intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận về dịch vụ thương mại, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ Thương mại ở Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thương mại ở thành phố Đà Nẵng, trong thời gian từ nay đến năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương, có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Nghị quyết số 33 NQ/TW ngày 16/10/2003 của Bộ Chính trị Khóa IX đã xác định mục tiêu: Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế- xã hội lớn của miền Trung với vai trò là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ…. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra những điều kiện cần và đủ để Đà Nẵng trở thành một trung tâm phân phối của khu vực. Vấn đề đặt ra là mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 trở thành trung tâm phân phối của khu vực trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có khả thi hay không và bằng những giải pháp nào thì có thể đạt được mục tiêu này? Chính vì những lý do trên, học viên chọn đề tài “ Phát triển Dịch vụ Thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế phát triển, nhằm đề xuất các giải pháp phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trung tâm thương mại, trung tâm phân phối cho cả khu vực trong thời gian đến là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, hướng tới đảm nhiệm nhiệm vụ của ngành “công nghiệp không khói” trong xu thế phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế của thành phố Đà Nẵng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích: Trên cơ sở lý luận về dịch vụ thương mại, luận văn phân tích, đánh giá thực trạng dịch vụ Thương mại ở Đà Nẵng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thương mại ở thành phố Đà Nẵng, trong thời gian từ nay đến năm 2020.
  2. 2 2.2. Nhiệm vụ: Luận văn có các nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn vùng, lãnh thổ. - Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thương mại ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2000 - 2011 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. - Đề xuất các giải pháp phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo định hướng xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm phân phối của khu vực và quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Các hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong mối quan hệ với các địa phương, các ngành khác. - Người tiêu dùng, các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Môi trường kinh doanh thương mại của thành phố Đà Nẵng. 3.2. Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 - 2011, và xây dựng các định hướng và giải pháp phát triển đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, kết hợp lôgíc với lịch sử, thống kê, tổng hợp và phân tích, so sánh... để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. 5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn - Góp phần chứng minh sự cần thiết khách quan và vai trò của phát triển dịch vụ thương mại ở thành phố Đà Nẵng. - Đề xuất những giải pháp để phát triển dịch vụ thương mại ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2012-2020.
  3. 3 - Góp vào danh mục tài liệu tham khảo phục vụ công tác chỉ đạo thực tiễn và giảng dạy, học tập ở các cơ sở đào tạo của địa phương. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thương mại Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.1. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và phân loại dịch vụ thương mại 1.1.1.1. Khái niệm a. Khái niệm dịch vụ: là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thức vật thể nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. b. Khái niệm dịch vụ thương mại Dịch vụ thương mại theo nghĩa hẹp: là hoạt động hỗ trợ cho quá trình kinh doanh hàng hóa, bao gồm các hỗ trợ trước, trong và sau khi bán hàng, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng. Dịch vụ thương mại theo nghĩa rộng: (hay cong gọi là thương mại) là hoạt động mua và bán hàng hóa trong nước, quốc tế và các dịch vụ đi kèm. 1.1.1.2. Đặc trưng cơ bản của dịch vụ thương mại Thứ nhất: trao đổi (hàng hóa, dịch vụ) phải bằng tiền.
