intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

110
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm nghiên cứu xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm; xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN THỊ KIM DUNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÁNG NGUYÊN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT VẮCXIN CÚM Chuyên ngành: VI SINH VẬT HỌC Mã số: 60420107 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – Năm 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại: Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) – Bộ Y  Tế Người hướng dẫn khoa học:  TS.  Đỗ Tuấn Đạt        PGS. TS. Bùi Thị Việt Hà Phản biện 1: PGS. TS. Nguyễn Vân Trang Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Vân Anh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:  Khoa Sinh học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia  Hà Nội, 14h00 ngày 21 tháng 12 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại:
  3. Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
  4. PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ  TÀI LUẬN VĂN Bệnh cúm là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tạo nên  gánh nặng lớn đối với sức khỏe của cộng đồng, TCYTTG và hơn 40% quốc gia  trên Thế giới khuyến cáo sử dụng vắcxin phòng vi rút cúm. Do vậy, phát triển  các vắcxin cúm cho người đang đặt ra như là một yêu cầu rất cấp bách hiện nay.  Là một cơ sở nghiên cứu và sản xuất vắcxin cho người ở Việt Nam, Công ty  TNHH MTV Vắcxin và sinh phẩm số 1 đã tiến hành xây dựng các quy trình công  nghệ sản xuất vắcxin cúm A/H5N1, cúm A/H1N1 và tiến tới là vắcxin cúm  A/H7N9 trên nuôi cấy tế bào. Một trong những thông số rất quan trọng để đánh  giá chất lượng vắcxin trong phòng thí nghiệm đó là đặc tính của kháng nguyên vi  rút cúm có mặt trong các sản phẩm của quá trình sản xuất vắcxin. Xây dựng các  phương pháp để đánh giá, từ đó đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng kháng  nguyên là một việc làm hết sức cần thiết. Điều này giúp cho việc đánh giá được  chất lượng vắcxin và kiểm tra độ ổn định của quy trình sản xuất.  Do vậy, chúng  tôi đã tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu  xây dựng phương pháp đánh giá  chất  lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm” . 2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN  ­   Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng   kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm ­   Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình   sản xuất vắcxin cúm.. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN Trong nhiều thập kỷ qua, bên cạnh virus cúm mùa, thế  giới liên tục phải   trải   qua   những   đại   dịch   cúm   với   các   chủng   khác   nhau,   A/H5N1,   A/H7N9,   A/H1N1 đại dịch. Sản xuất virus cúm vừa phải tuân thủ  các quy định nghiêm  ngặt về chất lượng vắc xin, vừa phải đối diện với việc thay thế chủng hàng năm  cũng như  các chủng mới gây đại dịch. Việc xây dựng quy trình và tiêu chuẩn   1
