intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng" trình bày hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản; đánh giá tình hình hoạt động và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng là một thành phố biển có bờ biển dài 34 km (tính theo mép nước là 89 km) và hội đủ điều kiện để lĩnh vực thủy sản phát triển thành nghề kinh tế mũi nhọn, nhất là các thế mạnh tiềm tàng về chế biến, đánh bắt hải sản và hậu cần nghề cá. Tuy nhiên, so với tiềm năng vốn có thì việc phát triển công nghiệp chế biến thủy sản của thành phố trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, tạo ra sự mất cân đối lớn giữa khâu sản xuất nguyên liệu với khâu chế biến nguồn nguyên liệu đó. Vì thế, vấn đề "Phát triển công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng" là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng. 2. Tổng quan tài liệu Để phát triển, đề tài vận dụng các phương pháp tiếp cận thực tế, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu liên quan đến sự phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Đà Nẵng cùng với các kiến thức được trang bị. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu được công bố như sau: [1] Trần Thị Thơm (2011), Phát triển bền vững ngành thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. [2] Nguyễn Thị Thu Hương (2008), Phát triển công nghiệp chế biến định hướng xuất khẩu tại thành phố Đà Nẵng. [3] Trần Ngọc Tú (2006), Luận văn đã đi sâu vào việc nghiên cứu ngành công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản với sự phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng và đưa ra những cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - thuỷ sản.
  2. 2 [4] Nguyễn Thị Thu Thảo (2008) đã nêu được khái niệm công nghiệp chế biến nói chung và công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản nói riêng; vai trò của ngành công nghiệp chế biến đối với sự phát triển của thành phố; nêu lên được những kinh nghiệm của các nước và vận dụng nó vào trong thực tiễn của ngành. [5] Nhóm nghiên cứu (Phùng Thị Thanh Vân, Trần Thị Thùy Dương, Huỳnh Thị Thúy Linh) (2006), Đây là một đề tài nghiên cứu khoa học với nội dung “Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản” đã đề cập đến vai trò của xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, phương hướng phát triển nguồn hàng xuất khẩu trong thời gian tới. Trên đây là khái quát một cách có hệ thống một số công trình đã được công bố mà tôi đã nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển ngành liên quan đến ngành công nghiệp chế biến thủy sản của mình, tôi đã ứng dụng để hoàn thiện và phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản Đà Nẵng trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản. - Đánh giá tình hình hoạt động và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản có hiệu quả, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng
  3. 3 Phạm vi nghiên cứu: * Về nội dung: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản và đưa ra các giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản. * Về không gian: Nghiên cứu tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản, thành phố Đà Nẵng. * Về thời gian: Luận văn nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2001 – 2011 và từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất có ý nghĩa đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Vận dụng các phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phân tích... để phân tích đối tượng nhằm đạt được mục đích luận văn đề ra. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Về mặt khoa học + Tính toán, cung cấp các số liệu và thông tin cần thiết về thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản. + Đánh giá đúng thực trạng phát triển ngành CNCBTS thời gian qua, chỉ ra những thành công cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình phát triển ngành CNCBTS. + Đề xuất những giải pháp phát triển ngành CNCBTS ổn định, bền vững cả về số lượng và chất lượng. - Về mặt thực tiễn + Góp phần hỗ trợ công tác hoạch định chính sách và chủ trương của Thành phố về phát triển ngành CNCBTS. + Gợi ý các giải pháp góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp CBTS, góp phần tạo công ăn việc làm và cải