  4. 4 Thứ hai: hoạt động mua bán phải được thực hiện trên thị trường theo những quy luật của chúng. Thứ ba: mua bán theo giá cả thị trường. * Đặc trưng cơ bản của dịch vụ thương mại Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, ngoài những đặc trưng trên, ngành thương mại còn có những đặc trưng riêng. 1.1.1.3. Phân loại dịch vụ thương mại Căn cứ vào những tiêu thức khác nhau, có nhiều cách phân loại dịch vụ thương mại. Việc phân loại chỉ mang tính tương đối nhưng có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của thương mại. 1.1.2. Vị trí và vai trò của dịch vụ thương mại 1.1.2.1. Vị trí của ngành dịch vụ thương mại Là một khâu của quá trình tái sản xuất, dịch vụ thương mại có vị trí trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Ở vị trí cấu thành quá trình tái sản xuất, dịch vụ thương mại được coi là hệ thống dẫn lưu, tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất. Dịch vụ thương mại với tư cách là một ngành kinh tế độc lập kinh doanh thương mại trở thành ngành kinh tế thứ hai. Dịch vụ thương mại cũng tồn tại giữa các khu vực là do sự khác biệt giữa các khu vực đem lại lợi thế so sánh hay lợi thế tuyệt đối trong quá trình sản xuất. 1.1.2.2. Vai trò của dịch vụ thương mại * Đối với sản xuất - Dịch vụ thương mại phục vụ và thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. - Dịch vụ thương mại góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. * Đối với tiêu dùng cá nhân - Dịch vụ thương mại góp phần nâng cao đời sống nhân dân. - Theo lý thuyết của chủ nghĩa tự do thương mại thì nền thương mại
  5. 5 tự do sẽ có lợi cho tất cả các nước. * Đối với thị trường Thông qua việc cung ứng hàng hóa giữa các vùng, các miền thương mại góp phần mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho thương mại với các nước không ngừng phát triển. Đó cũng là con đường thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế. 1.2. NỘI DUNG VÀ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.2.1. Nội dung phát triển dịch vụ thương mại Phát triển dịch vụ thương mại là nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động thương mại. Cụ thể: 1.2.1.1. Đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển hàng hóa Mức lưu chuyển hàng hóa là các chỉ tiêu đánh giá về mặt quy mô của hoạt động dịch vụ thương mại. Trong thương mại lưu chuyển hàng hóa chính là khâu quan trọng nhất, nó biểu hiện quá trình vận động từ nơi sản xuất (nhập khẩu) đến nới tiêu dùng. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức lưu chuyển hàng hóa chung của toàn xã hội. 1.2.1.2. Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa Mạng lưới phân phối hàng hóa là một tập hợp hệ thống các phần tử trung gian tham gia vào quá trình cung cấp hàng trên thị trường. Phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa là phát triển hệ thống các cơ sở kinh doanh thương mại bao gồm các nhà bán buôn, bán lẻ. 1.2.1.3. Đa dạng hóa các loại hình kinh doanh dịch vụ thương mại Bên cạnh các mô hình thương mại truyền thống mạng lưới bán lẻ hiện đại bao gồm các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên doanh,… được. Sự phát triển của thị trường bán lẻ hiện đại là một trong những thước đo sự phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển thương mại nói riêng.
  6. 6 1.2.1.4. Phát triển dịch vụ thương mại theo các thành phần kinh tế Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế cùng tham gia trong ngành dịch vụ thương mại tạo thành hệ thống kinh doanh thương mại trong nền kinh tế quốc góp phần huy động được các ngồn vốn nhàn rỗi, sử dụng hiệu quả lao động cũng như tạo sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thương mại. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, trong đó thương mại Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. 1.2.1.5. Phát triển cơ sở vật chất trong dịch vụ thương mại Cơ sở vật chất trong ngành thương mại có vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, thúc đẩy sản xuất và thúc đẩy thương mại phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Việc phát triển cơ sở vật chất của ngành thương mại cần chú ý đến quy hoạch theo hướng phát triển chung và phú hợp với nhu cầu tro đổi hàng hóa trong cả sản xuất và tiêu dùng. Tránh tình trạng đầu tư xây dựng không hợp lý gây lãng phí, không đem lại hiệu quả. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ thương mại Các chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu và mức độ chuyển dịch cơ cấu của đầu ra (tổng GO và giá trị gia tăng). Các chỉ tiêu về qui mô và tốc độ tăng trưởng, cơ cấu và mức độ chuyển dịch cơ cấu của đầu vào (lao động, vốn, công nghệ). Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển thương mại của một địa phương trong lĩnh vực phân phối trong nước. Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng phát triển xuất nhập khẩu. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.3.1. Nhóm nhân tố thị trường và thu nhập dân cư 1.3.1.1. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với dịch vụ thương mại
  7. 7 Xu thế toàn cầu và hội nhập tạo điều kiện mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ với thuế suất thấp và đỡ bị các hàng rào phi thuế quan ngăn cản nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và các rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng tinh vi. 1.3.1.2. Trình độ phát triển của thị trường Thị trường là cơ chế ngành dịch vụ thương mại hoạt động. Thương mại càng phát triển thì làm cho thị trường càng được mở rộng, ngược lại sự phát triển của thị trường vừa hỗ trợ cho hoạt động thương mại vừa là thước đo sự phát triển của thương mại. Về cả lý luận và thực tiễn thị hoạt động thương mại vừa là tiền đề vừa là kết quả của quá trình phát triển thị trường. 1.3.1.3. Quá trình đô thị hóa Đô thị hóa sẽ làm cho diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm, do đó sẽ có một số lượng lớn lao động chuyển sang lĩnh vực dịch vụ thương mại. Mặt khác, đô thị hóa cũng đi kèm theo sự hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại cả về chất lượng và số lượng. 1.3.1.4. Thu nhập và tiêu dùng của dân cư Thu nhập và quỹ tiêu dùng là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc làm tăng sức mua trên thị trường và phát triển dịch vụ thương mại. 1.3.2. Nhóm nhân tố về năng lực ngành dịch vụ thương mại 1.3.2.1. Vốn đầu tư kinh doanh trong dịch vụ thương mại Từ thực trạng và yêu cầu phát triển thị trường, dịch vụ thương mại cần có chính sách, giải pháp phát triển vốn đầu tư thích hợp ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Cần áp dụng tổng hợp các chính sách và giải pháp tạo vốn, sử dụng vốn, tăng cường khả năng tài chính cho DN thương mại. 1.3.2.2. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đời sống
  8. 8 và kinh tế, đồng thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành thương mại, trong đó quan trọng nhất là hệ thống giao thông và các trung tâm mua bán. 1.3.2.3. Trình độ phát triển lao động trong dịch vụ thương mại Hoạt động kinh doanh thương mại ở Việt Nam hiện nay mang tính nhỏ lẻ, manh mún vì lao động thương mại cũng ít được quan tâm. Về mặt số lượng lao động thương mại tăng lên đáng kể nhưng về mặt chất lượng vẫn chưa được quan tâm, trình độ học vấn thấp và tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn. 1.3.2.4. Thông tin và CNTT đối với hoạt động dịch vụ thương mại Ngày nay, thông tin và CNTT được coi là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng rất quan trọng đến cơ sở hạ tầng thông tin thương mại. Cơ sở hạ tầng thông tin ngày nay là phức tạp và khá đầy đủ đang hỗ trợ cho mạng lưới giao tiếp, cơ sở dữ liệu và các hệ thống tác nghiệp trong hoạt động thương mại. 1.3.3. Nhóm nhân tố về quản lý nhà nước và pháp lý 1.3.3.1. Cơ chế kinh tế và chính sách thương mại Sự phát triển của thương mại chịu tác động mạnh mẽ bởi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, trong đó dặc biệt là chính sách thương mại. Chính sách thương mại còn có vai trò to lớn trong việc khai thác triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế trong nước. Mục tiêu chính sách thương mại xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 1.3.3.2. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại của pháp luật Việt Nam Luật Thương mại năm 2005 dành riêng chương II quy định cụ thể về hoạt động mua bán hàng hóa, Luật có quy định về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.
