intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trường lưu giữ đối với các di vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giải quyết vấn đề trên, tác giả đã tiến hành các nội dung sau: Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu; lựa chọn mẫu hợp kim đồng cổ và hiện đại, xác định thành phần các nguyên tố cơ bản; nghiên cứu cơ chế ăn mòn di vật đồng; xác định tốc độ ăn mòn khi đưa các tác nhân gây gỉ và lưu giữ trong các môi trường khác nhau; so sánh tốc độ ăn mòn của các mẫu vật có ức chế gỉ và không ức chế gỉ; so sánh tốc độ ăn mòn của các mẫu vật mới và các đồng tiền cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu các tác nhân gây gỉ và môi trường lưu giữ đối với các di vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng

  1. MỞ ĐẦU Vấn đề  chống ăn mòn kim loại đồng và hợp kim đồng đã được nhiều   nhà khoa học nghiên cứu. Trong nghiên cứu luyện kim thì nghiên cứu thành   phần hợp kim như thế nào để thuận tiện cho việc đúc, giá thành nguyên liệu   thấp mà khả  năng chịu được ăn mòn cao. Trong thiết kế công trình xây dựng   thì nghiên cứu hàn, nối như  thế  nào để  dễ  dàng tiêu thoát nước bẩn  ứ  đọng  trên chi tiết và dễ  dàng thi công, sơn quét chất bảo quản. Các loại vật khớp   nối, long đen, bu lông cũng được nghiên cứu khi kết nối các cấu kiện để  giảm ăn mòn tiếp xúc. Trong lĩnh vực hóa học thì nghiên cứu áp dụng các  chất   ức  chế  là các  hợp chất hữu  cơ  như  các  bazơ  azometin, aminoxeton,   amin,....  các phương pháp chống ăn mòn điện hóa, đã được áp dụng hiệu quả  trong nền kinh tế  quốc dân. Với các hiện vật đồng và hợp kim đồng cổ  đã   được áp dụng chất ức chế 1,2,3­Benzotriazol phổ biến và cũng đã có một vài   công trình tập trung nghiên cứu khả  năng  ức chế  của 1,2,3 Benzotriazol đối  với các mẫu đồng và hợp kim đồng phục vụ công tác bảo quản hiện vật trong  bảo tàng. Các nghiên cứu trước đây đều cắt bớt các yếu tố   ảnh hưởng đến quá  trình gây gỉ  và thừa nhận  ảnh hưởng của các yếu tố  không đưa vào nghiên  cứu. Chẳng hạn đối với các hợp kim đồng khác nhau người ta mới chỉ chú ý  bảo quản đồng mà chưa đánh giá vai trò của các nguyên tố phụ khác như Zn,   Sn... nên đều áp dụng các chất  ức chế  với Cu mà bỏ  qua vai trò của các  nguyên tố khác trong hợp kim. Về các dạng ăn mòn chưa chỉ ra dạng ăn mòn   nào là chủ yếu và có các giải thích khoa học thuyết phục. Về tác nhân ăn mòn   thì thừa nhận các ion gây gỉ mạnh nhất là Cl­  để chỉ tiến hành kiểm tra loại  bỏ  Cl ­ đã hết chưa mà không quan tâm đến các ion khác. Chưa khảo sát đầy  đủ các điều kiện môi trường lưu giữ thực tế hiện vật, các thí nghiệm hầu hết  dùng hai môi trường NaCl, HCl để thử nghiệm ăn mòn, trong hai môi trường   này điều kiện nghiên cứu được tiến hành với nồng độ cao, không sát thực với   thực tế. Những thí nghiệm với nồng độ  tác nhân gây gỉ  cao tạo ra phản ứng   rửa trôi ngay các lớp gỉ vào dung dịch hoàn toàn khác với hiện tượng gỉ trong  tự nhiên tạo ra các chất gỉ lắng đọng ngay trên bề mặt hiện vật. Hầu hết thí  nghiệm trên mẫu vật hợp kim đồng mới, sạch chứ không giữ lại lớp patina gỉ  như  hiện vật khảo cổ. Vì vậy để  làm cơ  sở  định hướng cho việc bảo quản   các hiện vật đồng chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các tác nhân gây gỉ  và môi trường lưu giữ  đối với các di  vật văn hóa chất liệu hợp kim đồng”. Để giải quyết vấn đề trên, chúng tôi đã tiến hành các nội dung sau: 1. Tập hợp và hệ thống hóa tư liệu
