intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020" đi trọng tâm phân tích, đánh giá cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, đưa ra được các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VĂN THÀNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THÀNH PHỐ TRÀ VINH, TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 2: TS. PHAN VĂM TÂM Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế, họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 7 tháng 9 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) một tất yếu khách quan trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên sự chuyển đổi căn bản nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực: Phân công lại lao động xã hội, chuyển dịch các nguồn lực sử dụng trong quá trình sản xuất, gia tăng năng lực sản xuất, tăng sản phẩm xã hội, góp phần thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu nhiều thành phần, cơ cấu ngành; trong đó cơ cấu ngành là quan trọng nhất. Chuyển dịch cơ cấu ngành để phân bổ hợp lý tài nguyên, sắp xếp lại lao động phù hợp các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi trọng chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức..." (VK ĐH ĐB toàn quốc lần thứ XI, tr 98, Nxb Chính trị quốc gia-Sự thật, H, 2011). Đối với thành phố Trà Vinh (TPTV), tỉnh Trà Vinh chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tương đối của thành phố, giải quyết việc làm, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng sức cạnh tranh, gắn với nhu cầu thị trường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Xuất phát từ thực tế đó, để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên, tôi lựa chọn vấn đề: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 - 2020", làm Luận văn Thạc sĩ Kinh tế; chuyên ngành Kinh tế phát triển của mình.
  4. 2 2. Câu hỏi nghiên cứu Cách thức nào để chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh thời kỳ 2010-2020 3. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn sẽ đi trọng tâm phân tích, đánh giá cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, đưa ra được các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: cơ cấu kinh tế Phạm vi nội dung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Phạm vi không gian: Thành phố Trà Vinh 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích thống kê, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khảo sát thực tế theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Thu thập tài liệu từ các ban, ngành, cơ quan thống kê của thành phố, sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng... Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó. 6. Nội dung đề tài Chương 1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Chương 2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Trà Vinh Chương 3. Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của thành phố Trà Vinh. 7. Tổng quan các nghiên cứu Các nghiên cứu trong nước: Cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường và chính sách. Nhưng cũng có cách phân loại các nhân tố theo khía cạnh đầu vào như các nguồn tự nhiên, nguồn lực con người, vốn. Hay khía cạnh đầu ra, chẳng hạn thị trường, thói quen tiêu dùng
  5. 3 và nhóm nhân tố về cơ chế. Nhưng dù phân chia theo cách nào thì đều khẳng định cơ cấu kinh tế của mỗi nước hay mỗi địa phương hình thành và thay đổi tùy theo sự thay đổi của các yếu tố này (Bùi Quang Bình (2008)). Chúng ta có thể nhận thấy chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn liền với sự thay đổi của các yếu tố nguồn lực, trong đó só sự thay đổi nguồn nhân lực. Nhà nước và doanh nghiệp là hai chủ thể quan trọng nhất đối với việc chuyển dịch CCKT. Chất lượng và sự sẵn sàng của hai chủ thể này có ý nghĩa quyết định đối với sự thành bại của sự chuyển dịch CCKT( Ngô Doản Vịnh (2010)). Nhà nước không nên tham gia trực tiếp vào việc lựa chọn ngành hay sản phẩm mũi nhọn, mà phải là các doanh nghiệp thực hiện dựa trên sự hỗ trợ của nhà nước (Trần Đình Thiên (2013)). Việc xác định cơ cấu lao động hợp lý sẽ góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và góp phần phát triển kinh tế xã hội.Quan điểm của Mai Thế Hởn (2002), Võ Xuân Tiến (2003). Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng có thể xem xét và điều chỉnh một số mối quan hệ cụ thể trong nội bộ các ngành nhằm hoàn thiện cơ cấu kinh tế cho phù hợp với các điều kiện đã thay đổi. Quan điểm này dựa trên mối quan hệ của lao động và phát triển kinh tế. Đó là quan điểm của Mai Thế Hởn, Bùi Quang Bình (2008) và Võ Xuân Tiến. Các nghiên cứu ngoài nước: - Mô hình David Ricardo (1772 – 1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Chính ông cũng đã chỉ ra rằng lao động nông nghiệp dư thừa cần phải được giải quyết bằng cách chuyển dịch khỏi nông nghiệp và tăng năng suất lao động nông nghiệp, đó là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Lewis (1954) lại cho rằng, muốn phát triển kinh tế thì phải dựa vào sự phát triển công nghiệp để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua thu hút lao động dư thừa trong nông nghiệp góp
  6. 4 phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp. Từ các mô hình này cho thấy sự dịch chuyển cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp và dịch chuyển lao động sang các khu vực phi công nghiệp là cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. - Mô hình Kaldor cho rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. - Mô hình Sung Sang Park cho rằng nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người. - Mô hình tân cổ điển cho rằng, nguồn gốc của tăng trưởng phụ thuộc vào hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L). - Mô hình tăng trưởng Solow là một mô hình thuyết minh về cơ chế tăng trưởng kinh tế do Robert Solow và Trevor Swan xây dựng rồi được các học giả kinh tế khác bổ sung. Chỉ ra các yếu tố bên ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Mô hình Harry.T. Oshima dựa vào nông nghiệp để tăng trưởng kinh tế…
  7. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng về cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận kinh tế trong tổng nguồn kinh tế xã hội và được biểu hiện thông qua những tỷ lệ nhất định. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối quan hệ về kinh tế theo những mục tiêu nhất định. 1.1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế Dưới các góc độ khác nhau, CCKT được phân thành nhiều loại: Xét dưới góc độ phân công lao động sản xuất - Cơ cấu ngành Xét dưới góc độ hoạt động kinh tế theo quan hệ sở hữu – Cơ cấu thành phần kinh tế Xét dưới góc độ hoạt động kinh tế xã hội theo lãnh thổ - cơ cấu vùng. Xét dưới góc độ tiêu dùng : cơ cấu tiêu dùng hay tổng cầu 1.1.3. Đặc điểm của cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế luôn vận động và thay đổi: do có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ẢNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo các các ngành kinh tế chính Chất lượng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sẽ được phản ánh thông qua sự thay đổi của hệ số cosφ hoặc góc  theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất.
  8. 6 Cos   S (t ) S (t i 2 i 1 )  S (t ) S i 2 2 i 2 (t1 ) (1.1) Ở đây, S i (t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t. Góc  ( 0    90 0 ) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế. 0 Nếu  = 0 0 không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nếu  = 90 0 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất Tiêu chí phản ánh: - Sự thay đổi tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ; - Sự thay đổi tỷ trọng trong GDP của ngành nông nghiệp và công nghiệp, dịch vụ; - Sự thay đổi tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế; - Mức và tỷ lệ thay đổi lao động và vốn trong các ngành - Sự thay đổi của hệ số cosφ hoặc góc φ 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi. Ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp khai thác, chế biến và phân phối điện nước...và xây dựng. Còn ngành dịch vụ chia thành nhiều nhóm như dịch vụ thương mại, tài chính, ăn uống nhà hàng, y tế, giáo dục… Chất lượng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế cũng được đánh giá bằng công thức (1.1) trên. Tiêu chí phản ánh - Sự thay đổi tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành trong giá trị gia tăng ngành chính; - Sự giá trị gia tăng của các ngành trong tăng trưởng giá trị gia tăng ngành chính; - Mức và tỷ lệ thay đổi lao động và vốn trong nội bộ các ngành
  9. 7 - Sự thay đổi của hệ số cosφ hoặc góc φ 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH 1.3.1. Tài nguyên thiên nhiên 1.3.2. Tình hình kinh tế xã hội 1.3.3. Khả năng về nguồn lực Các nhân tố trên còn có nhân tố bên ngoài về xu thế chính trị của khu vực và thế giới; xu thế quốc tế hóa lực lượng sản xuất và sự phát triển vũ bão của khoa học và công nghệ.
