intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng chính sách xã hội, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hải Lăng trong thời gian qua, luận văn đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách của PGD Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hải Lăng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ NGUYỄN BÁ MINH THẮNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Quảng Ngãi - Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN ⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯⎯ Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Yến Linh Phản biện 1: Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: Tống Thiện Phước Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 15 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bên cạnh mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, việc bảo đảm các mục tiêu an sinh xã hội, đặc biệt là xóa đói giảm nghèo, là một vấn đề được Chính phủ Việt Nam nhận thức và triển khai thực hiện ngay từ đầu giai đoạn đổi mới nền kinh tế. Trong các chính sách hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống, từ đó vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, thì tín dụng chính sách là một công cụ luôn được lựa chọn và ưu tiên thực hiện, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Các chính sách tín dụng ưu đãi đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong kinh tế xã hội và những nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây. Từ khi được thành lập tới nay, NHCSXH đã không ngừng nghiên cứu và đưa vào thực tiễn một mô hình quản lý mới, áp dụng phương thức cấp tín dụng phù hợp với điều kiện của khách hàng, phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các tổ chức CT-XH nhận ủy thác (gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên), đổi mới hệ thống văn bản, chính sách, quy trình hoạt động trên phạm vi toàn hệ thống cho phù hợp với yêu cầu mới từ thực tiễn, hướng tới giải quyết nhu cầu về vốn tín dụng cho hàng chục triệu khách hàng. Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do phải đối mặt với sự bùng phát của dịch COVID-19. Quảng Trị còn chịu ảnh hưởng
  4. 2 nặng nề của lũ lụt lịch sử xảy ra. Cùng với hệ thống NHCSXH toàn quốc, trong những năm vừa qua hoạt động của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo an sinh xã hội. Vốn tín dụng chính sách của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng đã hỗ trợ người dân làm ăn có hiệu quả, đời sống cải thiện hơn trước, đã huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn. Dù vậy, quá trình hoạt động, đặc biệt là hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại PGD NHCSXH huyện Hải Lăng vẫn phát sinh một số tồn tại, hạn chế như nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế của người vay; công tác điều tra, xác nhận hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nơi, có lúc chưa chính xác, kịp thời; tín dụng chưa thật sự gắn với việc hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; hiệu quả sử dụng vốn vay ở một số nhóm đối tượng khách hàng còn thấp; nợ xấu của đơn vị tuy thấp nhưng lại chưa bền vững ở một số nơi… Để phù hợp với giai đoạn phát triển mới, phù hợp với Chiến lược Phát triển NHCSXH Việt Nam, định hướng của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị và Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, PGD NHCSXH huyện Hải Lăng cần phải tiếp tục được nâng cao năng lực hoạt động trên tất cả các phương diện, trong đó cần đặc biệt quan tâm tới việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động tín dụng chính sách gắn liền với hiệu quả, đồng thời có những khuyến nghị chính sách tín dụng ưu đãi phù hợp để nâng cao hiệu quả của công tác cho vay này. Để phát huy hiệu quả nguồn lực, căn cứ tình hình thực tiễn, PGD NHCSXH huyện Hải Lăng cần điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn, từ
  5. 3 nhiệm vụ có tiến độ thực hiện thấp sang nhiệm vụ có tiến độ thực hiện nhanh hơn. Tổng hợp nhu cầu vốn thực tế của người vay để kịp thời xây dựng kế hoạch tín dụng, kiến nghị với Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị bổ sung nguồn vốn để cho vay tại đơn vị đầy đủ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hộ vay. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng tín dụng chính sách tại PGD NHCSXH huyện Hải Lăng nhằm đưa ra giải pháp giúp hộ nghèo và đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, cải thiện điều kiện sống, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương là một vấn đề hết sức cấp thiết. Xuất phát từ lý do trên, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại PGD NHCSXH huyện Hải Lăng trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tín dụng chính sách, hoạt động quản lý tín dụng chính sách và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng chính sách xã hội.
