intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------  -------- HOÀNG THỊ XUÂN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHĨA HƯNG, TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THU HOÀI Hà Nội - 2015 i
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Thu Hoài đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế chính trị, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu, giúp tôi có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cơ quan như: Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Hưng, Phòng thống kê huyện Nghĩa Hưng, Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Nghĩa Hưng, Ngân hàng Chính sách huyện Nghĩa Hưng và các cơ quan hữu quan khác đã hỗ trợ, cung cấp tài liệu, tạo điều kiện cho tôi có cơ sở số liệu để nghiên cứu hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN HOÀNG THỊ XUÂN ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng ở bất kỳ công trình khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN HOÀNG THỊ XUÂN iii
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 ASXH An sinh xã hội 3 BCHTW Ban chấp hành trung ương 4 BHYT Bảo hiểm y tế 5 BHXH Bảo hiểm xã hội 6 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp 7 BTXH Bảo trợ xã hội 8 DS- KHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình 9 ESCAP Uỷ ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương 10 GDTX Giáo dục thường xuyên 11 GTSX Giá trị sản xuất 12 HTX Hợp tác xã 13 HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch 14 ILO Tổ chức lao động quốc tế 15 KT-XH Kinh tế xã hội 16 KTTT Kinh tế thị trường 17 LĐ-TB& XH Lao động thương binh và xã hội 18 LĐNT Lao động nông thôn 19 NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội 20 SXKD Sản xuất kinh doanh 21 TGXH Trợ giúp xã hội 22 THCS Trung học cơ sở 23 THPT Trung học phổ thông 24 UBMTTQVN Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 25 WB Ngân hàng Thế giới 26 XHCN Xã hội Chủ nghĩa iv
  5. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số STT Tên bảng Trang hiệu 1 1.1 Sơ đồ hệ thống ASXH ở Việt Nam 21 2 3.1 Tăng trưởng kinh tế đến năm 2014 51 GTSX và cơ cấu công nghiệp phân theo 3 3.2 52 thành phần kinh tế 4 3.3 Dân số phân theo giới tính và khu vực 54 Lao động đang làm việc trong nền kinh tế 5 3.4 54 quốc dân và cơ cấu lao động Tình hình cho hộ nghèo vay vốn huyện 6 3.5 57 Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014 Tổng hợp số liệu tham gia bảo hiểm y tế, 7 3.6 bảo hiểm xã hội cho hộ nghèo, hộ cận 62+63 nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng Tổng hợp số liệu trợ cấp xã hội trên địa 8 3.7 bàn huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 66 2014 Nguồn vốn đầu tư cho các xã nghèo của 9 3.8 71 huyện Nghĩa Hưng giai đoạn 2011- 2014 ii
  6. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) là một trong những quyền cơ bản của con người. Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận: Tất cả con người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH. Đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi tất yếu, khách quan để nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình. Hệ thống ASXH là một bộ phận trong mô hình phát triển xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Hoạt động của hệ thống ASXH là nơi thể hiện rõ nhất tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” của nền kinh tế thị trường, trong đó, con người luôn có được, bao gồm cả cảm nhận được một cuộc sống yên ổn và an toàn, có khả năng phòng ngừa những cú sốc và có những “chiếc phao cứu sinh” khi gặp phải những biến cố rủi ro bất thường. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị xã hội. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn. Nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là trong giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện và đã được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Mặt khác, từ khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường thì dù muốn hay không, tự giác hay tự phát đều phải tuân theo các quy luật kinh tế thị trường, trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Tính chất xã hội và tính chất cạnh 3
  7. tranh của kinh tế thị trường tự nó đặt ra những vấn đề về xã hội và an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy, chính sách xã hội và an sinh xã hội không phải là sự ban ơn của nhà nước đối với dân, mà trước hết là xuất phát từ chính nhu cầu phát triển kinh tế. Đó là tính chất phổ biến của vấn đề an sinh xã hội mà ngay chủ nghĩa tư bản muốn tồn tại và phát triển cũng phải tuân theo. Tính chất phổ biến này càng được coi trọng với ý nghĩa là mục đích tự thân của định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta chuyển sang kinh tế thị trường với điểm xuất phát từ thể chế kinh tế tập trung, bao cấp trong một thời gian, nên nhận thức về an sinh xã hội trong kinh tế thị trường chưa đầy đủ về tính chất phổ biến cũng như tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội ở nước ta. Trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thị trường cần phải coi trọng tính chất đặc thù của chính sách an sinh xã hội, nhờ đó phát hiện nhu cầu an sinh xã hội cùng với nguồn lực đáp ứng nhu cầu ấy. Tuy nhiên trên thực tế, hệ thống chính sách ASXH của nước ta hiện còn phân tán, chồng chéo, hiệu quả chưa cao, tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững. Tỷ lệ hộ cận nghèo, tái nghèo còn cao; mức trợ cấp xã hội còn thấp; giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người dân, nhất là đối với người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn thấp; đời sống của một số bộ phận người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số chưa bảo đảm được mức tối thiểu và có sự chênh lệch giữa miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mức trung bình của cả nước. Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thiếu thống nhất trong nhận thức về nội dung, vai trò và vị trí của ASXH trong mô hình phát triển xã hội nên hệ thống ASXH chưa theo kịp sự phát triển kinh tế, nguồn lực thực hiện bảo đảm ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào Nhà nước, chưa khuyến khích người dân và các đối tác xã hội tích cực chủ động tham gia. 4