  10. 8 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH VÀ CÁC NHÂN TỐ KHÁC ẢNH HƯỞNG TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 2.1.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Trà Vinh Thành phố Trà Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, có diện tích tự nhiên 6.803,5 ha chiếm gần 3% diện tích của tỉnh, có 10 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 01 xã. Vị trí thành phố nằm ở phía Nam sông Tiền. Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách thành phố Hồ Chí Minh 202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biển Đông 40 km, với hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Thành phố Trà Vinh có dân số 103.838 người (năm 2012), trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh. Nguồn lao động có 64.407 người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm bình quân là 1,02%. 2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của thành phố Trà Vinh “Trong những năm qua kinh tế thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, với mức tăng bình quân GDP 14,09%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng từ 32,03% tăng lên 36,09%; thương mại - dịch vụ từ 58,03% tăng lên 58,23%; nông nghiệp – thủy sản từ 9,94% còn 5,68%. ” ( Trích VK ĐH ĐB Đảng bộ TPTV 2010 – 2015). Cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển nhanh, từ khi thành phố Trà Vinh được công nhận là đô thị loại III đến nay, được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh, thành phố Trà Vinh đã huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển đô thị, nhất là lĩnh vực
  11. 9 quy hoạch và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉnh trang đô thị ... 2.1.3. Khả năng về vốn của thành phố Trà Vinh Tập trung khai thác tốt các nguồn thu, tổng thu ngân sách địa bàn năm 2012 đạt 533,591 tỉ đồng, mức tăng thu bình quân hàng năm 9,77%. Huy động tổ vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.953 tỉ đồng tăng bình quân 26,7%. 2.1.4. Khả năng về lao động của thành phố Trà Vinh Dân số trong độ tuổi lao động năm 2012 là 64.407 người, số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế 56200 người chiếm 80% tổng số lao động và chiếm 50% tổng dân số. 2.2. TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo các ngành kinh tế chính Hình 2.1. Cho thấy trong nền kinh tế của thành phố Trà Vinh, nông nghiệp chỉ còn chiếm tỷ trọng nhỏ. Với cơ cấu đóng góp trong tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành như trên có thể thấy rõ vai trò của ngành công nghiệp - xây dựng là rất quan trọng, Ngành thương mại - dịch vụ vẫn là ngành có vai trò chi phối trong chiến lược tăng trưởng của thành phố. Theo bảng 2.1. thì hệ số góc chuyển dịch 2006-2010 nhỏ hơn hệ số góc chuyển dịch 2001-2005, hay là góc chuyển dịch thời kỳ sau cao hơn góc chuyển dịch của thời kỳ trước. Tức là chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành có chất lượng hơn.
  12. 10 100% 90% 80% 70% 61,20 61,27 57,34 57,69 58,95 57,75 57,60 57,34 56,04 54,41 56,17 57,70 % của DV trong 60% GDP 50% % của ngành CN- 40% XD trong GDP 30% 25,60 26,76 31,44 32,27 31,26 33,43 34,39 35,36 37,25 39,41 39,16 38,18 % của ngành NN 20% trong GDP 10% 0% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Hình 2.1: Cơ cấu đóng góp vào GDP theo ngành ở TPTV Bảng 2.1: Hệ số góc chuyển dịch cơ cấu ngành của TPTV Thời kỳ Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010 Cosφ 0,9992 0,9989 φ 2,29 2,69 (Nguồn: Báo cáo phát triển KT-XH tầm nhìn đến năm 2020) Hình 2.2. Mô tả tình hình cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của thành phố Trà Vinh. Từ năm 2001 lao động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần đúng theo quy luật của nền kinh tế từ 21,1% năm 2001 xuống 12,5% (-8,6%). Cũng trong thời kỳ này, cơ cấu lao động ngành dịch vụ gần như ổn định trên 50% cơ cấu lao động giữa các ngành và ngành công nghiệp-xây dựng có xu hướng tăng dần từ 19,9% năm 2001 lên 29,5% (+9,6%).
