intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh quản lý: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất

Chia sẻ: Tiểu Ngư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại; thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất; giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh quản lý: Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----------------------------------- Nguyễn Đức Việt – C00676 TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THẠCH THẤT TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thanh Huyền Hà Nội, năm 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro tín dụng (RRTD) được coi là rủi ro thường trực nhất, khi xảy ra có thể để lại hậu quả nặng nề không chỉ đối với một ngân hàng, mà còn tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Mặc dù vậy, các ngân hàng thương mại (NHTM) không thể loại bỏ hoàn toàn RRTD mà chỉ có thể hạn chế ở mức độ nhất định. Trong hoạt động tín dụng của NHTM, thay vì lựa chọn chiến lược loại bỏ rủi ro, các NHTM chấp nhận rủi ro, đánh đổi rủi ro để có lợi nhuận. Hệ thống quản trị RRTD của một ngân hàng thực hiện sứ mệnh đảm bảo cho ngân hàng luôn kiểm soát rủi ro ở mức độ hợp lý (mức rủi ro ngân hàng có thể chấp nhận) phù hợp với qui mô và bản chất kinh doanh tín dụng của ngân hàng và đạt được lợi nhuận cao nhất. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), với trên 30 năm hoạt động đã đạt nhiều thành tựu được ghi nhận. Tuy vậy, tỷ lệ nợ xấu những năm gần đây vẫn luôn cao, nhiều năm vượt qua ngưỡng 3% và là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất toàn hệ thống. Do đó, để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phát triển an toàn và bền vững không còn con đường nào khác là cùng với quá trình tái cơ cấu toàn diện, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam phải chủ động triển khai quản trị rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất không phải ngoại lệ. Bởi vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng cũng như xây dựng ban hành quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo quy tắc chuẩn mực của quốc tế. Song, trên thực tế rủi ro tín dụng vẫn xảy ra và tổn thất đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất là khó tránh khỏi. 1
  3. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, tăng cường quản trị RRTD theo hướng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn là một đòi hỏi cấp bách với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất. Góp phần đáp ứng đòi hỏi đó của thực tiễn, đề tài “Tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất” 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất - Đề xuất giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất giai đoạn 2015 - 2017 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp thống kê so sánh: Tác giả luận văn sử dụng số liệu qua các báo cáo, thống kê của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất phân tích so sánh để nhận xét động thái của các chỉ tiêu qua các năm. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, mô tả qua số tuyệt đối, số tương đối, xu 2
  4. hướng phát triển để đưa ra các nhận định về quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh. Phương pháp biểu đồ: Xây dựng các bảng, biểu dựa trên biến chuỗi thời gian. Sử dụng các bảng, biểu để phản ánh thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Phương pháp phân tích: Phân tích dựa trên thống kê, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh và những nguyên nhân dẫn đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất chưa đạt mức kỳ vọng. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày theo kết cấu 3 chương: Chương 1: Lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại thông qua chuyển giao vốn cho khách hàng để họ sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh, trả gốc và lãi cho ngân hàng thương mại theo hợp đồng tín dụng. - Căn cứ vào thời hạn tín dụng  Tín dụng ngắn hạn 3
