intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chế tạo vữa lỏng trộn sẵn dùng để xử lý mối nối trong công trình cầu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự ảnh hưởng của phụ gia Cebex 100 trong thiết kế cấp phối vữa lỏng đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý phù hợp cho việc xử lý mối nối trong công trình cầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu chế tạo vữa lỏng trộn sẵn dùng để xử lý mối nối trong công trình cầu

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN HỮU VY KHA NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VỮA LỎNG TRỘN SẴN DÙNG ĐỂ XỬ LÝ MỐI NỐI TRONG CÔNG TRÌNH CẦU Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông Mã số: 8580205 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH PHƯƠNG NAM Phản biện 1: TS. VÕ DUY HÙNG Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN THẾ DƯƠNG Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại trường Đại học Bách khoa. - Thư viện Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tác giả chọn đề tài “ Nghiên cứu chế tạo vữa lỏng trộn sẵn dùng để xử lý mối nối trong công trình cầu ” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn được tìm hiểu, khảo sát sự ảnh hưởng của phụ gia Cebex 100 trong việc chế tạo vữa lỏng đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong các công trình xây dựng nói chung và trong việc xử lý các mối nối của công trình cầu nói riêng. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu sự ảnh hưởng của phụ gia Cebex 100 trong thiết kế cấp phối vữa lỏng đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý phù hợp cho việc xử lý mối nối trong công trình cầu. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vữa lỏng chất lượng cao có sử dụng phụ gia CEBEX 100 của hãng Fosroc, Vương quốc Anh. Sản phẩm được cung cấp bởi Công ty TNHH Fosroc Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu: Vữa lỏng chất lượng cao có sử dụng phụ gia Cebex 100 - Cường độ chịu uốn ở độ tuổi 7 ngày Ru7 ≥ 5 MPa - Cường độ chịu nén ở độ tuổi 7 ngày Rn7 ≥ 50 MPa - Độ chảy theo phương pháp thử ASTM C230: ≥ 18 cm 5. Phương pháp nghiên cứu: lý thuyết và thực nghiệm 6. Bố cục của luận văn: Bố cục của luận văn được tổ chức thành 3 chương: CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MỐI NỐI TRONG CÔNG TRÌNH CẦU CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỮA XI MĂNG KHÔ TRỘN SẴN KHÔNG CO, VỮA XI MĂNG LỎNG VÀ PHỤ GIA CEBEX 100 CHƯƠNG III. NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VỮA LỎNG TRỘN SẴN DÙNG ĐỂ XỬ LÝ MỐI NỐI TRONG CÔNG TRÌNH CẦU
  4. 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MỐI NỐI TRONG CÔNG TRÌNH CẦU 1.1. Các dạng mối nối trong công trình cầu: 1.1.1. Giới thiệu các loại mối nối trong công trình cầu: 1.1.1.1. Mối nối bằng bê tông đổ tại chỗ có cốt thép chờ (mối nối loại 1): Mối nối dạng này được tạo thành bằng bê tông đổ tại chỗ có cốt thép chờ từ các đốt lắp ghép trước đó. Chiều dày của mối nối dạng này từ 20-60cm. 1.1.1.2. Mối nối bằng bê tông hạt mịn không có cốt thép chờ (mối nối loại 2): Đây là mối nối dạng ướt bằng bê tông hạt mịn không có cốt thép chờ, chiều dày mối nối từ 7 ÷ 12 cm. 1.1.1.3. Mối nối bằng vữa xi măng (mối nối loại 3): Đây là mối nối dạng ướt bằng vữa xi măng có chiều dài từ 2-5 cm. 1.1.1.4. Mối nối bằng keo epoxy (mối nối loại 4): Đây là mối nối dạng ướt sử dụng keo epoxy có chiều dày từ < 3mm. 1.1.1.5. Mối nối khô (mối nối loại 5): Mối nối khô là mối nối không dùng vật liệu chèn lấp giữa bề mặt tiếp xúc giữa các phân đoạn lắp ghép. 1.1.2. Tình hình ứng dụng các dạng mối nối trong công trình cầu: 1.1.2.1. Tình hình áp dụng mối nối trong công trình cầu ở các nước trên thế giới 1.1.2.2. Tình hình áp dụng mối nối trong công trình cầu ở Việt Nam: 1.2. Vật liệu dùng để xử lý mối nối trong công trình cầu 1.2.1. Bê tông hạt mịn (mối nối loại 2) Khi sử dụng bê tông hạt mịn để làm mối nối thì trước hết, bê tông mối nối phải đạt cường độ bằng hoặc cao hơn cường độ bê tông dầm 1.2.2. Vữa xi măng (mối nối loại 3) Vữa xi măng thường được kết hợp với rất nhiều loại phụ gia nhằm giảm co ngót, tăng cường độ,…để tạo ra những loại vữa có chất lượng cao đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý phù hợp cho việc xử lý mối nối trong công trình cầu.
