intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống hóa về mặt lý luận phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG --------- LÊ THANH HIẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐÀ NẴNG – NĂM 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Bảo Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thế Tràm Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Luật Doanh nghiệp được ban hành và có hiệu lực (2000) tới nay, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, số lượng và quy mô DNN&V tăng lên nhanh chóng, cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cho xã hội, từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và quốc tế. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê Việt Nam, DNN&V chiếm tới 97% số lượng doanh nghiệp cả nước, tạo việc làm cho khoảng 10 triệu lao động. Bên cạnh đó, DNN&V còn đóng góp một phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngân sách quốc gia. Điều này cho thấy DNN&V có vai trò cực kỳ quan trọng đối với phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, việc ưu tiên phát triển DNN&V là một yêu cầu tất yếu, khách quan đối với nền kinh tế đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Những năm qua, mặc dù khu vực DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có những đóng góp tích cực trong quá trình nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thu hút được nhiều lao động tham gia, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, so với những điều kiện và tiềm năng sẵn có của địa phương, tình hình phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, địa phương cũng chưa có nhiều chính sách, giải pháp thiết thực, hiệu quả hỗ trợ tạo điều kiện DNN&V phát triển. Do vậy, việc nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là một yêu cầu cần thiết vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài, vừa là vấn đề thời sự cần được quan tâm đúng mức.
  4. 2 Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ, góp phần nhỏ bé của mình vào việc phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa về mặt lý luận phát triển DNN&V. - Phân tích thực trạng phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về lý luận và thực tiễn phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến sự phát triển DNN&V. + Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung trên tại tỉnh Quảng Trị. + Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNN&V từ năm 2005 đến nay và đề xuất giải pháp phát triển DNN&V đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích thực chứng; Phương pháp phân tích chuẩn tắc; Phương pháp thống kê, phân tích; Phương pháp tổng hợp, so sánh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Góp phần làm rõ thêm vấn đề lý luận về phát triển DNN&V. - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2012.
  5. 3 - Định hướng, đề xuất một số giải pháp và chính sách cho việc phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013-2020. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục; Luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Một số lý luận cơ bản về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; - Chương 2: Thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; - Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Cho tới nay đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết, bài báo nghiên cứu về vấn đề DNN&V ở nước ta. Nhìn chung, các công trình đó đều nghiên cứu về DNN&V ở các khía cạnh như: - Thực trạng DNN&V ở nước ta trong thời gian qua về: quy mô, công nghệ, vốn, trình độ quản lý, tạo việc làm,… - Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và trên thế giới về phát triển DNN&V. - Những thuận lợi và khó khăn của các DNN&V ở Việt Nam trong xu thế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Tuy nhiên, trong những công trình khoa học đó chưa có công trình nào nghiên cứu về việc phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện nay một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học. Do vậy, đề tài luận văn sẽ là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các công trình khác.
  6. 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1.1. Khái niệm DN và DNN&V a. Khái niện DN Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Luật Hợp tác xã, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư nước ngoài. b. Khái niệm DNN&V Theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ, DNN&V được hiểu là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, bao gồm DN siêu nhỏ, DN nhỏ và DN vừa được phân dựa trên quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân (trong đó tiêu chí tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên) và được xem xét theo từng khu vực hoạt động nhất định của DN (khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực thương mại và dịch vụ). 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa a. Đặc điểm về hoạt động - DNN&V có tính năng động, linh hoạt. - Hoạt động của DNN&V thiếu vững chắc, thiếu liên kết. - DNN&V sử dụng công nghệ thủ công và lạc hậu. b. Đặc điểm vể tổ chức, quản lý - DNN&V được tạo lập dễ dàng, quản lý theo quy mô hộ. - DNN&V khó thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi. - Trình độ quản lý thấp.
