intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch đường thủy tại Đà Nẵng

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khái quát lý luận về phát triển du lịch đường thủy; Đánh giá thực trạng về phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch đường thủy tại Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ NGUYỄN NỮ ĐỊNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. TRƢƠNG SỸ QUÝ Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Lê Kim Long Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời gian qua điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách quốc tế đặc biệt là Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Châu Âu. Trên thế giới, nhiều năm qua Các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao vì vậy năm 2016thành phố Đà Nẵng nhận được giải thưởng danh giá “Điểm đến sự kiện lễ hội hàng đầu châu Á” đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định vị trí thương hiệu du lịch thành phố Đà Nẵng tầm quốc tế. Đồng thời, du khách đến với Đà Nẵng họ muốn được du lịch đường thủy mà nước họ không có. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch chưa được phong phú và du lịch đường thủy tại Đà Nẵng phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có. Trong đó, về du lịch đường thủy, mặc dù thời gian gần đây chính quyền Đà Nẵng đã chú trọng khai thác tiềm năng đường sông bằng việc: xây dựng các chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng, bến cảng, khảo sát các tuyến đường thủy trên địa bàn thành phố và các tuyến du lịch đường thủy nối dài nhằm xây dựng những số liệu cụ thể, tiến hành quy hoạch và sớm đưa vào khai thác các tuyến du lịch trên thủy. Dù vậy, sự đóng góp của du lịch đường thủy và phát triển du lịch Đà Nẵng còn khá khiêm tốn. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Phát triển du lịch đường thủy tại Đà Nẵng” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
  4. 2 b. Các mục tiêu cụ thể: - Khái quát lý luận về phát triển du lịch đường thủy - Đánh giá thực trạng về phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ quan trọng của luận văn là tập trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề: - Điều kiện và nội dung phát triển du lịch đường thủy là gì? - Du lịch đường thủy liệu đã phát triển tương xứng với yêu cầu đặt ra cho nó? - Đâu là tiềm năng của phát triển du lịch đường thủy. Đà Nẵng đã khai thác các tiềm năng đó như thế nào? - Đâu là những định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch đường thủy tại thành phố Đà Nẵng nhằm mục đích kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của khách 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là phát triển du lịch đường thủy 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu du lịch đường thủy về mặt quy mô, sản phẩm du lịch đường thủy, liên kết phát triển đường thủy và tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển du lịch đường thủy - Phạm vi không gian: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Phạm vi thời gian: Số liệu từ 2014 -2018. Hiệu lực của các giải pháp đề ra đến năm 2025
  5. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế sau: - Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp xử lý thông tin - Phương pháp thu thập, kế thừa. - Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu khoa học liên quan đã được công bố dưới nhiều hình thức như đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành kinh tế, sách tham khảo, luận văn, báo, … nhằm đề ra các giải phát phát triển du lịch đường thủy 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 9. Kết cấu của luận văn Ngoài mục mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch đường thủy Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch đường thủy tại Đà Nẵng Chương 3: Phát triển du lịch đường thủy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025
