intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

92
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đi sâu tìm hiểu và làm rõ quá trình di cư của người Nhật Bản sang Mỹ,so sánh với các cộng đồng nhập cư từ các quốc gia khác, cuộc sống cũng như đóng góp của người nhập cư Nhật Bản tại Mỹ, qua đó cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ Nhật- Mỹ đồng thời đóng góp một nguồn tài liệu tham khảo về lịch sử Mỹ, Nhật và bổ sung kiến thức cho tác giả luận văn về lịch sử thế giới nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Quá trình nhập cư của người Nhật Bản vào Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XàHỘI VÀ NHÂN  VĂN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN THỊ HẠNH QUÁ TRÌNH NHẬP CƯ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN VÀO  MỸ TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XX Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới   Mã số: 60 22 03 11 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
  2. Hà Nội ­ 2016
  3. Công trình được hoàn thành tại: Trường đại học Khoa hoc xã hội  và Nhân văn (ĐHQGHN) Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS  Trần Thiện Thanh Phản biện 1: PGS.TS Hoàng Khắc Nam Phản biện 2: PGS.TS Phạm Hồng Thái Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp  tại:   Khoa   Lịch   sử   trường   ĐH   Khoa   học   xã   hội   và   Nhân   văn  (ĐHQGHN) vào 17h giờ 00 ngày 23 tháng 03 năm 2016 Có thể tìm đọc luận văn tại: ­ Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội
  4. PHẦNMỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế toàn cầu hóa với sự phát triển như vũ bão của  cuộc cách mạng khoa học ­ công nghệ  hiện nay, di dân diễn ra với   quy mô lớn chưa từng có.Vấn đề di dân đặt ra nhiều thách thức đối   với sự phát triển của các quốc gia. Di dân là một hình thức di chuyển trong không gian của  con người từ một đơn vị địa lý hành chính này đến một đơn vị địa  lý hành chính khác, kèm theo sự thay đổi chỗ ở thường xuyên trong  khoảng thời gian di dân xác định. Di dân quốc tế  là hình thức di  dân ra khỏi biên giới của một quốc gia tức là di dân từ  nước này   sang nước khác. Trong đó, có thể bao gồm dòng di chuyển của dân  tị  nạn, hợp tác và xuất khẩu lao động, di dân thuộc địa. Quá trình  này diễn ra thường xuyên giữa các quốc gia dưới tác động của  nguyên nhân kinh tế, chính trị, xã hội.Di dân với trình độ khác nhau   về văn hóa, truyền thống, kinh nghiệm… là một trong những yếu  tố   ảnh hưởng lớn đến quá trình biến đổi cơ  cấu kinh tế ­ xã hội,   đồng thời  ảnh hưởng lớn đến cơ  cấu dân số.Ảnh hưởng này tác   động đến mỗi vùng, mỗi quốc gia, khu vực ở những mức độ, hiệu  quả khác nhau. Trong tiến trình lịch sử, Mỹ  là một trong những quốc gia   có số lượng dân nhập cư lớn của thế giới, được coi là “một quốc  gia của dân nhập cư”. Ngay từ khi thành lập, Liên bang Mỹ  được  xây dựng và phát triển bởi các thế  hệ người nhập cư. Sau gần ba   thế  kỷ, dân tộc Mỹ  vốn đa sắc tộc lại càng trở  nên đa dạng hơn  nữa.Việc mở rộng lãnh thổ thông qua xâm chiếm, mua bán và sáp   nhập làm gia tăng sự đa dạng đó, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là  dòng người nhập cư khổng lồ tới từ khắp mọi nơi. 1
