intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam" tập trung nghiên cứu lý luận thực tiễn về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam; khái quát được lý luận về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương; đánh giá được tình hình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam; kiến nghị được các giải pháp để Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐỖ NGUYỄN MỸ DUYÊN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 831 01 05 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành (Giáo trình HVCTQG – HCM). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tiêu chí tất yêu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh bền vững đồng thời đẩy các nước phát triển khai thác được tối đa các nguồn lực để góp phần vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Với vị trí đồng bằng ven biển – là vị trí địa lý kinh tế đặc biệt của Quảng Nam nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm nói chung, thị xã Điện Bàn là nơi giao thoa không chỉ là kinh thế thương mại mà còn là du lịch của miền trung. Điện Bàn nổi bật là khu đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc quy mô và hai di sản văn hóa thế giới thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm là phố cổ Hội An và khu di tích Mỹ Sơn. Với những lợi thế đó, Điện Bàn là một địa điểm hấp dẫn đối với việc đầu tư du lịch, công nghiệp và dịch vụ của tỉnh Quảng Nam. Tuy mức độ phát triển tăng nhưng Điện Bàn chưa thực sự khai thác được tiềm năng sẵn có, lợi thế vị trí đất đai, di sản văn hóa,… do vậy để tạo ra được bước chuyển biến mạnh mẽ nhưng vẫn đảm bảo được sự vững chắc trong phát triển kinh tế xã hội đòi hỏi thị xã cần có định hướng phát triển rõ ràng chi tiết. Xuất phát từ lý do đó tôi lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn thạc sĩ.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận thực tiễn về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. - Khái quát được lý luận về Chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương - Đánh giá được tình hình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam - Kiến nghị được các giải pháp để Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, thành phần kinh tế. - Thời gian: Số liệu, tài liệu thu thập phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố từ năm 2015-2019. - Không gian: Các nội dung được nghiên cứu trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích so sánh - Phương pháp thống kê kinh tế, kết hợp nghiên cứu định lượng - Phương pháp phân tích số liệu
  5. 3 - Các phương pháp khác,… 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chương 2: Thực trạng quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Chương 3: Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn những năm tới 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã tổng hợp phần nào, hệ thống hoá lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như đưa ra thực trạng một số địa phương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương đó. Tuy nhiên có thể thấy được nhưng hạn chế trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, bài viết nếu trên và thực tế chưa có đề tài nào nhiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và đầy đủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Tác giả đã định hướng, tập trung nghiên cứu vấn đề này trên địa bàn thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam trong luận văn. Tùy vào điều kiện của mỗi khu vực, mỗi quốc gia để có định hướng, giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vừa hiệu quả mà bền vững. Cần có cái nhìn đúng đắn trong việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng nhu cầu thì trường để quá trình chuyển dịch diễn ra mạnh mẽ hơn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa trong thời gian tới.
  6. 4 Như vật các nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương đối nhiều, tuy nhiên dưới nhiều góc độ tiếp cận và ý kiến khác nhau nên nhìn chung các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn một số hạn chế sau: - Đa số các tác giả chỉ dựa trên số liệu và tài liệu để phân tích và lập luận cho công trình của mình chứ chưa đi sâu nghiên cứu và khảo sát thực tế vào mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại các địa phương từ đó phát hiện ra các hạn chế bất cập. - Với các góc độ khác nhau, các công trình đã làm rõ vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm qua, tuy nhiên chưa có nhiều công tình tập trung nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Điện Bàn. Vì thế đây chính là điểm mà tác giả muốn tập trung phân tích để làm sáng tỏ góp phần phát triển thị xã Điện Bàn.
  7. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1.1.1. Những vấn đề chung về cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Cơ cấu kinh tế có thể được phân chia thành 3 loại: Cơ cấu kinh tế theo ngành, cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế và cơ cấu kinh tế theo lãnh thỗ. 1.1.2. Những vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Khái niệm Chuyển dịch cơ cấu (CDCC) kinh tế là sự thay đổi của các bộ phận cấu thành của nền kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển kinh tế- xã hội và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Vì thế mà cơ cấu kinh tế phản ánh sự thay đổi về chất và là cơ sở để so sánh các giai đoạn phát triển. b. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm phát huy và tận dụng tối đa các tiềm lực lợi thế của nền kinh tế. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ góp phần phát triển kinh tế.