  6. 4 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY 1.1. MỘT SỐ VẦN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY 1.1.1. Khái quát chung về phát triển du lịch đƣờng thủy * Khái niệm du lịch Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác” [chương I, điều 3, khoản 1]. * Khái niệm du lịch đường thủy Du lịch đường thủy là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch ven sông và trên bờ, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch gắn với các tuyến giao thông đường thủy. * Khái niệm về phát triển du lịch đƣờng thủy: Phát triển du lịch đường thủy là các nỗ lực của chính quyền thành phố, các tổ chức và người dân để gia tăng quy mô du lịch đường thủy gắn với phát triển các sản phẩm du lịch đường thủy, liên kết loại hình này với các loại hình du lịch. 1.1.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch đƣờng thủy 1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch đƣờng thủy trong sự phát triển du lịch 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY 1.2.1. Phát triển quy mô du lịch đƣờng thủy Phát triển về mặt quy mô du lịch đường thủy là sự gia tăng năng
  7. 5 lực sản xuất của hoạt động du lịch đường thủy. Quy mô du lịch đường thủy của một địa phương thể hiện thông qua quy mô các cơ sở kinh doanh lại hình du lịch đang tồn tại và tổ chức hoạt động ở đó 1.2.2. Phát triển sản phẩm du lịch đƣờng thủy Phát triển sản phẩm du lịch đường thủy là quá trình nỗ lực của chính quyền, các tổ chức và cộng đồng dân cư nhằm gia tăng số lượng sản phẩm du lịch đường thủy, tạo ra và bổ sung không ngừng các sản phẩm mới làm cho số lượng sản phẩm du lịch của địa phương từ ít thành nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. * Các tiêu chí đánh giá quy mô loại hình du lịch đường thủy - Quy mô hệ thống tuyến vận chuyển đường thủy - Quy mô phương tiện vận chuyển đường thủy: - Quy mô phát triển của các dịch vụ khai thác chi tiêu của khách trong quá trình sử dụng dịch vụ vận chuyển du lịch đường thủy 1.2.3. Mở rộng liên kết giữa du lịch đƣờng thủy và các loại hình du lịch khác, giữa du lịch đƣờng thủy và giữa các vùng Liên kết phát triển du lịch là xu thế tất yếu trong kinh doanh nhất là du lịch. Liên kết phát triển du lịch có thể theo nhiều hình thức liên kết ngang, liên kết dọc, Liên kết vừa ngang vừa dọc và Liên kết khối. 1.2.4. Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố và điều kiện bên trong, bên ngoài địa phương tác động chi phối các hoạt động sản xuất kinh doanh của người sản xuất – doanh nghiệp, hộ gia đình và chính phủ. Các yếu tố của môi trường này có thể tiếp cận theo nhiều cách khác nhau.
  8. 6 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY a. Điều kiện tự nhiên: b. Điều kiện kinh tế - xã hội: c. Cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: d. Tình hình chính trị và các điều kiện an toàn đối với du khách e. Chính sách của Nhà nước: f. Cộng đồng dân cư: 1.4. MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.4.1. Du lịch đƣờng thủy trên thế giới a. Du lịch trên sông Mississippi b. Du lịch trên sông Seine tại Pháp 1.4.2. Du lịch đƣờng thủy tại Việt Nam a. Phát triển du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa b. Du lịch đường sông tại sông Hồng c. Du lịch đường sông tại Cần Thơ 1.4.3. Một số kinh nghiệm phát triển du lịch đƣờng thủy tại Việt Nam KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  9. 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu b. Tiềm năng du lịch đường thủy của thành phố Đà Nẵng Với lợi thế là những dòng sông trải dài từ những miền quê về đến cửa biển, du lịch đường thủy nội địa là sản phẩm tiềm năng mà Đà Nẵng đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá. Thành phố Đà Nẵng ở nơi mà tồn tại vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế b. Dân số, lao động và việc làm c. Cơ sở hạ tầng 2.1.3. Tình hình chính trị và vấn đề an toàn đối với du khách Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đối với Đà Nẵng, bằng sự nỗ lực của mình, tình hình an ninh trật tự của thành phố được đảm bảo, tạo sự yên tâm cho du khách 2.1.4. Các chính sách phát triển du lịch đƣờng thủy Đối với việc phát triển du lịch, xây dựng thành phố ngày càng văn minh, xinh đẹp, UBND TP. Đà Nẵng đã và đang tiến hành xây dựng nhiều đề án, công trình. Việc đầu tư và khai thác phát triển tour, tuyến du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà
  10. 8 Nẵng sẽ là tín hiệu đáng mừng không chỉ cho ngành du lịch mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân gian, các thiết chế văn hóa, các ngành nghề truyền thống tại các làng quê dọc tuyến sông, các điểm đến. 2.1.5. Cộng đồng dân cƣ Từ khi có Đề án xây dựng nếp sống văn hóa, văn mình nơi đô thị. Đà Nẵng đã có những bước tiến mới, diện mạo thành phố thay đổi từng ngày, môi trường cảnh quan trong lành khang trang, người dân có ý thức, thân thiện và hiếu khách. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng quy mô du lịch đƣờng thủy tại Đà Nẵng Quy mô du lịch đường thủy trước hết thể hiện ỏ doanh thu của loại hình du lịch này. Bảng 2.2 cho thấy doanh thu du lịch chung của thành phố tăng dần qua các năm. Từ mức 9,74 ngành tỷ đồng năm 2014 tăng dần hàng năm và đạt 24.1 ngàn tỷ đồng năm 2018, tăng gần 2.5 lần. Trong 5 năm qua, doanh thu của du lịch đường thủy cũng tăng nhanh, năm 2014 là 0.42 ngàn tỷ đồng và năm 2018 là gần 1.5 ngàn tỷ đồng, tăng khoảng 3.7 lần. Bảng 2.2. Quy mô doanh thu từ du lịch đường thủy của Đà Nẵng Doanh thu du lịch đường thủy tăng nhanh hơn tốc độ tằng chung của du lịch. Tỷ lệ doanh thu du lịch đường thủy tuy có tăng nhưng vẫn chiếm khá khiêm tốn, hiện là 6.2%. Điều này cũng cho thấy tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này còn khá lớn. Trong 5 năm từ 2014 đến 2018, số lượt du khách đến Đà Nẵng đã tăng 2 lần, trong đó khách du lịch quốc tế tăng 3 lần. Trong giai đoạn này, bình quân số lượt khách du lịch tăng 20% mỗi năm, số
  11. 9 lượt khách du lịch quốc tế tăng 31% và doanh thu du lịch tăng 14%. Năm 2010, thành phố Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đón 2 triệu lượt khách quốc tế. Trong thực tế, năm 2017, Đà Nẵng đạt mục tiêu này nghĩa là thực hiện sớm hơn 3 năm. Khi đó Đà Nẵng đã đón khoảng 2,3 triệu lượt khách quốc tế. Ngoài những thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nga, ngành du lịch thành phố còn tìm kiếm những thị trường mới như Nhật Bản, Thái Lan và thị trường Châu Âu để đạt được mục tiêu. Bảng 2.3. Tình hình phát triển nguồn khách du lịch Đà Nẵng ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng số tr. lk 3.80 4.60 5.51 6.60 7.66 lượng lượt khách Trong đó: Khách quốc tr. lk 0.955 1.25 1.66 2.30 2.87 tế Khách tr. lk 2.845 3.35 3.84 4.30 4.78 trong nước (Nguồn: Xử lý từ số liệu các Báo cáo hàng năm của Sở VH-TT- DL và Sở Du lịch tp Đà Nẵng ) Thị trường khách du lịch đường thủy hiện nay chủ yếu là khách quốc tế; trong đó, khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 85%, khách nội địa khoảng 10%, còn lại 5% là khách du lịch đến từ các quốc gia khác. Tuy nhiên, các tour du lịch khai thác đường sông vẫn còn khá nghèo nàn, mới chỉ tập trung vào tham quan các cây cầu trên tuyến sông Hàn - cầu Trần Thị Lý.
  12. 10 Bảng 2.4. Quy mô khách du lịch đường thủy của Đà Nẵng ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng lượt tr. lk 3.80 4.60 5.51 6.60 7.66 khách Trong đó: Khách du tr. lk lịch đường 0.355 0.506 thủy 0.17 0.21 0.28 tỷ lệ của % du lịch đường thủy 4.41 4.66 5.01 5.38 6.61 (Nguồn: Xử lý từ số liệu các Báo cáo hàng năm của Sở VH-TT- DL và Sở Du lịch tp Đà Nẵng ) Trong giai đoạn 2014-2018, lượng khách tham gia du lịch đường thủy ở Đà Nẵng đã tăng dần. Năm 2014 chỉ có 0.17 triệu lượt khách, năm 2015 là 0.21 triệu lượt khách, năm 2016 là 0.28 triệu lượt khách, năm 2017 là 0.355 triệu lượt khách và năm 2018 là 0.506 triệu lượt khách. Như vậy trong 5 năm lượng khách của loại hình du lịch này đã tăng gần 3 lần, lớn hơn nhiều so với lượng khách chung Thị trường khách du lịch đường thủy chủ yếu là khách quốc tế với đa số là khách Trung Quốc, Hàn Quốc. Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch đường thủy thể hiện trên bảng 2.5. Mức chi tiêu trên 1 khách của du lịch đường thủy là 2.47 tr.đ/ng năm 2014 và 2.95 tr.đ/ng năm 2018. Trong thời gian này chi tiêu của khách du lịch chung lần lượt là 2.56 và 3.15 tr.đ/ng.