  5.  Tín dụng trung hạn  Tín dụng dài hạn - Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng  Tín dụng bằng tiền  Tín dụng bằng tài sản  Tín dụng bằng uy tín - Căn cứ vào xuất xứ tín dụng  Tín dụng trực tiếp  Tín dụng gián tiếp  Tín dụng khác 1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại “Rủi ro tín dụng là rủi ro về sự tổn thất tài chính (trực tiếp hoặc gián tiếp) xuất phát từ việc người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán”. Điều này có nghĩa là rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc, lãi hoặc cả gốc lẫn lãi của khoản vay; hoặc là việc thanh toán khoản vay của khách hàng không đúng kỳ hạn. 1.1.2.2 Các loại rủi ro tín dụng ngân hàng Rủi ro tín dụng của ngân hàng khá đa dạng và phức tạp, có thể nhận diện chúng qua các tiêu chí khác nhau. * Căn cứ vào tính chất của rủi ro chia rủi ro tín dụng + Rủi ro khả kháng + Rủi ro bất khả kháng * Căn cứ vào nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng có thể chia ra thành các loại sau: + Rủi ro giao dịch + Rủi ro danh mục: được chia thành hai loại rủi ro là rủi ro nội tại và rủi ro tâp trung. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình các ngân hàng thương mại 4
  6. tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động tín dụng, nhận dạng, đo lường, kiểm soát, nhằm ngăn ngừa rủi ro tín dụng, xử lý tổn thất nếu xảy ra rủi ro tín dụng nhằm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được * Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng thương mại * Mức độ tín dụng ngày càng gia tăng 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng a. Thứ nhất, nhận dạng rủi ro trước khi cấp tín dụng * Các chỉ tiêu phi tài chính (chỉ tiêu định tỉnh) - Tư cách người vay (Character) - Năng lực của người vay (Capacity) - Dòng tiền của người vay (Cash flow) - Tài sản đảm bảo (Collateral) - Các điều kiện (Conditions) - Kiểm soát (Control) Trên cơ sở 5 tiêu chí này, cán bộ tín dụng sẽ trả lời được ba câu hỏi trước khi tiến hành giải ngân đó là: (i) Khách hàng có đủ tư cách?; (ii) Hợp đồng tín dụng là đúng đắn và hợp lệ?; (iii) Tổ chức tín dụng có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm hay thu nhập khi người vay vỡ nợ?. * Các chỉ tiêu định lượng (chỉ tiêu tài chính) b. Thứ hai, nhận dạng rủi ro qua quá trình kiểm tra giám sát sau khi cấp tín dụng 1.2.2.2 Đo lường rủi ro tín dụng a. Đo lường rủi ro tín dụng một khoản tín dụng theo Basel II b. Đo lường rủi ro tín dụng bằng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ c. Đo lường rủi ro bằng mô hình điểm sổ Z 5
  7. 1.2.2.3 Kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng 1.2.2.4 Xử lỷ tồn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng a. Thu hồi nợ Phát mại tài sản Trả nợ thay Khởi kiện Bán nợ b. Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro c. Biện pháp đối với cán bộ ngân hàng, cán bộ liên quan trong NH 1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động quản trị RRTD của các NHTM, thông thường người ta sử dụng các chỉ tiêu sau  Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ quá hạn so với tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá Dư nợ cho vay quá hạn = X 100% hạn Tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp nhất kết quả hoạt động quản trị RRTD của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng thấp và/hoặc tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm càng phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại đó tốt hay hoạt động quản trị RRTD đạt hiệu quả cao.  Tỷ số giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dư nợ Nợ xấu được giải thích: “Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều 6, hoặc Điều 7 tại Quyết định số 22/VBHN-NHNN. Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng tín dụng yếu kém của các NHTM. Xem xét nợ xấu của một NHTM thông qua tỷ lệ nợ xấu Dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = X 100% Tổng dư nợ  Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay Tốc độ tăng Dư nợ cho vay năm nay trưởng dư nợ = X 100% cho vay Dư nợ cho vay năm trước . Một NHTM có quy mô dư nợ và/hoặc tốc độ tăng trưởng dư nợ năm sau cao hơn năm trước, trong khi tỷ lệ nợ quá hạn/nợ xấu giảm hoặc duy trì ở mức cho phép thể hiện hoạt động quản trị RRTD có hiệu quả.  Tỷ lệ các khoản nợ đã cơ cấu lại và/hoặc khoản xoá nợ ròng so với tổng dư nợ. 6
