intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Đề xuất một số giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tổng hợp phân tích, đánh giá về thực trạng bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật cơ sở hạ tầng: Đề xuất một số giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN HẢI NAM ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI NGUYỄN HẢI NAM KHÓA 2013 – 2015 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng Mã số: 60.58.02.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN HỒNG TIẾN Hà Nội, năm 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp tài liệu và động viên tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, các cán bộ Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cùng các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình trong quá trình hoàn thành luận văn này! Hà Nội, ngày… tháng… năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hải Nam
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hải Nam
  5. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 1 Phạm vi – đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................ 2 Cấu trúc luận văn............................................................................................ 3 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CẤP NƯỚC AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG…………………………………………………….5 1.1. Tổng quan về tình hình bảo đảm cấp nước an toàn ở Việt Nam ............... 5 1.2. Giới thiệu về thành phố Đà Nẵng............................................................. 6 1.2.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 7 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng .............. 8 1.2.3. Khái quát về hạ tầng kỹ thuật thành phố Đà Nẵng: ......................... 11 1.3. Hiện trạng về cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ....................... 16 1.3.1. Hiện trạng về hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng ..................... 16 1.3.2 Hiện trạng về vận hành hệ thống cấp nước của thành phố Đà Nẵng..... 22 1.4. Tình hình thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn thành phố Đà Nẵng ...... 26
  6. 1.4.1. Nguồn nước: ................................................................................... 26 1.4.2. Hoạt động của nhà máy: ................................................................. 28 1.4.3. Chất lượng và hoạt động của mạng lưới đường ống cấp nước:........ 30 1.4.4. Chất lượng nước tiêu thụ ................................................................ 31 1.4.5. Về cung cấp nước ........................................................................... 31 1.5. Đánh giá chung...................................................................................... 31 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC AN TOÀN CHO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............ 33 2.1. Cở sở lý luận ......................................................................................... 33 2.1.1. Vai trò của việc bảo đảm cấp nước an toàn ..................................... 33 2.1.2. Yêu cầu của việc bảo đảm cấp nước an toàn ................................... 34 2.1.3. Các nguy cơ rủi ro trong cấp nước an toàn...................................... 34 2.1.4. Các yêu cầu về chất lượng nước cấp ............................................... 36 2.1.5. Lợi ích và thách thức của việc bảo đảm cấp nước an toàn ............... 36 2.1.6. Hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu với bảo đảm cấp nước an toàn ............................................................................................. 38 2.1.7. Bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa đường ống nhằm thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn ............................................................................... 43 2.1.8. Phương pháp phân vùng tách mạng với việc bảo đảm cấp nước an toàn .......................................................................................................... 47 2.2. Một số quy định pháp lý có liên quan đến bảo đảm cấp nước an toàn .... 50 2.2.1. Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ...................................................... 50 2.2.2. Các quy định pháp lý khác có liên quan .......................................... 51 2.3. Kinh nghiệm trong nước và nước ngoài về bảo đảm cấp nước an toàn .. 54
  7. 2.3.1. Kinh nghiệm trong nước ................................................................. 54 2.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài................................................................. 60 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM VIỆC CẤP NƯỚC AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ..................... 65 3.1. Giải pháp quy hoạch cấp nước .......................................................... 65 3.1.1. Lựa chọn nguồn nước để bảo đảm an toàn cấp nước ................... 65 3.1.2. Về mạng lưới cấp nước ............................................................... 66 3.2. Giải pháp bảo vệ nguồn nước ............................................................ 67 3.3. Giải pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong cấp nước an toàn ............. 68 3.3.1. Dự báo các nguy cơ rủi ro của hệ thống cấp nước Đà Nẵng ........ 68 3.3.2. Các giải pháp giảm thiểu nguy cơ ............................................... 70 3.4. Giải pháp giám sát và nâng cao chất lượng nước .............................. 72 3.4.1. Tăng cường chất lượng nước cấp ................................................ 72 3.4.2. Kiểm tra chất lượng nước cấp ..................................................... 76 3.5. Giải pháp giảm tỷ lệ thất thoát nước hướng tới bảo đảm cấp nước an toàn 76 3.5.1. Giải pháp phân vùng tách mạng ...................................................... 77 3.5.2. Phương pháp dò tìm rò rỉ bằng các thiết bị...................................... 84 3.5.3. Giải pháp lắp đặt bổ sung vật tư thiết bị .......................................... 91 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa được cấp nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác. Trong thời gian vừa qua, tại một số đô thị ở Việt Nam đã xảy ra những sự cố như: nguồn cấp nước sinh hoạt bị ô nhiễm, nhiễm mặn, vỡ đường ống cấp nước, rò rỉ thất thoát đặc biệt một số chỉ tiêu về chất lượng nước không bảo đảm quy chuẩn… đã tác động đến an toàn cấp nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị. Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, là một trung tâm kinh tế có vai trò quan trọng trong khu vực miền Trung, trong những năm vừa qua Thành phố đã quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước. Tuy nhiên, dưới tác động của biến đổi khí hậu, xả thải bừa bãi ra nguồn tiếp nhận, nguồn nước cấp cho Thành phố có nguy cơ suy giảm, ô nhiễm, nhiễm mặn. Áp lực cấp nước ở các khu vực trung tâm thường giảm và các khu vực cuối nguồn nước yếu dần do nguồn nước cấp cho thành phố giảm; đường ống cấp nước rò rỉ, tỷ lệ thất thoát cao khoảng 20,2%. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài “Đề xuất một số giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng đến năm 2030” là cần thiết. Mục đích nghiên cứu