  13. 11 Bảng 2.5. Chi tiêu bình quân của khách du lịch đường thủy của Đà Nẵng ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Của khách du Tr.đ lịch chung trên 2.56 2.76 2.90 2.94 3.15 khách Của khách du Tr.đ lịch đường thủy trên 2.47 2.86 2.86 2.95 2.95 khách So sánh giữa Lần 0.96 1.03 0.98 1.00 0.94 DLĐT/DLchung (Nguồn: Xử lý từ số liệu các Báo cáo hàng năm của Sở VH-TT- DL và Sở Du lịch tp Đà Nẵng ) Như vậy khách du lịch đường thủy chi tiêu thấp hơn mức chng của du khách đến Đà Nẵng. Ở đây cần lưu ý trong chi tiêu chung tính cho cả du khách ngắn hạn nên có những du khách chi tiêu rất thấp. Nhìn chng quy mô du lịch đường thủy đã tăng khá nhanh trong những năm qua cả về lượng khách và doanh thu. Tuy nhiên quy mô vẫn còn khá khiêm tốt và mức chi tiêu chưa cao. Điều này cho thấy tiềm năng rất to lớn để phát triển loại hình này nhưng 2.2.2. Thực trạng các sản phẩm du lịch đƣờng thủy tại thành phố Đà Nẵng a. Sản phẩm là Các tuyến, điểm du lịch đường thủy * Tuyến tầm ngắn Du thuyền sông Hàn về đêm Dịch vụ Du thuyền sông Hàn cũng được ra đời từ năm 2012 đến nay. Để đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách tham qun du lịch từ lúc dịch vụ đi lên từ thuyền cá và hiện nay đã là những du thuyền hiện
  14. 12 đại và sang trọng. Năm 2018, Đà Nẵng đón gần 500 nghìn lượt khách tham quan, du lịch qua bằng đường sông (tăng 42% so với năm 2017), cao điểm có đón 3.000 khách. Thị trường khách du lịch đường thủy chủ yếu là khách quốc tế với, đa số là khách Trung Quốc, Hàn Quốc. Câu cá đêm Đà Nẵng Đón khách tại Bãi Nam - Bến tàu du lịch Sơn Trà. Sau đó khách lên thuyền cao tốc bắt đầu hành trình câu cá đêm Đà Nẵng du ngoạn trên biển Sơn Trà – Đà Nẵng. Đến bãi câu cá Đà Nẵng (Bãi Nghê - Bãi U - Bãi Bụt). * Tuyến tầm trung: Rạn Nam Ô thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu Bãi Mỹ Khê nổi tiếng với cả du khách trong nước và quốc tế. Bãi biển Mỹ An là bãi biển tập trung nhiều nhà hàng, khu vui chơi giải trí ven biển tại Đà Nẵng. Bãi biển Xuân Thiều đã được khai thác và trở thành một trong những bãi tắm nổi tiếng vì độ xanh của nước và vẽ đẹp trong lành, tự nhiên của nó…. - Quy mô phương tiện vận chuyển đường thủy: + Phương tiện hoạt động trên tuyến sông Hàn – Trần Thị Lý + Phương tiện hoạt động trên tuyến sông Hàn – cửa biển – bán đảo Sơn Trà. + Phương tiện hoạt động trên tuyến sông Hàn – hòn Chảo - Quy mô phát triển của các dịch vụ khai thác chi tiêu của khách trong quá trình sử dụng dịch vụ vận chuyển du lịch đường thủy Những điểm du lịch dọc 02 bên bờ sông: Dọc theo con sông gắn liền với sự phát triển, đổi thay của thành phố là các công trình ấn
  15. 13 tượng hai bên bờ Sông Hàn như: Tượng cá chép hóa rồng, Tóa nhà hành chính, cảng sông Hàn, cầu tình yêu, phố đi bộ Bạch Đằng… b. Các sản phẩm gắn với vận chuyển đường thủy Tuyến Sông Cu Đê - Trường Định. Tuyến Sông Hàn - Cù Lao Chàm Theo báo cáo của Sở Du lịch, Đà Nẵng hiện có 24 tàu du lịch đủ điều kiện hoạt động, trong đó có 20 tàu hoạt động trên tuyến cảng Sông Hàn - cầu Trần Thị Lý và 4 tàu phục vụ tuyến Vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà. Các tàu hoạt động từ 17 giờ 30 đến 22 giờ 30, riêng thứ 7 và chủ nhật đến 23 giờ. Các sản phẩm mang lại sự hài lòng của khách du lịch đường thủy Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố của những cây cầu xinh đẹp bắt qua dòng sông Hàn thơ mộng, êm đềm.. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của TP. Đà Nẵng nhưng chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của du lịch đường thủy nội địa. 2.2.3. Thực trạng sự liên kết giữa du lịch đƣờng thủy với các loại hình du lịch khác, giữa du lịch đƣờng thủy và giữa các vùng Liên kết giữa du lịch đường thủy với các loại hình du lịch khác, giữa du lịch đường thủy và giữa các vùng những năm qua chưa nhiều và chưa thực sự phát triển. Các hoạt động liên kết du lịch đường thủy của Đà Nẵng hiện nay vẫn chủ yếu thực hiện bởi các doanh nghiệp theo hình thức doanh nghiệp với nhau trong cùng Thành phố Đà Nẵng, giữa các doanh nghiệp Thành phố Đà Nẵng với doanh nghiệp du lịch tỉnh Quảng Nam, cụ thể như Bảng 2.6. Bảng 2.6. Liên kết của du lịch đường thủy của của Đà Nẵng với các hình thức khác và vùng khác
  16. 14 Nhìn chung cần phải có quy hoạch phát triển du lịch đường thủy của thành phố trong đó trú trọng hoạt động liên kết giữa du lịch đường thủy vơi các loại hình khác và các địa phương khác. Ngoài ra cũng cần các chính sách cụ thể kèm theo để thực hiện thay vì chỉ doanh nghiệp tự bơi như hiện nay. 2.2.4. Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi phát triển du lịch đƣờng thủy nội địa của Đà Nẵng Để tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi phát triển du lịch đường thủy nội địa của Đà Nẵng, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 6651/QĐ-UBND ngày 30/9/2016. Ngoài ra, tháng 12/2014, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển cầu tàu du lịch tại các điểm đến và tàu du lịch trong các tuyến du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố.. Đồng thời, ngày 7/7/2015, UBND thành phố Đà Nẵng có quyết định thành lập Cảng vụ đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng thuộc Sở Giao thông Vận tải. Về môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đường thủy nói riêng và du lịch nói chung cho rằng họ có rất nhiều khó khăn liên quan đến những bất cập chồng chéo, rườm rà trong quy định, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh ở cấp chính quyền Trung ương, mà nổi trội là về chính sách thuế và bảo hiểm xã hội. Một vấn đề trong môi trường kinh doanh du lịch hiện nay là còn nhiều bất cập. Cụ thể là sự thiếu minh bạch, khó tiếp cận thông tin có lợi cho kinh doanh du lịch, đặc biệt còn nhiều nhũng nhiễu trong việc
  17. 15 đấu thầu dự án đầu tư của nhà nước cho du lịch đường thủy, tiếp cận các dự án về cơ sở hạ tầng đường thủy. Các doanh nghiệp du lịch còn rất khó khăn để tiếp cận các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh doanh đặc biệt là trở ngại về vốn và tiếp cận các khoản vốn vay từ vay ưu đãi. Môi trường kinh doanh du lịch nói chung và đường thủy nói riêng còn thiếu lành mạnh do công tác soát chất lượng dịch vụ du lịch tại các đơn vị lữ hành, các đơn vị vận chuyển du lịch, nhà hàng, khu, điểm du lịch, khu mua sắm chưa tốt. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Với lợi thế là những dòng sông trải dài từ những miền quê về đến cửa biển, du lịch đường thủy nội địa là sản phẩm tiềm năng mà Đà Nẵng đang thúc đẩy đầu tư, quảng bá… Quy mô du lịch đường thủy của Đà Nẵng đã tăng khá nhanh trong những năm qua cả về lượng khách và doanh thu. Tuy nhiên quy mô vẫn còn khá khiêm tốt và mức chi tiêu chưa cao. Điều này cho thấy tiềm năng rất to lớn để phát triển loại hình này nhưng. Sản phẩm du lịch đường thủy của Đà Nẵng đã được tập trung phát triển nhưng vẫn chưa nhiều và chưa khai thác lợi thế để phát triển. Các chính sách của chính quyền cho phát triển Sản phẩm du lịch đường thủy còn chưa được quan tâm. Liên kết phát triển du lịch đường thủy đã có nhưng hạn chế và mang tính tự phát thiếu vắng bàn tay chính quyền Môi trường kinh doanh cho du lịch đường thủy đã được cải thiện nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần cải thiện.