  8. Nghĩa Hưng là một huyện ở phía Tây Nam tỉnh Nam Định với diện tích: 250,47 km², dân số: 202.281 người (năm 2007), 48,9% theo đạo Thiên Chúa. Huyện có 25 đơn vị hành chính bao gồm 22 xã và 3 thị trấn. Nghĩa Hưng nằm trong vùng bờ biển thuộc vùng Nam đồng bằng sông Hồng, là một huyện thuần nhất đồng bằng ven biển, Nghĩa Hưng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng. Tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn mang tính truyền thống, phụ thuộc vào thời tiết, hơn nữa Nghĩa Hưng lại có bờ biển dài nên mỗi khi có thiên tai bão lụt thì cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, một số hộ lâm vào tình cảnh đói nghèo. Trong những năm vừa qua, hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng đều giảm dần qua hàng năm (2011: 13,39%; 2014: 10,37%). Có được kết quả này phần lớn là nhờ các chủ trương chính sách về ASXH của chính phủ, của các cấp các ngành và sự phấn đấu nỗ lực vươn lên của các hộ nghèo tại địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện ASXH tại địa phương vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập. Từ thực trạng của chính sách ASXH, đặc biệt là ảnh hưởng của chính sách ASXH tới nghèo đói ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tác giả chọn đề tài “Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: Huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định cần làm gì và làm như thế nào để thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trong thời gian qua, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo ở huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới. 5
  9. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về ASXH - chính sách ASXH đối với hộ nghèo. - Đánh giá rà soát chính sách ASXH hiện hành trên khía cạnh đảm bảo tiếp cận, tham gia, thụ hưởng một cách bình đẳng đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định giai đoạn 2012 - 2014 - Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Chính sách An sinh xã hội đối với hộ nghèo. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Địa bàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Thời gian: 2011- 2014. Sở dĩ luận văn chọn mốc thời gian này để thấy được sự thay đổi về công tác ASXH của huyện 2 năm trước và sau khi tỉnh Nam Định thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm BCHTW Đảng khóa XI – một số vấn đề về chính sách ASXH giai đoạn 2012- 2020. Đồng thời cũng là giai đoạn 2 năm trước và sau khi huyện Nghĩa Hưng hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa. 4. Đóng góp của luận văn - Làm rõ và hoàn thiện hơn các vấn đề lý luận về hệ thống ASXH và chính sách ASXH đối với hộ nghèo. - Đánh giá thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ASXH đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng trong thời gian tới. 6
  10. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Mai Ngọc Anh, 2009. Ảnh hưởng của hệ thống an sinh xã hội tới vấn đề nghèo đói của hộ nông dân huyện Văn Chấn- tỉnh Yên Bái. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế và quản trị kinh danh, Đại học Thái Nguyên. Thái Nguyên. 2. Mạc Thế Anh, 2009. An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ. Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nộị. 3. Bộ LĐ-TB&XH, 2013. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững 2 năm (2011- 2012); phương hướng nhiệm vụ giảm nghèo năm 2013 và định hướng đến năm 2015. Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Chiều, 2013. Chính sách an sinh xã hội và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chính sách anh sinh xã hội ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Triết học. Học viện khoa học xã hội- Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam. 4. Cục thống kê tỉnh Nam Định, 2010 -2014. Niên giám thống kê tỉnh Nam Định. Nxb Thống Kê, Hà Nội. 5. Mai Ngọc Cường, 2008. Hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta giai đoạn 2006- 2015. Đề tài cấp Nhà nước. 6. Mai Ngọc Cường, 2010. Chính sách xã hội đối với di dân nông thôn- thành thị ở Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2006. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Hà Nội. 7
  11. 8. Phan Hồng Đăng, 2014. Chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế, đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, 07/12/2013. Kết quả thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng dân tộc thiểu số từ năm 2010 đến 2013. Hà Nội. 10. Bùi Văn Hồng, 2002. Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm và thu nhập. Đề tài cấp Bộ. 11. Ngân hàng Thế giới, 2008. Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 12. Ngân hàng Thế giới, 2008. Thiết kế và triển khai các mạng lưới an sinh hiệu quả về bảo trợ xã hội và thúc đẩy xã hội. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 13. Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, 2012. Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: thành tựu ấn tượng của Việt nam trong giảm nghèo và những thách thức mới. Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 14. Nguyễn Lan Hương và cộng sự, 2013. Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020. Viện khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội. 15. Phòng LĐ-TB&XH huyện Nghĩa Hưng, 2011- 2015. Báo cáo về tình hình hộ nghèo các năm 2011, 2012, 2013, 2014. 16. Phòng thống kê huyện Nghĩa Hưng, 2011-2015. Niên giám thống kê huyện Nghĩa Hưng 2010-2014. 17. Tổng cục thống kê, 2013, 2014, 2015. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012, 2013, 2014. Nxb Thống kê, Hà Nội. 8
  12. 18. Nguyễn Văn Thường, 2008. Giáo trình kinh tế Việt Nam. Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 19. Thư viện Pháp luật, 2012. Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2012 hội nghị lần thứ Năm ban chấp hành trung ương khóa XI về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020. Nxb Chính tri Quốc gia, Hà Nội. 20. Tổng cục thống kê, 2013, 2014, 2015. Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2012, 2013, 2014. Nxb Thống kê, Hà Nội. II. Các trang web 21. https://gso.gov.vn 22. http://baodientu.chinhphu.vn 23. http://thuonghieucongluan.com.vn 24. http://asiapacific.unwomen.org 25. http://www.molisa.gov.vn 26. http://giaothuy.namdinh.gov.vn 27. http://namdinh.gov.vn 28. http://nghiahung.namdinh.gov.vn 29. http://haihau.vn 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2