  5. đánh giá chất lượng vắc xin chung cho các vắc xin cúm và riêng cho một số vắc  xin phòng các chủng cúm gây đại dịch là rất quan trọng, nhằm đảm bảo chất   lượng, tính an toàn và tính kháng nguyên của vắc xin. Những đánh giá này có thể  là cơ sở để  áp dụng cho các vắc xin cúm mới khác, nhằm nhanh chóng đưa vắc   xin mới vào thử nghiệm và sử dụng5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở  đầu, danh mục các hình, danh mục các  bảng,  bảng ký hiệu các chữ  viết tắt, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ  lục còn có 3   chương sau: Chương 1. Tổng quan Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2
  6. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1­TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm chung của vi rút cúm   Vi rút cúm thuộc họ Othomyxoviridae là họ vi rút đa hình thái, có vỏ ngoài,  genom là ARN đơn, (­), phân đoạn, bao gồm 5 nhóm vi rút: vi rút cúm A, vi rút  cúm B, vi rút cúm C, vi rút Thogoto và vi rút Isa. Trong đó, vi rút cúm A lưu hành  phổ biến trên gia cầm, người và động vật khác như lợn, ngựa…là căn nguyên  gây nên các đại dịch lớn trên toàn cầu. Vi rút cúm B và C chỉ lưu hành ở người và  thường chỉ gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Các vi rút cúm A, B và C rất giống  nhau về cấu trúc 1.2. Hình thái và cấu trúc hạt vi rút cúm Hạt vi rút cúm có hình dáng rất đa dạng: hình cầu, hình trứng hoặc đôi khi   có hình sợi kéo dài tới 2000 nm, đường kính trung bình từ  80­120 nm. Các hạt  virion của vi rút A và B có vỏ bao bọc. Vỏ vi rút có bản chất là protein có nguồn  gốc từ  màng tế  bào vật chủ, bao gồm một số protein được glycosyl hóa và một   số protein dạng trần không được glycosyl hóa. Vi rút cúm có genom nhiều đoạn,  ở  typ A và B có 8 đoạn ARN(­) với tổng khối lượng 5x106, còn  ở  typ C có 7  đoạn. Trong virion có chứa enzyme ARN­ polymeraza phụ  thuộc ARN, enzyme   này cần cho quá trình phiên mã vì genom ARN chuỗi (­). Protein capsit kết hợp   với ARN tạo nucleocapsit đối xứng xoắn.  1.3. Cấu trúc hệ gen vi rút cúm và các protein mã hóa Hệ  gen của vi rút cúm A và B có 8 đoạn gen trong khi vi rút cúm C có 7   đoạn gen ( không có gen NA). Cấu trúc hệ gen của vi rút cúm đã được tìm hiểu   nhờ kỹ thuật phân tích điện di virion ARN vi rút trên gen polyacrylamit. Cấu trúc  gen của vi rút cúm như sau: Đọan gen 1 mã hóa cho PB2, đoạn gen 2 mã hóa cho  PB1, đoạn gen 3 mã hóa cho PA, đoạn 4 cho HA, đoạn 5 cho NP, đoạn 6 cho NA,  đoạn 7 cho M1 và M2, đoạn 8 cho NS1 và NS2. Trình tự nucleotit của ARN vi rút  3
  7. cúm PR8/34 và rất nhiều phân typ khác được công bố từ năm 1982. Vi rút R8/34   có 13.588 nucleotit. 1.4. Quá trình nhân lên của vi rút cúm Trước hết gai H của vi rút gắn vào thụ thể có chứa axit neuraminic của tế  bào chủ, rồi tiến hành nhập bào tạo endosom. Tiếp đó, xảy ra quá trình dung hợp   giữa vỏ ngoài của vi rút với màng endosom. Điều này thực hiện được nhờ gai H   chồi lên khi pH trong endosom thấp. Sau khi dung hợp ribonucleprotein và ARN­   polymeraza chui vào tế  bào chất. Việc “cởi áo” làm hoạt hóa ARN­ polymeraza  của vi rút. Phân tử  mARN được phiên mã trong nhân từ  các chuỗi ARN khuôn   đơn, (­) của vi rút khi sử dụng mồi là đoạn 10 – 13 nucleotit