intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mục tiêu nghiên cứu quá trình ra đời của cảng thị Hải Phòng, luận văn cố gắng tái dựng lại diện mạo của vùng đất Hải Phòng từ khi ra đời và tồn tại như một cộng đồng duyên hải cho đến khi hình thành một cảng thị thực sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học lịch sử: Quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng

®¹i häc Quèc gia Hµ Néi<br /> Tr-êng §¹i häc Khoa häc x· héi vµ Nh©n v¨n<br /> <br /> VŨ ĐƯỜNG LUÂN<br /> <br /> QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢIPHÒNG<br /> (TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN NĂM 1888)<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br /> <br /> HÀ NỘI, 2009<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> <br /> VŨ ĐƯỜNG LUÂN<br /> <br /> QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CẢNG THỊ HẢI PHÒNG<br /> (TỪ KHỞI NGUỒN ĐẾN NĂM 1888)<br /> Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br /> Mã số:<br /> <br /> 60.22.54<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC<br /> <br /> HÀ NỘI, 2009<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Sự phát triển của các cảng thị được xem như là một hiện tượng khá phổ biến<br /> trên thế giới giai đoạn sơ kỳ cận đại. Đó là kết quả của sự tương tác và hội nhập<br /> giữa phương Đông và phương Tây; của quá trình kết hợp giữa việc tích luỹ tư bản<br /> chủ nghĩa ở châu Âu với việc khai thác các tài nguyên đầy tiềm năng của các quốc<br /> gia thuộc địa. Hơn thế nữa, cảng thị tự bản thân nó như một tấm gương phản ánh<br /> một cách khá toàn diện những biến đổi về chính trị, cấu trúc kinh tế xã hội khu vực<br /> trong suốt một thời kỳ lịch sử dài. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế<br /> giới, nhiều cảng thị ở châu Á và Đông Nam Á được đã trở thành những trung tâm<br /> điều phối mang tính chất quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống các cảng thị sẽ<br /> làm cơ sở cho việc nhận thức và giải quyết nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong quá<br /> khứ và hiện tại.<br /> Với đường bờ biển dài, Việt Nam là quốc gia có nhiều điều kiện thuận lợi<br /> cho việc phát triển cơ cấu kinh tế - xã hội hướng biển. Trong những năm gần đây,<br /> dưói tác động của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá, việc tìm hiểu các<br /> nguồn lực phát triển kinh tế đất nước ngày càng được đặt ra cấp bách trong đó có<br /> nguồn lực từ vùng biển và đại dương. Có thể nhận thấy trong nhiều văn kiện quan<br /> trọng của chính phủ Việt Nam suốt từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước cho đến<br /> nay, quan điểm phát triển kinh tế biển, đặc biệt là việc xây dựng và phát triển hệ<br /> thống cảng thị ngày càng trở nên rõ ràng và cụ thể.<br /> Nằm ở phía đông vịnh Bắc Bộ. Hải Phòng là một vùng đất có lịch sử phát triển lâu<br /> dài và từng đóng vai trò cửa ngõ của đất nước qua nhiều thời kỳ. Là một trong những địa<br /> điểm đầu tiên được người Pháp chọn xây dựng cảng ở Đông Dương, Hải Phòng đã chứng<br /> kiến quá trình xâm lược và thực dân hoá cũng như những chuyển biến kinh tế xã hội Việt<br /> Nam thời thuộc địa một cách đầy đủ và toàn diện. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng<br /> (1945 - 1975), Hải Phòng trở thành cánh cửa nối liền miền Bắc Việt Nam với thế giới bên<br /> ngoài bằng đường biển, góp phần tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu<br /> nước. Từ sau đổi mới cho đến nay, Hải Phòng được coi như một vị trí then chốt trong tam<br /> <br /> giác tăng trưởng kinh tế ở Bắc Bộ và có những đóng góp quan trọng trong quá trình công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.<br /> Thêm nữa, bản thân quá trình hình thành và phát triển của cảng thị này đã và<br /> đang ẩn chứa nhiều tranh luận. Sự ra đời của thành phố trước đây thường được nhìn<br /> nhận như là một sự thành công trong việc việc khai thác, cải tạo tự nhiên của con người.<br /> Cho đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp vẫn tự hào coi Hải Phòng là một trong những phát<br /> hiện lớn và là biểu tượng của quá trình khai hoá văn minh ở Đông Dương. Tuy nhiên,<br /> chính ngay trong giai đoạn xây dựng đầu tiên, một số nhà khoa học và quản lý thực dân<br /> cũng đã bắt đầu tỏ ra hoài nghi về những đánh giá quá mức này.