  5. Trong khi đó, tại Nhật Bản, cuộc Duy tân Minh Trị  cuối  thế  kỷ  XIX đã đánh dấu quá trình “mở  cửa”, phát triển của quốc  gia châu Á này. Người Nhật di cư với số lượng đông đảo tới các   nước, trong đó có vùng đất Hawaii.Năm 1885, trước áp lực của sự  gia tăng dân số, Chính phủ  Nhật Bản đề  ra chính sách khuyến   khích người thất nghiệp hoặc nông dân nghèo di cư. Vì vậy, từ  cuối thế  kỷ  XIX đến năm 1924 là thời kì người Nhật nhập cư  mạnh vào Mỹ. Tuy nhiên năm 1924, Chính phủ  Mỹ  đã ban hành   Đạo luật 1924 cấm nhập cư, trong đó có cấm người Nhật Bản.   Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhất là sau sự kiện   quân đội Nhật Bản tấn công Trân Châu cảng, Mỹ đã thi hành chính  sách sơ tán và giam giữ người Nhật (từ 1942 đến 1945). Trong quá trình lịch sử  nhiều thăng trầm đó, những dòng  người nhập cư Nhật Bản đến Mỹ đã tác động tới lịch sử phát triển,  làm phong phú hơn nền văn hóa, cơ cấu xã hội của nước Mỹ. Hiện  nay, nước Mỹ  vẫn tiếp tục nhận dân nhập cư  nhiều hơn bất cứ  quốc gia nào trên thế  giới với nhiều truyền thống văn hóa, nguồn  gốc chủng tộc và các tôn giáo khác nhau. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về  lịch sử nước Mỹ, nghiên cứu vấn đề  nhập cư  của các dân tộc vào  Mỹ  là điều không thể  thiếu, trong đó có nhóm người nhập cư  từ  Nhật Bản.Vậy, nguyên nhân nào thúc đẩy người Nhật di cư  tới  Mỹ? Quá trình nhập cư và vai trò của người nhập cư Nhật Bản vào  Mỹ như thế nào? Việc trả lời những câu hỏi nghiên cứu trên vừa có ý nghĩa  khoa học vừa có ý nghĩa   thực tiễn.Về  mặt khoa học,  việc tìm  hiểu về quá trình di cư, nhất là vấn đề di cư từ Nhật Bản sang Mỹ  là một  chủ đề nghiên cứu tương đối mới mẻ và ít được đề  cập ở  Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề  này sẽ  góp phần làm rõ  những biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng di dân trong lịch sử  nói chung, quá trình di cư từ Nhật Bản sang Mỹ và sự tác động của   2
  6. quá trình di cư  đó đối với hai chủ  thể  có liên quan nói riêng.Về  mặt thực tiễn, nghiên cứu đề  tài góp phần bổ  sung kiến thức cho   bản thân tôi trong công tác giảng  dạy về lịch sử Mỹ, Nhật Bản và   quan hệ hai nước. Đây chính là lý do giải thích tại sao tôi lựa chọn  đề  tài: “Quá trình nhập cư  của người Nhật Bản vào Mỹ  từ  cuối   thế kỷ  XIX đến giữa thế kỷ  XX” làm đề  tài luận văn thạc sĩ của   mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quá trình nhập cư của người Nhật vàoMỹ bắt đầu cuối thế  kỷ XIX và cho đến hiện nay vẫn còn đang tiếp diễn.Quá trình nhập   cư này diễn ra tương đối phức tạp, trải qua nhiều thời kì với những   thăng trầm khác nhau, lúc thuận lợi, lúc căng thẳng. Cho đến thời  điểm hiện tại, đã có nhiều cuốn sách, bài viết về Mỹ, Nhật Bản và   quan hệ  Mỹ  ­ Nhật  ở  nhiều khía cạnh khác nhau như  về  kinh tế,   chính trị, ngoại giao, quân sự….Tuy nhiên, trong phạm vi những  công trình nghiên cứu mà tôi tiếp cận được chưa có công trình tiếng  Việt nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh  quá trình nhập cư  của  người Nhật BảnvàoMỹ  và cuộc sống định cư  của người Mỹ  gốc   Nhật giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.  Tài liệu tiếng Việt:  Một số  công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế,   chính trị, xã hội  Mỹ  và Nhật Bản: Lịch sử Nhật Bản (G Sonsom,  người dịch Lê Năng An, Nxb Khoa học xã hội, 1989);  Lịch sử  thế   giới cận đại (Vũ Dương Ninh, Nxb Giáo dục, 1995); Bốn mươi hai   đời tổng thống Hoa Kì (William A.Degregorio, Nxb Văn hóa thông tin,  1995);Chính   sách   đóng   cửa   của   Nhật   Bản   thời   kì  Tokugawa   ­  Nguyên nhân và hệ  quả  (Nguyễn Văn Kim, Nxb Thế  Giới, 2000);   Thế  giới những sự  kiện lịch sử  thế  kỷ  XX (1901­1945) , Lê Trung  Dũng, Nxb Giáo dục, 2002);  Lịch sử  Nhật Bản   (R.H.P Mason &  3