cắt ra tử đầu 5’ của   mARN có gắn mũ của vật chủ, sau đó được gắn đuôi PolyA cũng lấy từ  mARN   của tế  bào chủ. Enzym cắt mồi là endonucleaza do vi rút mang theo. Phân tử  mARN mới hoàn thiện của vi rút ra khỏi nhân, vào tế  bào chất để  tiến hành sao  chép genom trong nhân. 1.5. Sự phát triển của vi rút cúm trên tế bào Vi rút cúm đầu tiên được nuôi trên trứng gà có phôi. Sau này, các vi rút cúm  có thể được nuôi trên trứng gà có phôi hoặc trong một số hệ nuôi cấy tế bào tiên   phát. Việc nuôi cấy vi rút trên trứng gà có phôi vẫn được lựa chọn làm quy trình  sản xuất vắcxin cúm trên thế  giới. Hiện nay, các hệ  nuôi cấy tế  bào như  thận   khỉ tiên phát (PMKC) hay thận chó Madin­ Darby (MDCK) thường được dùng để  phân lập vi rút cúm từ  mẫu bệnh phẩm của người. Tế  bào MDCK có độ  nhạy   100% trong phân lập vi rút cúm A trong khi đó độ  nhạy của Vero chỉ 71,4% và   MRC­5 là 57,1%. 1.6. Kỹ thuật di truyền ngược Giống như  hầu hết các loại vi rút ARN sợi (­), vi rút cúm nhân lên trong  nhân của tế  bào bị  nhiễm. Sau khi dung hợp với màng tế  bào, phức hợp của   ribonucleoprotein của vi rút (vRNP) được phóng thích vào tế bào chất. Phức hợp  vRNP, bao gồm ARN của vi rút (vARN), nucleoprotein (NP) và 3 loại protein   polymeraza (PA, PB1, PB2), được chuyển vào nhân và quá trình phiên mã tái bản   4
  8. diễn ra tại đây, vARN sợi (­) không thể trực tiếp làm khuôn tổng hợp protein mà  vARN được bao bọc trong NP phải được phiên mã thành mARN nhờ  phức hợp   polymeraza của vi rút. Trong quá trình tái bản vARN được sử dụng làm khuôn để  tổng hợp sợi ARN bổ  sung (cARN), sợi cARN này lại được làm khuôn để  tổng  hợp sợi vARN. Như vậy, đơn vị chức năng tối thiểu để vi rút cúm có thể tái bản   là vRNP. 1.7. Dịch tễ học bệnh cúm Dịch cúm xảy ra theo xu hướng khác nhau  ở  các năm, thường xảy ra vào   mùa đông ở bắc và nam bán cầu, nhưng xuất hiện hàng năm ở khu vực nhiệt đới.  Vi rút cúm có khả năng tấn công cao, nên tỷ lệ mắc bệnh do vi rút cúm trong dân   số là tương đối cao. Tăng tỷ lệ mắc và tử vong do cúm xảy ra ở cực trị của nhóm  tuối và ở người đang mắc sẵn một bệnh khác. Mô hình dịch tễ  phản ánh sự  thay đổi đặc điểm kháng nguyên của vi rút  cúm, và sự lây lan của bệnh phụ thuộc vào nhiếu yếu tố, bao gồm khả năng lây  nhiễm và sự  mẫn cảm của nhóm dân cư. Đặc biệt  ở  vi rút cúm A có khả  năng  thay   đổi   định   kỳ   lớp   vỏ   kháng   nguyên   glycoproteins   như   hemagglutinin   và   neuraminidase. Trong số  các  vi rút cúm nhóm A   ảnh hưởng  đến sức khỏe   ở  người có ba phân typ chính của hemagglutinin (H1, H2, và H3) và ba phân typ   chính của neuraminidase (N1 và N2) đã được công bố. Vi rút cúm B ít có sự thay  đổi về đặc điểm kháng nguyên.  TCYTTG ước tính hàng năm có khoảng 3­5 triệu người mắc và 250.000 –  500.000 người tử vong vì cúm. 1.8. Sinh bệnh học Nhiễm trùng gây ra bởi vi rút cúm đầu tiên là viêm đường hô hấp trên. Vi  rút phát triển trên tế  bào biểu mô đường hô   hấp và phá hủy nhung mao, nơi   được coi là hàng rào bảo vệ  đầu tiên, quan trọng của cơ thể  trong hệ thống hô   hấp. Kèm theo sự  nhân lên của vi rút, interferon được phát hiện trong giai đoạn   cấp tình của bệnh trong một thời gian ngắn là nguyên nhân của sự nguy hiểm do  nhiễm vi rút cúm. 5