  8. 6 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra sự thay đổi trong cơ cấu xã hội bởi nó tác động đến lao động, cơ cấu phân bố dân cư, góp phần vào công cuộc nâng cao chất lượng lao động. c. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Quy luật chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 1.2. NỘI DUNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong dài hạn theo lý luận kinh tế là tỷ trọng của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng trong GDP chung nền kinh tế giảm dần. còn tỷ trọng của các ngành phi nông nghiệp trong GDP chung nền kinh tế tăng dần. Sự thay đổi này diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào trình độ phát triển và điều kiện của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành cấp I Ba ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam là: nông- lâm- thủy sản, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ, được Tổng Cục Thống kê phân là ngành kinh tế cấp I chủ lực chiếm tỉ trọng GDP chủ yếu của nền kinh tế. Các ngành này là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến nền tăng trưởng kinh tế Việt Nam và chất lượng của năng lực sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thị xã được thể hiện qua các tiêu chí sau: + Mức thay đổi tỷ lệ GO của các ngành trong tổng GO của nền kinh tế theo thời gian ( ở đây GO tính theo giá hiện hành hay giá cố định năm 2010 và mức thay đổi này bằng % của GO ngành kinh tế so với GO chung của năm sau so với năm trước)
  9. 7 + Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành so với tổng số lao động của nền kinh tế theo thời gian; + Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành so với tổng số vốn của nền kinh tế theo thời gian; + Mức thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành cấp II Theo Tổng Cục Thống Kê, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành kinh tế được gọi là ngành cấp II. Trong mỗi ngành sẽ có những nội bộ ngành tiêu biểu như: - Ngành nông- lâm- thuỷ sản bao gồm ngành nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, và thuỷ sản. - Ngành công nghiệp- xây dựng bao gồm ngành công nghiệp và xây dựng. Riêng trong ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công nghiệp điện nước. -Ngành dịch vụ thì đa dạng với nhiều nội bộ ngành như dịch vụ ăn uống, dịch vụ giáo dục, y tế, du lịch,… Các tiêu chí phàn ánh CDCC nội bộ ngành kinh tế như sau : + Mức thay đổi tỷ lệ GO của các ngành nội bộ từng ngành của nên kinh tế theo thời gian; + Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi ngành so với tổng số lao động của ngành kinh tế lớn theo thời gian; + Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi ngành so với tổng số vốn của ngành kinh tế lớn theo thời gian; + Mức thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thời gian được thể hiện bằng sự thay đổi các yếu
  10. 8 tố đầu vào được phân bổ cho từng thành phần kinh tế thể hiện kết quả đầu ra trong kết quả cuối cùng của từng thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản xuất chung. Các tiêu chi phản ánh chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế được thể hiện như sau: + Mức thay đổi tỷ lệ giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế trong tổng giá trị sản xuất chung của nền kinh tế theo thời gian; Mức thay đổi tỷ trọng lao động của mỗi thành phần kinh tế so với tổng số lao động của nền kinh tế theo thời gian; + Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của mỗi thành phần kinh tế so với tổng số vốn của nền kinh tế lớn theo thời gian; + Mức thay đổi của góc chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế. 1.