intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác an sinh xã hội ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về an sinh xã hội; Phân tích thực trạng công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam; Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác an sinh xã hội ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ LIỄU CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thế Tràm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng ngày 16 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài An sinh xã hội (ASXH) thể hiện quyền cơ bản của con người và là công cụ để xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh, không có sự loại trừ. Ở Việt Nam, chính sách ASXH đã được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế, khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập cho các thành viên trong xã hội. Bảo đảm ASXH đã trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước. Điều 34 Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung một quyền mới của công dân là: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”, đây cũng là cơ sở hiến định để Nhà nước xây dựng một hệ thống duy trì thu nhập do Nhà nước quản lý để bảo đảm cho công dân được hưởng quyền về ASXH. Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 hệ thống ASXH được bao phủ khắp toàn dân, trong thời gian qua thành phố Tam Kỳ đã quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách ASXH, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định, có nơi, có lúc những đối tượng thuộc chế độ bảo trợ xã hội vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa được tạo điều kiện để hòa nhập cuộc sống cộng đồng, điều này cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Công tác an sinh xã hội ở Thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” làm định hướng nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về ASXH - Phân tích thực trạng công tác ASXH trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác ASXH trên
  4. 2 địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác ASXH ở tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung công tác ASXH. - Về không gian: Các nội dung được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. - Về thời gian: Các giải pháp đề ra có ý nghĩa đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp phân tích thống kê - Phương pháp so sánh - Các phương pháp khác, … 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác an sinh xã hội Chương 2. Thực trạng công tác an sinh xã hội tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thời gian qua Chương 3. Giải pháp đẩy mạnh công tác an sinh xã hội tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam thời gian đến. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ AN SINH XÃ HỘI 1.1.1. Khái niệm an sinh xã hội ASXH là một hệ thống các cơ chế, chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế xã hội làm cho họ có nguy cơ bị suy giảm mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khách quan rơi vào hoàn cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ thống mạng lưới về BHXH, BHYT và trợ giúp xã hội 1.1.2. Bản chất và vai trò của hệ thống ASXH đối với sự phát triển xã hội a. Bản chất của ASXH b.Vai trò của hệ thống ASXH đối với sự phát triển xã hội - Đối với xã hội: Là công cụ quản lý của nhà nước nhằm giữ gìn sự ổn định về xã hội - kinh tế - chính trị của đất nước; bảo đảm ASXH là nền tảng của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là giá đỡ đảm bảo thu nhập cho người dân; ASXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thông qua việc điều hoà các mâu thuẫn xã hội và hạn chế các nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn. - Đối với các gia đình: hệ thống ASXH vừa bảo vệ cho các thành viên trong xã hội vừa nâng cao khả năng tồn tại độc lập của họ trong cuộc sống. 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của công tác an sinh xã hội và cấu trúc của hệ thống ASXH: a. Các nguyên tắc cơ bản của công tác ASXH: - Nhà nước quản lý hoạt động ASXH. - Thực hiện ASXH trên cơ sở bảo đảm xã hội cho mọi người
  6. 4 bị rủi ro thông qua sự trợ giúp của xã hội, sự chia sẽ của cộng đồng và sự bảo trợ của nhà nước. b. Cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội: - Những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro. - Những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro. - Những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội gồm 5 trụ cột: Bảo hiểm xã hội; Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm thất nghiệp; Cứu trợ và ưu đãi xã hội; Xóa đói giảm nghèo. Xét về thực chất, năm trụ cột này là nhằm thực hiện 3 chức năng chiến lược của hệ thống ASXH: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro. 1.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI 1.2.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH): BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH. a. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội b. Nội dung của bảo hiểm xã hội - Đối tượng tham gia BHXH, chủ yếu là người lao động làm công ăn lương thuộc các thành phần kinh tế khác nhau và những người phục vụ trong lực lượng vũ trang. - Hình thức BHXH: Bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. - Nguồn trợ cấp BHXH: được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. - Chế độ hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm xã hội: + Chế độ hưởng BHXH gồm hai loại: chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, mất sức, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất) và chế độ BHXH ngắn hạn (trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, hưởng trợ cấp một lần và truy lĩnh) + Thời gian hưởng trợ cấp thường ổn định và lâu dài.
