x (Lượng thực tế - Lượng định mức) Biến động về giá = Lượng thực tế x (Giá thực tế - Giá định mức) b. Đánh giá thành quả của trung tâm doanh thu Chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá: Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - doanh thu dự toán c. Đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận kiểm soát được của trung tâm: Chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán Tỷ lệ thực hiện dự Lợi nhuận thực tế = toán lợi nhuận Lợi nhuận dự toán Lợi nhuận trước thuế thu nhập của Tỷ suất lợi nhuận trung tâm trên doanh thu = Tổng doanh thu của trung tâm
  8. 6 “ d. Đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư Lợi nhuận thuần ROI = Vốn kinh doanh bình quân RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư - Chi phí sử dụng vốn bình quân Ưu và nhược điểm của RI” 1.3.3. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm a. Đặc điểm báo cáo kế toán trách nhiệm b. Nội dung tổ chức báo cáo kế toán trách nhiệm CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Điện lực Quảng Bình “Công ty Điện lực Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Điện Lực Miền Trung. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là sản xuất, kinh doanh điện năng, quản lý vận hành lưới điện phân phối, tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, cải tạo đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35KV, sửa chữa, thí nghiệm các thiết bị điện đến cấp điện áp 35kV trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
  9. 7 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Quảng Bình “Công ty điện lực Quảng Bình được thành lập theo quyết định số 230/QĐ- EVN ngày 14/4/2010 của Hội đồng quản trị tập đoàn điện lực Việt Nam. Công ty có nhiệm vụ tổ chức sản xuất kinh doanh điện năng theo kế hoạch Tổng công ty Điện lực miền Trung giao. Công ty xây dựng các kế hoạch kinh doanh hằng năm và dài hạn, tổ chức và quản lý hoạt động kinh doanh theo mô hình của một đơn vị trực thuộc. - Về kinh doanh điện năng - Về SXKD các sản phẩm khác 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Quảng Bình Bộ máy tổ chức của Công ty theo mô hình trực tuyến chức năng, gồm có: - Ban Giám đốc: Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng;” - Kế toán trưởng; - 12 phòngchức năng, 01 ban QLDA, 07 Điện lực trực thuộc và 01 Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế.” Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý tại Công ty Điện lực Quảng Bình 2.1.4. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Điện lực Quảng Bình “Mô hình tổ chức kế toán tại công ty Điện lực Quảng Bình là mô hình tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tập trung
  10. 8 tại phòng Tài chính công ty. Tại các Điện lực khu vực, Xí nghiệp Điện cơ chỉ thực hiện công việc tập hợp chứng từ, ghi chép ban đầu hay còn gọi là hạch toán báo sổ, sau đó chuyển về Phòng Tài chính để hạch toán, tổng hợp và lập báo cáo cho toàn Công ty. Mô hình tổ chức kế toán tại công ty Điện lực Quảng Bình được minh họa theo sơ đồ như sau:” Hình 2.2. Mô hình tổ chức kế toán tại Công ty Điện lực Quảng Bình 2.2. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 2.2.1. Phân cấp quản lý tại Công ty Điện lực Quảng Bình a. Phân cấp quản lý b. Phân cấp quản lý tài chính * Ở cấp Công ty “Công ty Điện lực Quảng Bình được phân cấp quản lý tài chính từ Tổng công ty Điện lực miền Trung, được quy định trong Quy chế quản lý tài sản và nguồn vốn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 323/QĐ-EVN ngày 10/12/2018 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. * Ở cấp Điện lực trực thuộc Công ty Các Điện lực trực thuộc được phân cấp quản lý tương ứng với từng khu vực, địa bàn quản lý vận hành nguồn và lưới điện phân phối, được phân cấp quản lý tài chính và thực hiện theo Quy định quản lý tài chính áp dụng trong Công ty Điện lực Quảng Bình.
  11. 9 2.2.2. Các trung tâm trách nhiệm ở Công ty Điện lực Quảng Bình “ - Trung tâm chi phí: 7 đơn vị Điện lực trực thuộc được phép chi tiêu theo định mức Công ty giao, do đó có thể nhận diện tại đây bước đầu đã hình thành trung tâm chi phí định mức. - Trung tâm đầu tư: Công ty được thể hiện là một trung tâm đầu tư, tuy nhiên biểu hiện không đầy đủ các thuộc tính. Giám đốc Công ty được phân cấp quản lý, chịu trách nhiệm, kiểm soát doanh thu, chi phí và thực hiện đầu tư xây dựng theo phân cấp và quyết định việc huy động vốn sử dụng cho đầu tư kinh doanh của Công ty. - Trung tâm doanh thu: Các Điện lực trực thuộc là các trung tâm doanh thu. Công ty giao cho Điện lực trực thuộc thực hiện chỉ tiêu doanh thu về hoạt động kinh doanh điện. Giám đốc Điện lực chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi, điều hành để tăng doanh thu nhằm thực hiện tốt kế hoạch chỉ tiêu Công ty giao. Phòng Kinh doanh Công ty được giao quản lý trực tiếp khách hàng mua điện ở cấp điện áp 110kV, chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý các chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện kế hoạch doanh thu bán điện (bao gồm cả chỉ tiêu sản lượng điện và chỉ tiêu giá bán bình quân) của toàn Công ty, do đó có thể nhận diện là một trung tâm doanh thu tại Công ty. - Các phòng (trừ phòng kinh doanh), ban, Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế, các tổ, đội thuộc Điện lực: không được xem là một trung tâm trách nhiệm do nhà quản trị/đơn vị trưởng của các phòng ban, bộ phận đó không được phân quyền quản lý đầy đủ về quản lý.”