  7. J.G.Caiger, người dịch Nguyễn Văn Sỹ, Nxb Lao động, 2003); Lịch   sử thế giới cận đại (Phan Ngọc Liên, Nxb Đại học sư phạm, 2008);   “Văn hóa Bắc Mỹ trong toàn cầu hóa” (Lương Văn Kế,Nxb Giáo  dục Việt Nam, 2011),…Đây là những công trình đề  cập tổng quan   đến các vấn đề trong lịch sử Mỹ và Nhật Bản. Các bài viết đề  cập những khía cạnh khác nhau trong lịch   sử  Mỹ, Nhật và quan hệ  Mỹ­ Nhật: Cuốn“ Đông Nam Á truyền   thống và hội nhập” do tác giả Vũ Dương Ninh chủ biên, xuất bản   năm 2002 có công trình nghiên cứu của Thạc sĩ Trần Thiện Thanh  “Nhật Bản với Trung Quốc,  Đông Nam Á và sự  chuyển hướng   chính   sách   đối   ngoại   của   Mỹ   từ   trung   lập   sang“không   tham   chiến” giai đoạn 1937 ­ 1941”. Ngoài ra còn rất nhiều bài đăng  trên tạp chí như:  Chính sách đối ngoại của Mỹ  giai đoạn 1865­ 1904  của tác giả  Trần Thiện Thanh, Tạp chí Châu Mỹ  ngày nay,  số  4 ­ 2007.  Di cư  châu Mỹ  trong những năm 1900  do Nguyễn  Khánh Vân tổng hợp (Tạp chí châu Mỹ  ngày nay, số  4 ­ 2007);  Hoạt động của Nhật Bản  ở  Mãn Châu và nguyên nhân dẫn đến   mâu thuẫn Mỹ  ­Nhật Bản (1905­1930)    (Trần  Thiện Thanh, Tạp  chí Nghiên cứu lịch sử, số 4 ­ 2008). Nhật Bản trong chính sách đối   ngoại của Mỹ  trước 1905  (Trần Thiện Thanh, Tạp chí châu Mỹ  ngày nay, số 10 ­ 2009); Quan hệ kinh tế Mỹ­ Nhật Bản 1931­1941  (Trần Thiện Thanh, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5­ 2010);  Luận  văn thạc sỹ các năm trước cũng nghiên cứu một số vấn đề  có liên  quan đến Mỹ và Nhật như: Lịch sử di dân từ Anh sang Bắc Mỹ thế   kỷ XVII­ XVIII (Trần Thiện Thanh). Tìm hiểu một số đặc điểm về   chính sách xâm  lược của  đế  quốc  Mỹ  cuối  XIX   đầu  XX(Phạm  Công Phin) …. Tài liệu tiếng Anh: 4
  8. Các công trình nghiên cứu về lịch sử Mỹ và Nhật Bản nói  chung rất phong phú và đa dạng. Trong đó, nghiên cứu lịch sử di  dân quốc tế và sự di dân của các dân tộc vào Mỹ được đề cập  trong các công trình như: Công trình “Japanese Immigration ­ Its status in California”   (1915), tác giả  Ichihashi Yamato đã đề  cập đến quá trình nhập cư  của người Nhật tới Mỹ. Tác giả  đã cung cấp hệ  thống số  liệu  người Nhật di cư  trong giai đoạn trước Chiến tranh thế  giới thứ  Nhất, đặc biệt là nghiên cứu trường hợp tại California. Trong   “Japanese   in   the   United   States”  (1932),   Ichihashi  Yamato đã  nghiên cứu và phân chia nước Mỹ thành chín khu vực   địa lý dựa trên sự phân bố của  người Nhật Bản với các bản đồ và  số liệu thống kê của năm 1930. Trong   “Tradition   and   Change   across   generation   of   Japanese American women” (1996), Mary Sanabe­Mao nghiên cứu  sự thay đổi trong các thế hệ người Mỹ gốc Nhật tại vùng Tây bắc,   chủ  yếu là  ở  Oregon. Công trình nghiên cứu đã chỉ  ra sự  thay đổi   trong giá trị, nguyên tắc của cộng đồng người Mỹ  gốc Nhật. Tuy   nhiên, tác giả  tập trung tìm hiểu sự  thay đổi trong các thế  hệ  gia   đình “Issei”,“Nisei”,“Sansei”, “Yonsei”, đặc biệt là qua các thế  hệ  phụ nữ. Ủy ban di dời và giam giữ dân thường thời chiến của Mỹ  (The   Commission   on   Wartime   Relocation   and   Internment   of  Civilians)với   công   trình   “Personal   Justice   Denied:   Report   of   the   Commission   on   Wartime   Relocation   and   Internment   of   Civilians”  (1997). Đây là công trình nghiên cứu công phu về  người Nhật tại  Mỹ. Phần trọng tâm của công trình nghiên cứu là giai đoạn từ sau  khi xảy ra sự kiện Trân Châu cảng ngày 7 tháng 12 năm 1941. Tác   phẩm đã cung cấp một khối lượng đồ sộ nguồn tư liệu, tài liệu về  5