  6. 4 - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại PGD NHCSXH huyện Hải Lăng giai đoạn 2018-2020, tìm ra những mặt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại PGD NHCSXH huyện Hải Lăng phù hợp với định hướng về giảm nghèo và các chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước và địa phương trong giai đoạn 2021-2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đề tài được triển khai tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách giai đoạn 2018-2020 và các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn 2021-2025. - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng qua 3 năm 2018-2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu - Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại NHCSXH Việt Nam, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị; các báo cáo tổng kết, sơ kết của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng qua các năm 2018, 2019, 2020; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách,
  7. 5 báo, tạp chí và các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet. - Đối với số liệu sơ cấp Thông qua kỹ thuật phỏng vấn, điều tra, khảo sát các Thành viên BĐD HĐQT NHCSXH huyện Hải Lăng; lãnh đạo các tổ chức CT-XH huyện xã, Ban xóa đói giảm nghèo xã, các Ban quản lý Tổ TK&VV và một số khách hàng vay vốn để nắm bắt được nhìn nhận của khách hàng về hoạt động quản lý tín dụng chính sách của PGD, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị phù hợp hơn. Phương pháp điều tra: Thiết lập bảng hỏi với thang đo 5 mức độ (thang điểm Likert) để lượng hóa các mức độ đánh giá. 4.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Thống kê mô tả: Mô tả thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại PGD NHCSXH huyện Hải Lăng theo các chỉ tiêu nghiên cứu. - Phương pháp phân tổ: Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu, tiêu thức để chia chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ khác nhau nhằm so sánh, đánh giá và phân tích. - Phương pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản lý tín dụng chính
  8. 6 sách của Ngân hàng Chính sách Xã hội. Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng giai đoạn 2018 - 2020. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng giai đoạn 2021 - 2025. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Từ khi Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập NHCSXH đến nay, NHCSXH từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng chính sách các cấp từ Hội sở chính Trung ương cho đến các Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện. Đây là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của lãnh đạo các cấp của hệ thống NHCSXH, các cơ quan, hội đoàn thể, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động quản lý tín dụng chính sách như: Luận án tiến sĩ kinh tế “Quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội đáp ứng mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội” của tác giả Dương Quyết Thắng năm 2016 định hướng mục tiêu phát triển của NHCSXH đến năm 2020, tại Học viện ngân hàng Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội” của tác giả Trần Lan Phương năm 2016, tại Học viện Ngân hàng Hà Nội. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị” của tác giả Trần Thị Hà My năm 2017, tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tín dụng chính sách tại
  9. 7 NHCSXH huyện Cam Lộ giai đoạn 2014 - 2016. Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” của tác giả Lê Ngọc Hải năm 2018, tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH huyện Triệu Phong giai đoạn 2014 - 2016 và đề xuất các giải pháp đến năm 2020. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại NHCSXH đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng. Vì vậy, việc nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng góp cho hoàn thiện hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hải Lăng rất nhiều.