  7. 5 - Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội: dựa vào mức đóng góp của người lao động vào quỹ BHXH và mức độ rủi ro của người lao động. c.Tiêu chí đánh giá: Tổng số đối tượng tham gia BHXH; mức độ bao phủ BHXH; tốc độ gia tăng của các đối tượng tham gia qua các năm; mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHXH. 1.2.2. Bảo hiểm y tế (BHYT): BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Pháp luật. a. Nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm y tế b. Nội dung của bảo hiểm y tế - Đối tượng tham gia BHYT: toàn bộ người dân trong xã hội. - Điều kiện và các dịch vụ được hưởng: các đối tượng phải tham gia đóng BHYT theo quy định và được cấp thẻ bảo hiểm y tế, BHYT chủ yếu cung cấp thuốc, chi trả các chi phí khám, chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm. c. Tiêu chí đánh giá: Tổng số đối tượng tham gia BHYT; mức độ bao phủ BHYT; tốc độ tăng của các đối tượng tham gia qua các năm; mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHYT. 1.2.3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): BHTN là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. a. Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp: b. Nội dung của BHTN: - Đối tượng tham gia BHTN: người lao động có hợp đồng lao động không xác định thời hạn; hợp đồng có xác định thời hạn; hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. - Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp: Gồm chế độ trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ Học nghề; hỗ trợ
  8. 6 đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động. - Mức đóng BHTN: Người lao động đóng bằng 1% và người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. - Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: Bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở. c. Tiêu chí đánh giá: Tổng số đối tượng tham gia BHTN; mức độ bao phủ BHTN; tốc độ tăng của các đối tượng tham gia qua các năm; mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHTN. 1.2.4. Cứu trợ và ƣu đãi xã hội a. Cứu trợ xã hội (CTXH): Cứu trợ xã hội là đảm bảo ít nhất ở mức sống tối thiểu cho các đối tượng thuộc nhóm xã hội yếu thế cần trợ giúp xã hội có cuộc sống ổn định và có điều kiện hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng. * Nguyên tắc hoạt động của cứu trợ xã hội * Nội dung của cứu trợ xã hội - Đối tượng hưởng cứu trợ xã hội: người dân nói chung đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất và tinh thần. - Hình thức cứu trợ: CTXH thường xuyên và CTXH đột xuất. - Nguồn kinh phí cứu trợ xã hội: Từ NSNN và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Mức hưởng trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp: căn cứ chủ yếu vào mức độ khó khăn của người được cứu trợ và nguồn cứu trợ. * Tiêu chí đánh giá: Số đối tượng được cứu trợ qua các năm; số kinh phí thực hiện cứu trợ qua các năm; tốc độ tăng của các đối tượng và mức độ tác động của công tác cứu trợ xã hội. b. Ưu đãi xã hội (ƯĐXH): Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và cộng đồng đối với những người có công với nhân dân, với đất nước và một số thành
  9. 7 viên trong gia đình của họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. * Đối tượng hưởng ưu đãi: những người có công (NCC) với cách mạng và thân nhân của họ. * Nguồn trợ cấp ưu đãi xã hội: chủ yếu từ NSNN. Ngoài ra, còn từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. * Chế độ ưu đãi xã hội: Chế độ ƯĐXH bao gồm các chế độ trong các lĩnh vực khác nhau như y tế, giáo dục, việc làm, trợ cấp trong đời sống sinh hoạt…Tùy thuộc vào đối tượng người có công mà được hưởng các chế độ khác nhau. * Mức trợ cấp ưu đãi xã hội: căn cứ vào thời gian và mức độ cống hiến, hy sinh của người có công. * Tiêu chí đánh giá: Tổng số đối tượng thuộc diện hưởng chính sách ƯĐXH; kinh phí thực hiện chi trả ƯĐXH; tốc độ tăng của các đối tượng qua các năm; mức độ tác động của công tác chi trả ƯĐXH. 1.2.5. Xoá đói giảm nghèo (XĐGN): Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo theo từng địa phương, khu vực, quốc gia. a. Vai trò của xóa đói giảm nghèo b. Nội dung của xóa đói giảm nghèo - Tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập bằng các chương trình: Tín dụng ưu đãi cho người nghèo; hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu; chương trình khuyến nông, lâm; đào tạo nghề, giải quyết việc làm. - Tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: y tế, giáo dục, nhà ở, các dịch vụ nước sạch và vệ sinh... - Mở rộng mạng lưới ASXH đến với người nghèo.