  9. 1.9. Vắcxin cúm   Vi rút là tác nhân gây bệnh cúm. Miễn dịch ngừa cúm là phương pháp căn  bản để  kiểm soát cúm  ở  mức độ  cá nhân và cộng đồng. Vắcxin cúm được phát   triển và được cấp phép sử dụng ở người dưới dạng vi rút sống giảm độc lực và   vi rút bất hoạt. Các phương pháp chủng ngừa cúm có chung mục tiêu là kích thích  miễn dịch đối với hemagglutinin (HA) và có thể  đối với neuraminidase (NA), do   đó thành phần của vắcxin cúm thường xuyên được thay đổi sao cho tương thích  nhất với chủng vi rút đang lưu hành đã được tiên lượng trước. Vai trò kích thích  các đáp  ứng miễn dịch khác của vắcxin trong phòng ngừa bệnh vẫn chưa được   hiểu biết một cách đầy đủ. Vắcxin cúm an toàn, hiệu quả, và được TCYTTG   khuyến cáo sử  dụng cho phụ  nữ  có thai, trẻ  từ  6 đến 59 tháng tuổi, người già,  người đang mắc bệnh “đặc biệt”, và cán bộ y tế. Việt Nam đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu sản xuất  vắcxin cúm như  tế  bào thận khỉ  tiên phát (VABIOTECH), trên trứng gà có phôi  (IVAC), trên tế  bào Vero (Viện Pasteur TP. HCM), trong  đó VABIOTECH đã  hoàn thành 3 đợt thử nghiệm lâm sàng và kết quả cho thấy vắcxin cúm A/H5N1   do VABIOTECH sản xuất là an toàn trên người tình nguyện. Các chỉ số sinh hóa  học ở những người tình nguyện sau tiêm vắcxin là bình thường. Vắcxin A/H5N1   sản xuất trên dây truyền công nghệ đã nghiên cứu cho kết quả đáp ứng tốt ở tất   cả các đối tượng được tiêm từ liều 7,5µg trở lên và đáp ứng tiêu chuẩn của châu   Âu.   Từ   những   kinh   nghiệm   có   sẵn   trong   sản   xuất   vắcxin   cúm   A/H5N1  VABIOTECH cũng đã xây dựng được một quy trình công nghệ  sản xuất vắcxin  cúm A/H1N1 có tính ổn định và hiệu suất cao. Người Việt Nam sẽ được sử dụng   vắcxin cúm do Việt Nam sản xuất trong một ngày không xa. 1.10. Một số dạng vắcxin cúm  Hiện nay có nhiều cách tiếp cận công nghệ khác nhau để sản xuất vắcxin  cúm và cũng có nhiều loại vắcxin cúm khác nhau tùy thuộc vào các phương pháp  và kỹ thuật sử dụng: ­ Vắcxin toàn tế bào (vi rút toàn phần) 6
  10. ­ Vắcxin hạt vi rút vỡ (split vaccine) ­ Vắcxin tiểu đơn vị (subunit vaccine) ­ Vắcxin bất hoạt sản xuất trên tế bào ­ Vắcxin tái tổ hợp và hấp phụ ­ Vắcxin sống giảm độc lực 1.11. Các phương pháp kiểm tra chất lượng kháng nguyên vắcxin cúm Kiểm tra chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm ­ Từng mẻ gặt đơn chứa vi rút cần được chuẩn độ hiệu vi rút cúm  ­ Nhận dạng: Xác định các kháng nguyên đặc hiệu bằng phản  ứng khuyếch tán  miễn dịch hoặc ứng chế ngưng kết hồng cầu sử dụng các kháng thể đặc hiệu. ­ Xác định hàm lượng kháng nguyên HA:  ­ Thử nghiệm về các nguyên liệu tồn dư: các nhà sản xuất phải chứng minh các   nguyên liệu tồn dư khác sử dụng trong sản xuất phải giảm qua quá trình tinh chế  bằng phương pháp chạy SDS­PAGE nhưng vấn phải giữ nguyên đặc tính kháng  nguyên bằng phương pháp kính hiển vi điện tử. ­ Hàm lượng Protein tổng số được xác định bằng phương pháp Lorry.  Kiểm tra chất lượng kháng nguyên vắcxin thành phẩm ­ Thử nghiệm nhận dạng: Thử nghiệm nhận dạng được thực hiện với ít nhất 1  lọ cho mỗi loạt vắcxin. ­ Hàm lượng kháng nguyên HA. ­ Thử nghiệm an toàn chung ­ Thử nghiệm chất gây sốt ­ Thử nghiệm công hiệu. 7