  9. vấn đề  nhập cư  của người Nhật và cuộc sống của cộng  đồng   người Mỹ gốc Nhật trong và sau Chiến tranh thế giới thứ Hai. Công   trình   “Selective   Immigration   and   Ethnic   Economic   Achievement:   Japanese   Americans   before   World   War   II”   (2002)củatác giả  Masao Suzuki. Tác giả đã nghiên cứu về vấn đề  nhập cư  của người Nhật Bản sang Mỹ, sự  thay đổi về  trình độ  của dân nhập cư  Nhật qua các thế  hệ  và sự  thay đổi về  nghề  nghiệp của người Mỹ gốc Nhật Bản thời kì trước Chiến tranh thế  giới thứ hai. Công trình “Coming to America: A history of Immigration   and   Ethnicity   in   America   life”   (2002),   tác   giả   Daniels   Roger   đã  nghiên cứu các dân tộc di cư tới Mỹ qua các giai đoạn lịch sử: thời   kì thuộc địa; thế kỉ di cư (1820 ­ 1924) và thời kì hiện đại. Không   chỉ nghiên cứu các chính sách của chính phủ Mỹ, tác giả còn cung   cấp khối lượng tư liệu lớn về họat động nhập cư của các dân tộc  đến từ các khu vực trên thế giới và đời sống văn hóa, kinh tế  của   họ tại Mỹ. Trong phần II, tác giả đã chỉ ra sự khác nhau giữa cộng   đồng người Nhật và cộng đồng người Trung Quốc tại Mỹ về giới   tính, độ tuổi.  Trong   “Immigration   from   Japan   to   the   U.S.A   Historical   Trends and Background” (2003), Nitaya Onozawa đã nghiên cứu về  quá trình di cư và nhập cư của người Nhật tới Mỹ từ cuối thế kỉ  XIX đến những năm 70 của thế  kỉ  XX. Trong đó, Onozawa nhấn   mạnh bối cảnh và xu hướng của cuộc di cư lịch sử, đặc điểm của   giai đoạn từ năm 1890 đến năm 1924 về: thành phần, nghề nghiệp,  độ tuổi, giới tính, phân bố.  Tác giả  Carignan Maggie E. đã nghiên cứu về nguyên nhân  sự  ra đời,  hoạt động của  Liên đoàn người Mỹ  gốc Nhật JACL  trong công trình “Japanese American Citizens League The Effect of   World War II Relocation Camps” (2009).Qua đó, tác giả  cho thấy  6
  10. vai trò của thế hệ người Nhật thứ hai tại Mỹ thông qua hoạt động  của   tổ   chức   này,   đặc   biệt   là   trong   Chiến   tranh   thế   giới   thứ  Hai.Trong công trình nghiên cứu, tác giả  đã đề  cập đến lịch sử  di   cư của người Nhật nhưng chưa chỉ ra các đặc điểm trong mỗi giai  đoạn.  Có thể nói, quá trình di dân từ Nhật sang Mỹ là một vấn đề  thu hút sự  quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả  trong và ngoài   nước. Tuy nhiên,  ở  Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu  một cách hệ thống và chi tiết về quá trình nhập cư của người Nhật   tới Mỹ từ giữa thế kỉ XIX đến giữa thế kỉ XX. Trên cơ sở của những thành tựu nghiên cứu trên, tác giả đi  sâu tìm hiểu về  quá trình nhập cư  của người Nhật Bản vào Mỹ  trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX giữa thế kỷ XX trên các phương   diện: nguyên nhân di cư, quá trình nhập cư, cuộc sống và một số  đóng góp của người nhập cư Nhật Bản ởMỹ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối   tượng   nghiên   cứu   là   quá   trình   nhập   cư   của   người   Nhật Bản vào Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. 3.2Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Từ  cuối thế  kỷ  XIX đến giữa thế  kỷ  XX. Mốc mở  đầu là năm 1885 đánh dấu bởi sự  kiện chính phủ  Nhật Bản thay đổi chính sách di cư  để  khuyến khích người thất   nghiệp hoặc nông dân nghèo di cư. Trong khi đó,  ở  Mỹ  sau Nội   chiến, cuộc cách mạng công nghiệp nhanh chóng đưa nước Mỹ lên  vị trí hàng đầu trong hệ thống tư bản chủ nghĩa trên thế giới.Mốc  kết thúc là năm 1945, Chiến tranh thế  giới thứ II kết thúc, mở  ra   thời kỳ mới trongchính sách ngoại giao của cả Mỹ và Nhật. 7