  9. 9 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1, luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thương mại và phát triển dịch vụ thương mại như: khái niệm, đặc trưng, phân loại, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thương mại; và các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thương mại như: nhóm nhân tố thị trường và thu nhập dân cư, nhóm nhân tố về năng lực ngành dịch vụ thương mại, nhóm nhân tố về quản lý nhà nước và pháp lý. Đây là những tiền đề lý luận cơ bản cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiện 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc – Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. 2.1.1.2. Về địa hình và khí hậu Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có miền núi, vùng cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp và nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế 2.1.2.1. Về tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế Về quy mô, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của thành phố năm
  10. 10 2000 theo giá so sánh là 3.390,19 tỷ đồng, đến năm 2011 đã tăng lên 11.463,81 tỷ đồng, tăng 3,38 lần, bình quân đạt 11,565%/năm. b. Tốc độ tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế Sự tăng trưởng của nền kinh tế thành phố thể hiện rõ nét qua việc tăng trưởng của các nhóm ngành kinh tế 2.1.2.2. Cơ cấu các nhóm ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đà Nẵng. a. Cơ cấu các nhóm ngành kinh tế Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu nhóm ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực trong những năm qua, theo hướng công nhiệp hóa gắn với hiện đại hóa trong một nền kinh tế mở, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng dần tỷ trọng các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao. b. Cơ cấu thành phần kinh tế Trong giai đoạn 2005-2010, cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố có sự chuyển biến khá rõ nét, thể hiện sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài nhà nước. 2.1.3. Đặc điểm xã hội 2.1.3.1. Dân số và lao động a. Dân số Dân số trung bình của thành phố Đà Nẵng năm 2000 là 716.282 người, đến năm 2011 là 935.278 người, tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2000-2011 là 1,198%/năm. b. Lao động và việc làm Với quy mô dân số năm 2010 là 926.018 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm trên khoảng 68,1%, chủ yếu là lao động trẻ dưới 35 tuổi (chiếm 43,08%). c. Cơ cấu lao động
  11. 11 Cơ cấu lao động đã có sự chuyển biến tích cực gắn liến với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỷ trọng lao động bình quân năm làm việc trong các ngành dịch vụ thương mại so với tổng lao động có việc làm thường xuyên tăng từ 37,96% năm 2000 lên 42,46% năm 2005; và 57,25% năm 2010. 2.1.3.2. Thu nhập và nhu cầu của dân cư trong thành phố Đà Nẵng Thu nhập bình quân đầu người đã có bước cải thiện rất đáng kể, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2000 - 2011 là 16,1%. 2.1.3.3. Các lĩnh vực xã hội khác Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được đầu tư phát triển, phát triển văn hóa phù hợp với sự phát triển kinh tế và vị thế mới của Đà Nẵng. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Khái quát tình hình phát triển dịch vụ thương mại thành phố Đà Nẵng từ năm 2000 đến năm 2011 Trong giai đoạn 2005-2011 tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này bình quân đạt 28,4% năm.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2011 đạt trên 92 nghìn tỷ đồng. Tổng doanh thu thương mại dịch vụ năm 2005 là 26.866 tỷ đồng đến năm 2011 là 92.191 tỷ đồng, tăng 65.325 tỷ đồng. Riêng doanh thu trong ngành thương mại năm 2011 đạt 80.187 tỷ đồng, chiếm 86,98% tỷ trọng tổng doanh thu của thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố. 2.2.2. Tình hình lưu chuyển hàng hóa xã hội 2.2.2.1. Về lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tổng mức bán hàng hóa và dịch vụ xã hội trên địa bàn liên tục tăng, từ 18.531 tỷ đồng trong năm 2000 lên đến 83.295 tỷ đồng năm 2011, tăng gần 4,49 lần và tăng bình quân là 16,01%/năm.
