intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả nghiên cứu, rút ra hàm ý chính sách cho các nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ THANH THỦY NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. Đƣờng Nguyễn Hƣng Phản biện 1: TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ánh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phân tích Báo cáo tài chính (BCTC) là con đường ngắn nhất để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh cũng như những rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Thông qua BCTC, nhà quản trị doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ có cơ sở để tiến hành đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tài sản, vốn chủ sở hữu và từ đó trực tiếp tác động đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, theo Thomas P. Houck (2003) các công ty niêm yết thường có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận để tạo ra kết quả kinh doanh hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và các thông tin trên BCTC có thể tác động tới giá cổ phiếu của công ty. Bên cạnh đó một công ty tư nhân cũng có thể “xào nấu” sổ sách với mục đích cổ phần hóa trong tương lai, thu hút các nhà đầu tư góp vốn vào công ty, thông qua đó tăng giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Những công ty này cũng có thể sẽ che giấu thu nhập hoặc “thổi phồng” thu nhập phụ thuộc vào tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Theo Renick Van Oosterbosch (2009), để đo lường điều chỉnh lợi nhuận có thể sử dụng phương pháp tiếp cận là đo lường biến dồn tích không thể điều chỉnh được. Tức là sử dụng một mô hình dồn tích cụ thể với trọng tâm là một ngành công nghiệp cụ thể nơi có mức dồn tích lớn hoặc các biến dồn tích đơn lẻ hay thông qua quan sát mức dồn tích trong một khoảng cụ thể. Đây là phương pháp kế toán đã được áp dụng ở các nước phát triển và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng
  4. 2 phương pháp kế toán tiền mặt đã lạc hậu với nhiều hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu biến dồn tích và mối quan hệ giữa biến dồn tích có thể điều chỉnh và tỷ suất sinh lời (TSSL) trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là một yêu cầu thiết yếu, có ý nghĩa quan trọng trong công tác dự báo lợi nhuận, từ đó tác động trực tiếp lên mức giá, TSSL của của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và các chính sách trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hƣởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” cho nội dung luận văn của mình. Nội dung của luận văn có thể đóng góp thêm một bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận (QTLN) và TSSL trên cổ phiếu của các công ty nói chung và các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. - Từ kết quả nghiên cứu, rút ra hàm ý chính sách cho các nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư. 3. Đóng góp của đề tài - Đề tài góp phần làm rõ ảnh hưởng của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. - Với những nỗ lực nghiên cứu của mình, đề tài kỳ vọng sẽ cung cấp các hàm ý chính sách có ý nghĩa cho các chủ thể có liên quan về ảnh hưởng của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của
  5. 3 các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu và hàm ý từ kết quả nghiên cứu. 5. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Các tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu gồm: Luận văn Thạc sĩ Kế toán năm 2017 của Lê Thị Yến Nhi, trường Đại học Đà Nẵng “Phân tích hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Kế toán năm 2017 của Lê Thị Hồng Khánh, trường Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu – trường hợp các công ty niêm yết thuộc nhóm ngành chế biến lương thực thực phẩm”. Nghiên cứu đã tập trung làm rõ ảnh hưởng của hành vi QTLN đến Luận án Tiến sĩ Kinh tế năm 2018 của Phan Thị Đỗ Quyên, trường Đại học Đà Nẵng “Nghiên cứu ảnh hưởng của hành vi điều chỉnh lợi nhuận đến tính thông tin của cổ phiếu tại Việt Nam”. Bài viết “Quản trị thu nhập và lợi suất chứng khoán tương lai: Kiểm chứng thực nghiệm tại thị trường Việt Nam” đăng trên Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 85 tháng 10/2016.