  11. Phạm vikhông gian: trên cơ  sở  đối tượng nghiên cứu là  quá trình nhập cư của người Nhật vào Mỹ nên không gian nghiên  cứu là Nhật Bản và Mỹ. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tài liệu 1. Tài liệu gốc: các văn bản đạo luật, Lệnh, Công lệnh  của Chính phủ  và các cơ  quan chức năng; phát biểu các nhà lãnh   đạo Mỹ, Nhật có liên quan đến chủ đề. 2. Các sách chuyên khảo, tham khảo, bài nghiên cứu về  lịch sử  Mỹ, lịch sử  Nhật Bản, lịch sử thế giới trong thời kỳ cận,   hiện đại. 3. Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp về vấn đề di   dân quốc tế  nói chung, di dân và cuộc sống của người Nhật Bản   tại Mỹ nói riêng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Đây   là   đề   tài   thuộc   phạm   trù  lịch   sử   nên   phương   pháp  nghiên cứu chủ yếu mà tôi sử dụng trong luận văn này là phương   pháp lịch sử.Bên cạnh đó để  giải quyết các nhiệm vụ  đặt ra cho   việc nghiên cứu một hiện tượng xã hội, tôi kết hợp sử  dụng các   phương pháp nghiên cứu xã hôi học. Ngoài   ra,   tác   giả   còn   sử   dụng   các   phương   pháp   khác:  phương   pháp  logic,   phương   pháp  phân  tích,   so  sánh,   đối   chiếu,  tổng hợp, sưu tầm hệ thống hóa tư liệu, xử lý số liệu và thống kê  tài liệu. 5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. ­ Mục đích nghiên cứu: làm rõ quá trình nhập cư của người  Nhật Bản vào Mỹ từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. ­ Nhiệm vụ:Tập hợp, xử lý và hệ  thống hóa tư liệu nhằm  Tìm hiểu nguyên nhânthúc đẩy người Nhật di cư, nguyên nhân thu   8
  12. hút người Nhật Bản nhập cư  vào Mỹ, thực trạng nhập cư  của   người   Nhật   BảnvàoMỹ.Rút   ra   một   số   nhận   xét   vềvai   trò   của  người nhập cư Nhật Bản tạiMỹ. 6. Đóng góp của đề tài. Đề  tài đi sâu tìm hiểu và làm rõ quá trình dicư  của người   Nhật Bản sang Mỹ,so sánh với các cộng đồng nhập cư từ các quốc   gia khác, cuộc sống cũng như  đóng góp của người nhập cư  Nhật  Bản tại Mỹ,qua đó cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn về quan hệ  Nhật­ Mỹ đồng thời đóng góp một nguồn tài liệu tham khảo về lịch   sử  Mỹ, Nhật và bổ  sung kiến thức cho tác giảluận văn về  lịch sử  thế giới nói chung, lịch sử của Mỹ và Nhật nói riêng trong công tác  giảng dạymôn Lịch sử  tại trường THPT Đại Mỗ  nơi tác giả  công  tác. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở  đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ  lục, luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Tiền đề  thúc đẩy người Nhật Bản di cư  đến   Mỹtừ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX Chương 2: Những thăng trầm trong quá trình nhập cư của   người Nhật Bản vào Mỹgiai đoạncuối thế  Kỷ  XIX đến giữa thế   kỷ XX Chương   3:   Cuộc   sống   và   vai   trò   của   người   Nhật   Bản   nhập cư ở Mỹ. 9