  12. 12 Bảng 2.12. Quy mô và tốc độ tăng Tổng mức bán hàng hóa và dịch vụ xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Tổng mức bán hàng hóa vàTốc độ tăng Tổng mức bán Năm dịch vụ xã hội (Tỷ đồng) hàng hóa và dịch vụ (%) 2000 18.531 36.25 2001 19.339 4.36 2002 20.419 5.58 2003 22.858 11.94 2004 25.376 11.02 2005 26.866 5.87 2006 30.326 12.88 2007 41.934 38.28 2008 52.617 25.47 2009 55.761 5.98 2010 71.800 28,76 2011 83.295 16.01 Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng các năm 2000, 2004, 2008, 2009, 2010. 2.2.2.2. Về lưu chuyển hàng hóa bán lẻ Tổng mức bán lẻ là con số thể hiện tiêu dùng của dân cư trên địa bàn thành phố. Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2000-2011 là 19,35% cho thấy khuynh hướng tiêu dùng của người dân đang gia tăng rất nhanh. 2.2.2.3. Về tình hình phát triển hoạt động xuất nhập khẩu Năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 525.061 nghìn USD thì đến năm 2010, con số này đã lên đến 1.007.999 nghìn USD, tăng gần 2 lần. Cân đối kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn 2000-2010 đều cho giá trị âm (nền kinh tế nhập siêu). 2.2.3. Thực trạng mạng lưới phân phối hàng hóa 2.2.3.1. Mạng lưới DNTM hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Số lượng DNTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
  13. 13 Số liệu thống kê trong giai đoạn 2004-2008 cho thấy số lượng DNTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng không ngừng tăng lên qua các năm (từ 987 doanh nghiệp trong năm 2004 lên đến 2.832 doanh nghiệp năm 2010), với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2004-2010 là 19,72%. b. Phân bố của mạng lưới DNTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2.2.3.2. Quy mô DNTM hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng a. Số lao động bình quân một doanh nghiệp Số lao động bình quân của DNTM Đà Nẵng giảm dần qua các năm từ 2004 đến 2010. b. Vốn bình quân một doanh nghiệp Vốn bình quân của DNTM Đà Nẵng có xu hướng giảm qua các năm. c. Doanh thu thuần bình quân của một DNTM Doanh thu thuần bình quân một DNTM Đà Nẵng trong giai đoạn 2004-2008, từ mức cao nhất là 25,38 tỷ đồng vào năm 2004 rơi xuống thấp nhất là 17,57 tỷ đồng năm 2006, sau đó tăng nhẹ lên lại 21,42 tỷ đồng vào năm 2008, vẫn còn cao hơn mức bình quân của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. 2.2.3.3. Thực trạng các hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Đà Nẵng * Hệ thống phân phối lương thực Trước đây, ngành lương thực ở Việt Nam nói chung do DNNN quản lý và có hệ thống các cửa hàng lương thực ở thành phố và thị xã, đến từng quận, từng phường, từng tổ dân phố. * Hệ thống phân phối tổng hợp hàng hóa tiêu dùng Chỉ trong 10 năm (2000-2010), hàng loạt các siêu thị, trung tâm thương mại (TTTM) đã ra đời trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 2.2.4. Thực trạng ngành dịch vụ thương mại theo các thành phần kinh tế
  14. 14 Tính đến năm 2010 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 16 doanh nghiệp thương mại Nhà nước, giảm 21 doanh nghiệp so với năm 2004. Đến cuối năm 2010 số doanh nghiệp thương mại tư nhân lên đến 2.692 doanh nghiệp, chiếm 99,13%. 2.2.5. Thực trạng cơ sở vật chất ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Hệ thống siêu thị, TTTM, các cửa hàng tiện ích... - Hệ thống chợ Tính đến 12/2011, Thành phố Đà Nẵng có 88 chợ các loại, với tổng số 14.432 hộ kinh doanh. Trong đó có 65 chợ trong nội thành, chiếm tỷ lệ 76,47% và 23 chợ ngoại thành, chiếm tỷ lệ 23,53%. - Hệ thống của hàng xăng dầu: Số lượng các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn thành phố năm 2011 có 87 cửa hàng xăng dầu, trong đó có 69 cửa hàng ở các quận nội thành, chiếm tỷ lệ 79,31% và 18 cửa hàng ngoại thành, chiếm tỷ lệ 20,09%. - Hệ thống vận tải, kho bãi: vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải biển, vận tải hàng không và đường thủy nội địa. 2.3. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Những yếu tố thành công trong quá trình phát triển dịch vụ thương mại thành phố Đà Nẵng Trong giai đoạn 2000-2011, hoạt động phân phối trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã có những bước tiến đáng kể: - Hoạt động phân phối diễn ra sôi nổi trên địa bàn thành phố. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng trưởng khá cả về quy mô và tốc độ, trong đó bán lẻ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn bán buôn. - Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại phát triển và hoạt động khá hiệu quả, thể hiện qua sự tăng nhanh về số lượng và quy mô.