  12. 10 2.2.3. Tổ chức cung cấp thông tin phục vụ kế toán trách nhiệm “Công ty Điện lực Quảng Bình đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính và quy định chế độ kế toán trong Tổng công ty Điện lực miền Trung ban hành kèm theo Quyết định số 9132/QĐ-EVNCPC ngày 29/12/2015. Theo đó, Công ty Điện lực Quảng Bình cũng là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty. Công ty Điện lực Quảng Bình thực hiện kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán dùng chung của EVN. Hiện tại, công ty đang sử dụng phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning). ERP phản ánh một chuỗi quá trình nghiệp vụ, thao tác thực tế của người dùng cuối vào hệ thống. Các quy trình nghiệp vụ được gắn kết chặt chẽ với nhau, bắt buộc phải thực thi xong một nghiệp vụ mới được chuyển qua thực thi nghiệp vụ kế tiếp; kết quả của nghiệp vụ này là đầu vào của nghiệp vụ kế tiếp. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi nhận đầy đủ, trung thực và khách quan theo các chứng từ. Công tác kế toán tại Công ty Điện lực Quảng Bình được tổ chức thực hiện vừa tập trung, vừa phân tán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh của đơn vị do việc phân quyền quản lý tại các Điện lực trực thuộc theo khu vực quản lý vận hành. Đối với hệ thống kế toán mới thì chỉ chú trọng cung cấp thông tin về kế toán tài chính và cung cấp phần nào thông tin cho việc đánh giá trách nhiệm các đơn vị trực thuộc về các chỉ tiêu chi phí. Còn lại việc đánh giá trách nhiệm về các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, đầu
  13. 11 tư phần lớn lại được thể hiện tách biệt bằng các báo cáo bên ngoài hệ thống kế toán của Công ty.” 2.2.4. Chỉ tiêu và hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm tại Công ty a.Việc đánh giá thành quả Công ty * Chỉ tiêu về công tác tài chính đánh giá thành quả của trung tâm chi phí Chỉ tiêu định mức chi phí giao cho các Công ty: Định mức chi phí Tổng Công ty giao cho các Công ty Điện lực được xây dựng trong phạm vi định mức chi phí Tập đoàn giao cho Tổng công ty và căn cứ vào quy mô quản lý của các Công ty Điện lực gồm số km đường dây, số trạm biến áp, số khách hàng, số lao động bình quân, sản lượng điện thương phẩm. Điểm chuẩn của định mức chi phí là 20 điểm, tăng 1% so với định mức chi phí được giao trừ 0,1 điểm, giảm 1% so với định mức chi phí được giao cộng 0,3 điểm. Năm 2019, Công ty Điện lực Quảng Bình thực hiện kế hoạch về chỉ tiêu chi phí theo Quyết định số 5043/QĐ-EVNCPC ngày 07/6/2019 của Tổng công ty Điện lực miền Trung về việc phê duyệt định mức chi phíphân phối, bán lẻ điện 2019-2020 cho các công ty Điện lực thành viên.” Bảng 2.1 Định mức chi phí phân phối, bán lẻ điện các Công ty Điện lực thành viên năm 2019- 2020 (đồng/kWh)
  14. 12 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp thực hiện định mức chi phí Quý 4/2019 “Căn cứ Báo cáo kết quả thực hiện định mức chi phí trên để xác định điểm thực hiện định mức chi phí quý 4 năm 2019 của Công ty là: Công ty thực hiện đạt 139,49% so với định mức chi phí Tổng Công ty giao, tăng 39,49% tương ứng bị trừ 3,95 điểm. Tổng điểm đạt được khi thực hiện chỉ tiêu định mức chi phí là 16,05 điểm. Chỉ tiêu nộp tiền về Tổng công ty/ Thanh toán tiền mua điện theo hóa đơn: Nộp tiền về Tổng công ty/ Thanh toán tiền mua điện theo hóa đơn với điểm chuẩn là 20 điểm. Trường hợp đạt nhỏ hơn