  13. PHẦNNỘIDUNG Chương 1: TIỀN ĐỀ THÚC ĐẨY NGƯỜI NHẬT BẢN DI CƯ ĐẾN MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỈ  XX 1.1 Nguyên nhân thúc đẩy người Nhật Bản di cư Những vấn đề  chính trị, kinh tế­ xã hội và chính sách   khuyến khích người lao  động xuất  cư  của Chính phủ  Nhật   Bản Đến giữa thế  kỷ  XIX về  đối ngoại, Nhật Bản vẫn thực  hiện chính sách  đóng cửa với các nước. Trong khi đó, sự phát triển   của CNTB với nhu cầu cao về  thị  trường, nguyên nhiên liệu và  nhân công đã đặt ra yêu cầu mở  cửa giao thương đối với Nhật   Bản.Trong nước tình hình chính trị căng thẳng. Từ năm 1868 Thiên Hoàng Minh Trị đã thực hiện cuộc cải   cách toàn diện theo mô hình của các nước phương Tây.  10
  14. Tuy nhiên do sự  gia tăng về  dân sốChính phủ  đã có chính  sách khuyến khích người lao động xuất cư ra nước ngoài. Xuất cư  trở thành một biện pháp khả thi cho việc tháo gỡ các vấn đề chính  trị, xã hội và kinh tế.Như vậy, nguyên nhân chính của hoạt động di  cư từ cuối thế kỉ XIX là nhu cầu về kinh tế trong bối cảnh dân số  Nhật tăng nhanh chóng. Ngoài ra, người Nhật di cư còn xuất phát từ một số yếu tố  như: tìm kiếm môi trường giáo dục tốt, nghiên cứu khoa học, đoàn  tụ gia đình, tị nạn chính trị,… Về  giáo dục, với tư tưởng “Học tập phương Tây, đuổi kịp  phương Tây, đi vượt phương Tây”. Cho dù tài chính còn eo hẹp  nhưng chính phủ đã xây dựng nhiều trường học, cử người ra nước   ngoài học tập.Điều này cho thấy, nhu cầu về  giáo dục chính là  một trong những nguyên nhân thúc đẩy người Nhật di chuyển ra  bên ngoài, đặc biệt là đến nước Mỹ. Sự  phát triển của các công ti vận tải hàng hải: sự  phát  triển của ngành giao thông hàng hải. Sự  xuất hiện và phát triển  của các công ti vận tải  hàng hảigắn liền với sự phát triển của quá  trình xuất cư của người Nhật.  Có thể  nói, nguyên nhân khiến người Nhật Bản rời quê  hương có rất nhiều: áp lực về chính trị, cơ hội kinh tế giảm, bùng   nổ dân số, nạn đói, hạn hán, …Dù nguyên nhân thúc đẩy họ là gì đi   chăng nữa thì động cơ lôi kéo họ đến Mỹ chính là sự hứa hẹn về  một khởi đầu tốt đẹp. Về  phía chính phủ  Minh Trị  cũng xác định việc thúc đẩy  xuất cư không chỉ  là biện pháp giải quyết nạn đói mà còn là một   cách thu hút ngoại tệ thông qua con đường kiều hối để làm giàu và   tăng cường sức mạnh quân sự. Chính phủ  cũng trông đợi những   người trở về từ các nơi trên thế  giới sẽ  mang theo kiến thức mới   11
  15. về kinh tế, khoa học kĩ thuật để thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại  hóa đất nước [63,tr. 22]. 1.2. Nguyên nhân thu hút người Nhật Bản nhập cư vào Mỹ Sau cuộc cải cách Minh Trị, trong khi Nhật Bản là nước  dư  thừa lao động thì nhu cầu lao động  ở  châu Mỹ  nói chung và  nước Mỹ nói riêng lại tăng cao cùng với tốc độ phát triển kinh tế. Nền kinh tế phát triển đòi hỏi nguồn lao động lớn. Đó là lí  do vì sao, nước Mỹ  trở  thành “điểm đến” của nhiều nhóm lao   động đến từ châu Âu, châu Á, châu Phi, Mỹ Latinh. Nhu cầu về nguồn lao động ở Hawaii Từ  những năm 60 của thế  kỉ  XIX, sự  chuyển đổi kinh tế  đã diễn ra tại Hawaii với sự  phát triển của ngành trồng mía, sản   xuất đường.Trong khi đó, tỉ lệ dân bản địa tại đây có xu hướng giảm  mạnh từ cuối thế kỉ XIX. Sự suy giảm tỉ lệ dân bản địa và người di  cư từ các nước châu Âu đã đẩy nền kinh tế vào tình trạng khó khăn  do thiếu lao động. Các chủ đồn điền ở Hawaii tin rằng: người Nhật   sẽ dễ đồng hóa với người bản địa [53, tr.7­8].Năm 1898, quần đảo  Hawaii sáp nhập vào lãnh thổ  nước Mỹ. Sự  kiện này đã tác động  đến những người lao động nhập cư.  Nhu   cầu   về   nguồn   lao   động,   sức   hấp   dẫn   của   môi   trường học tập và nghiên cứu ở các bang lục địa nước Mỹ Chính phủ Mỹ có chính sách thu hút nguồn lao động di cư  từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.  Trong cùng thời kì lịch sử, không có quốc gia nào có chính  sách nhập cư  tương tự  như Đạo luật 1802 của Mỹ. Vậy, nguyên   nhân của sự “cởi mở” trong chính sách đối với người nhập cư của  chính phủ Mỹ là gì?  Năm 1848, “cơn sốt vàng”  ở  đây đã kích thích làn sóng di  cư  mạnh mẽ  từ  bên ngoài,vùng bờ  biển phía Tây nước Mỹ  phát  12