  8. Nhìn vào sự thay đổi trong cơ cấu TD của một NHTM sẽ thể hiện định hướng và kết quả hoạt động quản trị RRTD của NH đó.  Tính tuân thủ trong việc thực hiện chính sách, chế độ về cấp tín dụng Ngân hàng thương mại thực hiện tốt hoạt động quản trị RRTD trước hết phải là một ngân hàng tuân thủ, đáp ứng các quy định về quản trị RRTD của Chính phủ, NHNN Ngoài ra, ta có thể sử dụng thêm một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng như sau: Tỷ số giữa phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dư nợ hay so vói vốn chủ sử hữu. Tỷ số giữa dự phòng tổn thất tín dụng được trích lập so vói tổng dư nợ hay với tổng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ mất vốn = Tổng số vốn mất đã xoá trong kỳ / Dư nợ bình quân trong kỳ. Các chỉ tiêu này càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng lớn, việc quản trị rủi ro túi dụng của ngân hàng là chưa tốt. 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng 1.3.1.2 Trình độ cán bộ tín dụng 1.3.1.3 Chất lượng thông tin tín dụng 1.3.1.4 Công cụ đo lường rủi ro tín dụng 1.3.1.5 Hệ thống công nghệ của ngân hàng 1.3.1.6 Chính sách quản trị và mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng 1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan * Nhóm nhân tố từ phía khách hàng vay vốn Bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng Tình hình tài chính, năng lực quản trị của khách hàng Đạo đức của người đi vay Triển vọng phát triển của ngành nghề mà khách hàng hoạt động * Môi trường chính trị, pháp lý, kinh tế 1.4. Kinh nghiệm QT RRTD của một số NHTM trong nước và bài học kinh nghiệm đối với Agribank chi nhánh Thạch Thất. 1.4.1 Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh (VPBank) 7
  9. 1.4.2 Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 1.4.3 Bài học cho Agribank Chi nhánh Thạch Thất Kết luận chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THẠCH THẤT 2.1. Khái quát về Agribank Chi nhánh Thạch Thất 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Agribank Chi nhánh Thạch Thất Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Agribank CN Thạch Thất Ban Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kế toán tín thẩm vi tính hành kinh Dịch vụ kế kiểm tra ngân dụng định chính doanh và hoạch kiểm quỹ nhân sự ngoại tệ Marketing nguồn toán nội và vốn bộ TTQT (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) 2.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất 8
  10. 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Thạch Thất (Đơn vị: Tỷ đồng) So sánh So sánh Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số Số Số Tỷ lệ trọng trọng trọng lệ tiền tiền tiền tiền tiền % % % % % Tổng vốn 2.437 100 2.634 100 2.359 100 197 8,1 -275 -10,4 huy động Phân theo thành phần kinh tế Tiền gửi 523 21,5 615 23,3 630 26,7 92 17,6 15 2,4 dân cư Tiền gửi tổ chức 1.884 77,3 1.959 74,4 1.659 70,3 75 4 -300 -15 kinh tế Kỳ phiếu, 30 1,2 60 2,3 70 3 30 100 10 16,7 trái phiếu Phân theo loại tiền VNĐ 2.190 89,9 2.355 89,4 2.063 87,5 165 7,5 -292 -12,4 Ngoại tệ (đổi 247 10,1 279 10,6 296 12,5 32 13 17 6,1 ra VNĐ) Phân theo kỳ hạn Ngắn 1.822 74,8 1.941 73,7 1.716 72,7 119 6,5 -225 -11,6 hạn Trung và dài 615 25,2 693 26,3 643 27,3 78 12,7 -50 -7,2 hạn (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Thạch Thất) 9