  15. 13 * Chỉ tiêu đánh giá thành quả các thuộc tính của trung tâm đầu tư “Chỉ tiêu thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng: Thanh toán khối lượng đầu tư xây dựng được xác định bằng tỷ lệ thực hiện nhân với điểm chuẩn là 10 điểm. Tỷ lệ thực hiện = giá trị giải ngân /(Giá trị trên phiếu giá *0,9). Điểm chấm không vượt quá điểm chuẩn. Yêu cầu công tác giải ngân đạt tối thiểu 90%/giá trị phiếu giá thực hiện. Chỉ tiêu quyết toán vốn đầu tư hoàn thành: Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành, trường hợp không có công trình quá hạn thì được chấm 10 điểm (điểm chuẩn). Điểm trừ được xác định theo công thức:” Điểm trừ = 1/3*Điểm chuẩn*((n1*t1)+ (n2*t2)+….)/(N+n1*(t1-1)+ +n2*(t2-1)+…) Bảng 2.7. Báo cáo giải ngân thanh toán vốn đầu tƣ xây dựng * Chỉ tiêu liên quan đến việc kiểm soát doanh thu, đánh giá thành quả một số thuộc tính của trung tâm doanh thu Chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm: Chỉ tiêu sản lượng điện thương phẩm có điểm chuẩn là 02 điểm. Trường hợp thực hiện đạt được kế hoạch giao thì đạt điểm chuẩn, trường hợp tăng hoặc giảm so với kế hoạch thì cứ tăng hoặc giảm 1% so với kế hoạch thì sẽ tăng hoặc giảm 0,15 điểm.” Chỉ tiêu giá bán điện:
  16. 14 Chỉ tiêu giá bán điện thực hiện đạt kế hoạch, đạt điểm chuẩn là 04 điểm. Trường hợp tăng hoặc giảm 01 đồng so với kế hoạch thì sẽ tăng hoặc giảm 0,2 điểm. * Các chỉ tiêu về quản lý kỹ thuật dùng đánh giá thành quả trung tâm chi phí, đầu tư, lợi nhuận Chỉ tiêu tổn thất điện năng (điện dùng cho truyền tải, phân phối): “Chỉ tiêu tổn thất điện năng là chỉ tiêu về điện dùng cho truyền tải, phân phối. Chỉ tiêu này được tính theo tỷ lệ thực hiện điện năng trong quý, trong năm so với kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu tổn thất điện năng có điểm tổng là 02 điểm. cứ tăng hoặc giảm 1% thì số điểm tăng hoặc giảm 0,15 điểm.” “Chỉ tiêu kiểm soát sự cố: Chỉ tiêu kiểm soát sự cố với điểm chuẩn là 10 điểm. Trường hợp tăng hoặc giảm 01 sự cố so với số lượng sự cố cho phép thì sẽ tăng hoặc giảm 0,2 điểm. Chỉ tiêu vận hành an toàn: Chỉ tiêu vận hành an toàn với điểm chuẩn là 05 điểm. Trường hợp tăng hoặc giảm 01 sự cố so với số lượng sự cố cho phép trong vận hành thì sẽ tăng hoặc giảm 0,3 điểm. b. Việc đánh giá thành quả các đơn vị trực thuộc Công ty * Chỉ tiêu về công tác tài chính đánh giá thành quả của trung tâm chi phí “Hàng ngày, các Điện lực trực thuộc lập phiếu thu, chi (tiền mặt, chuyển khoản) và hạch toán định khoản theo hướng dẫn phân cấp trên chương trình phần mềm kế toán (hệ thống ERP). * Chỉ tiêu liên quan đến việc kiểm soát doanh thu, đánh giá thành quả một số thuộc tính của trung tâm doanh thu
  17. 15 Đối với tiền thu hoạt động kinh doanh điện và tiền công suất phản kháng phát sinh trong tháng, để kịp thời chốt báo cáo theo tiến độ, ngày 02 hàng tháng kế toán điện lực lập biên bản đối chiếu tiền điện, tiền công suất phản kháng phát sinh trong tháng để thực hiện đối chiếu khớp giữa 3 bên. * Các chỉ tiêu về quản lý kỹ thuật “Để giảm thiểu tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối, kiểm soát sự cố và vận hành an toàn, các đơn vị trực thuộc đưa ra các chỉ tiêu về công tác vận hành an toàn và quản lý kỹ thuật. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 2.3.1. Ƣu điểm 2.3.2. Hạn chế “- Việc phân cấp quản lý đã được thực hiện tại Công ty, tuy nhiên phân cấp tài chính vẫn còn yếu. Công ty chưa thực hiện giao chi phí định mức dựa trên quy mô về doanh thu, sản lượng điện bán và địa bàn quản lý của từng đơn vị. Do đó trưởng các đơn vị trực thuộc chưa thể tổ chức quản lý, theo dõi việc sử dụng chi phí hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo tối ưu hóa chi phí trên cơ sở phân cấp của Công ty ban hành, nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. - Các trung tâm trách nhiệm và gắn trách nhiệm cho các trung tâm trách nhiệm chưa được hình thành rõ nét, cụ thể và riêng biệt. - Hệ thống chỉ tiêu đánh giá thành quả mà Công ty đang áp dụng chưa được lượng hóa đầy đủ để đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các chỉ tiêu đánh giá thành quả