  16. triển nhanh chóng. Để  đáp  ứng nhu cầu ngày càng tăng về  nguồn  nhân lực, các nhà công nghiệp và các chủ đồn điền đã sử dụng lao   động Trung Quốc.  Tuy nhiên, việc tăng nhanh số lượng lao động Trung Quốc   dẫn đến xu thế bài trừ người Trung Quốc một cách bạo lực, trong  khi nhu cầu về lao động vẫn tăng nên các nhà công nghiệp và chủ  trang trại đã tìm kiếm để thay thế cho những người nhập cư Trung   Quốc và đây là một yếu tố  tạo điều kiện cho người Nhật Bản   nhập cư vào Mỹ. Đầu thế  kỉ  XX, đặc biệt là sau sự  kiện Chiến tranh thế  giới lần thứ nhất (1914­1918), Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới .Dù  trải qua thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng trong những   năm 1929 ­ 1933 song nền kinh tế Mỹ vẫn là nền kinh tế lớn nhất   thế giới. Như vậy, lý do cơ bản nhất chính là nhu cầu phát triển của  đất nước. Mỹ là quốc gia rộng lớn, dân số ít, mật độ dân số thấp.   Muốn khai thác diện tích đất đai và khai thác các nguồn lực tự  nhiên khác, chính phủ cần tăng nguồn lao động. Vì vậy, lượng người di cư tới đây sẽ  giúp lấp đầy những  “khoảng trống” đó.Kỹ  năng, nguồn vốn của họ  sẽ  góp phần khai  thác các tiềm lực sẵn có. Ngược lại, nền kinh tế lớn và năng động  sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Không những vậy, Mỹ  còn là một quốc gia có nền giáo  dục phát triển, có chính sách thu hút bộ  phận trí thức có trình độ  cao, khoa học kĩ thuật phát triển. Bên cạnh hai lực hút cơ bản nói  trên, mối quan hệ thương mại, ngoại giao giữa hai nước Mỹ­ Nhật   Bản có sự  phát triểnđã tạo những điều kiện thuận lợi nhất định  cho quá trình di cư từ Nhật sang Mỹ. 13
  17. Chương 2. NHỮNG THĂNG TRẦM TRONG QUÁ TRÌNH  NHẬP CƯ CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN VÀO MỸ  TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX 2.1. Giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1907 Từ 1868 đến 1884: Hoạt động di cư bị chính phủ hạn chế. Từ  1884 đến 1907: Chính phủ  khuyến khích và tạo cơ  sở  pháp lí cho hoạt động di cư nên số lượng di cư tăng nhanh. 14
  18. Đặc điểm: nam giới, thể chất tốt, lao động tay chân, đến từ  phía tây nam Nhật Bản, làm trong nông nghiệp, cư trú tạm thời tại  Mỹ. Người Nhật phải đối mặt với vấn đề  “ phân biệt chủng  tộc”:   bài   trừ,   tẩy   chay   người   gốc   Nhật.   Vì   vậy,   Hiệp   ước   Gentlement 1907 kí kết giữa Chính phủ Mỹ và Nhật. Nội dung cơ  bản của hiệp  ước này là: chấm dứt sự  nhập cư  của người lao   động Nhật đến Mỹ  bằng cách hạn chế  cấp hộ  chiếu cho người   dân. Đối tượng cấp hộ  chiếu bị  giới hạn gồm: những người lao   động quay trở lại Mỹ hoặc cha mẹ, vợ của những người đang sinh   sống và cư trú tại Mỹ. 2.2. Giai đoạn từ năm 1908 đến năm 1941 Hiệp   ước   Gentlement   1907,   Luật   nhập   cư   1924   đã   tác  động   sâu   sắc   đến   hoạt   động   di   cư   và   cộng   đồng   người   gốc  Nhật:Số  lượng di cư: không nhiều; Chủ  yếu là nữ  giới (“Cô dâu  qua  