  11. CHƯƠNG 2 – VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN  CỨU 2.1. VẬT LIỆU 2.1.1. Tế bào Tế bào thận chó thường trực (Madin­ Darby Canine Kidney): MDCK  (London – Anh) 2.1.2. Mẫu thử nghiệm Mẫu nước nổi sau gặt vi rút trong quy trình sản xuất vắc xin cúm.  Mẫu bán thành phẩm trong quy trình sản xuất vắc xin cúm. 2.1.3. Môi trường và hóa chất và các trang thiết bị Các môi trường, hóa chất và trang thiết bị cần thiết  2.2.  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu: Phương pháp chuẩn độ hiệu  giá vi rút cúm CCID50, chuẩn độ hiệu giá kháng nguyên HA bằng kỹ thuật  ngưng kết hồng cầu, xá định nồng độ kháng nguyên HA bằng SRID, định lượng  protein tổng số, điện di trên gel SDS­PAGE, kính hiển vi điện tử, phân tích xu  hướng tại Công ty TNHH MTV Vắc xin và Sinh phẩm số 1. 8
  12. CHƯƠNG 3 – KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các phương pháp đánh giá chất lượng  kháng nguyên vắcxin trong quy trình sản xuất vắcxin cúm 3.1.1. Nghiên cứu xây dựng phương pháp chuẩn độ hiệu giá vi rút cúm  CCID50 Tách tế bào MDCK từ chai  ra phiến với mật độ 4x104 tế bào/ml. Sau 2  ngày nuôi cấy tế bào MDCK trên các phiến 96 giếng đều kín 1 lớp. Chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 3 lần nhằm đảm bảo độ chính xác để  tối ưu hóa các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình chuẩn độ hiệu giá vi rút cúm:  nhiệt độ, môi trường và thời gian nuôi cấy vi rút. Các phiến trước khi tiến hành  thử nghiệm có mật độ tế bào tương đương nhau. 9
  13. Hình 3.5. So sánh chuẩn độ hiệu giá vi rút cúm 3 loại môi trường MEM,  DMEM, LH3E tại 32oC sau 3 ngày, 4 ngày và 5 ngày ( Giá trị trung bình của  3 lần thử nghiệm). Qua các kết quả thu được sau 3 lần tiến hành lặp lại thử nghiệm chúng tôi  đã tìm được các điều kiện tối ưu cho quy trình chuẩn độ hiệu giá vi rút cúm là: ­   Nhiệt độ nuôi cấy vi rút: 32oC   ­   Môi trường nuôi cấy vi rút: môi trường MEM ­   Thời gian nuôi cấy vi rút: 4 ngày. 3.1.2. Kết quả kiểm tra chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất  vắcxin cúm Chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp kiểm tra chất lượng  kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm cho 9 loạt vắcxin cúm  A/H5N1 và 10 loạt vắcxin cúm A/H1N1. Bảng 3.4. Kết quả kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm  A/H5N1 CCID50 HA SRID Protein (CCID50/ml) (HAU) (µg/ml) (µg/ml) Loạt 0112 107,5 1024 177,4 324,13 Loạt 0212 107,8 512 173,1 416,67 10
  14. Loạt 0312 108,0 512 195,1 379,01 Loạt 0412 108,4 512 228,0 388,27 Loạt 0512 108,6 512 169,3 373,04 Loạt 0113 107,9 512 169,0 304,61 Loạt 0213 108,0 1024 127,7 245,09 Loạt 0313 108,2 1024 165,2 278,96 Loạt 0413 108,5 512 182,17 277,02 Bảng 3.5. Kết quả kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắcxin cúm  A/H1N1 CCID50 HA SRID Protein (CCID50/ml) (HAU) (µg/ml) (µg/ml) Loạt 0113 107,5 256 132,2 498,1 Loạt 0213 108,2 512 159,1 507,1 Loạt 0313 107,0 512 131,6 