  10. 8 c. Tiêu chí đánh giá: Số lao động đã tìm được việc làm mới trong năm; mức hưởng lợi của người dân sau thời gian thực hiện chương trình; mức độ tác động công tác XĐGN đến đời sống nhân dân. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình - Đất đai - Khí hậu và thời tiết 1.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện xã hội - Dân số, mật độ dân số - Lao động, trình độ lao động - Dân tộc, thành phần dân tộc và tập quán - Nghề nghiệp và truyền thống sản xuất 1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - Tốc độ tăng trưởng kinh tế - Cơ cấu kinh tế - Cơ sở hạ tầng - Các chính sách và thể chế - Đội ngũ cán bộ thực thi
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI ẢNH HƢỞNG ĐẾN AN SINH XÃ HỘI THÀNH PHỐ TAM KỲ 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên Tam Kỳ là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam, có 13 đơn vị hành chính, gồm 9 phường và 04 xã với diện tích 92,82 km2. Địa hình có dạng đồi thấp, hướng dốc chung từ Tây sang Đông, bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang. Nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, trong năm có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Khí hậu khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra nên phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội - Dân số trung bình của thành phố là 111.315 người, trong đó dân số thành thị là 84.395 người, dân số nông thôn là 26.920 người. Mật độ dân số là 1.199 người/km2, phân bố dân cư không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các đường phố chính. - Lực lượng lao động dồi dào, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ khá cao. Công tác đào đạo nghề luôn được chú trọng vì thế tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề khá cao và tăng qua các năm. - Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng hợp lý và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương. - Thu nhập bình quân đầu người tăng qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm xuống khá nhanh. 2.1.3. Đặc điểm về điều kiện kinh tế - Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,01%/năm.
  12. 10 - Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng giá trị các khối ngành thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm-thủy sản. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng công tác bảo hiểm xã hội a. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội - Số người tham gia BHXH và mức độ bao phủ của BHXH tăng qua các năm, năm 2012, thành phố có khoảng 7.966 người tham gia BHXH, đến 2015 tăng lên 9.962 người, tăng bình quân 7,74%/năm. Mức độ bao phủ BHXH có tăng lên nhưng vẫn còn thấp, tính đến năm 2015 tỷ lệ bao phủ đạt 13,55%, như vậy còn khoảng 86,45% số người trong độ tuổi lao động vẫn chưa được tham gia BHXH. Bảng 2.1. Số người tham gia BHXH và mức độ bao phủ của BHXH Tốc độ Năm Năm Năm Năm Các chỉ tiêu ĐVT tăng BQ 2012 2013 2014 2015 (%/năm) 1. Số người tham gia BHXH bắt Người 7.692 8.169 8.872 9.632 7,79 buộc 2. Số người tham gia bảo hiểm xã Người 274 340 326 330 7,07 hội tự nguyện 3. Tổng số người Người 7.966 8.509 9.198 9.962 7,74 tham gia BHXH 4. Số người trong Người 71.867 72.211 72.956 73.523 độ tuổi lao động 5. Mức độ bao % 11,08 11,78 12,61 13,55 phủ BHXH (Nguồn: BHXH Thành phố Tam Kỳ) - Thu bảo hiểm xã hội: Số tiền thu BHXH hằng năm tăng lên