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng kinh tế CDCC kinh tế theo vùng lãnh thổ là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian được thể hiện bằng sự thay đổi tỷ trọng đầu vào phân bổ cho từng vùng lãnh thổ hay kết quả đầu ra trong kết quả cuối cùng của từng vùng trong tổng giá trị sản xuất chung. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ như vậy biểu thị sự thay đổi trạng thái và trình độ của nền kinh tế theo xu hướng đi lên. Các tiêu chi phản ánh chuyển dịch cơ cấu theo vùng kinh tế được thể hiện như sau: - Mức thay đổi tỷ lệ giá trị sản xuất của các vùng lãnh thổ trong tổng giá trị sản xuất chung của nền kinh tế theo thời gian hay mức thay đổi tỷ trọng lao động của các vùng lãnh thổ so với tổng số lao động của nền kinh tế theo thời gian;
  11. 9 - Mức thay đổi tỷ trọng vốn đầu tư của các vùng lãnh thổ so với tổng số vốn của nền kinh tế lớn theo thời gian; 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1.3.1. Nhân tố khách quan a. Điều kiện tự nhiên b. Văn hóa – xã hội c. Xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ 1.3.2. Nhân tố chủ quan a. Lao động: b. Vốn đầu tư: c. Thị trường và nhu cầu tiêu dùng xã hội d. Công tác quản lý của nhà nước
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển kinh tế của thị xã Điện Bàn có vị trí địa lý kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Nam và khu vực thu hút được nhiều dự án đầu tư cả trong lẫn ngoài nước. 2.1.2 Văn hóa xã hội Điện Bàn luôn quan tâm chú ý đến việc cải tạo chất lượng giáo dục, mạng lưới trường, lớp phát triển đa dạng và được quy hoạch hợp lý theo từng địa bàn khu dân cư. Công tác xã hội hóa phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, huy động được nhiều nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho sự nghiệp giáo dục. Hệ thống y tế cũng đang trong quá trình được đầu tư, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ y bác sĩ và đầu tư trang thiết bị khám chữa bệnh. Thị xã Điện Bàn phấn đấu giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tăng cường an ninh quốc phòng, phấn đấu từng bước xây dựng thị xã thành khu vực phòng thủ cơ bản, liên hoàn, vững chắc. Số hộ nghèo là 901 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 1,57%. Số hộ dân cư dùng điện sinh hoạt đạt 100%.
  13. 11 2.1.3 Xu thế toàn cầu hóa Tổng giá trị sản xuất tăng 11,9% so với năm 2018. Mặc dù còn nhiều mặc hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng sẵn có song kinh tế thị xã Điện Bàn đã được những thành công nhất định. 2.1.4 Lao động Tốc độ gia tăng dân số trung bình của thị xã Điện Bàn năm 2019 là 1,003%. Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2019 chiếm 60,8% tổng dân số trong đó có 46,51% lao động thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chất lượng lao động đang ngày càng được cải thiện và nâng cao, nguồn lao động dồi dào tạo điều kiện thu hút nguồn đầu tư vào thị xã. 2.1.5. Vốn đầu tƣ Ngành du lịch của Điện Bàn có nhiều tiềm năng phát triển triển tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn vì các dự án du lịch, khu sinh thái chưa được đầu tư đúng mức, người dân chưa xem du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Dù vậy, du lịch là xu hướng tất yếu của Điện Bàn nói riêng và Việt Nam nói chung 2.1.6 Thị trƣờng và nhu cầu tiêu dùng của xã hội Do tác động từ những khó khăn chung của nền kinh tế, việc thực hiện các mục tiêu kiềm chế lạm phát, cắt giảm đầu tư công; cơ chế chính sách đền bù giải tỏa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam còn nhiều vướng mắc, chưa được tháo gỡ kịp thời, thị trường bất động sản ảm đạm, gặp nhiều khó khăn..., đã ảnh hưởng lớn đến việc quản lý xã hội, tạo nguồn vốn, thu hút triển khai các dự án đầu tư phát triển trên địa bàn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân.