  6. 4 Nội dung các bài viết và công trình nghiên cứu kể trên đều có giá trị khoa học. Tuy nhiên, do tác động từ các chính sách kinh tế của Nhà nước và ảnh hưởng từ sự phát triển của nền kinh tế thế giới, thực trạng hành vi điều chỉnh lợi nhuận và TSSL trên cổ phiếu tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó có các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng có sự thay đổi nhanh chóng đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải nhận diện kịp thời để có những đánh giá đúng. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần phải hiểu rõ tác động của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu. Để từ đó căn cứ vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ có những điều chỉnh hợp lý nhằm giúp doanh nghiệp không ngừng phát triển, nâng cao lợi nhuận và đạt được mục đích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” làm nội dung của luận văn. Luận văn sẽ tổng hợp những kết quả nghiên cứu trước đây của các tác giả. Dựa trên cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu trước đây, luận văn sẽ đi xác định những ảnh hưởng của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó rút ra các hàm ý chính sách cho các nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đây là nội dung có ý nghĩa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN 1.1.1. Khái niệm quản trị lợi nhuận Về bản сhất, hành vi QTLN táс động trựс tiếр đến hiệu quả hоạt động của dоаnh nghiệр khi táс động đến dòng tiền thựс tế hоạt động và bằng сáсh này hаy сáсh kháс, việс “tạm ứng dòng tiền trоng tương lаi” hаy “gửi lại một рhần lợi nhuận hiện tại” khiến dоаnh nghiệр đối mặt với những rủi rо tiềm ẩn trоng hоạt động kinh dоаnh vì trоng một сhu kì khủng hоảng, việс điều сhỉnh lợi nhuận dương trоng nhiều kì liên tiếр là сáсh trựс tiếр đẩy doanh nghiệp đến bờ vựс рhá sản. Về mặt lý thuyết, hành vi QTLN không đượс xеm là vi рhạm рháр luật, bởi đây là một hình thứс đượс сhấр nhận trоng kế tоán. Nhà quản lý được phép áр dụng những nguyên lý đượс сhо рhéр nhằm hạсh tоán сáс khоản сhi рhí, lợi nhuận, thường thì сáс bút tоán này vận dụng nguyên tắс dồn tíсh hаy сáс сáсh kháс nhаu trоng quá trình khấu hао tài sản. Tuy không bị luật giới hạn, nhưng đây lại là hành vi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi íсh сủа рhần lớn сổ đông và khi сông ty gặр vấn đề về khả năng thаnh tоán, thường dẫn đến khоản thâm hụt lớn. 1.1.2. Cơ sở lý thuyết của quản trị lợi nhuận Các phương pháp kế toán cụ thể áp dụng trong doanh nghiệp hiện nay đều bị chi phối bởi cơ sở kế toán dồn tích. Theo cơ sở kế toán dồn tích, doanh thu và chi phí của mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ và nguồn vốn đều được ghi nhận tại thời điểm
  8. 6 phát sinh giao dịch mà không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Hơn nữa, báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán lại căn cứ vào việc ghi nhận doanh thu và chi phí. Chính bởi vậy, cơ sở kế toán dồn tích có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.1.3. Mục đích của quản trị lợi nhuận Nhà quản lý có động cơ để thực hiện hành vi QTLN khi lợi nhuận thực (lợi nhuận không thể điều chỉnh) khác với mục tiêu của nhà quản lý. Một số động cơ của hành vi QTLN phổ biến như: đảm bảo ổn định nguồn vốn, ổn định giá cổ phiếu của doanh nghiệp, tránh vi phạm vào điều khoản thỏa thuận với các đối tác, động cơ xuất phát từ lợi ích cá nhân và hưởng lợi từ các ưu đãi của chính phủ. 1.1.4. Các mô hình nhận diện hành vi quản trị lợi nhuận a. Mô hình của Healy (1985) b. Mô hình của DeAngelo (1986) c. Mô hình của Jones (1991) d. Mô hình của Dechow và Sloan (1991) e. Mô hình của Kothari, Leone và Wasley (2005) 1.2. TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU 1.2.1. Đo lƣờng tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu Trong đầu tư cổ phiếu, TSSL được xác định bởi công thức: SR = [Dt + (Pt – Pt-1)] / Pt-1 Trong đó: SR là TSSL nhà đầu tư kỳ vọng nhận được trong 1 năm; Dt là lợi tức cổ phiếu kỳ vọng nhận được trong 1 năm; Pt là giá cổ phiếu dự tính tại thời điểm t; Pt-1 là giá cổ phiếu hiện hành tại thời điểm (t-1); Nếu lấy cổ tức và giá trị cổ phiếu theo giá trị thực tế thì ta có