  2. 2. Lựa chọn mẫu hợp kim đồng cổ  và hiện đại, xác định thành phần các   nguyên tố cơ bản. 3. Nghiên cứu cơ chế ăn mòn di vật đồng. 4. Xác định tốc độ ăn mòn khi đưa các tác nhân gây gỉ và lưu giữ trong các   môi trường khác nhau. 5. So sánh tốc độ  ăn mòn của các mẫu vật có ức chế  gỉ và không ức chế  gỉ. 6. So sánh tốc độ ăn mòn của các mẫu vật mới và các đồng tiền cổ. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Đồng và hợp kim đồng Theo tiêu chí phân loại các thành phần nào có hàm lượng từ 1% trở nên  được coi là yếu tố  nhân tạo, được con người phối trộn vào tạo thành hợp  kim. những thành phần có hàm lượng nhỏ hơn được cho là tạp chất. Dựa vào  hàm lượng thành phần người ta viết hợp kim theo thứ tự từ nguyên tố nhiều   nhất đến nguyên tố thấp nhất. Theo phân loại hợp kim đồng  hiện đại được phân ra làm 3 loại cơ bản: ­ Đồng đỏ  (copper) là đồng nguyên chất có hàm lượng 99% trở  nên. ­ Đồng thanh (bronze) là hợp kim đồng thiếc Cu –Sn. ­ Đồng thau (brass) là hợp kim đồng kẽm Cu –Zn Tuy   nhiên   ngoài   những   hơp   kim   trên,   trong   các   hợp   kim   cổ   có   tới   khoảng hơn 10 loại hợp kim, với thành phần có thể lên đến 4­5 thành phần.  Các vật phẩm đồng thuộc văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu ở nước ta  tiếp nhận kỹ thuật luyện kim muộn hơn ở giai đoạn đồng thau (Cần hiểu giai   đoạn đồng thau trong lịch sử là Cu­Sn, khác với định nghĩa đồng thau là Cu­Zn   của nghành luyện kim hiện đại). Sự phát triển rực rỡ của văn hóa Đông Sơn   được nhiều nhiều nhà khảo cổ cho rằng là cuộc cách mạng về luyện kim lần  thứ hai với sự sáng tạo ra hợp kim 3 thành phần Cu­Pb­Sn và Cu­Sn­Pb.  Cuộc cách mạng luyện kim lần thứ 3 diễn ra vào thời nhà Nguyễn, đó là  việc đưa Zn vào hợp kim Cu­Zn. Về mặt hóa học Zn có tính chất gần giống   với Sn là nguyên tố lưỡng tính nhưng hoạt động hơn vì vậy mà hợp kim Cu­ Zn dễ bị ăn mòn hơn Cu­Sn. Trong các thiết bị kỹ thuật đòi hỏi chịu mài mòn,  các hóa chất công nghiệp ngày nay đã có một số  hợp kim đồng mới với tên  gọi là “đồng trắng” là hợp kim của Cu­Ni­Cr, hợp kim “đồng trắng” này chưa  được dùng phổ biến toàn xã hội  thay thế hợp kim Cu­Zn hiên nay đang dùng,   cũng như  chưa đủ  thời gian trải nghiệm để  được tổng kết là một cuộc cách  mạng lần thứ 4. Bước đầu có thể ghi nhận là những cải tiến kỹ thuật.  Ngoài vấn đề thành phần hợp kim thì kỹ thuật gia công chế tác cũng có  ảnh hưởng lớn đến chất lượng đồng. Vật phẩm văn hóa bằng đồng và hợp   2
  3. kim đồng được chế  tác bằng kỹ  thuật đúc, kỹ  thuật nguội là chủ  yếu. Kỹ  thuật thủy luyện kim bằng hóa chất hay điện phân là kỹ thuật mới ít áp dụng  với các vật phẩm văn hóa. Việc tạo hình cho một sản phẩm chỉ  bằng kỹ  thuật nguội như rèn, cán, rập, gò, tán, miết, đánh bóng... chiếm số lượng nhỏ.   Kỹ  thuật gò được áp dụng với các loại chiêng, mâm, xô, chậu và đây là kỹ  thuật sơ khai nhất để chế tạo các vật liệu đơn giản. Với kỹ thuật này thì yêu  cầu tính dẻo của đồng nên thường sử dụng đồng đỏ. Kỹ thuật cán rập được   áp   dụng   đầu   tiên   vào   loại   tiền   thuộc   Pháp   (tiền   Nam   kỳ   thuộc   Pháp   ­   CochinChine:   1874­1885;   tiền   Liên   bang   Đông   Dương   –IndoChine:   1885­ 1954). Việc áp dụng các kỹ  thuật nguội làm chặt hợp kim và giảm bề  mặt   tiếp xúc của hiện vật với môi trường do đó nâng cao chất lượng đồ đồng.  1.2 Tốc độ ăn mòn 1.2.1. Phương pháp tổn hao khối lượng  Phương pháp này xác định mức độ thay đổi khối lượng của toàn bộ các  nguyên tố  trong hợp kim theo diện tích bề  mặt trong một khoảng thời gian.  