  5. 3 1.2.3. Keo epoxy (mối nối loại 4) Sau khi hoàn thành cầu, keo epoxy đóng góp vào cường độ của kết cấu bằng việc truyền lực nén và lực cắt qua mối nối. Đồng thời, keo epoxy cũng có tác dụng ngăn ngừa hơi ẩm xâm thực vào trong các ống chứa cáp. 1.2.4. Phân tích lựa chọn vật liệu dùng để xử lý mối nối trong công trình cầu Đối với những liên kết phân đoạn nằm tại vị trí hợp long hoặc trên trụ mà tại đó độ rộng hợp long tương đối lớn từ 30cm đến 50cm thì nên sử dụng bê tông hạt mịn hoặc vữa xi măng mác cao làm mối nối. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Toàn bộ nội dung chương I là tổng quan về mối nối trong công trình cầu. Sau khi nghiên cứu về các loại mối nối trong công trình cầu hiện nay, tác giả có những kết luận như sau: - Nhằm nâng cao khả năng chịu lực và độ bền khai thác của mối nối, cần phải sử dụng loại vật liệu cấu tạo nên mối nối phù hợp. - Bên cạnh các vật liệu như bê tông, keo epoxy,… thì vữa xi măng có sử dụng phụ gia nhằm giảm co ngót, tăng cường độ,…để tạo ra những loại vữa có chất lượng cao đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý phù hợp cho việc xử lý mối nối trong công trình cầu. - Việc sử dụng vữa xi măng với nhiều ưu điểm về bảo vệ môi trường, giảm thời gian thi công, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, thao tác đơn giản, độ linh hoạt cao nên dễ dàng điền đầy vào các chi tiết nhỏ, phức tạp. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả sẽ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu chế tạo 01 loại vữa xi măng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, dùng để xử lý mối nối trong công trình cầu.
  6. 4 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỮA XI MĂNG KHÔ TRỘN SẴN KHÔNG CO, VỮA XI MĂNG LỎNG VÀ PHỤ GIA CEBEX 100 2.1. Vữa xi măng khô trộn sẵn không co 2.1.1. Định nghĩa 2.1.2. Phân loại và ký hiệu quy ước 2.1.3. Yêu cầu kỹ thuật 2.1.4. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản 2.2. Vữa xi măng lỏng 2.2.1. Định nghĩa 2.2.2. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thành phần tạo nên vữa xi măng lỏng 2.2.2.1. Xi măng a. Xi măng poóc lăng Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng được quy định trong TCVN 2682:2009 b. Xi măng poóc lăng hỗn hợp Các chỉ tiêu chất lượng của xi măng poóc lăng hỗn hợp được quy định trong TCVN 6260:2009 2.2.2.2. Cát Cát dùng để chế tạo vữa lỏng có các chỉ tiêu cơ lý đạt yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7570:2006 và TCVN 7572:2006. 2.2.2.3. Nước Nước dùng để chế tạo vữa lỏng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4506:2012. 2.2.3. Các các chỉ tiêu cơ lý cơ bản của vữa xi măng lỏng 2.2.3.1. Độ chảy Độ chảy của vữa lỏng được xác định theo phương pháp thử tại ASTM C230 2.2.3.2. Cường độ chịu uốn và cường độ chịu nén Cường độ chịu uốn và chịu nén của vữa đã đóng rắn được xác định theo