  11.  Phân loại theo thành phần kinh tế + Tiền gửi tổ chức kinh tế: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ về quy mô và tỷ trọng trong tổng số nguồn vốn huy động. + Tiền gửi dân cư: Xét một cách tổng thể thì vốn huy động từ tiền gửi dân cư của chi nhánh có xu hướng tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với chi nhánh vì đây là nguồn HĐV có độ ổn định cao. + Kỳ phiếu, trái phiếu: Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn huy động bởi vì đây là kênh thu hút vốn khi NH thực sự thiếu tiền và cần huy động trong một khoảng thời gian ngắn.  Phân theo loại tiền + VNĐ: Nhìn vào các số liệu trong bảng thống kê chúng ta có thể dễ dàng nhận ra VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. + Ngoại tệ quy đổi: Thấp hơn so với VNĐ và chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong cơ cấu vốn huy động (khoảng 10%). Tuy nhiên nguồn ngoại tệ huy động có xu hướng tăng nên qua mỗi năm khoảng 1 triệu USD. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với NH trong tình hình kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế toàn cầu  Phân theo kỳ hạn Tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng áp đảo và duy trì trong 3 năm liên tiếp. Tóm lại, công tác HĐV trong những năm qua đã đạt được một số kết quả bước đầu, từng bước chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tích cực, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của NH. 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất 10
  12. Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Đơn vị: Tỷ đồng Tổng dư nợ So với năm trước Năm cho vay ST (+/-) %(+/-) 2014 1.526 - - 2015 1.745 219 14,35 2016 1.990 245 14,04 2017 2.184 194 9,75 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất) Nhìn vào bảng 2.2 ta có nhận thấy, dư nợ cho vay năm 2015 là 1.745 tỷ đồng, tăng 219 tỷ đồng tương đương mức tăng 14,35% so với năm 2014. Sang đến năm 2016, con số này đã là 1.990 tỷ đồng, tăng 14,04 % tương đương mức tăng 245 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 2.184 tỷ đồng tương đương mức tăng 9,75%. Qua đó, thị phần tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư tín dụng trên địa bàn Thạch Thất được thể hiện qua bảng 2.3 Bảng 2.3: Thị phần TD của các NHTM trên địa bàn Thạch Thất Đơn vị: Tỷ lệ % Năm Năm Năm Ngân hàng 2015 2016 2017 NHNo&PTNT chi nhánh Thạch Thất 44 43 53 BIDV Thạch Thất 12 13 17 Vietinbank Thạch Thất 23 25 21 Vietcombank Thạch Thất 3 3 3 Các NHTM Cổ phần khác 17 15 6 Tổng cộng 100 100 100 (Nguồn: Báo cáo Vụ Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước) 11
  13. 2.1.3.4. Kết quả tài chính của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 2016 2017 Chỉ tiêu 1. Tổng thu nhập 2.244 2.089 2.016 - Thu từ hoạt động tín dụng 2.106 2.030 1.943 - Thu khác 138 59 73 2. Tổng chi phí 1.739 1.768 1.725 - Chi lãi tiền gửi 945 1.007 981 - Chi lãi tiền vay 490 368 328 - Chi khác 304 393 416 3. Lợi nhuận trước thuế 505 321 291 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT CN Thạch Thất) Ngân hàng NN& PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất đang phát triển ổn đinh và bền vững, kinh doanh rất có hiệu quả thể hiện tính năng động trong hoạt động tín dụng của mình mặc dù tốc độ tăng trưởng có sự giảm sút chút. 2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất 2.2.1 Thực trạng cấp tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất  Cơ cấu dư nợ theo loại tiền 12
  14. Bảng 2.5: Dư nợ phân theo loại tiền tệ Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) Cho vay VNĐ 1.560 89,4 1.683 84,6 1.904 87,2 Cho vay ngoại tệ 185 10,6 307 15,4 280 12,8 Tổng dư nợ cho vay 1.745 100 1.990 100 2.184 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT VN chi nhánh Thạch Thất) Hình thức cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy chính sách cho vay của chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay bằng VNĐ. Hình thức cho vay bằng ngoại tệ và vàng mặc dù có sự tăng nhanh về số lượng qua các năm song vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay Chi nhánh Thạch Thất.  Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn vay Bảng 2.6: Dư nợ phân theo kỳ hạn cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) Cho vay ngắn hạn 1.124 64,4 1.289 64,8 1.316 60,3 Cho vay trung dài hạn 621 35,6 701 35,2 868 39,7 Tổng dư nợ cho vay 1.745 100 1.990 100 2.184 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT VN chi nhánh Thạch Thất) 13