  10. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Tổng quan về tín dụng chính sách 1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính sách xã hội Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ yếu là phục vụ người nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc biệt của mỗi quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH không phải là lợi nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tượng chính sách. Chính vì thế, NHCSXH không phải là một NHTM và không đáp ứng các tiêu chí về kinh doanh thương mại. 1.1.2. Khái niệm tín dụng chính sách Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác ban hành ngày 04/10/2002 thì tín dụng chính sách được hiểu như sau: “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội”. 1.1.3. Đặc điểm tín dụng chính sách 1.1.4. Vai trò của tín dụng chính sách 1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác quản lý tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội. 1.2.1. Khái niệm về quản lý tín dụng chính sách Tín dụng chính sách là một khái niệm đặc thù nên việc quản lý
  11. 9 nó cũng mang tính đặc thù. Với phạm vi nghiên cứu của luận văn, khái niệm về Quản lý tín dụng chính sách như sau: “Quản lý tín dụng chính sách là một quá trình gồm các hoạt động thiết lập chiến lược, phối hợp, thống nhất từ trung ương đến cơ sở của các cấp chính quyền, hội đoàn thể, NHCSXH để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội”. 1.2.2. Mục tiêu quản lý tín dụng chính sách 1.2.3. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách 1.2.3.1. Nội dung quản lý tín dụng chính sách - Thứ nhất, xây dựng được chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. - Thứ hai, giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. - Thứ ba, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch tín dụng. - Thứ tư, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch tín dụng. - Thứ năm, tổng kết, sơ kết, đánh giá định kỳ. 1.2.3.2. Công cụ quản lý tín dụng chính sách - Thứ nhất, mạng lưới và cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng. - Thứ hai, mức cho vay - Thứ ba, lãi suất cho vay - Thứ tư, thời hạn cho vay và trả nợ - Thứ năm, xử lý nợ rủi ro 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý tín dụng chính sách 1.2.4.1. Mức độ tuân thủ quy trình tín dụng 1.2.4.2. Về thực hiện kế hoạch nguồn vốn
  12. 10 1.2.4.3. Về thực hiện kế hoạch tín dụng 1.2.4.4. Về chất lượng tín dụng 1.2.4.5. Về công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội 1.2.5. Các nhân tố tác động đến công tác quản lý tín dụng chính sách 1.3. Kinh nghiệm hoạt động quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng trong nước và bài học kinh nghiệm đối với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng 1.3.1. Kinh nghiệm hoạt động quản lý tín dụng chính sách của một số Ngân hàng Chính sách xã hội trong nước 1.3.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị 1.3.2.2. Kinh nghiệm của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng Một là, áp dụng chặt chẽ và nghiêm khắc nguyên tắc thẩm định tín dụng. Hai là, xây dựng được mạng lưới nhận diện khách hàng vay vốn chặt chẽ, có đầy đủ thông tin về khách hàng. Ba là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, vai trò của Ban quản lý tổ. Bốn là, nâng cao cơ sở vật chất và chất lượng hoạt động của điểm GDX, đặc biệt các vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa. Năm là, tăng cường huy động tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV để tạo thói quen tiết kiệm và hiểu biết về quản lý tài chính cho người dân,
  13. 11 tích lũy giúp họ để giảm bớt áp lực trả nợ vào cuối kỳ. Sáu là, công tác kiểm tra, kiểm soát, duy trì kỷ cương là một vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách.
  14. 12 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN HẢI LĂNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 2.1. Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.1.1. Tổng quan về huyện Hải Lăng 2.1.2. Khái quát về Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2.2 Mô hình tổ chức hoạt động 2.1.3. Khái quát các chương trình tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.1.4. Tình hình nguồn vốn của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2018 - 2020 là 89.323 triệu đồng, tăng 18.364 triệu đồng so với cuối năm 2017. Trong đó: Nguồn vốn TW: 85.422 triệu đồng, chiếm 95,63%/Tổng nguồn vốn, tăng 17.562 triệu đồng so với cuối năm 2017; Nguồn vốn NSĐP cấp Tỉnh do Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh phân bổ: 2.830 triệu đồng, chiếm 3,17% tổng nguồn vốn; Nguồn vốn NSĐP cấp Huyện thực hiện: 1.071 triệu đồng, chiếm 1,2%/Tổng nguồn vốn, tăng 571 triệu đồng so với cuối năm 2017 (thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong giai đoạn 2018 - 2020, UBND huyện đã chuyển 1.071 triệu đồng sang cho NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác).
