intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương “chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể” Vật lí 10 trung học phổ thông

Chia sẻ: Buemr KKK | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn lựa chọn được một số phương pháp dạy học tích cực và đề ra một quy trình phối hợp trong thực tế dạy học, tạo khả năng và cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục: Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương “chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể” Vật lí 10 trung học phổ thông

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THU HÀ LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Demo Version - Select.Pdf SDK LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Thừa Thiên Huế, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM PHẠM THU HÀ LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” VẬT LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Demo Version - Select.Pdf SDK Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn vật lí Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ CÔNG TRIÊM Thừa Thiên Huế, năm 2018 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Họ tên tác giả Phạm Thu Hà Demo Version - Select.Pdf SDK ii
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Công Triêm đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tìnhtôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong khoa Vật lí, Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Huế đã giảng dạy, quan tâm, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, các thầy cô trường THPT Phan Bội Châu – Sơn Hoà – Phú Yên đã nhiệt tình tạo điện kiện, giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè tôi đã luôn ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Huế, ngày 10 tháng 9 năm 2018 Tác giả Phạm Thu Hà Demo Version - Select.Pdf SDK iii
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ............................................................................................................... i Lời cam đoan ...............................................................................................................ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ ................................ 5 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 7 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 8 4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................ 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................... 8 6. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 9 7. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 9 8. PhươngDemo Version pháp nghiên - Select.Pdf SDK cứu..................................................................................... 9 9. Đóng góp mới của luận văn .............................................................................. 10 10. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 10 NỘI DUNG .............................................................................................................. 11 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG .................................................... 11 1.1. Phương pháp dạy học tích cực ....................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực................................................... 11 1.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ............................................. 12 1.1.3. Yêu cầu đối với một phương pháp dạy học tích cực .................................. 13 1.1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực ........................................................ 14 1.2. Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật lí24 1
  6. 1.2.1. Quan hệ giữa các phương pháp dạy học ..................................................... 24 1.2.2. Cơ sở lựa chọn các phương pháp dạy học .................................................. 24 1.2.3. Phối hợp các phương pháp dạy học ............................................................ 27 1.3. Thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật lí ở trường THPT ............................................................................................ 31 1.3.1. Mục đích điều tra ........................................................................................ 31 1.3.2. Nội dung và phương pháp điều tra .............................................................. 31 1.4. Quy trình lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Vật lí ............................................................................................................... 34 1.5. Kết luận chương 1 .......................................................................................... 37 CHƢƠNG 2. LỰA CHỌN VÀ PHỐI HỢP CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƢƠNG “CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ” TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ........ 39 2.1. Đặc điểm, cấu trúc, nội dung của chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” ........................................................................................................... 39 2.1.1. Đặc điểm kiến thức cơ bản của chương ...................................................... 39 2.1.2. CấuDemo trúc củaVersion - Select.Pdf SDK chương ................................................................................... 40 2.1.3. Mục tiêu dạy học của chương ..................................................................... 40 2.2. Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, xây dựng tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” .......... 41 2.2.1. Phối hợp phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp làm việc độc lập và phương pháp mô hình đối với bài “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình” ....... 41 2.2.2. Phối hợp phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp thực nghiệm, phương pháp dạy học theo nhóm và phương pháp làm việc độc lập trong tiết 1 của bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” ........................................... 51 2.2.3. Phối hợp phương pháp dạy gợi mở - vấn đáp, phương pháp dạy học theo nhóm với phương pháp làm việc độc lập trong tiết 1 của bài “Sự chuyển thể của các chất” ................................................................................................................ 61 CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .......................................................... 71 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ......................................... 71 2