  4. 4 thiện thu nhập cho người dân, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người lao động. 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng Chương 3: Những giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại thành phố Đà Nẵng
  5. 5 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIỂN THỦY SẢN 1.1 Khái niệm công nghiệp chế biến thủy sản và những đặc điểm chủ yếu của công nghiệp chế biến thủy sản 1.1.1. Công nghiệp chế biến thủy sản "Ngành Thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao”[7]. Ngành thủy sản vừa có tính chất của một ngành sản xuất công nghiệp vừa có tính chất của một ngành sản xuất nông nghiệp. Với tính cách là một ngành sản xuất vật chất, ngành Thủy sản bao gồm nhiều hoạt động sản xuất cụ thể có tính chất tương đối khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như: khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thủy sản. 1.1.2. Đặc điểm chủ yếu của công nghiệp chế biến thủy sản 1.1.2.1 Đặc điểm của nguyên liệu chế biến Một là, nguyên liệu thủy sản đa dạng về chủng loại, mang tính chất thời vụ rõ ràng. Hai là, nguyên liệu thuỷ sản là nguyên liệu tươi sống nên dễ ươn thối, nhanh hư hỏng vì các quá trình thủy phân và phân hủy prôteein do hệ vi sinh vật và hệ enzim nội tại gây ra. 1.1.2.2 Đặc điểm của sản phẩm thủy sản chế biến Một là, sản phẩm chế biến từ thủy sản rất đa dạng phong phú Hai là, sản phẩm thủy sản là loại thực phẩm, do đó đòi hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm phải được bảo đảm. 1.1.2.3 Đặc điểm của công nghệ chế biến thủy sản Công nghệ chế biến thủy sản rất đa dạng bao gồm: Phương pháp chế biến truyền thống. Phương pháp chế biến công nghiệp
  6. 6 1.2 Phát triển ngành công nghiệp chê biến thuỷ sản 1.2.1. Quan niệm về phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản Phát triển ngành CNCBTS có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của ngành trong một thời kì nhất định. Phát triển bền vững nói một cách đơn giản nhất là “Sự phát triển sao cho thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hôm nay, đồng thời tạo điều kiện thỏa mãn cho các nhu cầu của thế hệ trong tương lai” (WECD) 1.2.2 Nội dung và tiêu chí phát triển công nghiệp chế biến thủy sản 1.2.2.1. Phát triển số lượng doanh nghiệp chế biến Phát triển số lượng doanh nghiệp là làm gia tăng số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chế biến thủy sản trong thời gian đến Để phản ánh sự phát triển số lượng của các doanh nghiệp người ta có thể dùng một số tiêu chí phản ánh: - Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp - Tốc độ tăng số lượng các doanh nghiệp 1.2.2.2. Nguồn nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản Nguyên liệu là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, đặc biệt là trong khâu chế biến sản phẩm. Nguồn nguyên liệu được đánh giá qua các lĩnh vực sau: Lĩnh vực khai thác và lĩnh vực nuôi trồng. 1.2.2.3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới máy móc chế biến thủy sản Trong suốt lich sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải chỉ đơn thuần tăng vốn, tăng lao động, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản
  7. 7 xuất cho phép cùng một lượng lao động, vốn như nhau có thể tạo ra sản lượng cao hơn, năng suất cao hơn, hiệu quả hơn. 1.2.2.4. Tạo nguồn vốn cho công nghiệp chế biến thủy sản Vốn là đầu vào quan trọng của bất kỳ quá trình sản xuất nào, là chìa khóa của sự phát triển ở phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành công nghiệp và phạm vi nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể cần vốn để thành lập mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp hiện có và để tiến hành các hoạt dộng sản xuất kinh doanh. 1.2.2.5. Phát triển nguồn nhân lực Muốn phát triển công nghiệp chế biến thủy sản phải có nguồn lực như: tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ và con người. Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất,có tính quyết định trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nói chung, từng ngành, từng doanh nghiệp nói riêng. 1.2.2.6. Phát triển sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Yếu tố thị trường có vai trò như đòn bẩy đối với sự phát triển ngành công nghiệp. Phát triển thị trường tiêu thụ là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. 1.3 Những nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thủy sản 1.3.1. Nhân tố chủ quan - Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển bền vững của ngành. Đối với nguồn nhân lực của một ngành hay một doanh nghiệp vấn đề quan trọng không phải chỉ về số lượng mà cả chất