  13. 11 100,0 90,0 % lao động 80,0 trong DV 52,4 52,4 52,1 49,3 49,6 47,8 48,1 53,4 54,6 70,0 58,0 58,1 58,0 60,0 % lao động 50,0 trong C N 40,0 19,7 21,6 21,0 24,1 25,3 28,8 29,5 33,2 33,7 19,9 20,0 30,0 29,5 % lao động 20,0 trong NN 22,1 26,9 25,9 24,3 23,5 22,6 10,0 21,9 21,9 20,9 19,0 18,2 12,5 0,0 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành ở TPTV Bảng 2.2: Hệ số góc chuyển dịch cơ cấu lao động của TPTV Thời kỳ Thời kỳ 2001-2005 Thời kỳ 2006-2010 Cosφ 0,9997 0,999 φ 1,4 2,56 (Nguồn: Báo cáo phát triển KT-XH tầm nhìn đến năm 2020) (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Hình 2.3: Tốc độ phát triển (%) các ngành kinh tế TPTV
  14. 12 Hình 2.3. Cho thấy kinh tế thành phố Trà Vinh tăng trưởng liên tục trong 12 năm qua. Tốc độ tăng trưởng luôn dương. Ngành nông nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng luôn dưới mức tăng trưởng chung và thấp nhất của kinh tế, nhưng tỷ trọng của ngành này trong trong cơ cấu kinh tế rất thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển của kinh tế thành phố Trà Vinh. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo nội bộ ngành 100% 90% 26,0 26,0 80% 40,0 35,0 58,0 56,0 58,0 70% 65,0 63,0 63,0 60,0 60,0 % lao động ngành 60% chăn nuôi 50% 40% % lao động ngành 74,0 74,0 trồng trọt 30% 60,0 65,0 42,0 44,0 42,0 20% 35,0 37,0 37,0 40,0 40,0 10% 0% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Hình 2.4: Cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp Hình 2.4. Mô tả cơ cấu lao động ngành chăn nuôi giảm mạnh so với cơ cấu lao động ngành trồng trọt, từ 65% năm 2001 giảm xuống còn 26% năm 2012, điều này phù hợp với quá trình đô thị hóa khi tỷ trọng nông nghiệp còn tỷ tệ rất thấp trong các ngành kinh tế. Hình 2.5. Mô tả tỷ lệ đóng góp vào GDP nội bộ ngành công nghiệp và xây dựng của thành phố Trà Vinh, ngành công nghiệp chế biến tăng đều trong thời kỳ, còn ngành xây dựng giảm nhẹ trong thời kỳ, ngành công nghiệp khai thác, phân phối đóng góp còn rất nhỏ. Với cơ cấu đóng góp trong tỷ lệ đóng góp vào GDP của ngành như trên có thể thấy rõ vai trò của ngành công nghiệp chế biến vẫn là ngành quan trọng trong nội bộ ngành công nghiệp.
  15. 13 100% 90% 80% % của XD trong GDP 49,3 49,7 51,7 53,6 46,6 70% 59,1 57,3 55,9 57,8 60,8 55,0 53,6 60% 50% % của CN khai thác, 40% phân phối trong GDP 30% 49,1 48,8 46,7 45,4 51,5 20% 38,3 40,1 42,0 40,3 37,4 43,2 44,7 10% % của CNCB trong 0% GDP 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Hình 2.5: Cơ cấu đóng góp nội bộ ngành công nghiệp Hình 2.6. Mô tả cơ cấu vốn đầu tư nội bộ ngành dịch vụ trong thời kỳ qua, ta thấy vốn đầu tư cho lĩnh vực thương mại và lĩnh vực dịch vụ giữ xu hướng ổn định trong nội bộ ngành, như vậy là phù hợp với xu hướng chuyển dịch lao động và xu hướng đóng góp vào GDP trong nội bộ ngành. 100% 90% 80% % vốn đầu tư trong 70% 68,3 63,6 68,2 70,5 69,4 72,2 73,4 74,4 69,4 69,5 66,9 69,2 lĩnh vực DV 60% 50% 40% % vốn đầu tư trong 30% lĩnh vực TM 20% 31,7 36,4 31,8 29,5 30,6 27,8 26,6 25,6 30,6 30,5 33,1 30,8 10% 0% 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Hình 2.6: Cơ cấu vốn đầu tư nội bộ ngành dịch vụ
  16. 14 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH Thành công: Thứ nhất, đã xác định được đúng phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành. Hai là, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đã có sự chuyển dịch CCKT theo đúng xu hướng. Trong cơ cấu nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch theo quy luật. Ba là, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bước đầu đã được quan tâm xây dựng. Bốn là, việc ứng dụng các tiến bộ vào sản xuất, các tiềm năng, lợi thế của địa phương đã dần được khai thác hiệu quả. Hạn chế: Thứ nhất là, thu nhập bình quân đầu người chưa cao chỉ đạt trên mức trung bình toàn tỉnh. Cơ cấu kinh tế ngành chuyển dịch tuy đúng hướng nhưng còn chậm, sức cạnh tranh hàng hóa thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Ngành dịch vụ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhỏ lẻ. Cơ cấu thành phần tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực song sức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ- du lịch còn bị bỏ ngỏ. Hai là, hạ tầng kinh tế xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Nhiều hộ kinh doanh còn thiếu vốn sản xuất, hiệu quả sử dụng nguồn lực tuy đã được cải thiện song chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương. Bốn là, sự phát triển giữa các ngành chưa tạo được mối liên hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Nguyên nhân hạn chế: Xuất phát điểm nền kinh tế thành phố còn thấp nên thực lực thành phố chưa mạnh, vị trí địa lý nằm xa các trung tâm kinh tế nên việc liên kết, hợp tác, kêu gọi đầu tư còn bị hạn chế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được tăng cường đầu tư xây dựng nhưng chưa nhiều, chưa đồng bộ.