  7. 5 phương pháp thử tại TCVN 3121:2003 a. Nguyên tắc b. Thiết bị và dụng cụ thử c. Chuẩn bị mẫu và tiến hành uốn, nén mẫu d. Tính kết quả - Cường độ chịu uốn của mẫu thử (RU) tính bằng N/mm2, chính xác đến 0.05N/mm2 , theo công thức : PU  l RU = 1,5 b  h2 Trong đó : PU là lực uốn gãy, tính bằng N L là khoảng cách giữa 2 gối uốn, tính bằng mm (100mm) b, h là chiều rộng, chiều cao mẫu thử, tính bằng mm (40mm) - Cường độ chịu nén của mẫu thử (RN) tính bằng N/mm2, chính xác đến 0.05N/mm2 , theo công thức : PN RN = A Trong đó : PN là lực nén phá hủy mẫu, tính bằng N A là diện tích tiết diện nén của mẫu, tính bằng mm2 2.2.3.3. Độ tách nước và độ trương nở Độ tách nước và độ trương nở của vữa xi măng mới trộn nước được xác định theo phương pháp thử tại ASTM C940 a. Định nghĩa: b. Thiết bị và dụng cụ thử c. Phương pháp thử nghiệm d. Tính toán Tính toán độ trương nở và độ tách nước của vữa, và độ trương nở kết hợp với độ tách nước của vữa theo tỷ lệ với thể tích vữa ban đầu theo các công thức như sau :
  8. 6 Độ trương nở, % = Vg − V1 100 V1 Độ tách nước, % = V2 − Vg 100 tại khoảng thời gian quy định V1 Độ trương nở kết hợp, % = V2 − V1 100 V1 Độ tách nước cuối cùng, % = Vw 100 V1 Trong đó : V1 là thể tích mẫu khi bắt đầu thử nghiệm, tính bằng ml V2 là thể tích mẫu tại khoảng thời gian quy định, đo trên bề mặt trên của lớp nước, tính bằng ml Vg là thể tích phần vữa trong mẫu tại khoảng thời gian quy định, đo trên bề mặt trên của vữa, tính bằng ml Vw là thể tích nước tách lắng gạn, tính bằng ml e. Độ chính xác và sai số f. Hiện tượng nhiễu loạn 2.2.3.4. Độ co ngót Độ co ngót của vữa xi măng đã đóng rắn được xác định theo phương pháp thử tại TCVN 9204:2012 a. Thiết bị và dụng cụ thử b. Chuẩn bị mẫu thử c. Phương pháp thử nghiệm d. Tính toán Biến dạng co hoặc nở của từng mẫu vữa đã đóng rắn tại thời điểm (t), được tính bằng mm/m và theo công thức như sau : l t = l
  9. 7 Trong đó : l là chiều dài mẫu thử, tính bằng m l là khoảng chênh lệch chiều dài giữa lần đo ở thời điểm t so với ban đầu, tính bằng mm 2.3. Phụ gia Cebex 100 - Cebex 100 là hỗn hợp phụ gia dạng bột dùng cho vữa xi măng và bê tông. - Phụ gia này bao gồm hóa chất tăng dẻo và hóa chất trương nở. 2.3.1. Công dụng, ưu điểm và các thông số kỹ thuật của phụ gia Cebex 100 Công dụng: Có tác dụng kết nối các thành phần hóa dẻo, không co ngót, cho phép giảm tỷ lệ nước/xi măng, cường độ cao và tính công tác tốt. Ưu điểm: - Hệ thống khí trương nở bù co ngót khi đông cứng và lún trong vữa xi măng. - Giảm tỉ lệ nước/xi măng đảm bảo tính thẩm thấu và thời gian hiệu quả cao. - Độ chảy loãng cao khi tỉ lệ nước/xi măng thấp, dễ dàng rót hoặc bơm. - Không chứa thành phần kim loại gây ăn mòn, han gỉ hoặc xuống cấp do sự phát triển của gỉ sắt trong vữa, không chứa clorít. Các thông số kỹ thuật: - Đặc tính tăng dẻo trong Cebex 100 làm tăng khả năng chảy của vật liệu khi tỉ lệ nước/xi măng thấp. - Cebex 100 tương tích với tất cả các loại xi măng poóc lăng nhưng không tương tích với xi măng có ôxít Nhôm cao. 2.3.2. Công tác trộn, sử dụng, bảo dưỡng, bảo quản phụ gia Cebex 100 Công tác trộn: Sử dụng: Những khu vực được sử dụng vữa cần được chuẩn bị theo các phương pháp thông thường để đảm bảo bề mặt ẩm, sạch và nhẵn. Sử dụng vữa trong 20 phút trộn để đạt được quy trình giãn nở như mong muốn. Áp dụng quy trình rót hoặc bơm vữa thông thường để đảm bảo hoạt động diễn ra liên tục.