525,5 Loạt 0413 107,8 512 135,2 558,8 Loạt 0114 108,5 256 129,5 480,6 Loạt 0214 108,6 512 145,6 563,4 Loạt 0314 108,4 512 142,5 556,2 Loạt 0414 108,6 512 140,8 532,5 Loạt 0115 108,2 512 125,2 505,2 Loạt 0215 108,8 512 138,5 512,8 Sau bước tinh chế bán thành phẩm cúm, chúng tôi đã kiểm tra độ tinh  khiết của sản phẩm bằng phương pháp điện di mẫu trước siêu ly tâm và mẫu  sau siêu ly tâm trên gel SDS­PAGE. Kết quả chạy SDS­PAGE cho thấy sản  phẩm sau siêu ly tâm tinh sạch hơn nhiều so với trước siêu ly tâm, không còn lẫn  các tạp chất, sản phẩm chỉ còn các băng protein của vi rút cúm. Đồng thời, với các phương pháp thông dụng hiện vẫn được áp dụng trong  việc đánh giá chất lượng của kháng nguyên, trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng  đã tiến hành kỹ thuật huỳnh quang điện tử để quan sát hình ảnh các kháng  nguyên vi rút cúm. Phương pháp này được tiến hành trên các mẫu nuôi cấy vi rút  cúm trên tế bào để quan sát quá trình nhân lên của vi rút cúm Các vi rút cúm  A/H1N1 được tổng hợp đã nẩy chồi ra khỏi màng tế bào MDCK, tế bào hoàn  toàn bị teo lại, quan sát thấy rất nhiều hạt vi rút hoàn chỉnh giải phóng ra bên  ngoài tế bào. Mẫu bán thành phẩm vắcxin cúm sau khi tinh chế để thấy được  11
  15. tính toàn vẹn của hạt vi rút cúm với các kháng nguyên bề mặt đặc hiệu của vi  rút. 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình  sản xuất vắcxin cúm. Chúng tôi đã phân tích dữ liệu dựa trên kết quả của 9 loạt vắcxin đại dịch  cúm A/H5N1 và 10 loạt vắcxin cúm mùa A/H1N1 để xây dựng tiêu chuẩn đáng  giá chất lượng kháng nguyên trong quy trình sản xuất vắc xin cúm nhằm đảm  bảo chất lượng mà còn đảm bảo tính ổn định của sản phẩm. 3.2.1. Tiêu chuẩn hiệu giá vi rút cúm trong quy trình sản xuất vắcxin cúm Hàm lượng CCID50 /ml Phân tích xu hướng hàm lượng CCID 50 6.00E+08 5.00E+08 4.00E+08 3.00E+08 2.00E+08 1.00E+08 Loạt 0.00E+00 0112 0213 0313 0413 0513 0113 0213 0313 0413 -1.00E+08 -2.00E+08 -3.00E+08 CCID50 X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD 12
  16. Hình 3.9. Đồ thị phân tích xu hướng hiệu giá vi rút cúm 9 loạt BTP vắcxin  cúm A/H5N1 Hàm lượng CCID50 /ml Phân tích xu hướng hàm lượng CCID 50 1.00E+09 8.00E+08 6.00E+08 4.00E+08 2.00E+08 Loạt 0.00E+00 0113 0213 0313 0413 0114 0214 0314 0414 0115 0215 -2.00E+08 -4.00E+08 -6.00E+08 CCID50 X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD Hình 3.10. Đồ thị phân tích xu hướng hiệu giá vi rút cúm 10 loạt BTP vắcxin  cúm A/H1N1 Từ đồ thị trên chúng tôi nhận thấy các kết quả đều nằm trong khoảng (±  2SD) chứng tỏ các loạt BTP đều ổn định vể hiệu giá vi rút. Từ đó chúng tôi phân  tích dữ liệu và xây dựng tiêu chuẩn hiệu giá vi rút cúm trong quy trình sản xuất  vắcxin cúm đạt  từ 106,5 CCID50/ml trở lên. 3.2.2. Tiêu chuẩn hiệu giá kháng nguyên HA bằng kỹ thuật ngưng kết hồng  cầu trong quy trình sản xuất vắcxin cúm 13