  7. 5 - Văn hóa trong các DNN&V chưa được chú trọng. c. Đặc điểm về tài chính - Quy mô vốn thấp là nguyên nhân của những bất lợi trong hoạt động. - Quy mô vốn thấp cũng gây ra những bất lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. 1.1.3. Vai trò của DNN&V - Tạo được nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. - Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP). - Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và huy động nguồn vốn trong xã hội đầu tư và phát triển kinh tế. - Gia tăng giá trị xuất khẩu. - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và phân công lao động giữa các vùng, địa phương. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DNN&V Phát triển doanh nghiệp là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của doanh nghiệp, bao gồm sự thay đổi cả về lượng lẫn về chất của từng doanh nghiệp, đồng thời là quá trình chuyển dịch cơ cấu doanh nghiệp theo hướng hợp lý và giải quyết tốt mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà nước và người lao động. Phát triển DNN&V bao gồm những nội dung cơ bản sau: (1) Gia tăng số lượng, quy mô DNN&V; (2) Chuyển dịch cơ cấu DNN&V theo hướng hợp lý; (3) Huy động nguồn lực phát triển DNN&V; (4) Mở rộng thị trường của DNN&V; (5) Nâng cao hiệu quả SXKD và đóng góp cho xã hội của DNN&V.
  8. 6 1.2.1. Gia tăng số lƣợng, quy mô DNN&V Gia tăng số lượng doanh nghiệp có nghĩa là làm cho số doanh nghiệp (hay nói chính xác hơn là số đơn vị, cá thể doanh nghiệp) trong nền kinh tế ngày càng nhiều lên. Gia tăng quy mô doanh nghiệp chính là làm cho các yếu tố lao động, vốn, cơ sở vật chất hay doanh thu sản phẩm, dịch vụ … của từng doanh nghiệp ngày càng tăng lên. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu DNN&V theo hƣớng hợp lý Chuyển dịch cơ cấu DNN&V theo hướng hợp lý có nghĩa là quá trình chuyển dịch cơ cấu DNN&V theo ngành nghề hoạt động; loại hình doanh nghiệp và khu vực theo hướng ngày càng tiến bộ. 1.2.3. Huy động nguồn lực phát triển DNN&V Các nguồn lực chính của doanh nghiệp bao gồm vốn, lao động và trình độ công nghệ sản xuất. Khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực vốn, lao động và trình độ công nghệ thể hiện trình độ phát triển của DNN&V. 1.2.4. Mở rộng thị trƣờng của DNN&V Mở rộng thị trường là doanh nghiệp tìm cách đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường mới nhằm làm tăng doanh số bán hàng. Hay nói cách khác, là quá trình làm cho các yếu tố thị trường, thị phần, khách hàng của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. 1.2.5. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội của DNN&V Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tức là nâng cao khả năng thu hút và sử dụng các nguồn lực để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng lớn. Nâng cao mức đóng góp cho xã hội có nghĩa là khu vực DNN&V tạo ra việc làm cho xã hội và đóng góp cho nhà nước thông qua thuế
  9. 7 và các khoản đóng góp khác ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, DNN&V cần phải quan tâm đến lợi ích của người lao động. 1.2.6. Chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của DNN&V - Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ (GTSLHHDV) do các DNN&V tạo ra trong năm; - Tốc độ tăng giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ; - Tỷ lệ đóng góp của các DNN&V; - Quy mô sử dụng các nguồn lực sản xuất; - Tỷ lệ sử dụng các nguồn lực sản; - Hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất; - Sự chuyển dịch về cơ cấu; - Thị phần của DNN&V; - Tốc độ tăng trưởng doanh thu. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DNN&V 1.3.1. Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên Các nhân tố về điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên... Điều kiện tự nhiên có tác động rất lớn đối với việc phát triển kinh tế của một quốc gia hay một vùng, địa phương cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. 1.3.2. Các nhân tố thuộc về kinh tế Các nhân tố thuộc về kinh tế bao gồm xuất phát điểm của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, cơ sở hạ tầng… tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp. 1.3.3. Các nhân tố thuộc về xã hội Với những đặc thù về dân số, mật độ dân số; quy mô lao động,