  14. 12 2.1.7 Công tác quản lý của cơ quan nhà nƣớc Các cấp chính quyền, đảng uỷ, đoàn thể của thị xã Điện Bàn đã và đang làm tốt đó là chú trọng đến công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, xem việc tạo ra năng lực sản xuất cho người dân mới là yếu tố quyết định của quá trình xây dựng nông thôn mới, xem việc xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu trong nông nghiệp, nông thôn là huyết mạch trong phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế a. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cấp I: Tình hình cơ cấu và CDCC ngành kinh tế theo sản lượng Trong giai đoạn 2015-2019, tổng giá sản xuất theo giá tăng đều qua các năm. Năm 2015 tổng giá trị sản xuất đạt 19.050 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 32.965 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 17,3%. Những số liệu trên cũng thể hiện rõ vai trò của các ngành, GTSX của ngành công nghiệp từ 10.740 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 17.659 tỷ đồng, tăng trưởng trung bình 16,4%. Ngành dịch vụ tăng từ 6.247 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 12.942 tỷ đồng năm 2019, tăng trưởng trung bình 20,7%. GTSX của ngành nông nghiệp tăng từ 2.063 tỷ đồng năm 2015, tăng lên 2.364 tỷ năm 2019. Tình hình cơ cấu và CDCC ngành kinh tế theo lao động Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2015-2019 theo xu hướng nguồn lao động tăng tập trung ở ngành nông lâm thuỷ sản với mức 3.01% so với năm 2015. Ngành công nghiệp giảm 4.18% và dịch vụ tuy là ngành mới nhưng chỉ tăng 1.17% thể hiện rằng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị xã Điện Bàn chưa theo chiều sâu và
  15. 13 đạt hiệu quả chưa có nhiều chuyển biến rõ rệt mũi nhọn vẫn là ở nông lâm thủy sản. b. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế cấp II: Ngành nông lâm thủy sản: Ngành nông - lâm - thủy sản là một trong những điểm sáng đáng chú ý trong năm 2020 khi đa số loại cây trồng đều đạt năng suất cao, trong đó năng suất lúa bình quân tăng đến 2,4 tạ/ha so với năm 2019. Ngành công nghiệp Nội bộ ngành công nghiệp trong giai đoạn 2015 – 2019 chiếm tỷ trọng lớn nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với 90,702% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2019. Mặc dù có là ngành công nghiệp trọng điểm tuy nhiên trong giai đoạn này lại có xu hưởng giảm, cụ thể là giảm 1,561% so với năm 2015. Ngành dịch vụ Ngành thương mại dịch vụ bao gồm hai ngành chính là thương mại và dịch vụ. Về cơ bản giá trị của ngành thương mại dịch vụ đã tăng lên không ngừng những năm qua đặc biệt ngành dịch vụ năm 2019 đạt 1533 tỷ đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2015 và là tiềm năng của ngành du lịch bởi Điện bàn có vị trí địa lý đắc địa giàu tiềm năng khai thác ngành dịch vụ, trước lợi thế đó thị xã đã không ngừng nâng cao cơ sở hạ tầng phụ vụ cho du khách trong và ngoài nước. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế thị xã Điện Bàn a. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về giá trị sản xuất
  16. 14 Đến năm 2019, các doanh nghiệp trực thuộc nhà nước nhường chỗ cho doanh nghiệp ngoài nhà nước. Năm 2019 giá trị sản xuất công nghiệp Điện Bàn đạt 17.533 tỷ đồng, trong đó Khu CN Điện Nam - Điện Ngọc chiếm gần 13.848 tỷ đồng, còn CN địa phương là 3.685,3 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất CN địa phương giai đoạn 2015 - 2019 đạt 6,79%. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế đang đi theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng rất nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng, giao thông vận tải. b. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế về lao động Tính đến năm 2019 số lao động tại thị xã Điện Bàn là 89.315 người trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất tập trung ở kinh tế cổ phần không có vốn nhà nước với 58,34%. Cụm công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc đã giải quyết việc làm cho hơn 26 ngàn người trong độ tuổi lao động không chỉ trong thị xã Điện Bàn mà còn ở tỉnh khác. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu GTSX theo thành phần kinh tế đang đi theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường với sự tăng trưởng rất nhanh và gia tăng dần tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, khách sạn - nhà hàng. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút lực lượng lao động và giải quyết việc làm của 21.627 người tính đến năm 2019 chiếm 55,64% tổng số lao động thị xã Điện Bàn.
