intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn và chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố - Khu phố cổ Hà Nội

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định đặc điểm và giá trị không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố trong hệ thống di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội. Đề xuất mô hình và giải pháp bảo tồn, chỉnh trang không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị khu phố cổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn và chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố - Khu phố cổ Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------- TRẦN DUY THÀNH BẢO TỒN VÀ CHỈNH TRANG PHỐ NGUYỄN VĂN TỐ - KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC Hà Nội - 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ----------------------- TRẦN DUY THÀNH KHÓA 2014 - 2016 BẢO TỒN VÀ CHỈNH TRANG PHỐ NGUYỄN VĂN TỐ - KHU PHỐ CỔ HÀ NỘI Chuyên ngành: Kiến trúc Mã số: 60.58.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VŨ PHƯƠNG Hà Nội - 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu văn hóa và nghiên cứu sự phát triển của một đô thị, không thể không quan tâm đến sự tác động của văn hóa đối với sự phát triển của đô thị và những biến đổi đời sống văn hóa trong đô thị hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên,với nỗi niềm tâm huyết làm một việc gì đó, trong việc bảo tồn tôn tạo khu phố cổ, với đề tài " Bảo tồn và chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố - Khu phố cổ Hà Nội " là một nghiên cứu nhỏ bé để gìn giữ những giá trị di sản văn hóa đã trải qua hơn mội nghìn năm lịch sử “Thăng Long -Đông Đô -Hà Nội Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu làm luận văn,các thiếu sót trong trích đoạn các tài liệu là khó tránh khỏi,vì vậy tôi xin trân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng nhà trường,đặc biệt cảm ơn thầy PGS.TS.Nguyễn Vũ Phương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Một lần nữa xin cảm ơn hội đồng nhà trường và thầy hướng dẫn Hà Nội, tháng năm 2016. Trần Duy Thành
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Duy Thành
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1 Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................1 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..........................................................3 Cấu trúc luận văn..............................................................................................3 PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 4 Chương 1: Thực trạng không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố trong khu phố cổ Hà Nội ............................................................................................. 4 1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển khu phố cổ Hà nội, và phố Nguyễn Văn Tố ........................................................................................... 4 1.2. Vị trí vai trò phố Nguyễn văn tố trong khu phố cổ .............................. 19 1.2.1 Vị trí phố Nguyễn Văn Tố ............................................................ 19 1.2.1 Vai trò của phố Nguyễn Văn Tố trong khu phố cổ ........................ 21 1.3. Thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan phố Nguyễn Văn Tố ...... 22 1.3.1. Kiến trúc công trình ..................................................................... 22 1.3.2. Không gian cảnh quan ................................................................. 27 1.4. Các nghiên cứu liên quan và nội dung nghiên cứu đặt ra phố Nguyễn Văn Tố ...................................................................................................... 28
  6. 1.4.1. Các nghiêm cứu bảo tồn khu phố cổ ............................................ 28 1.4.2 Những vấn đề và nội dung cần nghiên cứu: .................................. 33 Chương 2 : Cơ sở khoa học để chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố ............... 34 2.1. Đặc điểm và giá trị không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố.......... 34 2.1.1 Loại hình, đăc điểm kiến trúc công trình....................................... 34 2.1.2 Đặc điểm cấu trúc và không gian tuyến phố ................................. 45 2.1.3 Thành phần và chức năng sử dụng không gian tuyến phố ............. 55 2.2 Các cơ sở pháp lý để bảo tồn và chỉnh trang tuyến phố ....................... 