  15. 15 - Đối với những mặt hàng có ảnh hưởng đến những cân đối lớn như xăng dầu, hàng tiêu dùng, dệt may, thương mại quốc doanh vẫn giữ vai trò chủ đạo của mình trong khâu bán buôn nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng mức bán. - Hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã phần nào thể hiện vai trò trung tâm phân phối của khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại đã tạo nên sự thay đổi thói quen tiêu dùng của bộ phận lớn dân cư; tầng lớp trung lưu được hưởng lợi. 2.3.2. Những hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ thương mại thành phố Đà Nẵng Phân tích thực trạng phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ở trên đã cho thấy bên cạnh những mặt thành công, vẫn còn một số hạn chế: - Các kênh, luồng hàng hóa vào, ra trên địa bàn Thành phố còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa xây dựng được hệ thống phân phối quốc gia và không tích lũy dự phòng. - Sự mở rộng của hệ thống các siêu thị có thể dẫn tới các vấn đề về giao thông đô thị vì siêu thị. - Tốc độ tăng trưởng GDP thương mại trên địa bàn thành phố đang có xu hướng giảm và tăng thấp hơn tốc độ tăng của GDP chung. - Thiếu hụt nguồn nhân lực cấp cao trong lĩnh vực thương mại. - Chi phí thương mại còn tương đối cao so với các địa phương khác. 2.3.3. Nguyên nhân Qua phân tích những hạn chế ở trên ta thấy một số nguyên nhân còn tồn tại trong quá trình phát triển ngành dịch vụ thương mại thành phố Đà Nẵng: - Đầu tư chưa thích đáng cho lĩnh vực thương mại, kể cả từ đầu tư vốn ngân sách và đầu tư bên ngoài. - Chưa có những cơ chế, chính sách ưu đãi đối với DNTM cũng như
  16. 16 chưa có một cơ chế mở để tạo điểm nhấn trong thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hàng hóa chưa phát triển đủ, đặc biệt là hệ thống đường bộ và cầu cảng phục vụ vận tải container. - Công tác quản lý nhà nước còn chưa thật sự hiệu quả, nhất là đối với công tác điều tiết thị trường và chống gian lận thương mại. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của luận văn khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân số, lao động, thu nhập của thành phố Đà Nẵng và tập trung phản ánh thực trạng về phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố từ đó đưa ra những thành tựu và hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ thương mại làm cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp khắc phục hạn chế trong quá trình phát triển dịch vụ thương mại của thành phố Đà Nẵng CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Tình hình quốc gia và quốc tế - Xu hướng phát triển kinh tế thế giới - Diễn biến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới. - Gia tăng hàng rào kỹ thuật của các quốc gia. - Tình hình kinh tế Việt Nam - Tiềm năng trong phát triển thị trường của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
  17. 17 3.1.2. Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của thương mại 3.1.2.1. Vị trí địa lý Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, đầu mối giao thông và là thành phố biển, do vậy có thể đóng vai trò là một điểm trung chuyển, đầu mối của thương mại quốc tế, tham gia vào dòng Thương mại Liên cảng Châu Á (Asia Interport Trade). 3.1.2.2. Nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường về hàng hóa Hoạt động thương mại của thành phố chịu tác động bởi nhân tố dân cư. Dân số của thành phố tăng lên, đồng nghĩa với sự tăng lên của nhu cầu. 3.1.2.3. Khả năng đáp ứng nguồn nhân lực thương mại Hiện nay, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có tổng cộng 14 trường đại học và cao đẳng, hầu hết các thường đều có đào tạo chuyên ngành thương mại, kinh doanh quốc tế. 3.1.2.4. Sự phát triển của hệ thống dịch vụ thương mại tại địa phương Dịch vụ thương mại là các dịch vụ phục vụ cho việc mua bán hàng hóa và dịch vụ. - Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…) - Dịch vụ logistics 3.1.2.5. Hạ tầng kinh tế và xã hội của địa phương Thành phố Đà Nẵng là một đầu mối giao thông quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn chỉnh và thuận lợi. 3.1.2.6. Hệ thống luật pháp, quy chế về thương mại Xác định được lợi thế của Đà Nẵng, đã có nhiều văn bản, đề án, quy hoạch ở cả cấp trung ương và địa phương, điều chỉnh và quy định sự phát triển thương mại của thành phố Đà Nẵng 3.1.3. Dự báo xu hướng phát triển thương mại