  15. Qua bảng số liệu 2.7 trên cho thấy xét về tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và ngắn hạn, trong những năm qua, tăng trưởng dư nợ chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn. NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất đã từng bước điều chỉnh sao cho tỷ lệ cho vay cân đối phù hợp với nguồn vốn huy động nhằm đạt an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tín dụng và an toàn về nguồn vốn.  Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 2.7: Dư nợ phân theo thành phần kinh tế Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) Cho vay doanh 719 41,2 830 41,7 865 39,6 nghiệp Cho vay hộ sản 1.026 58,8 1.160 58,3 1319 60,4 xuất, cá nhân Tổng dư nợ cho 1.745 100 1.990 100 2.184 100 vay (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT VN chi nhánh Thạch Thất) NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất đã tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, từng bước thúc đẩy nền kinh tế chuyển dịch cơ cấu tự cung, tự cấp là chính sang sản xuất hàng hóa theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và theo định hướng chiến lược của Nhà nước và địa phương. Góp phần hỗ trợ nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn mở rộng quy mô ngày càng phát triển ổn định và bền vững. 2.2.2 Thực trạng quy trình tín dụng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất 14
  16. Sơ đồ 2.2: Quy trình tín dụng tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất THẨM ĐỊNH TRƯỚC CHO VAY  Tiếp nhận, tư vấn và  Thẩm định các điều  Xét duyệt cho vay hướng dẫn khách hàng kiện vay, dự án đầu tư, theo phân quyền cấp tín lập hồ sơ vay vốn tài sản đảm bảo… dụng KIỂM TRA TRONG CHO VAY  Hoàn thiện hồ sơ và ký kết hợp  Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ và giải đồng (tín dụng, bảo đảm tiền vay) ngân KIỂM TRA GIÁM SÁT SAU KHI CHO VAY  Thu hồi nợ gốc, lãi, phí và xử lý  Thanh lý hợp đồng tín dụng và các phát sinh giải chấp tài sản đảm bảo Ngoài ra, ngân hàng đang thực hiện mức phán quyết cho vay đối với cấp chi nhánh theo quyết số 528/QĐ- HĐQT-TDDN thay thế quyết định số 555/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 01/06/2007 Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam cũng như mức dư nợ cho vay tối đa đối với 01 khách hàng được quy định tại Quyết định số 666/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT 15
  17. Việt Nam và các văn bản khác có liên quan. Cùng với đó, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng không ngừng được tăng cường ở việc cán bộ bố trí làm việc này được lựa chọn ngày càng phù hợp hơn, vừa có phẩm chất đạo đức tốt, vừa vững vàng về nghiệp vụ, vừa có phương pháp làm việc hiệu quả. 2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Tình hình nợ quá hạn Bảng 2.8: Diễn biến nợ quá hạn tại NHNN&PTNTViệt Nam Chi nhánh Thạch Thất Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Số Tiêu chí (%) Số tiền (%) tiền Tổng dư nợ cho vay 1.745 1.990 2.184 245 14,04 194 9,75 Dư nợ quá hạn 239,89 236,45 221,87 -3,44 -1,43 -14,58 -6,17 Tỷ lệ dư nợ quá hạn/ 13,75 11,88 10,16 -1,87 -13,57 -1,723 -14,50 Tổng dư nợ (%) (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh Thạch Thất) Dư nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng giảm qua các năm, năm 2015 dư nợ quá hạn của ngân hàng là 239,89 tỷ đồng chiếm 13,75% tổng dư nợ cho vay, đến năm 2016 là 236,45 tỷ đồng giảm 3,44 tỷ đồng tương ứng -1,43% so với năm 2015 và chiếm 11,88% tổng dư nợ. Năm 2017 tiếp tục giảm 14,58 tỷ đồng ứng với 6,17% so với năm 2016 và chiếm 10,16% trong tổng dư nợ. 16