  18. 16 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI ĐÀ NẴNG 3.1. CƠ SỞ ĐỀ RA CÁC PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI ĐÀ NẴNG 3.1.1. Định hƣớng phát trển kinh tế thành phố Đà Nẵng - Phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển của đất nước, của toàn vùng với tư cách là địa điểm Trung tâm và cửa Vào - Ra cho vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Tây Nguyên. - Đột phá và tiến vượt, phấn đấu để Đà Nẵng trở thành địa phương đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cải cách cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. 3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịch Đà Nẵng Du lịch Đà Nẵng sẽ tập trung vào một số định hướng sau Tập trung phát triển du lịch vào chiều sâu, hình thành các sản phẩm du lịch mới, có sức cạnh tranh cao. Ưu tiên phát triển theo 3 nhóm sản phẩm chính: - Nhóm sản phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng cao cấp. - Nhóm sản phẩm du lịch mua sắm, hội nghị hội thảo (MICE). - Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử, sinh thái, làng quê, làng nghề. 3.1.3. Chủ trƣơng, chính sách về phát triển du lịch đƣờng thủy tại Đà Nẵng Tại cuộc họp bàn giải pháp phát triển du lịch đường thủy nội địa vào cuối tháng 12-2018, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đặng Việt Dũng đã giao Sở Du lịch chủ trì xây dựng kế hoạch phát
  19. 17 triển điểm đến, sản phẩm dịch vụ trên tuyến du lịch đường thủy nội địa thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2019-2021, báo cáo UBND thành phố xem xét ban hành trong tháng 1-2019. Sở Xây dựng lấy ý kiến về quy hoạch cảnh quan hai bên bờ sông Hàn, lập và trình UBND thành phố phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng các bến thủy nội địa theo sơ đồ vị trí đón trả khách và neo đậu tàu thuyền trên địa bàn thành phố, từ đó có cơ sở kêu gọi đầu tư cảng Sông Hàn, cảng Sông Thu (cũ) và các bến thủy nội địa. 3.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch đƣờng thủy tại Đà Nẵng Du lịch đường thủy của Đà Nẵng có tiềm năng lớn vì sông Hàn nằm ngay trong lòng thành phố, vừa chạy thẳng ra cửa biển, vừa có thể ngược lên vùng đồng quê, dễ hình thành các sản phẩm du lịch theo tour, tuyến. a. Tiềm năng du lịch biển b. Tiềm năng du lịch sông nước 3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐƢỜNG THỦY TẠI ĐÀ NẴNG 3.2.1. Định hƣớng chung 3.2.2. Định hƣớng phát triển du lịch đƣờng thủy 3.3. CÁC GIẢI PHÁP 3.3.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch đƣờng thủy - Phát triển du lịch đường thủy trở thành loãi hình du lịch quan trọng của thành phố trên cơ sở phát triển hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. - Tập trung thu hút các Nhà đầu tư quốc tế có kinh nghiệm và thành công trong việc đầu tư vào du lịch đường thủy. - Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn thị trường khách du lịch đường thủy, vui chơi giải trí, nghỉ cuối
  20. 18 tuần, chăm sóc sức khỏe. - Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp, nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch là trọng tâm quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh của Đà Nẵng. - Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh, thành phố, vùng miền Trung - Tây Nguyên...; kết nối với các trung tâm du lịch lớn trong cả nước; - Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp du lịch trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh lưu trú, lữ hành, tour du lịch, ẩm thực…, 3.3.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch đƣờng thủy và hƣớng tới sản phẩm có giá trị cao Trước tiên, ưu tiên phát triển du lịch đường thủy và nghĩ dưỡng đường thủy chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển, sông, khu du lịch sinh thái với quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, với định hướng đưa du lịch đường thủy trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách như thuyền buồm, thám hiểm đại dương, câu mực về đêm, ngắm san hô, ăn tối trên sông. Để phát triển du lịch đường thủy Đà Nẵng, cần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bao gồm các phát triển du lịch đường thủy, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch công vụ … Khuyến khích doanh nghiệp tổ chức tăng cường nghiên cứu nhu cầu thị trường và áp dụng chiến lược marketing Phải hình thành bộ phận nghiên cứu thị trường hay phòng Marketing chuyên nghiệp: Bảo đảm bộ máy và nguồn lực: Tổ chức khảo sát nắm bắt nhu cầu khách hàng và phân tích thông tin
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2