  10. 8 chất lượng lao động; tình trạng việc làm và thất nghiệp; phong tục tập quán và văn hóa của địa phương sẽ tác động đến sự phát triển của khu vực doanh nghiệp nói chung và DNN&V nói riêng. 1.3.4. Chính sách phát triển DNN&V Chính sách phát triển DNN&V ở tầm quốc gia hay tầm địa phương trong từng giai đoạn có ảnh hưởng to lớn, lâu dài tới sự phát triển và phân bố DNN&V. 1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DNN&V 1.4.1. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới 1.4.2. Kinh nghiệm ở một số tỉnh trong nƣớc KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG TRỊ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DNN&V 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, có diện tích tự nhiên là 4.739,82 km2, bằng 1,3% diện tích cả nước, có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế. Địa hình đồi núi cao, bị chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, gây khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện… Khí hậu Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và ẩm ướt. Tài nguyên phong phú nhưng có trữ lượng nhỏ. 2.1.2. Điều kiện kinh tế Những năm qua, kinh tế Quảng Trị có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt trên dưới 10,0%. GDP bình quân đầu người năm 2012 đạt 23,7 triệu đồng, bằng 74,1% so với cả nước. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị từng bước được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương ứng đối với các ngành nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. 2.1.3. Điều kiện xã hội Dân số Quảng Trị năm 2012 là 608.142 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động chiếm 54,55%. Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 128 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,7 triệu đồng/người/năm.
  12. 10 2.1.4. Chính sách phát triển DNN&V Các chính sách phát triển DNN&V từ trung ương đến địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải thiện môi trường pháp lý, môi trường đầu tư kinh doanh. Các chương trình hỗ trợ DNN&V được xây dựng, ban hành theo hướng toàn diện và có tính hệ thống giúp DNN&V tháo gỡ những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng, lâu dài như tiếp cận tài chính, đất đai, thị trường, nâng cao trình độ công nghệ, quản trị doanh nghiệp và chất lượng lao động. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 2.2.1. Thực trạng về số lƣợng, quy mô DNN&V a. Số lượng doanh nghiệp Theo số liệu thống kê tính đến 31/12/2012, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có khoảng 2.079 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó DNN&V chiếm trên 98,0% trong tổng số doanh nghiệp. Tốc độ tăng bình quân về số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2005-2012 đạt 20,6%; trong đó giai đoạn 2005-2010 đạt 23,78%, năm 2011 đạt 14,66% và năm 2012 đạt 11,24%. b. Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô vốn Nếu xét theo tiêu chí vốn thì trên địa bàn tỉnh có 1581 DN siêu nhỏ (chiếm tỷ trọng lên đến 84,59%); DN nhỏ, DN vừa và DN lớn DN có 288 (chiếm tỷ trọng 5,41%), trong đó doanh nghiệp có quy mô vốn lớn hơn 200 tỷ đồng là rất ít, toàn tỉnh chỉ có 8 doanh nghiệp. c. Số lượng doanh nghiệp phân theo quy mô lao động Nếu xét theo tiêu chí lao động thì trên địa bàn tỉnh có 1214 DN siêu nhỏ (chiếm 64,9% tỷ trọng); có 655 DN nhỏ, DN vừa và DN lớn (chiếm 35,1% tỷ trọng), trong đó Doanh nghiệp nhỏ là chủ yếu.