  8. 8 lượng. Chất lượng lao động của ngành phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề lao động, sức khỏe… - Nguồn vốn đầu tư Vốn là nhân tố cơ bản tạo ra sự phát triển của ngành. Vốn có thể biểu hiện dưới hình thức vật chất và tiền tệ (giá trị vật chất). Vốn dùng cho sản xuất kinh doanh của ngành có thể phân thành các loại khác nhau tuỳ theo tiêu thức phân loại. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào quyền sở hữu của doanh nghiệp thì có thể chia thành 2 nhóm: vốn nợ và vốn cổ phần. - Thị truờng tiêu thụ Thị trường đóng vai trò quyết định trong việc hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Thông qua thị trường, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh… - Khoa học kỹ thuật và công nghệ Trong quá trình phát triển của ngành thủy sản, KH-CN, giữ vai trò hết sức quan trọng thể hiện những nét chính sau: + Thúc đẩy và nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất + Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản. + Thúc đẩy tăng năng suất lao động và tiến bộ xã hội - Cơ sở hạ tầng Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật mỗi vùng lãnh thổ bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, sản xuất và cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc…Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật là nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp nói chung, công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng. 1.3.2 Nhân tố khách quan - Điều kiện tự nhiên
  9. 9 Trong các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên thì đất đai, mặt nước, nguồn lợi, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý…ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành thuỷ sản, là điều kiện tiên quyết của sản xuất thuỷ sản. - Các yếu tố về kinh tế Các yếu tố cơ bản về kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái,….Nhìn chung khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất tăng,… - Tình hình chính trị và pháp luật Chính trị và pháp luật cũng là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành thủy sản nói riêng và các ngành khác nói chung. - Quá trình hội nhập quốc tế Ngày nay khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO đã mở ra vô vàn cơ hội để phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam. 1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản 1.4.1 Bảo đảm ổn định nguyên liệu cho chế biến thủy sản 1.4.1.1 Sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản - Duy trì hệ sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học. - Tăng cường an toàn kinh tế và xã hội - Tạo sự công bằng trong thế hệ 1.4.1.2 Thu hút nguồn nguyên liệu với khối lượng lớn, chất lượng cao vào chế biến sản phẩm xuất khẩu. Để đáp ứng nhu cầu cho nguyên liệu chế biến, các nước áp dụng mọi biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên liệu và tăng cường thu
  10. 10 hút nguyên liệu nhập khẩu để tái chế và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị cao. 1.4.2. Về chế biến hàng thủy sản xuất khẩu 1.4.2.1. Tổ chức chế biến thủy sản trong ngành Thiết lập các liên kết kinh tế giữa các cơ sở chế biến với các cơ sở sản xuất nguyên liệu (nuôi trồng thủy sản và khai thác hải sản) sao cho đem lại hiệu quả cao cho từng khâu và cho toàn bộ hệ thống. 1.4.2.2. Về chủng loại hàng thuỷ sản Hầu hết các quốc gia đều hướng đến các sản phẩm có giá trị gia tăng, sản phẩm cao cấp và tạo ra sự tiện dụng cho khách hàng nhưng vẫn duy trì các sản phẩm truyền thống đó là thuỷ sản đông lạnh và tươi sống. 1.4.2.3. Về chất lượng sản phẩm thuỷ sản Hầu hết các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu 1.4.2.4. Về công nghệ chế biến Các quốc gia chú trọng đến đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và áp dụng công nghệ chế biến công nghệ cao vào chế biến thủy sản 1.4.2.5. Ổn định thị trường xuất khẩu - Thái Lan: thị trường chủ yếu là thị trường Nhật, EU và Mỹ, Canada. - Nauy: thị trường xuất khẩu chủ yếu chính của Nauy là EU (chiếm 60%) 1.4.2.6 Hợp tác liên kết đầu tư chế biến để mở rộng khả năng xuất khẩu Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu CHƯƠNG 2