  13. 11 khá nhanh. Năm 2012 chỉ có 37.934 triệu đồng nhưng đến năm 2015 đạt 89.869 triệu đồng, tăng 2,37 lần so với năm 2012, nguyên nhân do số người tham gia tăng, mức lương cơ sở và mức đóng BHXH tăng theo luật định. Tình trạng nợ đọng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động còn lớn, năm 2015 là 6.837 triệu đồng, chủ yếu tập trung ở các đơn vị thuộc khu vực sản xuất. b. Công tác chi trả bảo hiểm xã hội - Số người được hưởng BHXH tăng hằng năm hầu như ở tất cả các nhóm đối tượng thụ hưởng, năm 2012 có 6.536 người, thì đến năm 2015 có 7.257 người được hưởng BHXH, tăng 1,1 lần, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2012-2015 là 3,64%/năm. - Mức chi trả BHXH: Số tiền chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH tăng mạnh qua từng năm, năm 2012 là 47.269 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 105.051 triệu đồng, tập trung phần lớn ở nhóm đối tượng nhận lương hưu trí, mặc dù số người hưởng của nhóm đối tượng này chỉ chiếm 40,9% tổng số người được hưởng BHXH nhưng số tiền chi trả cho nhóm đối tượng này lại chiếm 83,3% tổng số tiền chi trả BHXH của địa phương. - Mức độ bền vững về tài chính Bảng 2.2. Mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHXH Năm Năm Năm Năm Nội dung Đvt 2012 2013 2014 2015 1. Thu BHXH Tr.đ 37.934 57.579 75.146 89.869 2. Chi từ quỹ Tr.đ 47.269 70.155 89.070 105.051 BHXH 3.Thu-chi hàng năm Tr.đ -9.335 -12.576 -13.924 -15.182 (-) Thiếu; (+) Thừa 4. Tỷ lệ chi (2/1) % 124,6 121,8 118,5 116,9 (Tính toán từ nguồn số liệu của BHXH TP Tam Kỳ) Thời gian qua mức độ bền vững về tài chính của BHXH chưa tốt, từ năm 2012-2015 luôn ở trạng thái âm. Tuy nhiên để có được nguồn tiền để chi trả theo lịch hằng tháng, ngoài nguồn quỹ BHXH thu từ các đối tượng tham gia, BHXH Tam kỳ còn sử dụng từ nguồn ngân
  14. 12 sách Nhà nước, vì vậy vẫn duy trì được lịch trả ổn định hàng tháng. 2.2.2.Thực trạng công tác bảo hiểm y tế - Số người tham gia bảo hiểm y tế có sự tăng lên nhanh chóng qua các năm. Năm 2012 là 67.583 người, đến năm 2015 tăng lên 75.625 người, tăng 8.042 người, tốc độ tăng bình quân 3,82%/năm. - Mức độ bao phủ BHYT năm 2015 đạt 67,94% đã cơ bản bao phủ được phần lớn số người dân trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, vẫn chưa bao phủ được nhiều người trong nhóm đối tượng làm nông nghiệp, lâm nghiệp, xã viên hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. Bảng 2.3. Số người tham gia BHYT và mức độ bao phủ của BHYT Tốc độ Năm Năm Năm Năm Đối tượng Đvt tăng BQ 2012 2013 2014 2015 (%/năm) 1. Người làm Người 7.692 8.169 8.872 9.632 công ăn lương 2. Đối tượng Người 19.012 20.113 21.146 22.243 chính sách 3. Người Người nghèo, cận 12.896 11.244 8.786 6.502 nghèo 4. Học sinh, Người 17.726 18.004 18.884 19.472 sinh viên 5. BHYT tự Người 10.257 12.828 14.938 17.776 nguyện khác 6. Tổng số 3,82 Người 67.583 70.358 72.626 75.625 tham gia BHYT 7. Dân số Người 108.497 109.322 110.658 111.315 8. Mức độ bao % 62,29 64,36 65,63 67,94 phủ (6/7) ( Nguồn: BHXH Thành phố Tam Kỳ) - Công tác thu bảo hiểm y tế: Số thu của quỹ BHYT tăng nhanh qua các năm, năm 2012 là 31.856 triệu đồng, đến năm 2015 đã tăng lên 56.750 triệu đồng, tăng gấp 1,78 lần so với năm 2012. Nguyên nhân là do số người tham gia BHYT tăng hằng năm và do mức tiền lương tối thiểu