  17. 15 Là địa phương có mức thu ngân sách cao nhưng vẫn phụ thuộc vào vốn đầu tư chi cho đầu tư phát triển. Trên lĩnh vực kinh doanh chưa có nhiều doanh nghiệp có quy mô đầu tư lớn và hoạt động có hiệu quả, các sản phẩm dịch vụ và các mặt hàng chủ lực chưa trở thành thương hiệu mạnh.
  18. 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Nhìn chung, trong thời gian chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh tương đối khá tích cực, tốc độ trưởng trưởng của các ngành đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cũng tương đối ổn định,…Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng trong dài hạn của các ngành kinh tế có ngành phải giảm dần như nông nghiệp, tăng nhanh như thương mại dịch vụ, ngành công nghiệp xây dựng tăng ổn định đây là xu hướng đúng trong phát triển kinh tế thành phố Trà Vinh. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thành phố Trà Vinh đúng hướng, để giữ vững cơ cấu đóng góp các ngành kinh tế vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Trà Vinh, cần phải có những giải pháp cụ thể để khơi vậy thế mạnh của các ngành này. Phần này sẽ được trình bày cụ thể trong giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành cho thành phố Trà Vinh.
  19. 17 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH 3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 3.1.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Trà Vinh nhiệm kỳ 2010- 2015 đề ra: ” Giữ vững phát triển kinh tế đạt tốc độ cao và bền vững, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu, nâng cao chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tập trung khai thác mọi nguồn lực, …tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nâng cao năng lực quản lý đô thị (Văn kiện ĐH đại biểu Đảng bộ TPTV NK 2010 -2015, tr 48, lưu, 2011). 3.1.2. Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh Xuất phát từ quan điểm phát huy nội lực là chính, huy động các yếu tố bên ngoài là quan trọng. Xác định các chỉ tiêu sau: - Giai đoạn 2010 - 2015: + Tốc độ tăng trưởng bình quân năm : 16%; Nông nghiệp: - 0,74% năm. Ngành công nghiệp - xây dựng: 18,09%/ năm; Ngành thương mại - dịch vụ : 16,24%/ năm; + Tỷ trọng cơ cấu ngành nghề đến năm 2015 : Ngành nông nghiệp: 1,98%. Ngành công nghiệp - xây dựng: 34,39%; Ngành thương mại - dịch vụ: 58,68%; + Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,60 triệu đồng (tương đương 2.137 USD) vào năm 2015. + Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 17,12% hàng năm. - Giai đoạn 2016 - 2020: + Tốc độ phát triển bình quân năm : 14%;
  20. 18 + Tốc độ tăng trưởng bình quân năm : 16%; Nông nghiệp: - 0,19% năm. Ngành công nghiệp - xây dựng: 15,6%/ năm; Ngành thương mại - dịch vụ : 10,8%/ năm; + Tỷ trọng cơ cấu ngành nghề đến năm 2020 : Nông nghiệp – thủy sản: 1%. Ngành công nghiệp - xây dựng: 39,7%; Ngành thương mại - dịch vụ: 59,3%; + Thu nhập bình quân đầu người đạt 72,93 triệu đồng (tương đương 3.839 USD) vào năm 2020. + Huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 14% hàng năm trở lên. Bảng 3.1. Dự báo kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Trà Vinh đến năm 2020 2000 2005 2010 2015 2020 1.Dânsố trung 71.489 90.700 102.884 118.100 135.000 bình (người) 2.LaođộngKT 45.657 52.640 63.200 71.200 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 Khu vực I 24,3 19,0 11,1 5,0 Khu vực II 21,0 33,2 39,1 45,0 Khu vực III 54,7 47,8 49,8 50,0 3.Tổng GDP (CĐ, 413,3 817,0 2.816 4.795,0 9.845,0 tỷ đồng) Cơ cấu (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Khu vực I 14,2 9,8 6,18 1,98 1 Khu vực II 25,4 31,2 39,41 34,39 39,7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2