Phương pháp này được  ứng dụng  ở  nhiều nước, có kết quả  chính xác, dễ  thực hành nghiên cứu nhưng cần thời gian kéo dài để theo dõi, nếu được theo   dõi   được  theo  dõi   đúng  điều kiện  thực  sẽ  cho  kết  quả  khách  quan  nhất.  Phương pháp này được đưa vào các sổ tay kỹ thuật để ứng dụng thực tế. 1.2.2. Phương pháp xác định nồng độ hòa tan các chất vào dung  dịch  Ưu điểm của phương pháp này là xác định được tốc độ  ăn mòn của  từng nguyên tố khi bị hòa tan vào dung dịch bằng cách phân tích xác định nồng   độ  nguyên tố  hòa tan. Phương pháp này cho kết quả  nhanh nhưng nhược  điểm là không sát với thực tế  vì phải tiến hành thí nghiệm với điều kiện  nồng độ  chất ăn mòn cao hơn thực tế, không chịu tác động của các yếu tố  môi trường, độ ẩm, phong hóa, trầm tích lắng đọng. Các chất gỉ bị hòa tan và  rửa trôi ngay vào dung dịch nên lớp gỉ mỏng không giống với gỉ tự nhiên. Tuy   nhiên nếu nghiên cứu tốc độ ăn mòn để ứng dụng vào việc chống ăn mòn cho   các bể chứa hóa chất lỏng thì lại rất thích hợp. 1.2.3. Phương pháp điện hóa  3
  4. Phương pháp điện hóa nghiên cứu ăn mòn kim loại là xác định các tính  chất đặc biệt của lớp điện kép tạo thành khi kim loại tiếp xúc với dung dịch  chất điện ly. Khi mỗi đầu kim loại nhúng trong một môi trường ăn mòn, cả  hai quá trình ôxy hóa khử  đều xảy ra trên bề  mặt mẫu dẫn đến quá trình ăn  mòn. Phổ  biến trong phương pháp điện hóa nghiên cứu ăn mòn kim loại là  phương pháp đo đường cong phân cực. Theo đó hiệu quả ức chế (P) của chất  ức chế được tính theo công thức:  P(%) = (Io­I)*100/Io Trong đó: Io: dòng ăn mòn khi không có chất ức chế; I: dòng ăn mòn khi  có chất ức chế. CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Khảo sát tốc độ ăn mòn ­ Lựa chọn mẫu đồng mới và đồng cổ, nghiên cứu thành phần hợp kim  lõi đồng và lớp patina. ­ Tạo gỉ bằng các tác nhân hóa chất đối chứng 2 tập hợp đồng hiện đại  và đồng cổ  bao gồm:  110 mẫu long đen đồng mới (1­110) và 110 (111­220)  mẫu tiền đồng cổ  thời Nguyễn. Trong mỗi tập hợp này chọn 55 mẫu ngâm  ức chế 1, 2, 3 Benzotriazol, sau đó nhúng phủ  keo Paraloid B72. Toàn bộ  220  mẫu được giữ  nguyên tình trạng sau khi tạo gỉ  được lưu giữ  trong các điều  kiện môi trường khác nhau trong 1 tháng để  khảo sát. Sau đó toàn bộ  mẫu   được loại bỏ gỉ bằng Na2EDTA và rửa bằng máy siêu âm. Toàn bộ mẫu được   cân ở độ chính xác 0,0001g ở 4 thời điểm thí nghiệm: Ban đầu, sau khi tạo gỉ,   sau 1 tháng lưu giữ, sau khi loại gỉ. Sử dụng phương pháp tính tổn hao khối  lượng để xác định tốc độ ăn mòn.  ­  Khảo sát mẫu chuẩn bao gồm: 10 mẫu long đen đồng mới  (221­230)  và 20 đồng tiền cổ thời Nguyễn (231­250) không xử lý bất kỳ hóa chất nào  sau đó lưu giữ trong phòng 6 tháng và cũng được xác định tốc độ ăn mòn bằng  phương pháp tổn hao khối lượng. Cụ thể mô hình thí nghiệm như sau: Tác nhân gây gỉ Ức chế +  Lưu giữ 1 tháng Phủ keo Bình hút  Trong  Chôn  Bình ẩm bão  Ngoài trời ẩm phòng trong đất hòa hơi  nước Không khí không 1, 111 2, 112 3, 113 4, 114 5, 115 có 6, 116 7, 117 8, 118 9, 119 10, 120 O2 + T không 11, 121 12, 122 13, 123 14, 124 15, 125 có 16, 126 17, 127 18, 128 19, 129 20, 130 CO2 +T không 21, 131 22, 132 23. 133 24, 134 25, 135 có 26, 136 27, 137 28, 138 29, 139 30, 140 Đốt gỗ mít (O2+CO2 không 31, 141 32, 142 33, 143 34, 144 35, 145 4