  15. 13 cũng tăng theo quy định về cải cách tiền lương của Chính phủ. - Công tác chi trả bảo hiểm y tế: BHXH thành phố Tam Kỳ chưa được phân cấp ký kết hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở y tế nên phần chi cho BHYT trong những năm qua rất ít, chủ yếu là người thụ hưởng đến thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh. Việc thanh quyết toán với các cơ sở y tế do BHXH tỉnh Quảng Nam thực hiện. Tổng chi BHYT cho người thụ hưởng đến thanh toán trực tiếp từ 2012-2015 là 6.668 triệu đồng, trong đó chi BHYT bắt buộc là 1.967 triệu đồng và chi BHYT tự nguyện là 4.701 triệu đồng. - Mức độ bền vững về tài chính: không đánh giá được mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHYT thành phố Tam Kỳ do nguồn quỹ này BHXH tỉnh Quảng Nam quản lý và trực tiếp chi trả. 2.2.3. Thực trạng công tác Bảo hiểm thất nghiệp - Số người tham gia BHTN và mức độ bao phủ của BHTN: Số người tham gia BHTN có tăng lên hằng năm nhưng không đáng kể, năm 2012, tham gia là 5.763 người, đến năm 2015 là 7.653 người, tốc độ tăng bình quân 9,93%/năm. Mức độ bao phủ của BHTN so với số người trong độ tuổi lao động tuy có tăng đều qua các năm, nhưng vẫn còn thấp, khoảng từ 8-12,5%, như vậy còn khoảng 87,5% số người trong độ tuổi lao động vẫn chưa được tham gia BHTN. Bảng 2.4. Số người tham gia BHTN và mức độ bao phủ của BHTN Năm Năm Năm Năm Các chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 1. Số người tham gia Người 5.763 6.428 7.117 7.653 BHTN 2. Số người trong độ tuổi lao động (trừ công chức, viên chức, lực lượng vũ Người 64.175 64.042 64.093 63.891 trang… không thuộc diện đóng BHTN) 3. Mức độ bao phủ BHTN % 8,98 10,04 11,1 12,46 (1/3) (Nguồn: BHXH Thành phố Tam Kỳ)
  16. 14 - Tình hình thu bảo hiểm thất nghiệp: Số tiền thu BHTN tăng đều qua các năm, năm 2012 số thu BHTN là 2.700 triệu đồng thì đến năm 2015 tăng lên 8.266 triệu đồng, do mức lương cơ sở làm căn cứ đóng BHTN tăng lên, số người tham gia BHTN tăng và chấp hành khá tốt việc đóng quỹ BHTN theo quy định. - Công tác chi trả bảo hiểm thất nghiệp: Số tiền chi từ quỹ BHTN tăng mạnh qua các năm, nếu năm 2012 chi 1.074 triệu đồng thì năm 2015 tăng lên 5.343 triệu đồng (tăng gần gấp 5 lần so với năm 2012). Trong đó nhiều nhất là chi trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm theo các quy định của pháp luật (năm 2015 chiếm 82,99% tổng số tiền chi từ quỹ BHTN). Bên cạnh đó còn đầu tư cho các chương trình hỗ trợ học nghề và tìm việc làm cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, giúp người lao động nhanh chóng tìm lại được việc làm mới. - Mức độ bền vững về tài chính: Bảng 2.5. Mức độ bền vững về tài chính của quỹ BHTN Năm Năm Năm Năm Nội dung ĐVT 2012 2013 2014 2015 1. Thu Tr. đ 2.700 4.423 7.404 8.266 2. Chi Tr. đ 1.074 3.026 4.535 5.343 3. Thu-chi hàng năm Tr. đ 1.626 1.397 2.869 2.923 (-) Thiếu; (+) Thừa 4. Tỷ lệ chi/thu (2/1) % 39,8 68,4 61,25 64,64 (Tính toán từ nguồn số liệu của BHXH) Thời gian qua mức độ bền vững về tài chính của BHTN luôn giữ được mức ổn định. Năm 2012 bội dư quỹ BHTN là 1.626 triệu đồng thì đến năm 2015 tăng bội dư lên 2.923 triệu đồng, tỷ lệ chi/thu năm 2015 là 64,64%. 2.2.4. Thực trạng công tác cứu trợ và ƣu đãi xã hội a. Công tác cứu trợ xã hội - Cứu trợ thường xuyên: Số lượng người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên khá đông, tùy theo từng nhóm đối tượng mà có sự biến động tăng, giảm khác nhau. Năm 2015 là 3.939 người, chiếm