  15. 13 Bảng 2.2. Nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng trong 3 năm, từ 2018-2020 Đơn vị: Triệu đồng Tăng trưởng Tăng trưởng T Năm Năm Năm 2019/2018 2020/2019 Chỉ tiêu T 2018 2019 2020 Số Số % % tiền tiền Tổng nguồn vốn 7.470 23.707 58.146 16.237 217,4 34.439 145,3 I Tỷ trọng % 100 100 100 Nguồn vốn TW 6.360 22.396 56.666 16.036 252,1 34.270 153,0 1 Tỷ trọng % 85,1 94,5 97,5 Nguồn vốn Ngân sách địa phương 800 950 1.080 150 18,8 130 13,7 2 cấp Tỉnh phân bổ Tỷ trọng % 10,8 4,0 1,8 Nguồn vốn Ngân sách địa phương 310 361 400 51 16,5 39 10,8 3 cấp Huyện Tỷ trọng % 4,1 1,5 0,7 Nguồn: PGD Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng [1] Qua số liệu trên cho thấy, tổng nguồn vốn của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng liên tục tăng trưởng qua các năm. Năm 2018 tổng nguồn vốn là 7.470 triệu đồng, đến năm 2019 là 23.707 triệu đồng, tăng 16.237 triệu đồng so với năm 2018, đến năm 2020 là 58.146 triệu đồng tăng mạnh 34.439 triệu đồng so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2019 là 217,4%, năm 2020 là 145,3%. 2.1.5. Tình hình cho vay tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng
  16. 14 Bảng 2.3. Tình hình cho vay tín dụng chính sách qua 3 năm 2018-2020 Đơn vị: Triệu đồng, Tổ, Hộ vay Năm Năm Năm 2019/2018 2020/2019 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 ± % ± % 1. Doanh số cho vay 117.366 133.746 173.013 16.380 14,0 39.267 29,4 2. Doanh số thu nợ 109.749 110.039 114.867 290 0,3 4.828 4,4 3. Dư nợ cuối năm 323.555 347.262 405.408 23.707 7,3 58.146 16,7 4. Dư nợ ủy thác qua 313.028 340.314 402.303 27.286 8,7 61.989 18,2 các tổ chức CTXH - Tỷ lệ dư nợ ủy 96,7 98,0 99,2 1,3 1,3 1,2 1,3 thác/tổng dư nợ (%) 5. Cho vay trực tiếp 10.527 6.948 3.105 -3.579 -34,0 -3.843 -55,3 - Tỷ lệ dư nợ cho vay trực tiếp/tổng dư nợ 3,3 2,0 0,8 -1,3 -38,5 -1,2 -61,7 (%) 6. Số Tổ TK&VV 275 271 264 -4 -1,5 -7 -2,6 7. Số khách hàng: 10.530 10.357 10.174 -173 -1,6 -183 -1,8 8. Dư nợ bình 30,7 33,5 39,8 3 9,1 6 18,8 quân/01 hộ Nguồn: PGD Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng [1] Doanh số cho vay tăng qua các năm, từ 117.366 triệu đồng năm 2018, tăng lên 173.013 triệu đồng năm 2020, với mức tăng 55.647 triệu đồng trong 2 năm, mức tăng bình quân gần 21,7%/năm. Doanh số thu nợ cũng tăng theo thời gian, năm 2018: 109.749
  17. 15 triệu đồng; năm 2019: 110.039 triệu đồng; năm 2020: 114.867 triệu đồng. Doanh số thu nợ trên 66% so với doanh số cho vay, thể hiện khoản vay đến hạn ngày một nhiều nhưng khả năng cho vay lại cũng khá tốt. Dư nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức CT-XH chênh lệch lớn so với cho vay trực tiếp đến khách hàng, chiếm tỷ lệ 96,7% cuối năm 2018, và lên đến 99,2% cuối năm 2020. Dư nợ bình quân trên hộ tăng từ 30,7 triệu đồng năm 2018, lên 39,8 triệu đồng năm 2020, tăng 29,7%, cho thấy đơn vị đã chú trọng nâng mức vay hàng năm. Bảng 2.6. Nợ quá hạn và nguyên nhân nợ quá hạn Đơn vị tính: triệu đồng Tỷ Tỷ Tỷ Nguyên nhân Năm Năm Năm trọng trọng trọng nợ quá hạn 2018 2019 2020 % % % Tổng nợ quá hạn 525 100 385 100 358 100 Thiên tai, chết 79 15 23 6 71 20 Chủ quan, chây ỳ 278 53 189 49 219 61 Thua lỗ, khác 168 32 173 45 68 19 Tổng dư nợ 323.555 347.262 405.408 Tỷ lệ nợ quá hạn % 0,16 0,11 0,09 Tăng giảm nợ quá -0,05 -0,02 hạn % Nguồn: PGD Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng [1] Nợ quá hạn của đơn vị giảm dần qua các năm, năm 2018 tỷ lệ nợ quá hạn 0,16%, năm 2019 tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống 0,11%, cuối
  18. 16 năm 2020 tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 0,09%, cho thấy đơn vị đã chú trọng công tác chất lượng tín dụng. Nợ quá hạn do nguyên nhân chây ỳ chiếm tỷ trọng cao trên 60%, do thiên tai chết 20% và nguyên nhân thua lỗ dưới 20%, cho thấy đơn vị cần phải chú ý đến chất lượng khi cho vay, chất lượng khi thẩm định, xác định hộ vay và chất lượng sử dụng vốn... 2.2. Thực trạng về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.2.1. Nội dung và công cụ quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.2.1.1. Nội dung quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.2.1.2. Công cụ quản lý tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.2.2. Kết quả hoạt động quản lý tín dụng chính sách Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.2.2.1. Về công tác thực hiện kế hoạch nguồn vốn Tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2018 - 2020 là 89.323 triệu đồng, tăng 18.364 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2017, tương đương 26,9%. 2.2.2.2. Về thực hiện kế hoạch tín dụng - Doanh số cho vay đến 31/12/2020, đạt 173.013 triệu đồng, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2019, với 4.162 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. - Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đến 31/12/2020 đạt 405.408 triệu đồng, tăng 58.146 triệu đồng tăng 16,7% so với 31/12/2019 với 10.174 hộ nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ.