  5. +NOx+SOx+H20) có 36, 146 37, 147 38, 148 39, 149 40, 150 NH3 không 41, 151 42, 152 43, 153 44, 154 45, 155 có 46, 156 47, 157 48, 158 49, 159 50, 160 HNO3 đ/n không 51, 161 52, 162 53, 163 54, 164 55, 165 có 56, 166 57, 167 58, 168 59, 169 60, 170 HNO3 l không 61, 171 62, 172 63, 173 64, 174 65, 175 có 66, 176 67, 177 68, 178 69, 179 70, 170 H2SO4 đ/n không 71, 181 72, 182 73, 183 74, 184 75, 185 có 76, 186 77, 187 78, 188 79, 189 80, 190 HNO3/HCl: 1/3 không 81, 191 82, 192 83, 193 84, 194 85, 195 có 86, 196 87, 197 88, 198 89, 199 90, 200 HCl đ không 91, 201 92, 202 93, 203 94, 204 95, 205 có 96, 206 97, 207 98, 208 99, 209 100, 210 NaCl 3,5% không 101, 211 102, 212 103, 213 104, 214 105, 215 có 106, 216 107, 217 108, 218 109, 219 110, 220 Khảo sát mẫu chuẩn, lưu giữ 6 tháng trong phòng Không khí không 221­230; 231­240; 241­250 Ghi chú: Long đen mới: 1­110, 221­230. Tiền cổ Quang Trung Thông Bảo (1788­1792): 111­170, 231­241 Tiền cổ Cảnh Thịnh Thông Bảo (1793­1802): 171­ 220, 241­250 Mẫu long đen có dạng hợp kim là Cu­Zn­Cr. Mẫu Quang Trung Thông Bảo có dạng hợp kim là Cu­ Sn­Zn Mẫu tiền Cảnh Thịnh Thông Bảo có dạng hợp kim Cu­Zn­Sn 2.2.Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm được làm tại Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến   tháng 10 năm 2011. Nhiệt độ môi trường trung bình 27oC, độ ẩm 75­80%.  Mẫu trước tiên được cân chính xác 0,0001g sau đó được làm phản ứng  đưa các tác nhân gây gỉ  vào mẫu. Mẫu sau đó được để  khô tự  nhiên trong  không khí sau 48h được cân lại lần thứ  hai và được đưa vào các môi trường   lưu giữ khác nhau 1 tháng. Sau đó các mẫu được đưa ra môi trường không khí   tự nhiên trong phòng để khô 48h. Riêng đối với mẫu chôn trong đất được đánh   rửa bằng nước cất và bàn chải nhựa, ngâm aceton 5 phút sau đó vớt ra để khô  tự  nhiên trong phòng 48h. Các mẫu được cân lần thứ  3. Tiếp theo các mẫu   được ngâm trong Na2EDTA 10% 24h để  loại gỉ. Do đặc điểm  Na2EDTA chỉ  hòa tan các cation mà không phản  ứng với các kim loại nên phản ứng hòa tan  sẽ  dừng lại khi bề  mặt được loại hết gỉ. Để  tránh hao mòn cơ  học khi sử  dụng bàn chải, mẫu được làm sạch bằng máy siêu âm (bước sóng 20mm).  Mẫu được siêu âm trong môi trường nước cất, nhiệt độ  phòng hai lần, mỗi  lần 20 phút. Siêu âm lần đầu nước sẽ bẩn vẩn đục, lần thứ hai nước trong là  được. Mẫu sau đó được ngâm trong axeton 5 phút và được để  khô tự  nhiên  trong phòng 48h. Cân mẫu lần thứ tư.  Một tập hợp mẫu chuẩn 30 mẫu (10 long đen mới, 10 đồng tiền QTTB  và 10 đồng tiền CTTB) được cân lần 1 sau đó để tự nhiên trong phòng 6 tháng,  cân lần 2. Ngâm Na2EDTA 10% 24h để loại gỉ, làm sạch bằng siêu âm và cân   lần 3 để làm mẫu đối chứng.  5
  6. Các giá trị  cân được tính toán và chia cho diện tích bề  mặt tương  ứng  để  tính tốc độ  ăn mòn theo phương pháp tổn hao khối lượng. Các mẫu long  đen mới được rập nên có diện tích bề mặt giữa các mẫu sai khác không đáng  kể  còn đối với các mẫu tiền cổ  có sự  cao thấp của các nét chữ  Hán và vành   hoa văn nên diện tích bề mặt sẽ cao hơn so với cách đo 3 chiều một chút. Các  đồng tiền này đã bị gỉ nên có bề mặt nhám cũng sẽ làm diện tích bề mặt thực  tế sẽ lớn hơn thực tế đo đạc.  CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Cơ chế ăn mòn. Hiện vật văn hóa nói chung, hiện vật khảo cổ nói riêng bị  gỉ  trong môi  trường tự  nhiên, nằm trong lòng đất, ao hồ, biển hàng trăm đến hàng nghìn  năm. Quá trình ăn mòn diễn ra từ từ, kết hợp với trầm tích lắng đọng nên lớp   gỉ  dày và bị  khoáng hóa. Có những hiện vật đồng vẫn còn giữ  nguyên hình  dáng nhưng khi cắt ngang cho thấy toàn bộ lớp lõi ở giữa đã chuyển sang màu  đỏ  nâu Cu2O, phía bên ngoài là lớp gỉ đen của CuO. Tiếp đến là các muối gỉ  đồng mà phổ  biến nhất là malachit và azurit. Bên ngoài cùng là trầm tích kết  tủa của muối cacbonat và Fe3+. Một số  hiện vật trong những điều kiện đặc  biệt có thể  có muối Cu3(PO4)2. Trong điều kiện tiếp xúc với nguồn nước   chứa nhiều đá vôi có thể  hình thành lớp kết tủa CaCO3  trực tiếp trên mặt  Cu2O tạo ra gỉ trắng .  Trong môi trường nước biển thì ngoài quá trình gỉ  ra còn có quá trình  lắng đọng trầm tích, đặc biệt là hiện tượng bám dính các xác của các loài  nhuyễn thể  và san hô. Những trường hợp này còn tạo ra gỉ sunfua do vi sinh  vật bài tiết ra. Ngoài các gỉ vô cơ thì còn có các loại gỉ hữu cơ đặc biệt là gỉ  Pb(CH3COO)2. Một trong những tiêu chí rất quan trọng trong viêc giám định  cổ  vật đồng là nghiên cứu lớp gỉ. Khác với hiện tượng gỉ  giả  (gỉ  do con   người dùng phản ứng hóa học thực hiện trên đồ đồng mới để làm đồ giả cổ)  là lớp gỉ  thật có màu sắc phong phú, chồng lấp, xen kẽ  nhau do các yếu tố  môi trường trầm tích thay đổi. Đặc biệt là hiện tượng không rửa trôi chất gỉ  vào dung dịch hóa học mà tích tụ  ngay trên bề  mặt hiện vật tạo thành lớp gỉ  dày. Điểm quan trọng nhất là gỉ tự nhiên tạo thành một lớp Cu 2O đỏ nâu trong  lòng và có cấu tạo dạng xốp, mao quản do bị ăn mòn chọn lọc các nguyên tố  hoạt động như Zn, Sn làm cho hợp kim bị xốp. Cơ chế ăn mòn được đề xuất như sau: Trong môi trường ẩm, các anion NO3­, SO42­, Cl­ tan trong hơi nước tạo  thành dung dịch điện ly. Các pha kim loại Zn – Cu trong hợp kim tạo thành pin   điện hóa.  Tại cực dương:  H20 + 2e → H2↑ + 2OH­ Tại cực âm: Zn ­2e + 2OH­ → Zn(OH)2↓ 6
  7.             keo trắng Zn đóng vai trò cực âm bị  tan ra tạo ra mao mạch xốp trong hợp kim.   Khí H2 sinh ra  ở  cực dương thổi keo Zn(OH)2 chui lên bề  mặt tạo thành các  bong bóng trắng. Ngay tại vị trí kẽm thoát ra, Cu tiếp xúc với O2 có mặt trong không khí  hoặc trong nước, đất, tạo lớp oxit mỏng  2Cu + O2 → 2CuO                                                     đen Lớp đồng phía dưới Zn thoát ra ít hơn do bị cản trở độ  ngấm nước và  chất điện ly nên tạo ra độ  xốp nhỏ  hơn. Do vậy lượng oxy ngấm vào ít tạo   phản ứng với Cu thành Cu+1. 2Cu + 1/2O2 (thiếu) → Cu2O                                             đỏ nâu Lớp CuO bên ngoài bị  khoáng hóa khi tiếp xúc với CO 2  và H2O trong  môi trường. 3CuO + 2CO2 (dư) + H2O (dư) → [2CuCO3.Cu(OH)2] ↓                      azurit xanh tím than Lớp CuO  ở  dưới, bị  cản trở  tiếp xúc với CO2, H2O thiếu tạo thành  malachit  2CuO + CO2 (thiếu) + H2O (thiếu) → [CuCO3.Cu(OH)2] ↓               malachit xanh lá cây. Do phản  ứng điện hóa có tạo ra H2↑  nên đẩy các khoáng malachit  ở  dưới chồi lên trên mặt tạo thành dạng gỉ “mụn cóc” phổ biến của gỉ đồng. Mặt khác tỷ  trọng của CuO là 5,8 ­6,3 trong khi [2CuCO3.Cu(OH)2] là  3,7 ­3,8, [CuCO3.Cu(OH)2] là 3,9 phản  ứng chuyển từ khoáng có tỷ trọng cao  sang khoáng có tỷ trọng thấp nghĩa là có sự dãn nở về thể tích. Sự dãn nở thể  tích làm bong lớp gỉ phía ngoài tạo điều kiện cho O 2 ngấm vào tạo phản ứng   với Cu2O nằm phía dưới. 2Cu2O + O2 → 4CuO. Cứ như vậy lớp gỉ sẽ dày dần toàn bộ hợp kim đồng sẽ bị khoáng hóa.  