  10. 8 Bảo dưỡng: Sau khi hoàn thành công tác rót hoặc bơm vữa, những khu vực nhìn thấy không được khôi phục nên được bảo dưỡng bằng nước. Sử dụng màng bảo dưỡng hoặc vỏ bao bì ẩm. Bảo quản: Cebex 100 có thời hạn sử dụng 12 tháng nếu giữ trong điều kiện khô ráo và đóng gói nguyên vẹn. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Toàn bộ nội dung chương II được trình bày trên đây là cơ sở lý thuyết về vữa xi măng khô trộn sẵn, vữa xi măng lỏng và tổng quan về phụ gia Cebex 100. Đồng thời, tại Chương II, tác giả cũng đã trình bày các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu thành phần tạo nên hỗn hợp vữa, các phương pháp thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của hỗn hợp vữa như độ chảy, cường độ chịu uốn, cường độ chịu nén, độ tách nước, độ trương nở và độ co ngót, cụ thể như sau: - Các yêu cầu kỹ thuật của xi măng poóc lăng theo TCVN 2682:2009 và xi măng poóc lăng hỗn hợp theo TCVN 6260:2009 - Các yêu cầu kỹ thuật của cát theo TCVN 7570:2006 - Các yêu cầu kỹ thuật của nước theo TCVN 4056:2012 - Độ chảy của vữa xác định theo phương pháp thử tại ASTM 230 - Cường độ chịu uốn, cường độ chịu nén của vữa xác định theo phương pháp thử tại TCVN 3121:2003 - Độ tách nước và độ trương nở của vữa xác định theo phương pháp thử tại ASTM 940 - Độ co ngót của vữa xác định theo phương pháp thử tại TCVN 9204:2012 Dựa trên cơ sở lý thuyết, các yêu cầu kỹ thuật và các phương pháp thử đã được trình bày tại chương II, tác giả sẽ tiến hành thực hiện các thí nghiệm, tổng hợp, phân tích kết quả trong chương III.