  13. 11 Doanh nghiệp có trên 300 lao động trên địa bàn tỉnh chỉ có 11 doanh nghiệp. 2.2.2. Thực trạng chuyển cơ cấu DNN&V a. Theo loại hình doanh nghiệp Xét theo loại hình doanh nghiệp thì số lượng Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu 98,7%; số Doanh nghiệp nhà nước và Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tương ứng là 1,1% và 0,29% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động hiện có trên địa bàn. b. Theo ngành nghề hoạt động Xét theo ngành nghề hoạt động thì doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các nhóm ngành sử dụng vốn ít, nhiều lao động, đem lại giá trị gia tăng thấp. Số doanh nghiệp hoạt động trong các ngành đòi hỏi vốn lớn, sử dụng công nghệ cao, tạo ra nhiều giá trị gia tăng còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. c. Theo địa bàn Xét theo khu vực thành thị, nông thôn thì doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung ở khu vực thành thị, chiếm trên 90%, khu vực nông thôn có rất ít doanh nghiệp, chỉ chiếm chưa đến 10% trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. 2.2.3. Thực trạng các nguồn lực của DNN&V a. Thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp - Mức tăng nguồn vốn: Theo số liệu thống kê đến ngày 31/12/2012, tổng vốn SXKD của khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 15.362,94 tỷ đồng, tăng gấp 3,9 lần so với năm 2005. Trong đó, tỷ lệ vốn chủ sở chiếm khoảng 42,51% và vốn vay sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 57,49%. Tốc độ tăng vốn SXKD
  14. 12 bình quân hàng năm của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2012 là 21,59%, bình quân mỗi năm tăng trên 247, 23 tỷ đồng. - Quy mô vốn của doanh nghiệp: Vốn SXKD bình quân trên mỗi doanh nghiệp năm 2010 là cao nhất, đạt 8,146 tỷ đồng/DN; tuy nhiên từ sau năm 2010 trở đi do nền kinh tế liên tục gặp khó khăn, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thu hẹp nên quy mô về vốn của doanh nghiệp cũng có giảm theo, đến năm 2012 giảm còn 7,39 tỷ đồng. b. Thực trạng lao động của DNN&V - Số lượng lao động: Tính đến ngày 31/12/2012, tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 34.233 lao động. Tốc độ tăng bình quân lao động giai đoạn 2005- 2012 là 8,5%, tương ứng mỗi năm tăng 2.128 lao động. - Trình độ lao động: Theo số liệu tổng điều tra năm 2012, trong tổng số 34.223 lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 9.202 người chưa được đào tạo, chiếm 27,9%; số lao động đã qua đào tạo nhưng không có chứng chỉ có 7.604 người, chiếm 23,08%; số lao động có trình độ sơ cấp nghề là 4.080 người, chiếm 12,38%; lao động có trình độ trung cấp, trung cấp nghề 6.130 người, chiếm 18,6%; lao động có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề là 2.263 người, chiếm 6,87%; lao động có trình độ đại học là 3.621 người, chiếm 10,99%; lao động có trình độ trên đại học là 52 người, chiếm 0,16%. - Quy mô lao động của doanh nghiệp: Quy mô lao động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2005-2012, số lao động bình quân trên mỗi doanh nghiệp năm 2005 là 34,45 người thì đến năm 2012 giảm còn 16,46 người.