  17. 15 3,54% dân số của thành phố, kinh phí cứu trợ là 9.566 triệu đồng, chiếm 1,3% tổng chi ngân sách địa phương, tập trung phần lớn ở nhóm người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu và người tàn tật không có khả năng lao động. - Cứu trợ đột xuất: Số người được cứu trợ đột xuất biến động thường xuyên. Năm 2012 số đối tượng được cứu trợ là 873 đối tượng với kinh phí 203 triệu đồng, nhưng đến năm 2015 số đối tượng được cứu trợ là 92 (giảm 9,5 lần so với năm 2012) với kinh phí 32 triệu đồng. Theo quy định trong giai đoạn này, mức trợ cấp cứu trợ đột xuất đối với hộ gia đình có người chết, mất tích: 4,5 triệu đồng/người; có người bị thương nặng: 1,5 triệu đồng/người; có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6 triệu đồng/hộ; mức trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng...Nhìn chung, mức độ tác động của cứu trợ đột xuất còn rất thấp, chỉ có thể đảm bảo ổn định cuộc sống và sản xuất trước mắt cho một số hộ thiệt hại nặng, về lâu dài các hộ gia đình này vẫn rất khó khăn. b. Ưu đãi xã hội Hiện nay Tam Kỳ có 2.863 đối tượng được hưởng các chính sách, chế độ trợ cấp ưu đãi, chiếm 2,57% dân số toàn thành phố, kinh phí chi trả 70.895 triệu đồng, chiếm 9,66% tổng chi ngân sách của thành phố, tập trung chủ yếu ở 3 nhóm lớn đó là thương binh loại B, nhóm trợ cấp tuất đối với thân nhân liệt sĩ, người có công cách mạng và Mẹ Việt Nam anh hùng. Bên cạnh đó, hằng năm thành phố cũng có nhiều chính sách khác như thăm hỏi, thắp hương, tặng quà cho đối tượng người có công cách mạng nhân dịp Tết nguyên đán và các dịp lễ trong năm; triển khai xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, xét miễn giảm tiền sử dụng đất ở, tổ chức điều dưỡng … 2.2.5. Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo a. Một số chương trình xóa đói giảm nghèo cụ thể - Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho vùng đặc biệt khó khăn
  18. 16 bãi ngang ven biển theo Chương trình 257 của Chính phủ tại 03 xã Tam Phú, Tam Thanh, Tam Thăng: Tổng số tiền đầu tư từ 2012- 2015 là 10,8 tỷ đồng, được đầu tư các công trình như xây dựng Trường mầm non thôn Thượng Thanh; nâng cấp đường giao thông nông thôn tuyến Vĩnh Bình đi Xuân Quý, tuyến Tân Phú đi Phú Đông, tuyến Thạch Tân đi Thái Nam; nâng cấp, sửa chữa kênh chính Bắc - Trạm bơm Xuân Quý, kết quả có trên là 87 ngàn lượt người dân được hưởng lợi từ các công trình này. - Chương trình đào tạo nghề và giải quyết việc làm: + Từ năm 2012-2015, mở được 52 lớp (trong đó đào tạo nghề phi nông nghiệp 10 lớp, đào tạo nghề nông nghiệp 42 lớp) cho 1.844 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo hằng năm được nâng lên, năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 65%. + Số người được giải quyết và tạo việc làm thêm hằng năm