55 2.2.1 Luật di sản, nghị định bảo tồn di sản sản văn hóa ......................... 55 2.2.2 Các văn băn pháp lý về bảo tồn phố cổ Hà Nội............................. 56 2.3 Các cơ sở lý thuyết về bảo tồn và chỉnh trang khu phố cổ ................... 56 2.3.1 Các hiến chương quốc tế............................................................... 56 2.3.2 Các yếu tố liên quan đến việc bảo tồn và chỉnh trang.................... 59 2.4 Kinh nghiệm về bảo tồn và chỉnh trang phố cổ trong nước và quốc tế.69 2.4.1 Kinh nghiệm ở trong nước ........................................................... 69 2.4.2 Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................. 72 Chương 3 : Đề xuất các giải bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố……………………………………………………….…...80 3.1 Quan điểm, nguyên tắc bảo tồn và cải tạo thích ứng di sản .................. 80 3.2 Đề xuất và giải pháp bảo tồn, chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố .......... 82 3.2.1 Bảo tồn và cải tạo thích ứng kiến trúc công trình .......................... 82 3.2.2 Giữ gìn và phát huy đặc tính hình thái không gian kiến trúc ......... 83 3.2.2 Cải tạo không gian và cơ sở hạ tầng.............................................. 85 3.2.3 Giải pháp về chỉnh trang mặt đứng kiến trúc hai bên phố Nguyễn Văn Tố .................................................................................................. 86 3.3 Sự tham gia của cộng đồng trong bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc tuyến phố Nguyễn Văn Tố ...................................................... 92
  7. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 96 Kết luận ..................................................................................................... 96 Kiến nghị................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 98
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HOẠ Số hiệu Tên hình Trang hình Hình 1.1 Bản đồ Hà Nội năm 1873 07 Hình 1.2 Ảnh chụp khu Phố cổ ngày xưa 09 Hình 1.3 Ảnh chụp Hà Nội từ trên không trung Khu Phố cổ 12 Hình 1.4 Phố cổ Hà Nội 1954 - 1985 14 Hình 1.5 Phố cổ Hà Nội 15 Hình 1.6 Các loại hình công trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị 16 Hình 1.7 Bản đồ vị trí phố Nguyễn Văn Tố 19 Hình 1.8 Mặt cắt đường 26 Hình 1.9 Một góc Phố Nguyễn Văn Tố 27 Hình 2.1 Số nhà 30, 32 ( di tích cách mạng năm 1936 1937) 35 Hình 2.2 Mặt đứng dãy phố Nguyễn Văn Tố 51 Hình 2.3 Phân loại hình thứ mái 52 Hình 2.4 Phân loại công trình theo tình trạng sử dụng 53 Hình 2.5 Giao thông trên tuyến phố 54 Hình 2.6 Phố cổ Hội An 69 Hình 2.7 Phố cổ Hội An 70 Hình 2.8 Phố cổ Hội An 71 Hình 2.9 Hàng Ngang – Hàng Đào 73 Hình 2.10 China Town – Singapore 76 Hình 2.11 China Town – Singapore 77 Hình 2.12 China Town – Singapore 79 Hình 3.1 Một sổ phương ản cải tạo vỉa hè 85 Hình 3.2 Mẫu nhà hướng dẫn cải tạo 92
  9. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng, Tên bảng Trang Các công trình kiến trúc tiêu biểu có giá trị trong Bảng 1.1 18 khu phố cổ Bảng 2.1 Các công trình kiến trúc trên phố Nguyễn Văn Tố 45 Bảng 2.2 Mặt bằng sử dụng đất 48 Bảng 2.3 Mặt bằng phân loại chiều cao công trình 49 Bảng 2.4 Mặt bằng phân loại kiến trúc công trình 50 Bảng 2.5 Thành phần và chức năng sử dụng không gian 55 tuyến phố Bảng 2.6 Bảng tác động của du lịch đối với môi trường đô 67 thị Bảng 3.1 Các công trình bảo tồn nguyên trạng 86 Bảng 3.2 Các công trình cải tạo lại 88 Bảng 3.3 Các công trình cải tạo hoàn toàn 91 Bảng 3.4 Mặt bằng cải tạo chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố 92
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Phố Nguyễn Văn Tố dài 180m, đi từ phố Đường Thành đến phố Phùng Hưng, nằm bên cạnh chợ Hàng Da, thuộc phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Phố được xây dựng trên nền đất xưa thuộc thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương cũ. Thời Pháp thuộc, phố mang tên Nguyễn Trãi. Sau Cách mạng tháng Tám, được gọi là phố Phan Thanh. Đến thời tạm chiếm được gọi lại là phố Nguyễn Trãi. Từ tháng 6/1964, phố chính thức được đặt tên là phố Nguyễn Văn Tố như ngày nay. Vì nằm bên cạnh chợ Hàng Da nên tuyến phố có giá trị quan trọng về giao thông và bộ mặt kiến trúc trong khu vực Đây là tuyến phố có giá trị lich sử văn hóa với những kiến trúc còn lưu giữ lại Cùng với khu phố cổ thì từ 20 năm trở lại đây, nếp sống, sinh hoạt tại các khu phố Hà Nội giàu có và trù phú hơn rất nhiều so với vẻ bề ngoài của nó. Đây cũng là sự tất yếu khi nền kinh tế phát triển . Phố nhỏ song luôn tấp nập bởi các hoạt động kinh doanh, dịch vụ hai bên đường, bên ngoài chợ Hàng Da và người tham gia giao thông qua lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tuyến phố luôn lộn xộn, mất trật tự giao thông đô thị Hiện trạng không gian trên tuyến phố đang xuông cấp nghiêm trọng và việc sử dụng không gian mang tính tạm bợ tạo hình anh lộn xộn mất thẩm mỹ cần phải được làm ngăn nắp trật tự lại để khai thác hết vẻ đẹp tiềm năng của không gian