  15. 13 c. Thực trạng trình độ công nghệ thiết bị Phần lớn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sử dụng máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ để phục vụ sản xuất nên sản phẩm làm ra chất lượng không cao, khó cạnh tranh được trên thị trường. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận và triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến do thiếu vốn để thực hiện. Một số doanh nghiệp do sử dụng công nghệ quá cũ nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. 2.2.4. Thực trạng thị trƣờng tiêu thụ của DNN&V Thị trường của DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là hết sức nhỏ hẹp, chủ yếu là thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Khả năng tiếp cận thị trường mới còn nhiều hạn chế; khả năng cập nhật, dự báo và xử lý thông tin về thị trường trong nước cũng như thế giới còn rất yếu. 2.2.5. Thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đóng góp cho xã hội của DNN&V a. Doanh thu Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thuần của doanh nghiệp giai đoạn 2005-2012 đạt 31,25%. Năm 2012, tổng doanh thu thuần của khu vực doanh nghiệp đạt 26.194,67 tỷ đồng tăng gấp 6,7 lần so với năm 2005. Mặc dù, tổng doanh thuần hàng năm của doanh nghiệp có xu hướng tăng mạnh nhưng doanh thu thuần bình quân trên mỗi doanh nghiệp lại có sự gia tăng không đáng đáng kể, mỗi năm doanh thu thuần bình quân chỉ tăng khoảng 0,8 tỷ đồng/DN, tương đương với tốc độ tăng trưởng đạt 8,8%. b. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Năm 2012, tỷ lệ số doanh nghiệp kinh doanh có lãi so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là 77,4%, thấp hơn tỷ lệ 92,66% năm
  16. 14 2005. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ năm 2005 là 5,31% thì đến năm 2012 tăng lên 19,17%. Tổng mức lãi của doanh nghiệp năm 2012 đạt 505,1 tỷ đồng tăng gấp 4,18 lần so với năm 2005; mức lãi bình quân trên mỗi doanh nghiệp năm 2012 đạt 414,4 triệu đồng tăng gấp 2,03 lần so với năm 2005. Tổng mức lỗ của các doanh nghiệp làm ăn bị thua lỗ là 76,2 tỷ đồng thì đến năm 2012 tổng mức lỗ đã tăng lên 170,7 tỷ đồng. Tương ứng, mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp trong giai đoạn này tăng từ 224,1 triệu đồng năm 2005 lên 565,2 triệu đồng năm 2012. c. Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua tăng lên đáng kể, tỷ suất lợi nhuận trên vốn tăng từ 1,03% năm 2005 lên 2,03% năm 2012; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng từ 0,84% năm 2005 lên 1,37% năm 2012. 3. Đóng góp cho ngân sách nhà nước Năm 2005, giá trị nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp đạt 342,37 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã tăng lên trên 1.069 tỷ đồng, chiếm 59,3% tổng thu ngân sách của tỉnh. Đến năm 2012, tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên mức đóng góp vào ngân sách của doanh nghiệp giảm còn 848,71 tỷ đồng. 4. Trách nhiệm của DNN&V đối với người lao động Năm 2012, thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp đạt 36,99 triệu đồng/người/năm cao gấp 2,45 lần so với năm 2005. Tuy nhiên, mức tăng này phân lớn rơi vào giai đoạn 2005-2010, còn giai đoạn 2011-2013 có sự thay đổi không lớn. Tỷ lệ doanh nghiệp có đóng BHXH, BHYT, KPCĐ chỉ chiếm 8,8% trong tổng số lao động (tính đến thời điểm 31/12/2012).
  17. 15 4.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DNN&V TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 4.3.1. Kết quả đạt đƣợc Trong thời những năm qua, DNN&V trên địa bàn tỉnh không những tăng nhanh về số lượng mà còn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Thu hút đáng kể các nguồn lực vào phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Với hơn 2 nghìn DNN&V đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 34.000 lao động, hàng năm đóng góp gần 60% ngân sách của tỉnh. Bên cạnh đó, lực lượng doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội. 4.3.2. Những mặt hạn chế a. Hạn chế từ phía DNN&V - Số lượng DNN&V tăng tương đối nhanh nhưng quy mô doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp theo thời gian. - Cơ cấu DNN&V mặc dù đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm. - DNN&V có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hạn chế, vốn chủ sở hữu thấp, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay hạn chế. - Máy móc thiết bị chậm được đổi mới, sử dụng công nghệ lạc hậu nên năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm không cao. - Năng lực, trình độ của chủ doanh nghiệp ở mức thấp, hầu hết chủ doanh nghiệp chưa qua trường lớp đào tạo. - Số lượng lao động có tăng nhưng quy mô còn ít, phần lớn là lao động phổ thông. - Thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, đa số tận dụng nơi ở của gia đình làm nhà xưởng hoặc đi thuê.