ảnh”); Tỉ  lệ  nữ  và trẻ  em tăng trong cộng đồng; Nhận thức:  xác định định cư  lâu dài; Cấu trúc tuổi và vai trò của thế  hệ  Isei,   Nisei thay đổi; Nghề  nghiệp có trình độ  cao hơn; Xu hướng rời  nước Mỹ tăng. 2.3. Giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1945 Xuất phát từ  sự kiện Trân Châu 1941; nghi ngờ lòng trung   thành của người gốc Nhật; người gốc Nhật tập trung đông  ở  bờ  Tây; các cuộc bạo động chống người gốc Nhật tăng. Vì vậy,chính   sách của chính phủ  Mỹ  đối với cộng đồng người Mỹ  gốc Nhật:   chương trình di tảnvà đưa vào trong các trung tâm “tái định cư” ở  các bang bờ Tây nước Mỹ.Ngày 19.02.1942, Tổng thống ban hành  Lệnh 9066, chính thức thực hiện di tản. Việc thực  hiện  di   tản tự   nguyện khỏi   khu vực  hạn  chế  không đạt được nhiều kết quả. Đó là lí do phía Bộ Chiến tranh và Tư  15
  19. lệnh quốc phòng ở phía tây đã đề xuất chương trình di tản bắt buộc.  Từ  ngày 29 tháng 3, di tản bắt buộc bắt đầu được thực hiện, 99   khu vực di tản được thành lập  ở  khu quân sự  số  1 và sau đó có  thêm 9 khu vực đặc biệt [29, tr. 107]. Tháng 6, California là khu  vực cấm tại khu quân sự  số  2. Từ  Công lệnh thứ  nhất đến Công  lệnh thứ  4 trong năm 1942, chương trình di tản đã chuyển từ  “tự  nguyện” sang bắt buộc. Với chính sách này, có thể  nói cộng đồng  người Mỹ  gốc Nhật đã bị  cô lập khỏi các cộng đồng khác  ở  Mỹ  thông qua quá trình di tản và sống trong các trung tâm tái định cư. Chương 3: CUỘC SỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI  NHẬT BẢN NHẬP CƯ TẠI MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX  ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XX 16
  20. 3.1. Cuộc sống của người Nhật Bản tại Mỹ  từ  cuối thế  kỷ  XIX đến giữa thế kỷ XX. Vềđịa bàn phân bố của người Nhật tại Mỹ Cùng   với   cộng   đồng   người   Trung   Quốc   và   Philippines,  người Nhật là một trong những cộng đồng lớn gốc châu Á tại Mỹ.  Năm 1868, nhóm người Nhật di cư  đầu tiên đến Hawaii và một  năm sau đó họ  bắt đầu tới lục địa của nước Mỹ. Năm 1900, số  người Nhật trên toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ là 85.437 người [60, tr.   265]. Khu vực tập trung đông người Nhật nhất là Hawaii. Trên lục địa nước Mỹ, năm 1900, số người Nhật là 24.326   người [76, tr. 400]. Cũng tại thời điểm này, số người Trung Quốc   tại Mỹ là 89.863 người [34, tr.240]. Có thể thấy sự chênh lệch lớn   về số  lượng của hai cộng đồng người Nhật và Trung Quốc trong   giai đoạn cuối thế  kỉ  XIX­đầu thế  kỉ  XX. Tuy nhiên, số  lượng  người  Nhật di cư   đã  tăng lên nhanh chóng so với  người  Trung   Quốc.  Đến năm 1940, có 120.927 (chi ếm 96%) ng ười Nh ật c ư  trú tại các bang phía Tây nướ c Mỹ; Trongđó, riêng bốn bang là:   California,   Washington,   Oregon   và   Arizona   có   số   ngườ i   Nhật   định cư  là 113.035 người (chi ếm 89,7 %) [80, tr. 5]. Ngoài khu  vực các bang miền Tây thì người Nhật còn sinh sống tại các tiểu  bang khác của Mỹ.  Trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, người Nhật sống trong   mười “trung tâm tái định cư” được Chính phủMỹ thành lập tại các   bang miền Tây. Như   vậy,   ngay   từ   những   năm   đầu  của   quá   trình   di   cư,  người Nhật đã đến và định cư tại vùng bờ Tây của nước Mỹ, nhất   là  ở  bang California. Đây cũng là khu vực có đông người nhập cư  tới từ các nước châu Á như Trung Quốc, Philippines,... 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2