  11. 2 tuyến phố. Việc khu phố bị xâm hại nghiêm trọng không gian như việc lạm dụng treo băng rôn, khẩu hiệu, hệ thống điện nhằng nhịt giăng trên các con phố, … điều đó đã khiến phố cổ đang dần mất đi linh hồn. Có nên can thiệp vào khu phố cổ hay không và nếu có thì nên can thiệp thế nào để vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, vừa không ngăn cản sự phát triển tại khu phố vốn sầm uất kinh doanh? Chính vì vậy, đề tài " Bảo tồn và chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố - Khu phố cổ Hà Nội " là thực sự cần thiết để gìn dữ những giá trị di sản văn hóa của tuyến phố Nguyễn Văn Tố nói riêng và giá trị di sản văn hóa cho khu phố cổ, thành phố Hà Nội nói chung. Mục đích nghiên cứu. - Xác định đặc điểm và giá trị không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố trong hệ thống di sản văn hóa khu phố cổ Hà Nội - Đề xuất mô hình và giải pháp bảo tồn, chỉnh trang không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố nhằm bảo tồn và nâng cao giá trị khu phố cổ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu : Các loại hình tổ chức không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố - Phạm vi nghiên cứu: Phố Nghuyễn Văn Tố khu phố cổ Hà Nội Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp điều tra thực tế khảo sát hiện trạng thu thập số liệu, ghi hình chụp ảnh. - Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải pháp cải thiện không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố, bảo tồn những giá trị
  12. 3 văn hóa còn lại trên tuyến phố Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Góp phần vào công tác nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa khu phố cổ. - Ý nghĩa thực tiễn : Góp phần phục vụ công tác quản lý của nhà nước về bảo tồn khu phố cổ Hà Nội. - Góp phần khai thác tiềm năng một cách đúng hướng để nâng cao hiệu quả sử dụng, góp phần bảo vệ di sản Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận, kiến nghị. Phần mở đầu nêu lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Phần nội dung của luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Tổng quan không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố trong khu phố cổ và thực trạng kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố - Chương 2 : Cơ sở khoa học để chỉnh trang phố Nguyễn Văn Tố - Chương 3 : Đề xuất các giải bảo tồn và chỉnh trang không gian kiến trúc phố Nguyễn Văn Tố Phần kết luận và kiến nghị;
  13. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  14. 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Quá trình hình thành phát triển phố cổ Hà Nội, gắn với lịch sử hình thành phát triển ngành nghề thủ công từ chỗ dân dã như lều quán, bến chợ, bến sông, cửa ô…tiến tới ngôi nhà, hàng phố. Bảo tồn ngôi nhà, hàng phố, cụ thể là phố Nguyễn Văn Tố chính là bảo tồn di sản văn hóa vật thể, cũng từ đó mới bảo toàn được di sản văn hóa phi vật thể. Đề xuất của luận án mới chỉ ở mức phân tích những giá trị lịch sử khu phố Nguyễn Văn Tố trên tổng thể lịch sử phố Cổ Hà Nội, lịch sử hình thành Thăng Long Đông Đô Hà Nội, từ đó đưa ra các giải pháp tổ chức quy hoạch, tổ chức không gian kiến trúc, bao gồm cả cơ sở pháp lý để bảo tồn tu tạo, các giá trị di sản kiến trúc, di sản tôn giáo tín ngưỡng…của người dân phố Nguyễn Văn Tố, mặt khác đề xuất của Luận án còn đề cập đến bảo tồn và phát triển môi trường sống, phù hợp với môi trường sống thời văn minh hiện đại, thời hội nhập quốc tế. Trong đề xuất của luận án còn quan tâm đến lợi ích của người dân, người dân khi phải đi sống ở nơi ở mới, có chính sách tái định cư phù hợp, người dân được ở lại, thì phải có một không gian sống phù hợp, có dịch vụ phù hợp tồn tại và phát triển ngay trong ngôi nhà, hàng phố của mình. Trong đó có nêu rõ về ngành nghề thủ công mỹ nghệ gò đồng, trạm đồng có sức thu hút du lịch, để từ đó phát triển bền vững công tác bảo tồn các di sản văn hóa vật thể cũng như phi vật thể còn lại.