  9. 7 TSSL thực tế, còn nếu lấy theo giá trị kỳ vọng ta có TSSL kỳ vọng. 1.2.2. Tổng quan về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu a. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu - Lý thuyết đại diện (Agency Theory) - Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) - Lý thuyết về thông tin bất đối xứng (Asymmetric information Theory) b. Mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu Nhà quản lý hoàn toàn có thể làm tăng lợi nhuận trên BCTC ở thời điểm hiện tại, qua đó làm giá cổ phiếu tăng hơn giá trị thực của nó, dẫn đến tăng TSSL của cổ phiếu. Tuy vậy, do thực tế là các khoản dồn tích sẽ được điều chỉnh lại ở kì kế toán sau, do đó khả năng ở kì sau, kết quả này khó có thể tiếp tục duy trì. Bởi bản chất của hành vi điều chỉnh lợi nhuận tăng chính là việс “tạm ứng dòng tiền trоng tương lаi”. Việc quá lạm dụng hành vi này khiến dоаnh nghiệр đối mặt với những rủi rо trоng hоạt động kinh dоаnh vì trоng một сhu kì khủng hоảng, việс điều сhỉnh lợi nhuận dương trоng nhiều kì liên tiếр sẽ trựс tiếр đẩy doanh nghiệp đến bờ vựс рhá sản. 1.3. CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA HÀNH VI QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ KHÁC ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU 1.3.1. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của hành vi quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu 1.3.2. Nghiên cứu về ảnh hƣởng của các nhân tố khác đến
  10. 8 tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu a. Ảnh hưởng của tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (BM) đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu b. Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp (SIZE)đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu c. Ảnh hưởng của tỷ lệ cổ tức (DY)đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu d. Ảnh hưởng của tính thanh khoản (LIQ) đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu e. Ảnh hưởng của tỷ lệ nợ (LEV) đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu, đồng thời tổng hợp một số nghiên cứu có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài để bước đầu có những hiểu biết cơ bản về mối quan hệ giữa quản trị lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI TRÊN CỔ PHIẾU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TY NGÀNH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1.1. Đặc điểm của ngành sản xuất hàng tiêu dùng 2.1.2. Khái quát chung về các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 2.2. CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.2.1. Các giả thuyết chính của nghiên cứu Trên cơ sở, tổng hợp kết quả các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa QTLN và TSSL trên cổ phiếu, tác giả nhận thấy số lượng các nghiên cứu cho kết quả “hành vi quản trị lợi nhuận có ảnh hưởng cùng chiều đến TSSL trên cổ phiếu” chiếm đa số, gồm các nghiên cứu của: Cotten (2005); Sayari, Mraihi, Finet, Omri (2013); Amadi và Amadi (2014); Oduma (2015); Birjandi, Mohammad, Mohammad (2015); Mohammad và Sarrchah (2015). Vì vậy để kiểm chứng kết luận này tại thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể với các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết đặt ra là: H1: Quản trị lợi nhuận đo lường thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh DA ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