  11. 9 CHƯƠNG III NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VỮA LỎNG TRỘN SẴN DÙNG ĐỂ XỬ LÝ MỐI NỐI TRONG CÔNG TRÌNH CẦU 3.1. Các chỉ tiêu cơ lý của vật liệu thành phần 3.1.1. Xi măng Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng Sông Gianh PCB40 do nhà sản xuất cung cấp và được xác định thông qua các kết quả thí nghiệm, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật được thể hiện trong Bảng 3.1 và Bảng 3.2 sau đây Bảng 3.1. Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng Sông Gianh PCB40 do nhà sản xuất cung cấp Sông TCVN Tên chỉ tiêu Đơn vị Gianh 2682:2009 PCB40 1. Cường độ nén - 3 ngày ± 45 phút MPa ≥ 18 ≥ 20 - 28 ngày ± 8 giờ ≥ 40 ≥ 44 2. Thời gian đông kết - Bắt đầu phút ≥ 45 ≥ 100 - Kết thúc ≤ 420 ≤ 360 3. Độ nghiền mịn, xác định theo : - Phần còn lại trên sàng kích thước lỗ ≤ 10 ≤ 4.0 % 0.09 mm ≥ 2800 ≥ 3200 cm2/g - Bề mặt riêng, phương pháp Blaine 4. Độ ổn định thể tích, theo Le mm ≤ 10 ≤ 5.0 Chatelier 5. Hàm lượng anhydric sunphuric % ≤ 3.5 ≤ 3.0 (SO3) 6. Độ nở autoclave % ≤ 0.8 ≤ 0.8
  12. 10 Bảng 3.2. Các chỉ tiêu cơ lý của xi măng Sông Gianh PCB40 xác định thông qua các kết quả thí nghiệm Kết quả Phương pháp TT Tên chỉ tiêu Đơn vị thí nghiệm thử TCVN 1 Khối lượng riêng g/cm3 3.070 4030:2003 Thời gian bắt đầu đông 2 phút 160 kết TCVN Thời gian kết thúc đông 6017:2015 3 phút 190 kết 4 Cường độ nén 3 ngày MPa 30.10 TCVN 5 Cường độ nén 28 ngày MPa 48.90 6016:2011 3.1.2. Cát Các chỉ tiêu cơ lý của cát trắng, được lấy mẫu thí nghiệm tại xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cát trắng đạt yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 7572:2006 được thể hiện trong Bảng 3.3 sau đây Bảng 3.3. Các chỉ tiêu cơ lý của cát trắng Duy Xuyên Kết quả Đơn Phương pháp TT Tên chỉ tiêu thí vị thử nghiệm TCVN 7572- 1 Mô-đun độ lớn - 1.46 2:2006 TCVN 7572- 2 Khối lượng riêng g/cm3 2.650 4:2006 TCVN 7572- 3 Khối lượng thể tích xốp g/cm3 1.420 6:2006 TCVN 7572- 4 Hàm lượng bùn bụi sét % 0.0 8:2006 TCVN 7572- 5 Hàm lượng sét cục % 0.0 8:2006 TCVN 7572- 6 Độ hút nước % 0.8 4:2006
  13. 11 Hình 3.2. Biểu đồ thành phần hạt của cát trắng Duy Xuyên 3.1.3. Phụ gia Cebex 100 - Cebex 100 là hỗn hợp phụ gia dạng bột, màu nâu có ánh kim, có mùi cà phê nhẹ, bao gồm hóa chất tăng dẻo và hóa chất trương nở. - Làm cho vữa xi măng co ngót bù ở những vị trí có tỉ lệ nước/xi măng thấp và cần trương nở lớn. - Tăng khả năng chảy của vữa trong tỉ lệ nước/xi măng thấp. - Tăng cường độ chịu nén và độ bền của vữa. - Hai thành phần hóa học chính trong Cebex100 là Calcium Ligno Sulphonate (C20H24CaO10S2) và cát siêu mịn silic - SiO2 > 98% 3.1.4. Nước - Nước dùng để chế tạo vữa lỏng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 4506:2012 3.2. Thiết kế cấp phối vữa lỏng Cấp phối vữa lỏng có sử dụng phụ gia Cebex 100 được lựa chọn theo Bảng 3.4 và Bảng 3.5 sau đây:
  14. 12 Bảng 3.4. Cấp phối vữa với tỷ lệ CB100/X = 0.45%, các tỷ lệ N/X thay đổi Khối Kí Khối Lượng Khối lượng Tỉ lệ Tỉ lệ hiệu lượng nước lượng TT xi N/X CB100/X cấp cát trộn Cebex100 măng (%) phối (g) (lít) (g) (g) 1 NX038 0.76 0.38 2 NX040 0.80 0.40 3 NX042 0.84 0.42 4 NX044 2000 2000 0.88 9.00 0.44 0.45 5 NX046 0.92 0.46 6 NX048 0.96 0.48 7 NX050 1.00 0.50 Bảng 3.5. Cấp phối vữa với tỷ lệ N/X = 0.40, các tỷ lệ CB100/X thay đổi Khối Kí Khối Lượng Khối lượng Tỉ lệ Tỉ lệ hiệu lượng nước lượng TT xi N/X CB100/X cấp cát trộn Cebex100 măng (%) phối (g) (lít) (g) (g) 1 CX038 7.60 0.38 2 CX040 8.00 0.40 3 CX042 8.40 0.42 4 CX044 2000 2000 0.80 8.80 0.40 0.44 5 CX046 9.20 0.46 6 CX048 9.60 0.48 7 CX050 10.00 0.50
  15. 13 3.3. Quy trình trộn vữa - Bước 1: Định lượng các vật liệu thành phần: xi măng, cát trắng, nước và phụ gia Cebex 100 - Bước 2: Trộn hấp phụ hóa học bằng cách trộn đồng đều xi măng và phụ gia Cebex 100 trong 15 giây - Bước 3: Trộn khô bằng cách trộn đồng đều cát trắng với hỗn hợp xi măng và phụ gia Cebex 100 trong 30 giây - Bước 4: Trộn hỗn hợp vữa bằng cách đỏ từ từ nước vào hỗn hợp đã được trộn khô ở bước 3. Thời gian trộn bằng máy từ 3 đến 5 phút. 3.4. Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ N/X đến độ chảy, cường độ chịu uốn, chịu nén của vữa lỏng Tỉ lệ N/X là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ và độ chảy của vữa lỏng khi tỉ lệ CB100/X = 0.45% không thay đổi. Bảng 3.6. Sự ảnh hưởng của tỉ lệ N/X đến độ chảy và cường độ của vữa lỏng Cường độ Cường độ Tỷ lệ Độ chịu nén chịu uốn Tỷ lệ Tỷ lệ (MPa) (MPa) CB100/X chảy C/X N/X (%) (cm) 3 ngày 7 ngày 7 ngày Rn3 Rn7 Ru7 0.38 18.7 44.2 55.2 5.3 0.40 19.5 42.8 53.6 5.1 0.42 20.5 40.6 50.4 4.7 1.00 0.45 0.44 22.0 39.3 47.8 4.3 0.46 23.0 35.7 42.8 3.9 0.48 24.5 27.3 40.0 3.5 0.50 25.0 22.5 37.5 2.5
  16. 14 Hình 3.17. Biểu đồ kết quả độ chảy ban đầu của vữa với tỷ lệ CB100/X = 0.45% và các tỷ lệ N/X thay đổi Hình 3.18. Biểu đồ kết quả cường độ chịu uốn của vữa ở tuổi 7 ngày với tỷ lệ CB100/X = 0.45% và các tỷ lệ N/X thay đổi