  17. 15 2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng kinh tế Lao động ở nông thôn trong giai đoạn 2015-2019 giảm dần, cụ thể là giảm 1,74% so với năm 2015. Khu vực kinh tế thành thị đang tạo ra nhiều việc làm và thu hút lao động từ khu vực nông thôn. Sở dĩ như vậy là vì các hoạt động dịch vụ - thương mại - ngành nghề ngày càng phát triển, một bộ phận lao động đã tách khỏi sản xuất nông nghiệp hoặc ít nhiều thoát ly nông nghiệp. Nhìn chung cơ cấu theo lãnh thổ của huyện đã có những thay đổi theo hướng đô thị hóa nhưng vẫn chậm và chưa thể hiện dấu ấn của quá trình công nghiệp hóa ở đây. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN 2.3.1. Những thành tựu: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế đã có những biến động nhất định Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế cũng đã có sự chuyển dịch đúng hướng Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kinh tế có nhiều khởi sắc. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng về giá trị công nghiệp thương mại dịch vụ 2.3.2. Những hạn chế: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế với ngành công nghiệp địa phương tuy có phát triển nhưng còn chậm. Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế đem lại sự hiệu quả chung cho nền kinh tế tuy nhiên xét trên phương diện bền vững thì đây chưa phải là sự chuyển dịch hợp lý.
  18. 16 Thứ ba, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kinh tế có nhiều điểm hạn chế. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế: a. Về khách quan: Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều trở ngại, do vậy việc quản lý xã hội, kêu gọi đầu tư, thu hút các dự án đổ vào thị xã còn gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình chuyển mình từ huyện trở thành thị xã, nhiều vấn đề mới nảy sinh, có những lỗ hổng chính sách và cơ chế; nhiều thay đổi trong quy hoạch, khó khăn cho ứng phó và giải quyết. b. Về chủ quan: Công tác quản lý các cấp ban ngành từng địa phương còn nhiều bất cập, chưa thống nhất với nhau, chưa có sự quyết liệt trong công tác tham mưu hoàn thành các công việc được giao, chưa hoàn thành triệt để được các ý kiến chỉ đạo của UBND thị xã; kỉ luật nội bộ trong cấp cán bộ sai phạm còn nhiều hạn chế
  19. 17 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM NHỮNG NĂM TỚI 3.1. CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM: 3.1.1. Quan điểm phát triển của thị xã Điện Bàn: Phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Quảng Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cho một số ngành, lĩnh vực có lợi thế gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng trưởng xanh, bền vững 3.1.2. Mục tiêu phát triển của thị xã Điện Bàn Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, khai thác tối đa các cơ hội từ sự liên kết phát triển của các trung tâm kinh tế - xã hội lân cận. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên toàn địa bàn thị xã. Đẩy mạnh chất lượng của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Hình thành nếp sống văn hóa, văn minh đô thị của thị xã Điện Bàn. a. Về kinh tế Đến năm 2025, cơ cấu kinh tế khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm từ 65- 67%; Khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 35-37%; Khu vực nông nghiệp chiếm từ trọng từ 3-4%; Đến năm 2030 cơ cấu kinh tế: Khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm khảng 67-69%; Khu
  20. 18 vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 37-38%; Khu vực nông nghiệp chiếm từ trọng từ 2-3%. b. Về xã hội - Đến năm 2025, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp; giữ vững 100% trường đạt chuẩn quốc gia - Thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững; phấn đấu không còn hộ nghèo. - Phấn đấu đến năm 2030 có trên 98% số thôn/khối phố, 100% số cơ quan, 80-90% số xã/phường, 80-90% số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. c. Về an ninh quốc phòng Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân; đẩy mạnh công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế. 3.1.3. Định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Khởi động phát triển các cụm ngành công nghiệp gắn với các lĩnh vực sản xuất sản phẩm tiêu dùng, lắp ráp, vật liệu xây dựng và chế biến hàng hóa nông lâm thủy sản xuất khẩu. - Tập trung hiện đại hóa nông nghiệp - Xây dựng nền tảng (phát triển cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh, xây dựng năng lực con người) để phát triển thương mại, giao thông vận tải, hậu cần và hỗ trợ các cụm công nghiệp và dịch vụ phụ trợ. Với hướng phát triển như vậy, kinh tế hợp tác và hộ dân doanh tăng dần, trong đó có cả kinh tế trang trại chiếm tỷ trọng khá. Sự chuyển dịch các hình thức sở hữu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2