  12. 10 Một câu hỏi đặt ra là: “Giả sử năm nay, doanh nghiệp có thực hiện điều chỉnh lợi nhuận tăng nhưng năm sau không thực hiện điều chỉnh lợi nhuận nữa thì liệu rằng TSSL trên cổ phiếu của công ty sẽ tăng hay giảm?”. Đây là một câu hỏi mang tính chất dự đoán TSSL trên cổ phiếu trong ngắn hạn mà những nghiên cứu trước đây chưa từng đề cập đến. Trả lời được câu hỏi này sẽ góp phần làm rõ hơn mức độ ảnh hưởng của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu và các đánh giá của thị trường về TSSL trên cổ phiếu. Từ đó đưa ra những khuyến nghị cho nhà đầu tư khi đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có lựa chọn đầu tư phù hợp. Giả thuyết đặt ra là: H2: Quản trị lợi nhuận trong năm nay (đo lường thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh DAt) sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm sau (đo lường bằng SRt+1). 2.2.2. Các giả thuyết liên quan đến các biến kiểm soát trong mô hình a. Tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường Giả thuyết đặt ra là: H3: Tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. b. Quy mô công ty Giả thuyết đặt ra là: H4: Quy mô của công ty có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. c. Tỷ lệ cổ tức Giả thuyết đặt ra là:
  13. 11 H5: Tỷ lệ cổ tức có ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. d. Tính thanh khoản của cổ phiếu Giả thuyết đặt ra là: H6: Tính thanh khoản của cổ phiếu có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. e. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Giả thuyết đặt ra là: H7: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu. 2.2.3. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu cụ thể như sаu: SR = β0 + β1DA + β2BM + β3SIZE + β4DY + β5LIQ + β6LEV + εi (1) Trong đó: SR là TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014-2017; DA là biến đồn tích có thể điều chỉnh; BM là tỷ số giữa giá trị sổ sách so với giá trị thị trường; SIZE là quy mô của công ty; DY là tỷ lệ cổ tức; LIQ là tính thanh khoản của cổ phiếu; LEV là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản; β0, β1, β2, β3, β4, β5, β6 là các hệ số trong mô hình hồi quy; εi là sai số ngẫu nhiên của mô hình. Mô hình (1) kể trên sẽ sử dụng để nghiên cứu và kiểm chứng các giả thuyết H1, H3, H4, H5, H6, H7. Riêng giả thuyết H2, để nghiên cứu và kiểm chứng giả thuyết này, đề tài sử dụng mô hình sau:
  14. 12 SRt+1 = c0 + c1DAt + µi (2) Trong đó: SRt+1 là TSSL trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong năm t+1; DAt là biến đồn tích có thể điều chỉnh trong năm t; c0, c1 là các hệ số trong mô hình hồi quy; µi là sai số ngẫu nhiên của mô hình. So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu của tác giả đã hướng vào đối tượng mới, đó là các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Nghiên cứu cũng đặt ra giả thuyết mang tính dự đoán để kiểm chứng ảnh hưởng của hành vi QTLN đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty trong tương lai gần ở thời điểm không thực hiện hành vi QTLN nữa. Đây là vấn đề hoàn toàn mới, chưa từng được đề cập trong các nghiên cứu trước đây. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa thêm vào mô hình biến LIQ để thể hiện tính thanh khoản của cổ phiếu với hy vọng bổ sung thêm sự đa dạng của các yếu tố ảnh hưởng đến TSSL trên cổ phiếu. 2.3. ĐO LƢỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 2.3.1. Đo lƣờng biến phụ thuộc Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu là TSSL trên cổ phiếu, ký hiệu là SR. SR được xác định bởi công thức sau: SR = [D + (Pt – Pt-1)] / Pt-1 Trong đó: SR là TSSL của cổ phiếu; D là lợi tức cổ phiếu chi trả trong năm; Pt là giá cổ phiếu tại thời điểm t;