  15. 98 Kiến nghị Quá trình bảo tồn, tu tạo và phát triển các di sản kiến trúc trong khu phố Nguyễn Văn Tố, một trong những khu phố Cổ Hà Nội rất khó và phức tạp vì vậy Nhà nước cần có các định chế cụ thể như sau: + Áp đặt quy định hình thức mặt đứng kiến trúc của từng ngôi nhà dãy phố, khi cấp phép cải tạo xây dựng theo hình thức kiến trúc trong quy hoạch chi tiết được duyệt. + Không cấp phép xây dựng mới các ngôi nhà, khi không đủ các tiêu chí về mật độ xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật… + Không cấp giấy phép kinh doanh các ngành nghề không phù hợp với định hướng bảo tồn giá trị di sản văn hóa kiến trúc và giá trị văn hóa phi vật thể, và không phù hợp với các dịch vụ du lịch và phát triển du lịch.
  16. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nhiều tác giả - Viện văn hóa phát triển, Giáo trình lý luận văn hóa. Nhà xuất bản lý luận chính trị. 2. Nguyễn Thế Bá, (2000), Đô thị Việt Nam với vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, Tài liệu hội thảo bản sắc dân tộc trong QH và KT, Hà Nội. 3. Đặng Văn Bài (2001), Bảo tồn văn hóa di sản đô thị trong xu hướng phát triển bền vững Hà Nội và hội nhập, Bộ Văn Hóa. 4. Bộ môn lý luận và bảo tồn di sản kiến trúc (2002), Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản kiến trúc, đề tài cấp nhà trường 5. Đặng Thái Hoàng (1995), Quy hoạch đô thị cổ đại và trung đại thế giới. 6. Hoàng Đạo Kính (2002), Di sản văn hóa trùng tu và bảo tồn, NXB Thông tin, Hà Nội, tr5-25. 7. Nguyễn Tố Lăng (2000), Vấn đề quy hoạch cải tạo không gian khu ở tại Hà Nội theo khuynh hướng phát triển bền vững, Luận án TS. 8. Nguyễn Khởi (2002), Bảo tồn và trùng tu các di tích Kiến trúc, NXB Xây dựng, Hà Nội. 9. Hoàng Mạnh Nguyên (2001), Giải pháp thích ứng nhà ở đô thị truyển thống với cuộc sống hiện đại tại Việt Nam, Luận án TS. 10. Nguyễn Vũ Phương (2000), Bảo tồn các thành phố lịch sử ở Italia. 11. Nguyễn Vũ Phương, Bền vững về kỹ thuật và văn hóa – xu hướng phát triển kiến trúc hiện đại có bản sắc trong tương lai. 12. SIDA – Thụy Điển (1996), Nghiên cứu cải tạo ô phố thí điểm – phố Cổ HN 13. Nguyễn Đức Thiềm (2000), Quan điểm và giải pháp bảo tồn các phố cổ, phố cũ. 14. Nguyễn Hồng Thục (1999), Nguồn gốc văn hóa của kiến trúc, bàn về dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam.
  17. 100 15. Viện Nghiên cứu Kiến trúc (2002), Báo cáo nghiên cứu Bảo tồn tôn tạo và phát triển Khu phố Cổ Hà Nội. 16. http://www.36phophuong.vn/ 17. http://phocohanoi.gov.vn/ 18. http://phoco.vn/ 19. http://hoianheritage.net 20. http://dulichkhamphasingapore.com/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2