Như  vậy các yếu tố  gây gỉ  bao gồm cặp pin Cu­Zn (Cu­Sn, Cu­Pb),   anion là chất điện ly, độ   ẩm để  hòa tan anion, các chất từ  môi trường tham  gia vào phản ứng là O2, CO2, H2O. Để dừng quá trình gỉ thì phải loại đi ít nhất 1 trong các yếu tố trên.  Việc sử dụng phức chất bảo quản hợp kim đồng với vai trò ức chế tạo   phức với Cu (chiếm khoảng 70% diện tích bề  mặt hợp kim) nhưng liệu có   hiệu quả  tối  ưu không khi còn lại khoảng 30% diện tích của kẽm dễ  bị  hòa  tan không được chú ý. Khi kẽm tan ra để lộ phần móng xung quanh Cu không   tạo phức sẽ  bị  oxy hóa. Có lẽ  khi nghiên cứu phức chất bảo quản hợp kim   đồng cần phải chú ý đến vai trò các nguyên tố phụ như Zn, Sn, Pb. 3.2. Khảo sát tốc độ ăn mòn 7
  8. Tốc độ  ăn mòn được khảo sát bằng phương pháp tổn hao khối lượng,   cụ thể là: Ức   chế,  Khối  Khối  Khối  Khối  Thay  Thay  Tốc   độ   ăn   mòn   (V)  phủ keo lượng  lượng sau  lượng  lượng   sau  đổi   M1  đổi   M2  (mg/cm2/tháng) ban   đầu  khi   đưa  sau   khi  khi   tảy   gỉ  (g) (g) (g) tác   nhân  lưu   giữ  (g) (g) 30   ngày  (g) Không m1 m2 m3 m4 m3­m2 m2­m4 V=M2*1000/Diện tích Có m1’ m2’ m3’ m4’ m3’­m2’ m2’­m4’ V’=M2’*1000/Diện tích Hiệu suất ức chế P% =100*(V­V’)/V 3.2.1. Tốc độ ăn mòn của mẫu đồng hiện đại. Số  liệu chi tiết cho từng lần cân mẫu được đính kèm trong phần phụ  lục, kết quả về tốc độ ăn  mòn của long đen được tổng hợp theo bảng dưới   đây: Theo  Bảng 9  cho biết tổng số  mẫu long đen đồng thí nghiệm là 110  mẫu trong đó có 55 mẫu không ức chế và 55 mẫu được ức chế sau khi tạo gỉ.   Mỗi tập hợp 55 mẫu được đưa 11 tác nhân gây gỉ  và lưu giữ  trong 5 điều   kiện khác  nhau.  Tốc  độ   ăn  mòn  trung  bình cho  55  mẫu  không  ức   chế   là  8,31mg/cm2/tháng, mẫu có ức chế là 6,34mg/cm2/tháng. Bảng kết quả  cho thấy xu thế   ảnh hưởng của tác nhân gây gỉ  và điều  kiện lưu giữ. Theo tác nhân gây gỉ gây ra tốc độ ăn mòn thấp (không khí) đến  cao (cường  toan)  có giá trị  từ  0,29 mg/cm2/tháng  đến 33,92 mg/cm2/tháng.  Trường hợp đặc biệt đối với tác nhân HNO3đ/n phản ứng phá hủy mẫu mãnh  liệt, thời gian tiến hành thí nghiệm nhúng long đen trong HNO3đ/n chỉ diễn ra  1 phút, hầu hết Cu(NO3)2 bị hòa tan ngay vào dung dịch HNO3, do vậy lớp gỉ  dính trên long đen nhỏ hay nồng độ NO3­ nhỏ đã dẫn đến tốc độ ăn mòn thấp.  Tác nhân Cl­ (của HCl, NaCl) cho tốc độ ăn mòn trung bình 9,73 – 10,87 trong   khi HNO3L có giá trị  16,22 hay cường thủy là 33,92. Như  vậy không thể  nói  Cl­ là tác nhân chủ yếu gây gỉ đồng và cho thấy cơ chế ăn mòn theo cách giải   thích Cl­ là chất trung gian dẫn đến “bệnh của đồng” là không hợp lý. Các tác  nhân có tính điện ly mạnh như  NaCl, HCl, HNO 3, cường toan, H2SO4  gây ra  tốc độ  ăn mòn nhanh hơn CO2, O2, khói gỗ mít và NH3. Như vậy có thể thấy  các loại khoáng malachit, arurit có tốc độ ăn mòn thấp có thể được giữ lại để  tăng giá trị thẩm mỹ và lịch sử  của hiện vật. Một số hiện vật sau khi loại gỉ  bị lộ cốt đồng có thể phục chế màu xanh gỉ bằng NH 3 mà cũng không gây hại  hiện vật bởi tốc độ ăn mòn do ảnh hưởng của [Cu(NH3)4(OH)2] thấp. Ảnh hưởng của môi trường lưu giữ cũng đóng vai trò quan trọng, giá trị  tốc   độ   ăn   mòn   trung   bình   từ   thấp   đến   cao   là   từ   7,16mg/cm2/tháng   đến  10,22mg/cm2/tháng. Tốc độ  ăn mòn thấp nhất là lưu giữ  trong bình hút  ẩm,  cao nhất là chôn trong đất. Trong điều kiện hơi  ẩm bão hòa (100%), đậy kín  8