  11. 11 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội Đà Nẵng ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý 2.1.1.2 Địa hình Thành phố Đà Nẵng có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, vừa có đồng bằng, vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp. 2.1.1.3 Khí hậu thời tiết 2.1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên nước b. Tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản c. Tài nguyên biển và ven biển 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 2.1.2.1 Tình hình kinh tế Về quy mô, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố năm 2011 đã tăng lên 9.199,75 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005 – 2011 là 10,21%. Trong đó các năm 2007, 2008 và 2009 có tốc độ phát triển trên 10%. 2.1.2.2 Phát triển cơ sơ hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày một được nâng cấp từ việc nâng cấp đường, hệ thống cấp thoát nước, sân bay, cảng …ngày càng được quan tâm và hoàn thiện hơn. 2.1.2.3 Dân số, lao động và việc làm
  12. 12 2.1.3 Đánh giá tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản thành phố Đà Nẵng. 2.1.3.1 Thuận lợi Điều kiện tự nhiên Điều kiện kinh tế xã hội 2.1.3.2 Khó khăn - Công tác đầu tư cho khâu giống thủy sản, kỹ thuật công nghệ nuôi trồng bảo quản còn yếu chưa tương xứng với sự phát triển của ngành. - Tình trạng thiếu vốn thường xuyên diễn ra - Sự điều hòa phối hợp hoạt động phát triển thủy sản giữa các tỉnh, địa phương kém hiệu quả, chưa đồng nhất. 2.2 Thực trạng phát triển ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại Đà Nẵng 2.2.1. Sự phát triển về quy mô chế biến Bảng 2.1: Số doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Đà Nẵng Danh mục 2001 2003 2005 2007 2009 2011 Tổng số 14 15 16 16 18 19 - DN nhà nước 8 6 3 0 0 0 - DN ngoài quốc doanh 4 7 11 14 16 17 - DN có vốn đầu tư 2 2 2 2 2 2 nước ngoài (Nguồn: Sở Công Thương Đà Nẵng) Qui mô của các doanh nghiệp CBTS Đà Nẵng tương đối đa dạng, bao gồm các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Trong đó, tỷ trọng các DN lớn chiếm khoảng 25% mà chủ yếu là các công ty cổ phần và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Từ năm 2005 đến nay, qui mô của các doanh nghiệp ít thay đổi do gặp khó khăn trong xuất khẩu và lạm phát gia tăng nên các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vì sợ rủi ro.
  13. 13 2.2.2. Nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản Nguyên liệu từ khai thác: Năm (2001 – 2011) sản lượng khai thác có tốc độ tăng bình quân 7,01%/năm. Về giá trị, tốc độ tăng bình quân 8,23%/năm. Cá là đối tượng khai thác chủ yếu chiếm từ 65 – 75 % sản lượng khai thác. Sản lượng mực có xu hướng tăng rất nhanh. Bảng 2.5: Trữ lượng và khả năng khai thác phân bố theo độ sâu của vung biển Trữ lượng Khả năng khai thác Độ sâu Loài cá Nghìn tấn Tỷ lệ Nghìn tấn Tỷ lệ Cá nổi 53,7 54% 25,3 26,00% < 20 m Cá đáy 41,1 43% 22,1 24,00% Tổng 94,8 100% 47,4 50,00% Cá nổi 196,0 54% 65,0 18,00% 21m ÷ 50 Cá đáy 163,8 46% 35,3 9,79% m Tổng 359,8 100% 100,3 27,79% Cá nổi 374,4 67% 77,0 13,72% 51m ÷ Cá đáy 213,7 33% 16,0 2,85% 200m Tổng 561,1 100% 93,0 16,00% (Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng) Nguyên liệu từ nuôi trồng thuỷ sản: - Đối với nuôi thuỷ sản nước ngọt: tổng sản lượng nuôi năm 2001 là 450,4 tấn, bình quân năng suất đạt 0,89 tấn/ha với các đối tượng nuôi truyền thống là cá trắm cỏ, cá mè. Đến năm 2011, sản lượng là 527 tấn, tăng gấp 1.17 lần với năng suất bình quân đạt 1,09 tấn/ha/năm. - Đối với nuôi nước mặn lợ: tổng sản lượng nuôi tôm năm 2001 là 286,3 tấn thì đến năm 2011 là 540 tấn tăng gấp 1.86 lần, năng suất bình quân đạt 2,2 tấn/ha/năm so với năm 2000, cá biệt có hộ nuôi đạt 8 tấn/ha/vụ. 2.2.3. Công nghệ chế biến thuỷ sản