  9. 2 - Tổng hợp phân tích, đánh giá về thực trạng bảo đảm cấp nước an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất các giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng. Phạm vi – đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: + Theo không gian: toàn bộ ranh giới thành phố Đà Nẵng. + Theo thời gian: Theo giai đoạn quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030. - Đối tượng nghiên cứu: cung cấp nước sạch bảo đảm an toàn. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp kế thừa. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp sơ đồ, bản đồ. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: tổng hợp cơ sở khoa học về cấp nước an toàn; kinh nghiệm về bảo đảm an toàn cấp nước từ đó đề xuất áp dụng cho một địa phương cụ thể. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn có thể áp dụng cho các đô thị ở Việt Nam đặc biệt cho thành phố Đà Nẵng – địa phương chưa lập Kế hoạch Cấp nước an toàn. Một số khái niệm :
  10. 3 - Cấp nước an toàn là việc cung cấp nước ổn định, duy trì đủ áp lực, liên tục, đủ lượng nước, bảo đảm chất lượng nước theo quy chuẩn quy định. [20] - Bảo đảm cấp nước an toàn là những hoạt động nhằm giảm thiểu, loại bỏ, phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro gây mất an toàn cấp nước từ nguồn nước qua các công đoạn thu nước, xử lý, dự trữ và phân phối đến khách hàng sử dụng nước. [20] - Kế hoạch cấp nước an toàn là các nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn. [20] - SCADA là hệ thống điều khiển, giám sát và thu thập dữ liệu (Supervisory control and Data Acquisition) có cấu trúc cơ bản theo sơ đồ khối. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Thực trạng về cấp nước an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp bảo đảm việc cấp nước an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
  11. 4 Hình 0.1. Bản đồ thành phố Đà Nẵng – địa bàn nghiên cứu
  12. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  13. 95 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ  Kết luận Cấp nước an toàn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cung cấp nước sạch cho người dân. Cấp nước an toàn được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm và tổ chức triển khai thực hiện trên toàn quốc. Tại Việt Nam, có rất nhiều địa phương đã áp dụng kế hoạch cấp nước an toàn một cách có hiệu quả để đáp ứng những yêu cầu về dịch vụ và chất lượng nước ngày càng tăng của người dân địa phương. Đà Nẵng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, tác giả đề xuất những giải pháp bảo đảm cấp nước an toàn cho thành phố nhằm góp phần bảo đảm cung cấp nước sạch an toàn, chất lượng, liên tục; góp phần xây dựng thành phố là đô thị môi trường, đáng sống như mục tiêu mà chính quyền thành phố đề ra. Luận văn đã đánh giá tổng hợp hiện trạng, từ đó đề xuất ra các giải pháp mang tính khả thi đó là quy hoạch, bảo vệ nguồn nước; giải pháp giảm thiểu nguy cơ rủi ro trong cấp nước an toàn; giải pháp giám sát và tăng cường chất lượng nước cấp; giải pháp giảm tỷ lệ thất thoát nước sạch hướng tới bảo đảm cấp nước an toàn. Thông qua kết quả của luận văn, tác giả hy vọng có điều kiện để được áp dụng, mong muốn sự đóng góp của mình góp phần xây dựng thành phố ngày một văn minh, hiện đại.  Kiến nghị Trong thời gian sắp tới, ngoài việc từng bước áp dụng các giải pháp kỹ thuật nhằm bảo đảm việc cấp nước an toàn, tác giả cũng kiến nghị Thành phố
  14. 96 sớm ban hành những nội dung cụ thể để triển khai thực hiện việc bảo đảm cấp nước an toàn thông qua kế hoạch cấp nước an toàn và thành lập Ban chỉ đạo cấp nước an toàn cấp tỉnh nhằm kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, chỉ đạo việc khắc phục xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và an toàn.
  15. 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; 2. Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2012), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo cấp nước an toàn; 3. Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2015), kỷ yếu hội thảo Đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 08/2012/TT-BXD và một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn; 4. Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng (2014), Báo cáo tổng kết tình hình công tác năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015; 5. Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cấp nước Đà Nẵng (2014), Báo cáo tổng kết tình hình cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2014; 6. Công ty Xây dựng & Cấp nước Thừa Thiên Huế (2009), Sổ tay kế hoạch cấp nước an toàn; 7. Hoàng Văn Huệ (2012), Mạng lưới cấp nước (tái bản), Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội; 8. Trịnh Xuân Lai (2012), Quản lý vận hành và thiết kế nâng cấp nhà máy nước, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội; 9. Hồ Minh Nam (2014), Nâng cao hiệu quả giảm thất thoát nước trong mạng lưới cấp nước Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng bằng phương
  16. 98 pháp phân vùng tách mạng; luận văn thạc sĩ kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; 10. Nghị định 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về Sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; 11. QCVN 08 : 2008/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; 12. QCVN 09 : 2008/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; 13. QCVN 01 : 2009/BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống; 14. QCVN 07:2010/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trinh hạ tầng kỹ thuật đô thị; 15. Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 16. TCVN 33-2006, tiêu chuẩn thiết kế cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình; 17. Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (2013), Sổ tay Chỉ dẫn kỹ thuật thi công; 18. Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (2013), Sổ tay Chỉ dẫn hoạt động giảm thất thoát thất thu nước sạch;
  17. 99 19. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) (2012), Sổ tay Kế hoạch cấp nước an toàn; 20. Thông tư 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện cấp nước an toàn;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2