  17. 15 Hình 3.19. Biểu đồ kết quả cường độ chịu nén của vữa ở tuổi 3 và 7 ngày với tỷ lệ CB100/X = 0.45% và các tỷ lệ N/X thay đổi 3.4.1. Độ chảy Khi giữ nguyên tỷ lệ CB100/X, độ chảy của hỗn hợp vữa biến động lớn khi thay đổi tỷ lệ N/X. Cụ thể, độ chảy của hỗn hợp vữa càng cao, từ 18.7 cm đến 25 cm khi tỷ lệ N/X tăng dần từ 0.38 đến 0.50. Điều này phù hợp với lý thuyết tính lưu động của hỗn hợp vữa, khi tăng hàm lượng nước trộn, độ chảy của vữa càng cao. 3.4.2. Cường độ chịu uốn Cường độ chịu uốn của vữa ở tuổi 7 ngày khi các tỷ lệ N/X thấp (0.38 và 0.40) Ru7 > 5MPa, thỏa mãn mục tiêu của Luận văn. Cường độ chịu uốn của vữa ở tuổi 7 ngày Ru7 giảm dần từ 5.3MPa xuống 2.5MPa khi tỷ lệ N/X tăng dần từ 0.38 đến 0.50. 3.4.3. Cường độ chịu nén Tỷ lệ N/X càng thấp, từ 0.38 đến 0.42, cường độ chịu nén của vữa ở tuổi 7 ngày Rn7 > 50MPa, thỏa mãn mục tiêu của Luận văn. Đối với các tỷ lệ N/X
  18. 16 càng cao, từ 0.44 đến 0.50, cường độ chịu nén của vữa ở tuổi 7 ngày Rn7 < 50MPa. Từ đó, rút ra nhận xét rằng, với tỷ lệ CB100/X = 0.45% theo khuyến cáo của Nhà sản xuất, tỷ lệ N/X ≤ 0.42, cường độ chịu nén của vữa đạt yêu cầu. 3.5. Phân tích ảnh hưởng của tỉ lệ CB100/X đến độ chảy, cường độ chịu uốn, chịu nén của vữa lỏng Tỉ lệ CB100/X là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cường độ và độ chảy của vữa lỏng khi tỉ lệ N/X theo khối lượng là 0.4 không thay đổi. Bảng 3.7. Sự ảnh hưởng của tỉ lệ CB100/X đến độ chảy và cường độ của vữa lỏng Cường độ Cường độ Tỷ lệ Độ chịu nén chịu uốn Tỷ lệ Tỷ lệ (Mpa) (Mpa) CB100/X chảy C/X N/X (%) (cm) 3 ngày 7 ngày 7 ngày Rn3 Rn7 Ru7 0.38 15.0 27.0 33.5 2.9 0.40 15.8 30.3 37.8 3.3 0.42 16.5 39.7 46.2 4.2 1.00 0.40 0.44 17.7 39.3 47.8 4.3 0.46 19.0 43.9 52.7 5.1 0.48 19.3 47.1 54.8 5.2 0.50 20.0 49.3 57.2 5.5
  19. 17 Hình 3.20. Biểu đồ kết quả độ chảy ban đầu của vữa với tỷ lệ N/X = 0.40 và các tỷ lệ CB100/X thay đổi Hình 3.21. Biểu đồ kết quả cường độ chịu uốn của vữa ở tuổi 7 ngày với tỷ lệ N/X = 0.40 và các tỷ lệ CB100/X thay đổi
  20. 18 Hình 3.22. Biểu đồ kết quả cường độ chịu nén của vữa ở tuổi 3 và 7 ngày với tỷ lệ N/X = 0.40 và các tỷ lệ CB100/X thay đổi 3.5.1. Độ chảy Tỷ lệ N/X của hỗn hợp vữa được cố định ở mức 0.40, độ chảy của vữa lỏng khá thấp ≤ 20cm và có biến động tăng khi tăng tỷ lệ CB100/X. Do thành phần cát siêu mịn silic - SiO2 > 98% trong phụ gia Cebex 100 có khả năng lấp đầy các khoảng trống trong hỗn hợp vữa làm tăng độ chảy của vữa lỏng Tuy nhiên, độ chảy của hỗn hợp vữa lỏng vẫn phụ thuộc chính vào tỷ lệ N/X. 3.5.2. Cường độ chịu uốn Cường độ chịu uốn của vữa ở tuổi 7 ngày tăng dần theo tỷ lệ thuận với tỷ lệ CB100/X và đạt yêu cầu cường độ chịu uốn của vữa ở tuổi 7 ngày Ru7 > 5MPa tại tỷ lệ CB100/X ≥ 0.46%. Tóm lại, tỷ lệ CB100/X có ảnh hưởng lớn tới cường độ chịu uốn của vữa. 3.5.3. Cường độ chịu nén Khi tăng tỷ lệ CB100/X, cường độ chịu nén của vữa tăng và đặc biệt tại giá trị CB100/X = 0.50 % cao hơn khuyến cáo của Nhà sản xuất là CB100/X =
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2