  14. 14 Công nghệ chế biến thủy sản của các DN Đà Nẵng chủ yếu là công nghệ cấp đông. Các thiết bị cấp đông được sử dụng khá đa dạng về chủng loại bao gồm: Tủ đông tiếp xúc (CF) chiếm 58% tổng số máy đông lạnh của Đà Nẵng và chiếm 42% trong tổng số tủ đông tiếp xúc của vùng. Tủ đông gió và kiểu băng chuyền (AF&F) chiếm 18% tổng số máy đông lạnh của vùng, còn hầm đông chiếm 13% tổng số máy đông lạnh Đà Nẵng và 29% tổng số hầm đông của vùng. 2.2.4. Nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư cho ngành Thuỷ sản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư cho Nông, Lâm, Thuỷ sản, chiếm từ 40 – 60%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2001 – 2011, tỷ trọng vốn đầu tư cho ngành Thuỷ sản trong tổng số vốn đầu tư của thành phố có xu hướng giảm từ 1,32% năm 2001 xuống 1,07% năm 2011, nhưng về mặt giá trị vẫn tăng nhanh qua các năm. Trong đó, vốn đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật là 17,9%. 2.2.5. Lao động trong chế biến thuỷ sản Lực lượng lao động chế biến thuỷ sản chủ yếu là nữ chiếm trên 80%, trong đó, phần lớn lao động không có chuyên môn hoặc từ nghề khác chuyển sang, phần đông chưa được đào tạo bài bản. Mặc dù các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đã có nhiều cố gắng để đào tạo tay nghề của công nhân, nhưng do yêu cầu tăng giá trị xuất khẩu hằng năm 15 – 20%, nên nhu cầu lao động chưa qua đào tạo còn cao, lao động bậc 1 chiếm 50% số công nhân. Bảng 2.12: Số lượng lao động chế biến thuỷ sản Chỉ tiêu ĐVT 2001 2003 2005 2007 2009 2011 19.80 19.92 Tổng số lao động Người 20.050 20.150 20.500 19.600 0 0 Chế biến Người 7.400 7.200 7.650 7.700 7.750 7300 Tỷ trọng % 35,07 34,4 35,75 35,9 35,96 37,24
  15. 15 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng) 2.2.6. Tình hình chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm 2.2.6.1. Tình hình chế biến sản phẩm Để thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước, trong thời gian qua các doanh nghiệp đã không ngừng đổi mới và phát triển chế biến các mặt hàng thuỷ sản. Chủng loại hàng thuỷ sản chế biến tương đối đa dạng với gần 500 loại sản phẩm khác nhau. Theo dạng chế biến, hàng thuỷ sản Đà Nẵng bao gồm: Hàng đông lạnh, hàng khô, sản phẩm giá trị gia tăng, hàng tươi sống. Bảng 2.14: Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản của Đà Nẵng ĐVT: 1000 tấn Mặt hàng 2001 2005 2007 2011 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % Tổng SL 9.404 100 10.020 100 12.100 100 9.066 100 1. Hải sản ĐL 7.833 83 7.555 79 9.700 80 7.098 77 - Tôm ĐL 2.338 29 2.500 33 2.800 28 2.122 31 - Mực ĐL 2.105 26 1.700 22 2.500 26 1.611 22 - Cá ĐL 3.100 41 3.200 42 4.500 46 3.293 46 - ĐL khác 600 4 130 2 100 1 710 1 2. Hàng khô 950 11 1.263 13 1.800 15 1.015 12 - Mực khô 250 27 513 40 500 28 326 32 - Surimi 550 73 750 60 800 72 689 68 3. Tươi sống 291 3 481 5 500 4 390 5 4. Hàng khác 292 3 141 2 100 1 56 6 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng) 2.2.6.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm a. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản thành phố Đà Nẵng từng bước được mở rộng và tập trung vào những thị trường lớn như:
  16. 16 Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, EU và một số thị trường khác. Bảng 2.16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản năm 2011 Sản lượng Giá trị STT Thị trường (Tấn) Tỷ trọng (%) (1000USD) Tỷ trọng (%) Tổng 24.580 100,00 83.728 100,00 1 Nhật Bản 6.180 28,27 24.605 35,15 2 Mỹ 3.130 14,32 8.729 12,47 3 Trung Quốc 595 2,72 2.891 4,13 4 Asean 1.097 5,02 1.631 2,33 5 EU 4.680 21,41 15.617 22,31 6 Hàn Quốc 4.365 19,97 13.223 18,89 7 Khác 1.812 8,29 3.3.04 4,72 ( Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng) b. Thị trường nội địa Các doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đúng mức tới thị trường nội địa, hiện nay có một số đơn vị chế biến có tham gia sản xuất hàng khô các loại và hàng đông lạnh để tiêu thụ tại hệ thống các Siêu thị, Meetro, Big C…và các chợ, nhưng sản lượng còn nhỏ, giá trị không lớn. 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.1 Hạn chế Sản phẩm làm ra sức cạnh tranh yếu và hiệu quả giảm sút nhanh chóng. Số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp còn quá nhỏ, nhiều doanh nghiệp với quy mô vốn hạn chế do đó năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh còn hạn chế. Sản phẩm chế biến tham gia xuất khẩu còn ít. 2.3.2. Nguyên nhân cơ bản Vốn của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thiếu. Công tác quy hoạch nuôi trồng chưa tạo được sự chuyển biến về chất, việc triển khai không đồng bộ. Đầu tư các công trình thủy lợi cho vùng nuôi thủy sản còn nhiều lúng túng.