  18. 16 về quản lý chi phí. Hiện tại chưa có định mức chi phí phân cấp theo từng điện lực tương ứng với số km đường dây, số trạm biến áp, số khách hàng, số lao động bình quân, sản lượng điện thương phẩm giống như Tổng Công ty đã giao cho cấp Công ty, nên chưa có cơ sở để đối chiếu giữa kết quả thực hiện so với định mức chi phí được giao tương ứng với từng Điện lực trực thuộc. Tại các phòng, ban chức năng là các bộ phận gián tiếp trong Công ty nhưng chưa có chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động, mức độ tác động của khoản chi phí phát sinh tại các bộ phận này. Đội Quản lý vận hành lưới điện cao thế chưa được phân cấp định mức chi phí nên chưa chủ động trong công tác mua sắm, chi tiêu để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) chưa được sử dụng để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư. - Hệ thống báo cáo trách nhiệm chưa được tổ chức thật sự đầy đủ và bao quát các thông tin phục vụ việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các phòng ban chức năng và đơn vị trực thuộc trong công ty.”
  19. 17 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 3.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC QUẢNG BÌNH 3.2.1. Tăng cƣờng phân cấp quản lý và hình thành các trung tâm trách nhiệm tại Công ty Điện lực Quảng Bình a. Tăng cường phân cấp quản lý * Đối với các đơn vị Điện lực trực thuộc Công ty “Công ty cần phân cấp mạnh hơn về quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc về trách nhiệm và quyền hạn sao cho phù hợp với địa bàn hoạt động và năng lực quản lý của từng đơn vị. Do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng dẫn đến yêu cầu phân cấp tài chính cho các đơn vị trực thuộc càng cần thiết, giúp lãnh đạo đơn vị có thông tin kịp thời cho việc ra quyết định và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành đơn vị. - Phân cấp quản lý, theo dõi tài sản cố định Công ty nên phân cấp quản lý TSCĐ cho các điện lực trực thuộc cả về mặt hiện vật và giá trị, theo dõi các biến động của từng mã tài sản trên thẻ TSCĐ nhằm tăng cường và gắn trách nhiệm cho các Điện lực trực thuộc trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hiệu quả, tăng cường kiểm soát và tránh thất thoát trong các trường hợp biến động TSCĐ tại đơn vị.
  20. 18 Trường hợp các TSCĐ không có nhu cầu sử dụng hoặc hư hỏng cần thanh lý, đơn vị lập Biên bản đánh giá tình trạng kỹ thuật của các TSCĐ này đồng thời đề xuất phương án thanh lý TSCĐ theo quy định hay báo cáo về công ty để thực hiện điều chuyển cho các đơn vị có nhu cầu hoặc quyết định bán thanh lý các TSCĐ theo phân cấp.” - Phân cấp quản lý doanh thu Việc phân cấp rõ về quản lý doanh thu giúp các đơn vị chủ động hơn trong công tác theo dõi doanh thu phát sinh trong khu vực đơn vị quản lý vận hành cũng như theo dõi nợ phải thu tiền điện, số tiền điện thu được tương ứng với doanh thu phát sinh và hóa đơn phát hành cho khách hàng. - Phân cấp quản lý chi phí: Việc phân cấp quản lý chi phí giúp các Điện lực trực thuộc tổ chức quản lý, theo dõi việc sử dụng chi phí hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo tối ưu hóa chi phí trên cơ sở phân cấp của Công ty ban hành, nhằm góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.” “Đồng thời, việc giao một số định mức chi phí phân phối điện cho các điện lực trực thuộc sẽ là cơ sở cho các điện lực xây dựng kế hoạch tài chính và dự báo chính xác nguồn chi tiêu của đơn vị. Và trên cơ sở định mức chi phí Công ty giao, các điện lực trực thuộc có thể xây dựng định mức chi phí cho các bộ phận làm cơ sở cho các cá nhân, bộ phận trực thuộc áp dụng. Xác định và phân cấp một cách rõ ràng cụ thể về nhóm các chỉ tiêu về quản lý kỹ thuật như: tổn thất điện năng, độ tin cậy cung cấp điện, kiểm soát sự cố, chỉ tiêu về vận hành an toàn điện…dùng để
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2