cũng khá cao (năm 2015 là 4.700 người) và luôn đạt 100% kế hoạch chỉ tiêu đề ra. Việc tập trung, nỗ lực thực hiện các biện pháp đào tạo nghề và giải quyết việc làm đã góp phần thực hiện mục tiêu thoát nghèo bền vững của thành phố. - Thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo theo quy định chung của Trung ương: + Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, vay xuất khẩu lao động, vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở… theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg; hỗ trợ dụng cụ học tập, học phí theo Nghị định 49/2010 cho HSSV nghèo; hỗ trợ trực tiếp cho khẩu nghèo, mua BHYT, hỗ trợ tiền điện cho người nghèo...với tổng số tiền trợ cấp năm 2015 là 40.064 triệu đồng. + Tổng số nhà đại đoàn kết xây dựng cho hộ nghèo từ năm 2012-2015 là 297 nhà với tổng kinh phí 11.281 triệu đồng. Xây nhà cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ là 525 nhà với tổng kinh phí là 5.891 triệu đồng. Mặc dù số nhà hỗ trợ cho người nghèo không lớn và có sự
  19. 17 biến động nhiều giữa các năm, tuy nhiên đây cũng là sự cố gắng không nhỏ của Tam Kỳ trong công tác trợ giúp và cứu trợ xã hội. b. Kết quả thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo Trong những năm qua số hộ nghèo và cận nghèo giảm rõ rệt, nếu như năm 2011 thành phố có 1.736 hộ nghèo với tỷ lệ 6,33%, thì đến năm 2015 giảm xuống còn 44 hộ, tỷ lệ 1,48%. Hộ cận nghèo năm 2011 có 2.507 hộ, tỷ lệ 9,14% nhưng đến năm 2015 đã giảm xuống còn 808 hộ, tỷ lệ 2,72%. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TAM KỲ 2.3.1. Những thành công và hạn chế a. Thành công b. Những hạn chế 2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
  20. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CƠ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Các dự báo xu hƣớng phát triển xã hội và xu hƣớng của chính sách an sinh xã hội hiện nay a. Các dự báo về xu hướng phát triển xã hội b. Xu hướng của chính sách an sinh xã hội hiện nay - Phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và hệ thống pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển KT-XH. - Mở rộng và cải thiện hệ thống ASXH để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. - Xây dựng hệ thống chính sách theo hướng đa tầng, linh hoạt và hỗ trợ lẫn nhau. - Tăng cường nguồn lực của Nhà nước cho chính sách ASXH. - Phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. 3.1.2. Chiến lƣợc phát triển KT-XH thành phố Tam Kỳ đến 2020 “Tập trung mọi nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững; chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển nhanh thương mại dịch vụ, công nghiệp, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nông nghiệp đô thị và xây dựng nông thôn mới; Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị...; Tập trung xây dựng và phát triển văn hóa – xã hội, chăm lo phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo an sinh xã hội...” 3.1.3. Các quan điểm định hƣớng khi xây dựng giải pháp - Lấy người thụ hưởng làm trọng tâm trong công tác ASXH. - Chú ý đến tính động của đối tượng thụ hưởng. - Căn cứ vào điều kiện chung của cả nước và đặc điểm riêng của địa phương đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2