  18. 18 3.1.3.1. Xu hướng phát triển trên thế giới - Xu hướng phát triển dịch vụ phân phối. - Xu hướng phát triển thương mại quốc tế. 3.1.3.2. Xu hướng phát triển của Việt Nam - Xu hướng phát triển dịch vụ phân phối của Việt Nam. -.Xu hướng phát triển xuất nhập khẩu. 3.1.4. Dự báo phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 3.1.4.1. Mục tiêu dự báo: Cung cấp các căn cứ mang tính khách quan và các thông tin mang tính tham khảo cho quá trình xây dựng giải pháp phát triển ngành thương mại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, từ đó góp phần nâng cao tính khả thi của các chính sách phát triển ngành thương mại của thành phố trong những năm tới. 3.1.4.2. Mô tả dữ liệu: Thống kê dữ liệu thu thập được; qua đó có thể nhận thấy rằng việc đồng nhất dữ liệu của các biến số phân tích và dự báo để đảm bảo tính tương thích sẽ dẫn đến tình trạng số quan sát là chưa đủ lớn (12 quan sát từ năm 2000-2011) 3.1.4.3. Lựa chọn mô hình dự báo Dự báo phát triển ngành thương mại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, có thể sử dụng: - Mô hình 1: Mô hình hồi qui dãy số thời gian (time series regression) - Mô hình 2: Mô hình hồi qui đa biến (multiple regression) 3.1.4.4. Phân tích kết quả dự báo Kết quả dự báo GDP của ngành thương mại về qui mô và tốc độ tăng trưởng của tổng mức hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng trong những năm tới với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trên 10%/năm, trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng
  19. 19 ngày càng tăng và tăng trưởng với tốc độ cao hơn bình quân trên 12%/năm. 3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN 2020 3.2.1. Quan điểm và định hướng phát triển dịch vụ thương mại 3.2.1.1. Quan điểm phát triển dịch vụ thương mại - Phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trên cơ sở khai thác các lợi thế, nâng cao vai trò của ngành dịch vụ thương mại; theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, đa dạng các loại hình tổ chức thương mại - Phát triển dịch vụ thương mại đáp ứng yêu cầu về an ninh quốc phòng và thành phố môi trường. 3.2.1.2. Định hướng phát triển - Về xuất nhập khẩu hàng hóa. - Về phát triển các loại hình dịch vụ thương mại. - Về phát triển Đà Nẵng thành một đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương, phát luồng hàng hóa tầm cỡ khu vực miền Trung và Tây Nguyên. - Về phát triển các phương thức kinh doanh thương mại hiện đại. 3.2.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ thương mại 3.2.2.1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020, phát triển dịch vụ thương mại đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố và là một trong những động lực đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của thành phố 3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để xây dựng mục tiêu phát triển dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 phù hợp hơn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, chúng tôi sử dụng phương
  20. 20 pháp chuyên gia để dự báo. 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI 3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế và chính sách quản lý nhà nước 3.3.1.1. Giải pháp về chính sách phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Củng cố và xây dựng lại hệ thống thương mại Nhà nước phù hợp với cơ chế thì trường; tạo sự liên kết hợp tác giữa các thành phần kinh tế trong lĩnh vực thương mại. - UBND thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp mở rộng thị trường ra bên ngoài và tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động trên địa bàn thành phố. - Tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp khai thác triệt để những lợi thế vốn có của mình để phát huy nội lực, phát triển theo hướng bền vững. 3.3.1.2. Giải pháp về vốn đầu tư trong ngành dịch vụ thương mại Để đạt được mục tiêu nêu trên, căn cứ nhu cầu về tổng nguồn vốn đầu tư vào ngành thương mại của thành phố Đà Nẵng, dự kiến phần thiếu hụt sẽ được giải quyết theo các hướng sau: - Kêu gọi vố đầu tư từ ngoài thành phố bằng những dự án có tính khả thi cao với những chính sách ưu đãi hợp lý. - Khai thác, huy động mọi nguồn vốn trong nhân dân và một phần ngân sách hợp lý. - Khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các ngân hàng chuyên doanh để phục vụ việc đầu tư phát triển dịch vụ thương mại. - Cần tiến hành thực hiện tiết kiệm trong chi ngân sách và tiêu dùng để tăng vốn đầu tư phát triển. - Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần tạo môi trường đầu tư thuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2