  17. 17 Nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thiếu.
  18. 18 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THUỶ SẢN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 3.1. Căn cứ để xây dựng giải pháp 3.1.1 Cơ hội và thách thức đối với phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản thành phố Đà Nẵng 3.1.1.1 Cơ hội - Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là cơ hội lớn để mở rộng thị trường và cạnh tranh bình đẳng với các nước xuất khẩu cùng các mặt hàng thuỷ sản. - Nhu cầu thuỷ sản trên thế giới ngày càng tăng dẫn đến giá có xu hướng tăng, xuất khẩu có lợi. 3.1.1.2 Thách thức a. Thách thức về kinh tế Quá trình hội nhập và sức ép cạnh tranh đòi hỏi sản phẩm thuỷ sản phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. b. Thách thức về xã hội - Đời sống của dân cư tham gia nuôi trồng thuỷ snr nhìn chung còn nghèo, chịu nhiều rủi ro, mức độ an sinh thấp. - Tình hình sử dụng tiềm năng nguồn lợi thủy sản chưa hiệu quả. c. Thách thức về môi trường Môi trường bị biến đổi theo chiều hướng xấu: ngày càng nhiều chất thải không qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển, một số khu biển ven bờ bị ô nhiễm,…
  19. 19 3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. 3.1.2.1 Dự báo tình hình sản xuất, tiêu thụ thuỷ sản và vấn đề môi trường tác động đến phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 a. Một số dự báo về tình hình sản xuất và tiêu thụ thuỷ sản thành phố Đà Nẵng. * Nguyên liệu cho chế biến Nguồn nguyên liệu cho chế biến thuỷ sản chủ yếu từ sản phẩm khai thác và nuôi trồng, trong đó sản lượng khai thác chiếm tỷ trọng lớn, đối với sản phẩm từ nuôi trồng chủ yếu là tôm sú * Cơ cấu sản phẩm chế biến thuỷ sản Về cơ cấu sản phẩm chế biến: Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, sản phẩm hải sản khô, sản phẩm tươi sống và hải sản khác b. Dự báo tác động của môi trường đến phát triển thủy sản thành phố Đà Nẵng 3.1.2.2 Định hướng phát triển ngành thuỷ sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 - Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một nền kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu trong khu vực - Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường quốc tế và trong nước - Phát triển kinh tế thuỷ sản dựa trên cơ sở nguồn lực về tự nhiên và nguồn lực xã hội của thành phố, có tính đến khả năng hỗ trợ kinh tế Nhà nước và các tổ chức Quốc tế….
  20. 20 3.1.2.3 Mục tiêu phát triển bền vững ngành thuỷ sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 a. Mục tiêu kinh tế b. Mục tiêu xã hội c. Mục tiêu về môi trưòng 3.2. Giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản tại thành phố Đà Nẵng 3.2.1. Bảo đảm và phát triển nguồn nguyên liệu thủy sản bền vững cho CNCBTS a. Điều tra khảo sát nguồn lợi thuỷ sản Để điều tra khảo sát có hiệu quả thì các cơ quan chức năng phối hợp với các ngành liên quan tổ chức, đầu tư nhằm tăng cường năng lực điều tra nghiên cứu về thuỷ sản. Cụ thể: + Tổ chức một cơ quan chức năng nghiên cứu và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. + Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu. + Tích cực liên kết các viện, các trung tâm, các cơ quan chuyên môn hoá nghiên cứu về biển. + Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong điều tra, khảo sát, nghiên cứu về nguồn lợi thuỷ sản. b. Quy hoạch và phát triển nghề khai thác hải sản - Nghề cá ven bờ và gần bờ - Nghề cá xa bờ - Nghề cá viễn dương c. Nuôi trồng thuỷ sản Để xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản, trong những năm tới cần tiến hành các công việc sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2