  9. nắp hộp (sự trao đổi O2, CO2 với môi trường hạn chế) hợp kim có tốc độ  ăn  mòn 7,49 thấp hơn hơn để trong phòng (độ ẩm khoảng 80%) là 8,65 Kim loại bị gỉ chậm hơn khi ngâm chìm trong nước  so với trong không  khí có độ ẩm 80% là do nước đã chiếm kín chỗ mao mạch kim loại dẫn đến   việc hạn chế  khí O2, CO2 tiến vào tiếp xúc kim loại. Đối với mẫu long đen  này cũng vậy hơi  ẩm bão hòa 100% đã đọng thành giọt nước che phủ  mao  quản gây cản trở O2 và CO2 thâm nhập vào để khoáng hóa hợp kim. Tốc độ  ăn mòn trung bình ngoài trời là 8,02 hơi thấp hơn trong nhà là   8,65. Thông thường sau vài năm hoặc lâu hơn thì những hiện vật để ngoài trời   thường bị  hư  hại nhiều hơn để  trong nhà. Tuy nhiên trong điều kiện ngắn  hạn (như ở thí nghiệm này là 1 tháng) thì các tác động tiêu cực như mùa mưa  nắng, gió, lắng đọng cát bụi chưa gây  ảnh hưởng bao nhiêu nhưng các tác  động tích cực đã diễn ra. Trong tháng thí nghiệm có 6 lần mưa rào đã rửa trôi  bớt gỉ, làm giảm nồng độ  chất gây hại. Đây chính là lý do vì sao trong điều  kiện thí nghiệm ngắn hạn thì tốc độ  gỉ  ngoài trời lại hơi thấp hơn  ở  trong   nhà.    Việc sử  dụng chất  ức chế  1,2,3 BTA cùng với phủ  keo làm giảm tốc  độ  ăn mòn trung bình xuống là 6,34 mg/cm2/tháng. Hiệu quả   ức chế    trung  bình là 23,73%, cao nhất là 42,16% đối với tác nhân HNO3L.  Trong các môi  trường lưu giữ tốc độ ăn mòn đều giảm khi sử dụng chất  ức chế. Cụ thể tỷ  lệ  giảm là:  trong bình hút  ẩm: 7,16/5,68; hơi nước bão hòa: 7,49/4,95; trong   phòng 8,65/6,44; ngoài trời 8,02/7,56; chôn trong đất: 10,22/7,06. Hiệu quả ức chế ở một số trường hợp có giá trị âm như trường hợp tác   nhân không khí, lưu giữ trong bình hút ẩm (­95,89%). Không ức chế thì tốc độ  ăn mòn là 0,00 nhưng có ức chế thì lại tăng lên 0,47. Ở những trường hợp giá  trị  tốc độ  ăn mòn rất thấp thường quan sát được hiện tượng phản tác dụng   của chất ức chế. Nghĩa là trong trường hợp này chất ức chế đóng vai trò là tác  9
  10. nhân gây gỉ, khi tảy ri đi thì lượng hợp kim hao hụt đi chính là phức chất ức  chế. 3.2.2. Tốc độ ăn mòn của mẫu tiền cổ. Khác với mẫu long đen được khảo sát từ  đồng mới, trên mặt chưa có  gỉ, các mẫu tiền cổ được giữ nguyên lớp gỉ trên mặt và làm các phản ứng đưa  các tác nhân gây gỉ và lưu giữ. Tốc độ  ăn mòn trên hiện vật cổ  rất cao từ  22,35 (mg/cm2/tháng) đến  104,25 (mg/cm2/tháng), trung bình là 66,92 (mg/cm2/tháng). Đáng chú ý các tác  nhân HNO3  L, cường toan, HCl đ lại có giá trị tốc độ ăn mòn thấp hơn so với   nhóm phản  ứng phải nung nhiệt (O2, đốt gỗ  mít  ở  650oC, CO2  ở  850oC), ở  nhóm tác nhân axít tiến hành ở  nhiệt độ  thường tốc độ  ăn mòn từ  22,35 đến  29,93 còn nhóm tác nhân có nung ở nhiệt độ cao từ 28,75 đến 83,88.  Việc nung mẫu ở nhiệt độ cao làm phân huỷ các khoáng malachit, azuirt  làm cho bề mặt gỉ bị nứt lẻ, xốp tạo điều kiện cho việc ăn mòn. Nhóm có tốc độ  ăn mòn cao nhất là HNO3 đ/n và H2SO4 đ/n   từ 99,28 đến  104,25 là vì lớp gỉ vừa tích tụ các chất điện ly, vừa có sự sắp xếp lại cấu trúc  gỉ xốp trong điều kiện tạo khí NO2 hoặc SO2 khi tiến hành phản ứng.   Ảnh hưởng của môi trường lưu giữ  cũng tác động rất lớn đến tốc độ  ăn mòn, thấp nhất là ngoài trời, sau đến bình hút  ẩm, tiếp là bão hoà hơi  nước, rồi đến chôn trong đất, cao nhất là trong phòng, các giá trị  lần lượt là  55,64, 57,61, 70,75, 71,69, 78,93. Tốc độ  ăn mòn ngắn hạn ngoài trời khiến  các ảnh hưởng tiêu cựu của mùa, nhiệt độ, cát bụi nắng đọng chưa đáng kể  nhưng lại nhận được các ảnh hưởng tích cực như các trận mưa rào đã rửa trôi  các chất điện ly dẫn đến giá trị tốc độ  ăn mòn ngoài trời hơi nhỏ hơn và xấp  xỉ bằng với trong điều kiện bình hút ẩm. Sự khác biệt so với hiện vật mới ở  sự  thay đổi vị  trí xếp hạng  ảnh hưởng môi trường lưu giữ  giữa chôn trong  đất và để trong nhà. Ngược với long đen đồng mới, đối với tiền cổ tốc độ ăn  10
