intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

58
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Vài nét về tai biến tự nhiên trước thế kỷ XIX. Chương 2: Tai biến tự nhiên dưới thời Nguyễn (1802–1858). Chương 3: Tác động của tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc phục của nhà Nguyễn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Tai biến tự nhiên và khắc phục của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -------------------------------------<br /> <br /> TRẦN THỊ HẠNH HIÊN<br /> <br /> TAI BIẾN TỰ NHIÊN VÀ KHẮC PHỤC<br /> CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU<br /> THẾ KỶ XIX<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2009<br /> <br /> -1-<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -------------------------------------<br /> <br /> TRẦN THỊ HẠNH HIÊN<br /> <br /> TAI BIẾN TỰ NHIÊN VÀ KHẮC PHỤC<br /> CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU<br /> THẾ KỶ XIX<br /> Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam<br /> Mã số: 60.22.54<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ<br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Văn Quân<br /> <br /> HÀ NỘI – 2009<br /> <br /> -2-<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của đề tài<br /> 1.1. Mục đích<br /> Tai biến tự nhiên có tác động lớn đến đời sống mọi mặt của một đất<br /> nước. Thực tế lịch sử đã chứng minh, dù phát triển đến trình độ tiên tiến đến<br /> đâu thì ở nhiều mặt con người vẫn phải phụ thuộc vào tự nhiên. Từ ước mơ<br /> ngàn đời có thể đối phó, chế ngự được những thiên tai khắc nghiệt, sự hung<br /> hãn của trời – đất để sinh tồn và phát triển, là đến ý thức phải biết tôn trọng tự<br /> nhiên, dựa vào môi trường sống của tự nhiên.<br /> Thuật ngữ “tai biến tự nhiên” hay “tai biến thiên nhiên” được hiểu là sự<br /> thay đổi đột ngột và mãnh liệt của tự nhiên do các nguyên nhân khác thường,<br /> có ảnh hưởng ghê gớm tới điều kiện tự nhiên và môi trường trên Trái Đất, gây<br /> thảm họa cho đời sống con người. Một số tai biến tự nhiên phổ biến là hạn<br /> hán, động đất, sóng thần, bão lụt, lở núi, dịch bệnh, v.v...<br /> Xuất phát từ ảnh hưởng, tác động sâu rộng đó, triều Nguyễn cũng như<br /> các triều đại trước đó đều rất quan tâm tới vấn đề tai biến tự nhiên, đặc biệt là<br /> các biện pháp phòng chống, khắc phục những hậu quả do tai biến tự nhiên<br /> gây ra.<br /> Tìm hiểu tai biến tự nhiên cùng các biện pháp phòng chống, khắc phục<br /> của một nhà nước giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về chính sách xã hội của nhà<br /> nước đó, cũng như những tác dụng của nó trong sự ổn định, phát triển, tiến bộ<br /> xã hội.<br /> Cuộc đấu tranh chống tai biến tự nhiên trước triều Nguyễn, bắt đầu từ<br /> thời kỳ dựng nước, qua thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, đến thời Lý – Trần, Lê –<br /> <br /> -3-<br /> <br /> Trịnh từng bước được củng cố và phát triển qua thực tế, đúc rút thành những<br /> kinh nghiệm lịch sử, biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Đến thời<br /> nhà Nguyễn, các biện pháp phòng chống, khắc phục tai biến tự nhiên đã có<br /> tác dụng tích cực đối với sản xuất, nhất là nông nghiệp và đời sống nông dân.<br /> Qua đó khẳng định, mặc dù ra đời và thống trị trên bước đường suy tàn của<br /> chế độ phong kiến, khi chủ nghĩa thực dân phương Tây đang bành trướng<br /> mạnh mẽ, nhà Nguyễn vẫn mong muốn xây dựng một đất nước ổn định, phát<br /> triển.<br /> Tìm hiểu thực trạng và tác động của tai biến tự nhiên tới đời sống chính<br /> trị, kinh tế, xã hội, sẽ mang đến những nhận thức sâu sắc về xã hội thời kỳ<br /> này, cũng như những chính sách xã hội của nhà Nguyễn thông qua các biện<br /> phòng phòng chống, khắc phục. Từ đó thấy được mối liên hệ mật thiết giữa<br /> nhà nước với các tầng lớp nhân dân, đặc điểm nhà nước cũng như xã hội thời<br /> kỳ này, góp phần nghiên cứu lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam nói chung<br /> và nhà Nguyễn nói riêng.<br /> Mặt khác, qua đề tài này, chúng tôi tìm hiểu và làm sáng tỏ vai trò, tác<br /> dụng của các chính sách xã hội nhằm giải quyết tai biến tự nhiên đối với sự<br /> thịnh suy của triều đại, sự tồn vong của bộ máy nhà nước. Đây cũng chính là<br /> một trong nhiều bài học rút ra từ lịch sử đất nước nửa đầu thế kỷ XIX đầy<br /> biến động.<br /> 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> Thông qua tìm hiểu tai biến tự nhiên và biện pháp phòng chống, khắc<br /> phục của nhà Nguyễn, luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu, nhìn nhận lịch sử thời<br /> Nguyễn từ hai phía: vị trí, vai trò của giai cấp cầm quyền trong quá trình<br /> chăm lo đời sống nhân dân và yêu cầu bức xúc của xã hội cùng những giải<br /> pháp và hệ quả. Từ những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu,<br /> <br /> -4-<br /> <br /> luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động không bằng phẳng, đơn<br /> giản của xã hội thời Nguyễn.<br /> Từ những đóng góp khoa học trên, luận văn làm rõ hơn tác động to lớn<br /> của tai biến tự nhiên trong hệ thống các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến đời<br /> sống chính trị, kinh tế, xã hội ở giai đoạn lịch sử mà luận văn nghiên cứu.<br /> Hiện nay, đất nước ta đang trải qua quá trình vận động, đổi mới, phát<br /> triển, tiếp thu và áp dụng nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản<br /> xuất, đời sống xã hội. Quá trình đó sẽ đem lại sắc diện mới cho đất nước,<br /> đồng thời cũng phát sinh nhiều vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, cạn<br /> kiệt tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái biến động, khí hậu thay đổi… dẫn đến<br /> thường xuyên xảy ra nhiều tai biến tự nhiên bất thường, để lại hậu quả to lớn<br /> đe dọa tính mạng con người, hủy hoại các thành quả kinh tế, xã hội, ví như lũ<br /> lụt, hạn hán, sóng thần, lũ quét, động đất, dịch cúm… Đây không chỉ là vấn<br /> đề mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang quan tâm, tìm giải pháp có hiệu quả<br /> thông qua chính sách xã hội, kết hợp với các chính sách khác trong hệ thống<br /> chính sách phát triển bền vững đất nước, mà còn là vấn đề có tính thời sự toàn<br /> cầu.<br /> Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các biện pháp phòng chống, khắc<br /> phục tai biến tự nhiên của nhà Nguyễn – một thời kỳ lịch sử có nhiều ý kiến<br /> đánh giá khác nhau, với những kinh nghiệm, những bài học lịch sử của nó sẽ<br /> có tác dụng thiết thực phục vụ cho công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển<br /> đất nước bền vững mà nhân dân ta đang ra sức thực hiện dưới sự lãnh đạo của<br /> Đảng và Nhà nước.<br /> 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Nhà nước và xã hội thời Nguyễn không phải là đối tượng nghiên cứu<br /> trực tiếp của luận văn. Tuy nhiên, để nghiên cứu và lý giải các chính sách xã<br /> <br /> -5-<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0