  15. 13 Pt-1 là giá cổ phiếu tại thời điểm (t-1); Tác giả chọn thời điểm t là tại ngày 01/5 của năm hiện tại và thời điểm t-1 là ngày 01/5 của năm trước liền kề. Bởi các doanh nghiệp tại Việt Nam thường công bố BCTC của năm trước đó vào tháng 3. Và sau các kì đại hội cổ đông thường tổ chức vào tháng 4 hằng năm thì các vấn đề trên BCTC mới được nhà đầu tư quan tâm đúng mức. Vì vậy, tác giả lấy thời điểm ngày 01/5 để xác định giá cổ phiếu với khoảng thời gian nghiên cứu là 1 năm. 2.3.2. Đo lƣờng biến độc lập a. Đo lường biến dồn tích có thể điều chỉnh DA b. Đo lường các biến độc lập khác trong mô hình 2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU Với điều kiện niêm yết từ trước năm 2014, tác giả đã chọn được mẫu gồm 81 công ty đầy đủ số liệu với 324 quan sát để phân tích trong tổng thể 96 công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 2.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.5.1. Mô tả thống kê 2.5.2. Phân tích tƣơng quan, đa cộng tuyến 2.5.3. Phân tích hồi quy Để ước lượng mô hình hồi quy theo dữ liệu bảng, có thể sử dụng 3 cách tiếp cận gồm: ước lượng theo Pooled OLS (Pooled Ordinary Least Square), ước lượng theo mô hình các ảnh hưởng cố định (Fixed Effects Model) và ước lượng theo mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model). 2.5.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình - Kiểm định độ phù hợp của mô hình - Kiểm định giả thuyết về β
  16. 14 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá ảnh hưởng của hành vi quản trị lợi nhuận đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2014-2017 dựa trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Tác giả đã sử dụng mô hình Kothari, Leone and Wasley (2005) để đo lường biến phụ thuộc SR. Các biến độc lập trong mô hình gồm biến dồn tích có thể điều chỉnh (DA), tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường (BM), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỷ lệ cổ tức (DY), tính thanh khoản của cổ phiếu (LIQ) và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (LEV). Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng thêm mô hình phụ để kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa hành vi quản trị lợi nhuận trong năm nay (đo lường bằng biến dồn tích có thể điều chỉnh DAt) và tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu trong năm sau (đo lường bằng biến SRt+1). Đây là điểm mới của nghiên cứu so với các nghiên cứu trước đây.
  17. 15 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Mô tả thống kê a. Ước lượng biến DA b. Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu 3.1.2. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến 3.1.3. Kết quả hồi quy các mô hình nghiên cứu Bảng 3.11. Kết quả hồi quy theo mô hình FEM với các sai số chuẩn vững Estimate Std. Error t-value Prob DA 0,0920 0,0301 2,2691 0,0240 ** BM -0,6669 0,0785 -8,5220 0,0000 *** SIZE -0,1626 0,0065 -1,8139 0,0664 * DY -0,4484 0,3992 -1,2676 0,2062 LIQ 0,0105 0,0366 0,4082 0,6835 LEV -0,1527 0,4241 -0,3297 0,7419 Total Sum of Squares 58,184 Residual Sum of Squares 36,166 R-Squared 0,37841 Adj. R-Squared 0,15286 F-statistic 4,00783 Prob(F-statistic) P_value < 2,2 x 10^-16 (Nguồn: Tác giả tự tính toán)
  18. 16 Mô hình (1) hoàn chỉnh có dạng: SR = 0,092DA – 0,6669BM – 0,1626SIZE – 0,4484DY + 0,0105LIQ – 0,1527LEV Mô hình trên sẽ được sử dụng để kiểm định các giả thuyết: H1, H3, H4, H5, H6, H7. Riêng giả thuyết H2, để kiểm định giả thuyết tác giả thực hiện hồi quy mô hình (2) đã nêu trong chương 2 theo mô hình FEM với các sai số chuẩn vững. Kết quả cụ thể như sau: Bảng 3.12. Kết quả hồi quy mô hình (2) Estimate Std. Error t-value Prob DAt -0,4934 0,0287 2,9143 0,0139 ** Total Sum of Squares 53,287 Residual Sum of Squares 39,183 R-Squared 0,38254 Adj. R-Squared 0,23379 F-statistic 3,8564 Prob(F-statistic) P_value < 2,2 x 10^-16 (Nguồn: Tác giả tự tính toán) Từ kết quả ước lượng theo mô hình các ảnh hưởng cố định FEM với các sai số chuẩn vững, ta được mô hình (2) hoàn chỉnh có dạng: SRt+1 = -0,4934DAt 3.1.4. Phân tích kết quả mô hình nghiên cứu Trong bảng 3.11, kết quả với *, ** và *** chỉ mức ý nghĩa của hệ số với mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%. Căn cứ vào hệ số và mức ý nghĩa của các hệ số trong mô hình, kết quả nghiên cứu được đánh giá như sau:
  19. 17 Hệ số của biến dồn tích có thể điều chỉnh DA có giá trị là 0,092. Điều này có nghĩa là biến dồn tích có thể điều chỉnh có quan hệ tương quan cùng chiều với TSSL trên cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mức ý nghĩa là 5%. Như vậy, giả thuyết H1: Quản trị lợi nhuận đo lường thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh DA ảnh hưởng cùng chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã được chứng minh. Hệ số của biến tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường BM có giá trị là -0,6669 với mức ý nghĩa 1%. Dấu của hệ số của biến BM phù hợp với giả thuyết ban đầu mà nghiên cứu đặt ra. Như vậy tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường BM có mối tương quan ngược chiều với với TSSL trên cổ phiếu của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy giả thuyết H3: Tỷ số giá trị sổ sách so với giá trị thị trường có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu đã được chứng minh. Biến quy mô công ty (SIZE) có hệ số -0,1626. Vậy, quy mô công ty SIZE có mối tương quan ngược chiều với TSSL trên cổ phiếu với mức ý nghĩa 10%. Như vậy, giả thuyết H4: Quy mô của công ty có ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu được chứng minh. Các biến độc lập còn lại trong mô hình là biến tỷ lệ cổ tức (DY), biến tính thanh khoản cổ phiếu (LIQ) và biến tỷ lệ nợ (LEV) không có ý nghĩa đối với mô hình. Các biến độc lập này không thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến TSSL trên cổ phiếu của các công ty
  20. 18 ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Cũng có thể do các yếu tố kĩ thuật như là số lượng mẫu còn nhỏ, số lượng quan sát còn ít, không có sự khác biệt nhiều giữa các doanh nghiệp được điều tra quan sát, ... làm ảnh hưởng đến mô hình thống kê nên các biến độc lập kể trên không có ý nghĩa. Như vậy, giả thuyết H5, H6 và H7 bị bác bỏ. Đối với giả thuyết H2, ta căn cứ vào kết quả ở bảng 3.12 để kiểm định tính đúng đắn của giả thuyết. Trong bảng 3.12, kết quả với ** chỉ mức ý nghĩa của hệ số với mức ý nghĩa là 5%. Kết quả bảng 3.12 cho thấy, hệ số của biến dồn tích có thể điều chỉnh DAt có giá trị là -0,4934. Điều này có nghĩa là biến dồn tích có thể điều chỉnh DAt có quan hệ ngược chiều với TSSL trên cổ phiếu SRt+1 của các công ty thuộc nhóm ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mức ý nghĩa là 5%. Như vậy, giả thuyết H2: Quản trị lợi nhuận trong năm nay (đo lường thông qua biến dồn tích có thể điều chỉnh DAt) sẽ ảnh hưởng ngược chiều đến tỷ suất sinh lời trên cổ phiếu của các công ty ngành sản xuất hàng tiêu dùng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào năm sau (đo lường bằng SRt+1) được chứng minh. 3.2. HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 3.2.1. Hàm ý từ kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu chỉ ra hành vi QTLN được đo lường bằng biến dồn tích có thể điều chỉnh DA ảnh hưởng cùng chiều đến TSSL trên cổ phiếu. Tức là khi công ty điều chỉnh lợi nhuận theo hướng làm tăng lợi nhuận, có nghĩa là DAt/At-1 > 0 sẽ làm tăng TSSL trên cổ phiếu. Như vậy, việc gia tăng lợi nhuận sẽ đem đến cái nhìn lạc quan về triển vọng của công ty, điều này làm tăng giá trị cổ phiếu, làm tăng TSSL trên cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2