  7. 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm ......................................... 71 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm .......................................................... 71 3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ........................................................... 71 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................... 72 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm ................................................................ 72 3.3.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................ 72 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................... 74 3.4.1. Đánh giá định tính ....................................................................................... 74 3.4.2. Đánh giá định lượng .................................................................................... 74 3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê .................................................................... 77 3.5. Kết luận chương 3 .......................................................................................... 77 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80 PHỤ LỤC Demo Version - Select.Pdf SDK 3
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ĐC Đối chứng GQVĐ Giải quyết vấn đề GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học PPMH Phương pháp mô hình PPTN Phương pháp thực nghiệm SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNSP Thực nghiệm sư phạm Demo Version - Select.Pdf SDK 4
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH VẼ Trang BẢNG Bảng 3.1. Sĩ số các lớp chọn thực nghiệm sư phạm .................................................72 Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số HS đạt điểm Xi ....................................................74 Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất ............................................................................75 Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất luỹ tích ..............................................................76 Bảng 3.5. Tổng hợp các tham số thống kê của hai nhóm TN và ĐC........................76 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất ...................................................................75 ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất ........................................................................75 Đồ thị 3.2. Đồ thị phân phối tần suất luỹ tích ...........................................................76 HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ PPTN trong dạy học Vật lí..............................................................20 Hình 1.2. Sơ đồ chu trình tự học của HS ..................................................................22 Hình 1.3. SơDemo đồ tóm Version - Select.Pdf tắt quy trình SDKhợp các PPDH tích cực ...........37 lựa chọn và phối Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” ..............................................................................................40 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức bài “Chất rắn kết tinh. Chất rắn vô định hình” ................................................................................................42 Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức bài “Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng” ........................................................................................................52 Hình 2.4. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức bài “Sự chuyển thể của các chất”.......62 5
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lịch sử nhân loại đã bước sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin, tri thức. Thông tin được coi là tài sản vô giá, là quyền lực tối thượng của mỗi quốc gia. Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển đã kéo theo sự gia tăng nhanh chóng lượng tri thức của nhân loại cũng như những ứng dụng vào đời sống xã hội. Những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ đã làm thay đổi sâu sắc nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và giáo dục. Nội dung dạy học thường xuyên bổ sung những tri thức mới, phương pháp dạy học (PPDH) bồi dưỡng cho học sinh (HS) năng lực tự học và phương tiện dạy học ngày càng hiện đại. Trong dạy học ngày nay, việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kĩ năng là một trong những biện pháp góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo. Khắc phục cơ bản lối truyền thụ một chiều; phát huy tính tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian học lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho học sinh; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình Demo Version - Select.Pdf SDK cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh. Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra từ lâu. Luật Giáo dục quy định tại điều 28 mục 2: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [12] Trong những năm vừa qua, Ngành Giáo dục đã đẩy mạnh thực hiện phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, nhằm “khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong công tác giảng dạy, giáo dục, quản lý và nghiên cứu khoa học; phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp” [2]. Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng cán bộ giáo viên, tổ chức các đợt thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh. 6