  18. 16 - DNN&V trên địa bàn tỉnh còn lúng túng, chưa có bước đi và chiến lược phù hợp trong xu thế hội nhập. - Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động có phần hạn chế. b. Hạn chế từ phía cơ quan Nhà nước - Quy hoạch phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong dài hạn chưa được quan tâm xây dựng. - Công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp tại một số sở, ban ngành và địa phương chưa được chú trọng. - Tỷ lệ các DNN&V tiếp cận được các nguồn lực của nhà nước còn rất thấp. - Việc tổ chức thực hiện chính sách, chương trình trợ giúp phát triển DNN&V có sự chồng chéo, trùng lắp. - Nhiều cơ chế chính sách đã ban hành, nhưng chậm trễ hoặc gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện. - Vai trò của Hiệp hội DNN&V trên địa bàn tỉnh còn mờ nhạt, chủ yếu là hoạt động phong trào. 4.3.3. Nguyên nhân chủ yếu những mặt hạn chế a. Nguyên nhân khách quan - Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển DNN&V còn thiếu, nhất là thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh. - DNN&V trên địa bàn tỉnh có xuất phát điểm thấp, khả năng tích lũy tái đầu tư thấp, thiếu vốn sản xuất, khả năng việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng còn hạn chế. - Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp còn chồng chéo; các văn bản hướng dẫn chậm được ban hành và chưa đồng bộ.
  19. 17 - Nguồn lực để trợ giúp phát triển DNN&V của tỉnh còn hạn chế nhưng phải giàn trải nên hiệu quả mang lại chưa cao. - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của các sở, ngành, ủy ban nhân dân huyện, thành phố, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh. a. Nguyên nhân chủ quan - Nhận thức về vai trò, vị trí cũng như sự quan tâm của các cấp, các ngành đến việc phát triển DNN&V còn chưa đầy đủ và thỏa đáng. - Địa phương chưa có cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp trong việc quy hoạch, định hướng, khuyến khích phát triển các loại hình DNN&V. - Chất lượng các yếu tố nguồn lực thấp, thiếu sự chuẩn bị về nguồn lực (như vốn, lao động, trình độ công nghệ). - Sự hợp tác, phối hợp và chia sẻ thông tin trong các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu chuyên nghiệp, làm giảm năng lực cạnh tranh. - Năng lực nghiên cứu và sức sáng tạo của các DNN&V chưa cao, khả năng tiếp cận với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế. - Công tác quản lý nhà nước sau đăng ký kinh doanh còn nhiều bất cập và lỏng lẻo, chưa quy định cụ thể một cơ quan đầu mối quản lý toàn diện doanh nghiệp. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Xu hƣớng phát triển DNN&V thời gian tới - DNN&V vẫn tiếp tục đà phát triển mạnh mẽ về hiệu quả, số lượng và số vốn đăng ký có thể chững lại do suy thoái kinh tế toàn cầu. - Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng đòi hỏi sự liên kết của các DNN&V ngày càng cao, tạo thành chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh, đóng góp cho việc hình thành công nghiệp phụ trợ. - Yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển bền vững đòi hỏi sự phát triển của DNN&V phải có tính chắt lọc. - Nguồn vốn của DN cũng sẽ phong phú hơn trước, không chỉ nguồn vốn từ người quen, gia đình, vốn tự có... mà sẽ còn các nguồn khác từ ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ tín dụng, đầu tư nước ngoài... - Xu hướng hợp tác công tư PPP càng càng mạnh mẽ, là cơ hội cho các DNN&V cùng hợp tác, liên kết tham gia các dự án đầu tư công. 3.1.2. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 a. Quan điểm b. Mục tiêu 3.1.3. Quan điểm, mục tiêu phát triển DNN&V trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2020 a. Quan điểm - Tạo môi trường về pháp luật và cơ chế, chính sách thuận lợi cho DNN&V thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển bình đẳng nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh đầu tư phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2