<br /> Trong khoảng gần hai thập niên trở lại đây, vấn đề này lại trở thành một chủ đề<br /> khoa học mới, khi người ta bắt đầu nhận diện một cách đầy đủ hơn những khó khăn để<br /> Hải Phòng có thể thực sự trở thành một hải cảng đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển<br /> kinh tế đất nước trong thời kỳ mới. Cửa ngõ then chốt của cảng Hải Phòng là cửa Cấm<br /> gần như rơi vào tình trạng bị bồi tụ và dần biến mất trong khi nhu cầu vận tải và giao<br /> thông với quy mô lớn ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, hải cảng này cũng đang phải cạnh<br /> tranh quyết liệt với nhiều cảng mới được xây dựng ở vùng đông bắc cả về hiệu quả kinh<br /> tế lẫn khả năng vận tải.<br /> <br /> Với những ý nghĩa đó, nghiên cứu quá trình hình thành cảng thị Hải Phòng<br /> không chỉ đóng góp những nhận thức về sự phát triển của hệ thống cảng thị ở Việt<br /> Nam và Đông Nam Á nói riêng, mà còn có thể đưa đến những luận cứ khoa học<br /> cho việc hoạch định các chính sách cụ thể của vùng đất này trong tương lai.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> Một số xu hướng nghiên cứu về hệ thống cảng thị châu Á<br /> Mặc dù các lý thuyết nghiên cứu về đô thị và đô thị hoá ra đời ở châu Âu từ<br /> cuối thế kỷ XIX, song phải đến những thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX và đặc biệt<br /> trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, nghiên cứu hệ lịch sử hệ thống cảng thị nói<br /> chung và nhất là hệ thống các cảng thị thuộc địa ở phương Đông nói riêng mới<br /> thực sự được quan tâm. Trong khi các nhà sử học phương Tây cố gắng tìm kiếm và<br /> lý giải cội nguồn sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc từ việc nghiên cứu<br /> quá trình hiện đại hoá của các dân tộc từng là thuộc địa thông qua trường hợp của<br /> các cảng thị thì các nhà sử học bản địa lại muốn tìm hiểu nó như một truyền thống<br /> <br /> và cơ sở cho việc xây dựng quốc gia độc lập mới ra đời. Tuy nhiên có một thực tế<br /> phải thừa nhận rằng, việc nghiên cứu hệ thống cảng thị trước tiên và chủ yếu được<br /> thực hiện bởi các nhà sử học phương Tây. Một trong những lý do căn bản được<br /> đưa ra đó là phần lớn những hiểu biết về các cảng thị cho đến hiện nay đều dựa<br /> trên các ghi chép, tài liệu lưu trữ của các quốc gia phương Tây gắn liền với các<br /> hoạt động thương mại, chính trị và sau đó là quá trình thực dân hoá từ thế kỷ XVI<br /> cho đến giữa thế kỷ XX trên phạm vi toàn cầu.<br /> Những nghiên cứu đầu tiên và cụ thể nhất về hệ thống cảng thị châu Á được<br /> bắt đầu từ việc so sánh các đô thị lớn, đặc biệt là hệ thống cảng thị ở Tây Âu và<br /> Trung Quốc của nhà sử học người Mỹ Rhoad Murphey. Luận điểm đáng quan tâm<br /> nhất của ông là hầu hết các cảng thị lớn ở phương Đông nói chung đều được xây<br /> dựng theo mô hình của phương Tây - mô hình xã hội được kế thừa từ các thành thị<br /> Roma cổ đại và được hình thành từ cuối thời kỳ trung đại. Theo ông, những địa<br /> điểm này là trung tâm của sự thay đổi xã hội khu vực1.<br /> Tác giả sau đó đã bổ sung thêm bằng việc chứng minh rằng truyền thống của<br /> các đô thị ở phương Đông và đặc biệt là châu Á bị giới hạn bởi khuôn khổ của các<br /> trung tâm hành chính - chính trị, và khi người châu Âu đến châu Á từ sau các phát<br /> kiến địa lý, họ đã xây dựng hàng loạt các trung tâm thương mại, các cảng thị mới<br /> dựa theo mô hình của Âu châu. Cuối cùng, chính những trung tâm này là cửa ngõ<br /> để các quốc gia bản địa mở ra thế giới cũng như là một phần quan trọng tạo nên<br /> hình ảnh châu Á trong khoảng ba thế kỷ trở lại đây và đấy chính là những hạt nhân<br /> trong quá trình hiện đại hoá của khu vực này [167,70].<br /> Mặc dù các kết luận của Murphey mới chỉ dựa trên kinh nghiệm của ông ta<br /> ở Ấn Độ và Trung Quốc song nó đã khiến việc tìm hiểu hệ thống cảng thị ở Châu<br /> Á như một chủ đề hấp dẫn, tạo ra xu hướng nghiên cứu cảng thị qua từng trường<br /> hợp cụ thể. Điều này góp phần kiểm chứng lại những nhận định của Murphey trên<br /> <br /> 1<br /> <br /> Xin xem thêm Rhoads Murphey, The City as a Center of Change: Western Europe and China, Annals of the<br /> Association of American Geographer, Vol.44, No.4, 1954, pp.349 - 362, Shanghai: Key to Modern China,<br /> Cambridge, Masachusset, 1953; The Outsiders: The Western Experience in India and China, The University of<br /> Michigan, Ann Arbor, 1977<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2