  11. Tuy nhiên phong trào trên kết quả thực hiện chưa được như mong muốn. Nguyên nhân là do việc dạy học trong nhiều trường trung học phổ thông (THPT) còn chịu tác động của mục tiêu thi cử, chạy theo thành tích, học để thi, dạy để thi. Đa số giáo viên (GV) ngại áp dụng phương pháp mới do nhiều rào cản tác động như lượng kiến thức và thời gian truyền đạt, cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế, năng lực nhận thức của học sinh trong một lớp học không đồng đều với nhau. Là giáo viên Vật lí, tôi mong muốn tìm ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế trong việc dạy học Vật lí ở trường THPT, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Trong chương trình vật lí trung học phổ thông, chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” có vai trò quan trọng với phần kiến thức trọng tâm, gắn liền với thực tế cuộc sống, có nhiều khả năng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Do đó, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Vật lí 10 trung học phổ thông”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề sử dụng PPDH tích cực để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh không phải Demolà vấn đề mới. -Thực Version tế đã có những Select.Pdf SDK công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này. Trong chuyên đề “Một số phương pháp dạy học tích cực” của PGS. TS Võ Hồng Tiến đã phân tích đặc trưng của các PPDH, chỉ rõ sự khác nhau giữa PPDH truyền thống và PPDH tích cực, chỉ ra điều kiện áp dụng cho từng phương pháp. Một số luận văn thạc sĩ đã đề cập đến việc lựa chọn PPDH tích cực như: - Luận văn Lê Thị Thu Ngân với đề tài “Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh khi dạy một số kiến thức về Sóng ánh sáng Vật lí 12 nâng cao” (luận văn Thạc sĩ, Thái Nguyên – 2008) đã phân tích được xu thế phát triển, cơ sở khoa học của các PPDH, chỉ ra các PPDH có khả năng tích cực hoá hoạt động nhận thức Vật lí của HS. - Luận văn Phan Thị Linh Giang với đề tài “Lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần Cơ học Vật lí 10 tại các trường THPT miền núi” (luận văn Thạc sĩ, Huế - 2012) cũng chỉ ra mối quan hệ giữa các PPDH, cơ sở để lựa chọn kết hợp các phương pháp. 7
  12. - Luận văn Phạm Thị Hoài Hương với đề tài “Tổ chức hoạt động dạy học chương Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Vật lí 10 theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh THPT (luận văn Thạc sĩ, Thái Nguyên – 2013) đã nêu ra thực trạng dạy và học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”, phân tích nội dung kiến thức của chương, lựa chọn và xây dựng tiến trình dạy học một số bài trong chương. - Luận văn Nguyễn Lâm Đức với đề tài “Vận dụng phương pháp dạy học tích cực bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học chương Từ trường Vật lí 11 trung học phổ thông” (luận án Tiến sĩ, Nghệ An – 2016). Tác giả đã đi sâu phân tích cơ sở tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học của các PPDH tích cực; các kết quả nghiên cứu về PPDH tích cực trong và ngoài nước, so sánh các phương pháp dạy học với nhau, từ đó lựa chọn ra các phương pháp nhằm bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Các luận văn này đã nêu kết quả nghiên cứu, cơ sở lựa chọn các PPDH tích cực thích hợp với đặc thù của bộ môn Vật lí, phân tích nội dung kiến thức và tổ chức hoạt động dạy học một số kiến thức thuộc chương trình vật lí phổ thông. Tuy nhiên Demo chưa có tài liệu nào Version nghiên cứu- về Select.Pdf vấn đề lựa SDK chọn, phối hợp các phương pháp dạy học tích cực đối với kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Lựa chọn được một số phương pháp dạy học tích cực và đề ra một quy trình phối hợp trong thực tế dạy học, tạo khả năng và cơ hội phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. 4. Giả thuyết khoa học Nếu lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực theo đúng quy trình mà luận văn đề xuất thì sẽ phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tại các trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình vận dụng các PPDH tích cực trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” tại các trường THPT. Đề xuất quy trình lựa chọn và phối hợp các PPDH tích cực. 8
  13. Thiết kế giáo án cho một số bài học cụ thể trong chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” theo hướng vận dụng các phương pháp trên. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định mức độ phù hợp, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc lựa chọn, sử dụng kết hợp các PPDH tích cực trong tiến trình dạy học đã soạn thảo. 6. Đối tƣợng nghiên cứu Quá trình dạy và học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” tại trường THPT. Hệ thống lí luận về các phương pháp dạy học tích cực. 7. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu cách lựa chọn và sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực giới hạn trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” tại các trường THPT thuộc tỉnh Phú Yên. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, Luật Giáo dục, chính sách của ngành Giáo dục về Demo đổi mới Version - Select.Pdf và nâng cao SDK chất lượng dạy học. - Nghiên cứu cơ sở tâm lí luận dạy học về việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực. - Nghiên cứu các sách, bài báo, luận án, luận văn, những kết quả của các đề tài đã có liên quan đến đề tài nghiên cứu. * Phương pháp điều tra - Quan sát: Dự giờ, quan sát quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. - Phiếu điều tra: Điều tra tình hình sử dụng các phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT. * Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Biên soạn giáo án, trao đổi với GV dạy thực nghiệm. - Tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm có đối chứng để kiểm tra tính hợp lí của quy trình, tính hiệu quả và mức độ khả thi của đề tài. 9
  14. * Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, thống kê các kết quả thực nghiệm sư phạm. 9. Đóng góp mới của luận văn - Góp phần cụ thể hoá lý luận vào thực tiễn việc kết hợp các PPDH tích cực trong dạy học Vật lí ở các trường THPT. - Đánh giá được thực trạng về dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” tại các trường THPT - Thiết kế một số bài dạy “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”, bổ sung tài liệu tham khảo cho GV Vật lí THPT, sinh viên các trường đại học và cao đẳng Sư phạm; góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lí ở các trường THPT. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc lựa chọn và phối hợp các phương phápDemo Version dạy học tích cực- trong Select.Pdf dạy họcSDK chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” tại các trường trung học phổ thông Chƣơng 2. Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” tại các trường trung học phổ thông Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2