  11. mòn trong đất là 71,69 còn trong nhà là 78,93. Điều này đúng với nhận xét về  việc bảo quản hiện vật khảo cổ  là hiện vật đang nằm yên trong đất có tốc  độ  ăn mòn chậm hơn so với việc thay đổi môi trường mang hiện vật lên mà   không tiến hành bảo quản đúng phương pháp. Như  thí nghiệm này các mẫu  được đưa thêm các tác nhân gây gỉ vào đã làm thay đổi cấu trúc gỉ. trong điều  kiện trong không khí dễ  dàng tiếp cận với O2, CO2, hơi  ẩm H2O hơn so với  nằm trong đất nên có thể  nói, việc đưa các tác nhân hoá chất vào hiện vật  không theo đúng phương pháp bảo quản đã có tác dụng ngược lại, đó là hiện  tượng “đánh thức” hiện vật làm cho hiện vật có nguy cơ tăng thêm tốc độ gỉ. Việc ngâm chất ức chế 1,2,3 BTA và phủ keo có tác dụng làm giảm tốc  độ  ăn mòn trung bình là 23.30%, so với việc không  ức chế  tỷ  lệ  tốc độ  ăn  mòn giảm khi lưu giữ  ngoài trời là 55,64/49,59, bình hút  ẩm là 57,61/49,43,   hơi  ẩm bão hoà là 70,75/46,06; chôn trong đất là 71,69/53,23, trong phòng là  78,93/58,45. Hiệu quả ức chế có giá trị trung bình cao nhất là 45,37% đối với   tác nhân HNO3đ/n. Cá biệt có trường hợp đối với tác nhân HNO3   l  đã gây ra  hiệu suất ức chế âm trung bình ­19,60%. Khả năng do không kiểm soát được  sự đồng nhất về khối lượng và thành phần gỉ cũng như hợp kim của các mẫu  tiền cổ ban đầu khi vẫn để nguyên gỉ để tiến hành thí nghiệm. Kết quả so sánh tốc độ ăn mòn giữa mẫu long đen và tiền cổ (Bảng 11)  cho thấy mẫu tiền cổ  có tốc độ  ăn mòn lớn hơn mẫu long đen hiện đại là  8,05 lần đối với mẫu không ức chế và 8,10 lần đối với mẫu có ức chế. Giá trị  tỷ lệ tốc độ ăn mòn dao động từ 6,94 đến 9,44 lần.. Về  hiệu quả  ức chế  giữa các mẫu long đen và tiền cổ  là tương đương  nhau, hệ  số  tỷ  lệ  là 0,98, hiệu quả   ức chế  tăng thêm với mẫu hiện đại là  23,73% còn với mẫu tiền cổ là 23,30%. Bảng 11: Tốc độ ăn mòn trung bình của mẫu hợp kim đồng V (mg/cm2/tháng) Không ức chế Có ức chế Tác  Hiệu  nhân  quả  Bình  Hơi  Trong  Ngoài  Chôn  Trung  Bình  Hơi  Trong  Ngoài  Chôn  Trung  hút  nước  phòn trời trong  bình hút  nước  phòng trời trong  ức   bình ẩm bão  g đất ẩm bão  đất chế  hòa hòa TB  Mẫu P(%) Long  10.2 23.7 đen 7.16 7.49 8.65 8.02 2 8.31 5.68 4.95 6.44 7.56 7.06 6.34 3 Tiền  57.6 70.7 71.6 49.3 46.0 53.2 23.3 cổ 1 5 78.93 55.64 9 66.92 4 6 58.45 49.59 3 51.33 0 Tỷ lệ  Vtc/Vl đ 8.05 9.44 9.12 6.94 7.01 8.05 8.69 9.31 9.08 6.56 7.54 8.10 0.98 Kết luận 11
  12. 1. Cơ  chế  ăn mòn của hợp kim đồng đối với các di vật văn hóa là ăn   mòn chọn lọc trước tiên xảy ra ăn mòn điện hóa sau đó là khoáng hóa bao   gồm các yếu tố gây gỉ là cặp pin Zn­Cu (Sn­Cu, Pb­Cu), anion là chất điện ly,  độ ẩm để hòa tan anion, các chất từ môi trường tham gia vào phản ứng là O2,  CO2, H2O.  2. Với mẫu đồng hiện đại, các tác nhân có tính điện ly mạnh (NO3­,  SO4­2, Cl­) có ảnh hưởng quyết định đối với tốc độ  ăn mòn. sắp xếp theo thứ  tự  tốc độ  ăn mòn từ  thấp đến cao theo mộ  trường lưu giữ là: bình hút ẩm <   hơi nước bão hòa 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2