  17. Hàm lượng HA (HAU) Phân tích hàm lượng HA 1600 1400 1200 1000 800 600 400 200 0 Loạt 0112 0212 0312 0412 0512 0113 0213 0313 0413 -200 HA X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD Hình 3.12. Đồ thị phân tích xu hướng hiệu giá kháng nguyên HA bằng  kỹ thuật ngưng kết hồng cầu trong quy trình sản xuất vắcxin cúm của 9  loạt BTP vắcxin cúm A/H5N1 Hàm lượng HA Phân tích hàm lượng HA (HAU) 900 800 700 600 500 400 300 200 100 Loạt 0 0113 0213 0313 0413 0114 0214 0314 0414 0115 0215 HA X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD Hình 3.13. Đồ thị phân tích xu hướng hiệu giá kháng nguyên HA bằng  kỹ thuật ngưng kết hồng cầu trong quy trình sản xuất vắcxin cúm của 10  loạt BTP vắcxin cúm A/H1N1 Qua đồ thị trên, các kết quả hiệu giá kháng nguyên HA bằng kỹ thuật  ngưng kết hồng cầu đều nằm trong khoảng (± 2SD), chứng tỏ các loạt BTP đều  có kết quả   hiệu giá kháng nguyên HA ổn định. Từ các phân tích trên chúng tôi  đưa ra tiêu chuẩn hiệu giá kháng nguyên HA bằng kỹ thuật ngưng kết hồng cầu  trong quy trình sản xuất vắcxin cúm phải  đạt từ 128 HAU/50µl  trở lên. 14
  18. 3.2.3. Tiêu chuẩn hàm lượng kháng nguyên HA bằng SRID Hàm lượng SRID Phân tích xu hướng hàm lượng SRID 300.0 250.0 200.0 150.0 100.0 50.0 0.0 Loạt 0112 0212 0312 0412 0512 0113 0213 0313 0413 SRID X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD Hình 3.15. Đồ thị phân tích xu hướng hàm lượng kháng nguyên HA bằng  SRID trong quy trình sản xuất vắcxin cúm của 9 loạt BTP vắcxin cúm  A/H5N1. Hàm lượng SRID Phân tích xu hướng hàm lượng SRID 180.0 170.0 160.0 150.0 140.0 130.0 120.0 110.0 100.0 90.0 80.0 Loạt 0113 0213 0313 0413 0114 0214 0314 0414 0115 0215 SRID X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD Hình 3.16. Đồ thị phân tích xu hướng hàm lượng kháng nguyên HA  (SRID) trong quy trình sản xuất vắcxin cúm của 10 loạt BTP vắcxin cúm  A/H1N1. Qua đồ thị trên, các kết quả đều nằm trong khoảng (± 2SD), chứng tỏ các  loạt BTP đều có kết quả hàm lượng kháng nguyên HA bằng SRID ổn định. Từ  các phân tích trên chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn hàm lượng kháng nguyên HA bằng  SRID trong quy trình sản xuất vắcxin cúm phải đạt từ 100 µg/ml trở lên. 15
  19. 3.2.4. Tiêu chuẩn hàm lượng protein tổng số Hàm lượng Protein Phân tích xu hướng hàm lượng Protein 600 500 400 300 200 100 0 Loạt 0112 0212 0312 0412 0512 0113 0213 0313 0413 Protein X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD Hình 3.17. Đồ thị hàm lượng Protein tổng số trong quy trình sản xuất  vắcxin cúm của 9 loạt BTP vắcxin cúm A/H5N1 Hàm lượng Protein Phân tích xu hướng hàm lượng Protein 600 580 560 540 520 500 480 460 440 420 400 Loạt 0113 0213 0313 0413 0114 0214 0314 0414 0115 0215 Protein X X-SD X+SD X-2SD X+2SD X-3SD X+3SD           Hình 3.18. Đồ thị hàm lượng Protein tổng số trong quy trình sản xuất  vắcxin cúm của 10 loạt BTP vắcxin cúm A/H1N1 Qua đồ  thị  trên, các kết quả  hàm lượng Protein tổng số  đều nằm trong  khoảng (± 2SD), chứng tỏ các loạt BTP đều có kết quả hàm lượng Protein tổng   số  ổn định. Từ các phân tích trên và dựa vào tiêu chuẩn protein tổng số của vắc   xin sản xuất trên trứng gà có phôi, chúng tôi đưa ra tiêu chuẩn hàm lượng Protein   tổng số trong quy trình sản xuất vắcxin cúm đạt từ 200 µg/ml đến 600 µg/ml. 3.2.5. Tiêu chuẩn của điện di trên gel SDS­PAGE 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2