  18. Tình hình nợ xấu Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Đơn vị : Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) Tổng dư nợ 1.745 100 1.990 100 2.184 100 Nợ xấu 72,71 4,17 70,26 3,53 66,22 3,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh Thạch Thất) Xu thế nợ quá hạn và nợ xấu xu hướng đều giảm về cả số tuyệt đối và tỷ lệ. Năm 2015 và 2016 là năm bộc lộ chất lượng tín dụng yếu kém tồn tại của nhiều năm trước để lại. Bảng 2.10: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số Số Số trọng trọng trọng tiền tiền tiền (%) (%) (%) KH Hộ sản xuất 28,72 39,5 29,72 42,3 28,61 43,2 KH Doanh 43,99 60,5 39,84 56,7 37,61 56,8 nghiêp Tổng nợ xấu 72,71 4,17 70,26 3,53 66,22 3,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT CN Thạch Thất) Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng tại NHNo&PTNT chi nhánh Thạch Thất được thể hiện qua bảng số liệu sau: Tỷ lệ nợ xấu khối doanh nghiệp tăng mạnh do nền kinh tế cả nước trong năm bị suy thoái, dù chính phủ có nhiều chính sách tiền tệ để kích 17
  19. cầu nhằm ổn định sản xuất kinh doanh. Đối với cho vay theo hộ sản xuất một số hộ, một số chủ trang trại còn thiếu kiến thức kinh doanh theo cơ chế thị trường, thường chạy đua sản xuất kinh doanh nhất thời, thị trường tiêu thụ sản phẩm bấp bênh, kinh tế hộ và kinh tế trang trại thường chịu tác động bởi thiên tai, dịch bệnh…dễ phát sinh nợ xấu. 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thạch Thất 2.3.1 Quy định chính sách cho vay và chính sách QT RRTD 2.3.2 Thực trạng nhận dạng rủi ro tín dụng Để nhận diện rủi ro tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thạch Thất thường căn cứ vào các dấu hiệu sau đây của khách hàng: Không nhận được báo cáo tài chính từ người vay một cách kịp thời, trả lãi vay chậm. Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng vay Từ điều tra thị trường Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thạch Thất nhận thấy khách hàng vay có những biểu hiện sau đây: - Thay đổi về phạm vi kinh doanh. - Mất những dây chuyền sản xuất chính, quyền phân phối sản phẩm hoặc nguồn cung cấp. - Mất một hay nhiều khách hàng có năng lực tài chính tốt hoặc nhà cung ứng chính. - Thay đổi đáng kể về giá trị của đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mà có thể làm mất năng lực sản xuất hiện hành. - Đặt giá bán hàng hóa và dịch vụ một cách không thực tế. - Những thay đổi trong quản lý, quyền sở hữu hoặc những nhân vật chủ chốt. - Chậm trễ trong việc phản ứng lại với sự đi xuống của thị trường hoặc các điều kiện kinh tế. 2.3.3 Thực trạng đo lường rủi ro tín dụng 18
  20. Bảng 2.13: Kết quả xếp hạng nội bộ các khoản cho vay tại NHNo&PTNT Việt Nam chi nhánh Thạch Thất Đơn vị : Tỷ đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 1505,11 1753,55 1962,13 Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý 167,18 166,19 155,65 Nợ nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 28,34 29,32 27,83 Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ 25,23 26,53 25,74 Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 19,14 14,41 12,65 Tổng dư nợ 1.745 1.990 2.184 Nợ quá hạn (từ nhóm 2 - 5) 239,89 236,45 221,87 Nợ xấu (nợ nhóm 3,4 và 5) 72,71 70,26 66,22 (Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo&PTNT chi nhánh Thạch Thất) 2.3.4. Thực trạng kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro tín dụng Kiểm soát trước khi cho vay: Là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện cấp tín dụng theo quy định. Kiểm soát trong khi cho vay: Là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ... Kiểm soát sau khi cho vay: Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay. 2.3.5 Thực trạng xử lý tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng Nguyên tắc phân loại nợ để quản lý Phân loại nợ là việc sắp xếp các món nợ thành các nhóm khác nhau theo mức độ rủi ro. Cơ cấu nợ, chuyển nợ quá hạn  Cơ cấu lại thời hạn trả nợ NHNo&PTNT nơi cho vay quyết định việc cơ cấu lại thời 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2