  19. 17 2.2.2.3. Công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng Đến 31/12/2020, dư nợ quá hạn 358 triệu đồng, chiếm 0,09% tổng dư nợ, giảm 27 triệu đồng so với năm 2019, có 01 đơn vị có dư nợ quá hạn tăng so với đầu năm là: Hải An tăng 12 triệu đồng; 03 đơn vị giảm nợ quá hạn so với đầu năm là Hải Phú giảm 14 triệu đồng, Hải Chánh giảm 12 triệu đồng và TT Diên Sanh giảm 12 triệu đồng; có 05 đơn vị không có nợ quá hạn là: Hải Định, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Quế, Hải Khê. 2.2.2.4. Công tác ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội Đến 31/12/2020, dư nợ ủy thác qua 04 tổ chức chính trị - xã hội đạt 402.303 triệu đồng, chiếm 99,23%/tổng dư nợ, tăng 61.989 triệu đồng so với đầu năm, tương đương tốc độ tăng hơn 18,2%, nợ quá hạn 328 triệu đồng, tỷ lệ nợ quá hạn 0,081%. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hải Lăng 2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Về các chương trình tín dụng chính sách Thứ nhất, từ 3 chương trình tín dụng nhận bàn giao ban đầu , đến nay PGD NHCSXH huyện Hải Lăng đang thực hiện 12 chương trình tín dụng chính sách, trong đó có 7 chương trình tín dụng lớn (dư nợ chiếm tới trên 95%/tổng dư nợ. Thứ hai, tổng dư nợ của NHCSXH đến 31/12/2020 đạt 405.408 triệu đồng, tăng 81.853 triệu đồng so với năm 2018 (tăng trưởng hơn 25%); tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt hơn 12%. 2.3.1.2. Về quy trình quản lý tín dụng chính sách 2.3.1.3. Về việc sử dụng các công cụ quản lý tín dụng chính sách 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
  20. 18 2.3.2.1. Những tồn tại trong các khâu của quy trình quản lý tín dụng chính sách - Đơn vị vẫn chưa thực sự chú trọng việc xây dựng kế hoạch tín dụng dẫn đến việc vẫn để tồn đọng không giải ngân hết nguồn vốn, không hoàn thành kế hoạch tín dụng. - Công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện các cấp vẫn còn chưa được đầy đủ, thiếu các giải pháp. - Các tổ chức CT-XH nhận ủy thác của PGD NHCSXH huyện Hải Lăng còn một số tồn tại như: chưa được quan tâm khâu kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn sau khi giải ngân. Thiếu sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các Tổ TK&VV thuộc Hội quản lý. - Hoạt động của Tổ TK&VV chưa thật sự hiệu quả. - Hoạt động giao dịch tại xã còn nhiều bất cập. - Hệ thống công nghệ thông tin của NHCSXH chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý của ngân hàng đối với hoạt động của các Tổ TK&VV. 2.3.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn vay chưa đạt mức tối ưu - Về công tác hỗ trợ kỹ thuật còn chưa được chú trọng. Thực trạng này xảy ra phổ biến tại một số địa phương đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay, làm cho hiệu quả sử dụng vốn vay còn hạn chế, tiềm ẩn rủi ro. - Về thời hạn cho vay chưa sát với chu kỳ sản xuất kinh doanh của hộ vay. - Về mức cho vay còn thấp so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ vay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2